Phong cách thơ Anh Thơ - 17

Hình ảnh được Anh Thơ nhắc tới nhiều nhất và cũng có thể coi là hình ảnh mang tính biểu tượng cao nhất trong các sáng tác của Anh Thơ đó là hình ảnh con đường. Con đường quê cũng đã gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam: ngày nào ta cũng đi trên đường, đường trở thành người bạn thân thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ta bắt gặp con đường quê trong ngày hội xuân với một không khí tưng bừng, nhộn nhịp của trai thanh gái lịch, của những cụ già đi trẩy hội:

"Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội, Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh, Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói…

Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình".

(Ngày xuân)

hay đó là con đường mà người phụ nữ Bắc Sơn đã đi qua trong quá trình lao động:

"Tôi thường gặp chị khắp nơi: Khi đi phát rẫy, phát đồi làm nương".

(Cô gái Bắc Sơn)

Nhưng nếu chỉ có vậy thì hình ảnh con đường không phải là hình ảnh giàu tính biểu tượng bởi hình ảnh con đường còn đưa chúng ta ra chiến trường:

"Nhưng đường cách mạng gieo neo!

Nhưng đường kháng chiến còn nhiều gian truân".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

từ con đường quê bình yên của ngày xuân đến con đường trong chiến đấu - Anh Thơ thật tài tình khi sử dụng hình ảnh con đường bởi không chỉ có con đường trong cuộc sống thời bình mà đó còn là con đường của cách mạng, của ngày mai tươi sáng, của độc lập tự do:

"Đường tình cảm càng dài theo đất nước Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng

Phong cách thơ Anh Thơ - 17

Em đến thẳng quê anh bằng con tàu Thống Nhất

Ôi con tàu biết mấy yêu thương!".

(Ôi con tàu biết mấy yêu thương)


3. Giọng điệu.

Giọng điệu là một trong những yếu tố nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng trong thơ ca, giọng điệu giúp người đọc nhận ra được nét riêng của người nghệ sĩ đồng thời cũng giúp cho người nghệ sĩ thể hiện tài năng như giáo sư Trần đình Sử đã nhận xét: "Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác trong hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể" [42, tr115].

Thơ Anh Thơ trước cách mạng và sau cách mạng là những bức ảnh sắc nét về con người Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau do đó giọng điệu thơ Anh Thơ cũng rất phong phú, đa dạng.

3.1. Giọng điệu nhẹ nhàng, mềm mại giàu nữ tính.

Giữa một làng Thơ mới nhiều phong cách, đa giọng điệu, Anh Thơ vẫn nhẹ nhàng trở về với phong cảnh làng quê và đã khẳng định được phong cách, giọng điệu riêng biệt của mình, giọng điệu mềm mại, hiền hoà.

"Tre lả lướt nghiêng đầu cho nước gội Cau thẳng mình dang lá đón mưa rơi".

(Mưa)

những câu thơ tái hiện cảnh vật dưới trời mưa - một cơn mưa lớn nhưng ta không bắt gặp cái ồn ào, cái cuồng nộ của gió, của bão mà ta chỉ thấy ở đây cảnh vật thật mềm mại, thật đáng yêu, tre thì lả lướt, cau thì dang lá… tất cả đều được cảm nhận bằng cái nhìn rất nữ tính.

Chợ Tết cũng được Anh Thơ quan tâm nhiều qua những hình ảnh rất giàu nữ tính:

"Trên những giải lưng điều bay phất phới. Các cô nàng lơ lẳng nón quai thao.

Các cô gái chen nhau vào, vui vẻ

Nghe Thánh truyền sắp đặt mối lương duyên".

(Chợ ngày xuân)

Ta bắt gặp nét duyên dáng, yểu điệu của các cô thôn nữ với giải lưng, nón quai thao… tất cả được tái hiện qua giọng thơ nhẹ nhàng, mềm mại.

Anh Thơ cũng đã từng tâm sự: "Khi tôi làm thơ, tôi rất yêu đồng quê. Yêu cảnh, yêu người nhưng không muốn nói ra, muốn tình yêu ấy thật khách quan. Và mặc dầu là thơ, tôi lại muốn có những bức tranh mang tình cảm hàm súc như hoạ sĩ" và phải yêu lắm cảnh quê thì Anh Thơ mới có được những vần thơ viết về mùa thu dịu dàng, nhẹ nhàng:

"Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác, Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay".

(Sang thu)

Sau cách mạng, giọng điệu mềm mại nữ tính vẫn được thể hiện rải rác ở các tập thơ. Nhà thơ đã tái hiện lại cảnh trên đảo Yến thật nhẹ nhàng, thơ mộng:

"Long lanh như núi thần tiên, Biển im xanh, để nổi lên đảo hồng Hàng ngàn cánh én trên không

Mẹ dìu con giữa mênh mông biển, trời".

(Nắng trên đảo Yến)

Không chỉ với thiên nhiên, mà đối với con người, đối với gia đình, với những tâm sự riêng tư, Anh Thơ cũng bộc lộ cái nhìn trìu mến thân thương như các bài Em bé ơi hãy đợi; Kể chuyện Vũ Lăng; Tiếng hát o Sờ; Quê chồng; Mẹ gọi em về; Em tiễn đưa anh…

Trong bài Quê chồng là cái nhìn thân thương, trìu mến của Anh Thơ đối với quê hương thứ hai của chị - khi chị về thăm quê chồng; đó là cảnh quê

những năm trước cách mạng và sự đổi thay sau cách mạng; là tình cảm yêu thương đối với những bà con, cô bác ở quê chồng, với những mất mát, khổ đau mà họ đã phải trải qua:

"Mộ nằm này mẹ, này cha

Quạnh hiu anh Bảy tuổi già hiếm con.

Một mình ru cháu, đưa nôi

Ốm đau, chị Tám sụt sùi nhớ con".

giọng thơ như trầm lắng xuống, như nhẹ nhàng, như an ủi, động viên những người đang sống để cố gắng, để vươn lên. Chất giọng nhẹ nhàng, mềm mại khi viết về quê hương và con người của Anh Thơ đã chứng tỏ được chiều sâu tâm hồn tác giả trong những sáng tác của mình - đó là một hồn thơ nhạy cảm với thiên nhiên, với tạo vật.

3.2. Giọng điệu trữ tình, tha thiết, giàu cảm xúc.

Cuộc sống với tình người tha thiết là nơi hồn thơ Anh Thơ tìm đến với những cảm xúc ngọt ngào sâu lắng, thơ Anh Thơ ở đâu cũng phảng phất chất giọng ấm áp.

Trong Bức tranh quê, tác giả khám phá cuộc sống con người bằng giọng điệu êm dịu, cảm thông. Những con người hiền lành, chất phác nơi đây đã tạo cho Anh Thơ chất giọng đó:

"Nhà trong xóm đèn mờ qua tấm rại, Các ông già ra võng hát thơ xưa.

Những đàn bà lên khung ngồi dệt vải

Tiếng thoi gieo cùng điệu nhịp nhàng đưa".

(Đêm hè)

đọc những câu thơ trên ta có cảm giác nhẹ nhàng, tha thiết như truyền từ thơ sang người đọc, một cuộc sống bình yên, thân quen của nông thôn ngày xưa hiện về trên trang thơ thật đơn sơ, giản dị.

Trong những năm kháng chiến, bằng một tình yêu tha thiết, đằm thắm, bằng một thái độ yêu thương, trân trọng và một giọng thơ tràn đầy cảm xúc, Anh Thơ đã có rất nhiều bài thơ hay viết về gia đình, đồng nghiệp, tình yêu. Ta hãy lắng nghe tiếng lòng tha thiết của người mẹ khi nhớ về con:

"Sao chiều nay mẹ nhớ con day dứt Chắc giờ này, con ở trường ra

Túi cà chua, xách sau cặp vở

Bước nhanh nhanh, chào bạn về nhà".

(Bé yêu ơi hãy đợi)

Người mẹ đang ở phương xa nhớ thương về con, hình dung ra cảnh con sau buổi tan trường đang vội vã về nhà thay mẹ lo toan cơm nước - đoạn thơ đã thể hiện nỗi nhớ nhung da diết, sâu sắc "day dứt" không nguôi.

Khi đọc thơ Anh Thơ ta bắt gặp rất nhiều bài thơ viết về tình cảm mẹ con như Ru con, Bốn đứa, Thích quá hay Hôn con… thế nhưng mỗi bài thơ mang một giọng điệu khác nhau. Nếu những câu thơ trên là nỗi nhớ da diết của người mẹ dành cho cô con gái bé bỏng ở phương xa, thì bài thơ lòng mẹ lại là nỗi lòng đau đớn, xót xa của những bà mẹ có con hy sinh:

"Nao nao lòng, mảnh đất xót xa đây!

Con mẹ đã hi sinh trong trận đầu giải phóng. Tàu Thống Nhất hôm nay đưa mẹ về, xúc động Giữa đất con nằm, gởi trọn tuổi xanh".

(Lòng mẹ)

Giọng thơ như da diết hơn, sâu lắng hơn khi nhắc đến sự hi sinh của các anh, khi nói lên sự xúc động bồi hồi của những bà mẹ Việt Nam.

Giọng thơ tha thiết, tràn đầy cảm xúc còn được Anh Thơ sử dụng khi viết về tình yêu. Tuy viết về tình yêu không nhiều và tình yêu trong thơ Anh Thơ cũng không nồng nàn, rạo rực như trong thơ Xuân Diệu: "Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực, Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài" thế nhưng vẫn gây xúc động lòng người bởi giọng thơ chân thành, tha thiết:

"Em về, anh lại bay đi

Nhớ nhau cả một mùa hè, nắng khơi

Nhớ nhau lại một mùa sang Sao thu về quá vội vàng thu ơi?".

(Sao thu về quá vội vàng)

Tình yêu trong thơ Anh Thơ thường là tình yêu vợ chồng và tình yêu này luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Nếu như tình vợ chồng trong thơ Xuân Quỳnh được thể hiện bằng giọng điệu ngọt ngào như vỗ về trẻ nhỏ:

"Ngủ đi anh cứ ngủ Đã có em thức canh

Ngủ ngon anh! để ngày mai bình minh đến Buồm chúng ta lại tung cánh ra khơii".

thì thơ Anh Thơ lại thể hiện bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, tâm tình, mà tha thiết:

"Chị vội dừng xe,

chép gửi mấy dòng Đoạn bài thơ tha thiết nhớ chồng Có thêm câu cuối:

Tình yêu ta hoà cùng sông núi".

(Chúng ta không mất)

Có thể thấy chất giọng ấm áp, mềm mại, thiết tha, giàu cảm xúc là âm hưởng xuyên suốt trong sáng tác của Anh Thơ. Chất giọng này kết hợp với

giọng điệu nhẹ nhàng nữ tính đã góp phần khẳng định sự khác biệt của Anh Thơ so với các nhà thơ cùng thời.

3.3. Giọng điệu rắn rỏi, tự tin, khúc triết.

Có thể nói giọng điệu rắn rỏi, khúc triết như có vẻ đối lập với hai giọng thơ trên của Anh Thơ nhưng kỳ thực nó không hề đối lập mà thống nhất với nhau bởi Anh Thơ là nhà thơ đi từ Thơ mới đến thơ Cách mạng nên có sự thay đổi giọng điệu để phù hợp với từng thời điểm của đất nước. Và Anh Thơ đã rất thành công khi lựa chọn chất giọng này để thể hiện tinh thần cách mạng của nhân dân ta.

Trong bài Tiếng súng đầu tiên, Anh Thơ đã dùng giọng điệu dõng dạc, mạnh mẽ để làm sống dậy tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhân dân trong cuộc chiến đấu với kẻ thù:

"Cô nghĩ gì? khi tiếng súng vang ngân Trời Thanh Hoá rụng hàng đàn quạ Mỹ? Phát súng mở đầu cho em, cho chị

Cho chúng ta xông thẳng diệt thù!"

và sau phát súng lệnh khởi đầu đó là hình ảnh toàn quân Việt Nam xông lên giết giặc cứu nước với cô Hằng, với cô Tuyển, với Phương Định - những người phụ nữ Việt Nam anh dũng, gan dạ:

"Tiếng cô Hằng hô "Bắn" dội toàn khu Vai cô Tuyển vác chồng hai hòm đạn. Tóc Phương Định lửa na-pan cháy xạm. Lửa căm hơn vụt đốt máy bay rơi".

(Tiếng súng đầu tiên)

Lời thơ còn vang lên mạnh mẽ hơn, thách thức hơn, quyết liệt hơn khi tác giả bày tỏ lòng căm giận đối với tội ác của kẻ thù:

"Giặc đến sáng nay, bay phân tán Bắn vào trường học, bom ngoài xóm".

cũng như ý chí quyết tâm đánh giặc của toàn quân ta:

"Ngày ấy đã đến giữa trưa nắng, Giặc tới hàng đàn, thả mù trắng. Bom vào trận địa, lửa bén hầm Anh em, nhảy vọt lên bờ bắn?”.

giọng thơ như mãnh liệt hơn, quyết tâm hơn, như đang thôi thúc cả dân tộc vùng lên đánh giặc cứu nước.

Bên cạnh giọng điệu rắn rỏi, khúc chiết, ta có thể bắt gặp trong thơ Anh Thơ niềm tin, ước mơ, niềm lạc quan vào tương lai, điều này được Anh Thơ thể hiện qua giọng thơ đầy tự tin, phấn khởi.

Viết về cảnh chia li nhưng đó không phải là "cuộc chia li màu đỏ" của Nguyễn Mĩ, hay là buổi chia li mang "hương thầm" của Phan Thị Thanh Nhàn… mà cuộc chia li trong thơ Anh Thơ lại là:

"Em tiễn anh từ thủ đô yêu dấu

Sáng mai này bao cặp tiễn đưa nhau?

Trời cuối hè phượng vẫn tươi màu chiến đấu Hoả tuyến dài thêm biết mấy những toa tàu?

(Em tiễn đưa anh)

Cũng là chia li đấy nhưng đã mất rồi cái sắc xám của chiều đông, cái vẻ mông lung mờ mịt của buổi thu tàn; ta bắt gặp nỗi nhớ nhung, bắt gặp ánh mắt nao nao, xao xuyến của người thương nhưng đọc bài thơ sao ta chẳng cảm thấy buồn mà trái lại chỉ thấy rạo rực, thúc giục phấn khởi bởi:

"Em tiễn anh đi, để lại đón anh về,

Ngày đất nước đang tưng bừng chiến thắng. Từ tuyến đầu, ta tung đàn chim trắng

Trời hoà bình chẳng bợn bóng mây che".

(Em tiễn đưa anh)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023