Vị Thế Và Cách Nhìn Mới Về Người Phụ Nữ

Phần lớn các nhà thơ lãng mạn đi theo cách mạng trong thời gian dài đều như cố tình che dấu cái "tôi" trước đây của mình. Thậm chí có tác giả còn chối bỏ "đứa con tinh thần" trước đó của mình một cách đau đớn để quyết tâm "lột xác". Ở Anh Thơ không thấy những trăn trở vật vã, đau đớn kiểu ấy. Bà hoà nhập một cách tự nhiên với cách mạng, kháng chiến.

Cách mạng tháng Tám nổ ra, Anh Thơ tham gia cách mạng, hăng hái vui say cùng bà còn có cả "một đoàn thi sĩ sông Thương" của cái thị xã Bắc Giang nhỏ bé, lao vào công việc mà chính quyền cách mạng giao cho, bồng bột, hào hứng nhiều hơn là sự nhận thức sâu sắc về cách mạng. Và cũng chính từ lòng nhiệt thành ấy mà Anh Thơ trưởng thành dần, vượt qua con đường chật hẹp của nhân sinh cũ, từ một nhà thơ lãng mạn, tiếp nhận sự dìu dắt của Đảng, dần dần trở thành một con người cộng đồng, một cán bộ cách mạng và là một nhà thơ cách mạng.

Đứng trong hàng ngũ nhà thơ cách mạng, Anh Thơ cũng như các nhà thơ khác luôn hướng ngòi bút của mình về cách mạng, về nhân dân, hoà cái "tôi" của mình vào cái "ta" của dân tộc. Từ sau cách mạng tháng Tám, hai tính cách của Anh Thơ - nhà thơ và cán bộ cách mạng, tâm hồn thơ và tâm hồn một chiến sĩ được thể hiện khá rõ trong thơ bà, không tách rời nhau, mà hoà quyện vào nhau, những vần thơ thế sao mà đằm thắm, thôi thúc và rung động người đọc. Cũng từ sau cách mạng tháng Tám, người đọc không còn bắt gặp những câu thơ miêu tả về cảnh quê hương mang nét buồn vắng, hiu quạnh nữa mà thay vào đó là những vần thơ ca ngợi con người mới trong lao động sản xuất, trong chiến đấu; ca ngợi cách mạng, ca ngợi Đảng, Bác Hồ. Bài thơ Kể chuyện Vũ Lăng có ý nghĩa như một sự tìm đường, sự khai thông của Anh Thơ. Đó là cách viết lấy người thực, việc thực làm hạt nhân. Và trong giai đoạn này, ta bắt gặp một bước chuyển biến của Anh Thơ trong việc nắm bắt đề tài, trong cách cảm thụ cuộc sống: đó là những sự kiện,những anh hùng trong đời sống kháng chiến. Chủ thể nhà thơ giờ đây lùi xuống nhường chỗ cho việc miêu tả những nhân vật tiên tiến của đất nước và trong bài thơ Đảng đã cho tôi, Anh Thơ bày

tỏ tấm lòng biết ơn chân thành của mình đối với Đảng, đối với cách mạng đã giúp cho Anh Thơ có những chuyển biến sâu sắc về nhận thức, đi từ nhà thơ lãng mạn đến nhà thơ cách mạng:

"Tôi là một người con gái

Hai mươi năm về trước làm thơ.

Và thơ tôi, như khách hững hờ

Trước cảnh khổ, chỉ tìm vần mơ mộng!"

thế nhưng hồn thơ đó đã thay đổi:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

"Theo bước Đảng, bút tôi sáng thép, Đưa hồn thơ phơi phới bay lên!..."

(Đảng đã cho tôi)

Phong cách thơ Anh Thơ - 14

2.2.2. Vị thế và cách nhìn mới về người phụ nữ

Nằm trong dòng chảy của thơ ca kháng chiến, thơ Anh Thơ sau cách mạng được coi là thơ ca kháng chiến nên con người trong thơ là con người cách mạng, con người tham gia vào cuộc vận động lịch sử lớn nhằm giải phóng dân tộc, xoá bỏ chế độ bóc lột người, xây dựng xã hội mới. Những con người đó được miêu tả đa dạng: anh bộ đội, anh cán bộ kháng chiến, anh lái phi công… Nhưng trong thơ Anh Thơ hình ảnh bao trùm, có sức lay động lòng người nhất đó là hình ảnh người phụ nữ yêu nước thương dân, giàu tình cảm giai cấp, tận tuỵ với cách mạng. Họ là những con người luôn sẵn sàng hy sinh vì đất nước, lặng lẽ góp sức mình vào cuộc kháng chiến.

Tuy nhiên, trong bước đầu hoà mình vào cuộc sống chung của toàn dân, Anh Thơ không tránh khỏi những bỡ ngỡ tất yếu do hạn chế tầm nhìn, do tình cảm còn lẻ loi, chưa thật khoẻ khoắn. Chị nữ cán bộ trong kháng chiến còn nhiều suy nghĩ, băn khoăn về cuộc đời riêng của mình. Chị suy nghĩ băn khoăn không phải là do khó khăn gian khổ khi tham gia cách mạng mà chị buồn vì

thấy khói lửa chiến tranh đã cướp dần tuổi trẻ, đe doạ ước mơ về hạnh phúc gia đình của chị:

"Mùa xuân đào nở khắp vùng

Dừng chân soi bóng suối trong thoáng buồn.

Áo nâu chỉ bạc vai sờn,

Má hồng chị nhạt gió sương núi đèo".

(Chị cán bộ kháng chiến)

Thế nhưng kể từ sau Kể chuyện Vũ Lăng thì hình ảnh người phụ nữ trong thơ Anh Thơ đã khác hẳn. Kể chuyện Vũ Lăng được coi là "Bài thơ đầu tiên làm về cách mạng" bởi bài thơ kể về nỗi khốn khổ của một người phụ nữ trong chiến tranh, nhưng chị không dừng lại ở sự đau khổ mà bài thơ đã vượt lên những đau khổ ấy, để ca ngợi và sẻ chia niềm vui, nỗi buồn của nhân dân. Để rồi từ đây, hình ảnh người phụ nữ đã có mặt ở khắp mọi nơi và làm nhiều công việc khác nhau để phục vụ cho kháng chiến.

Đó là hình ảnh cô gái giữa đêm lạnh giá buốt, làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn không một mảnh vải để vá áo cho bộ đội nhưng chị đã xé chiếc khăn duy nhất của mình để khâu áo cho bộ đội với tình thương bao la:

"Tay vội vàng xé vải,

Chị ngồi khâu mê mải,

Sáng mai ra trận sớm, Súng vác ấm vai gầy. Anh bộ đội đâu biết

Có người rét đêm nay!".


(Vá áo)

Hay đó là hình ảnh người mẹ lòng đau như dao cắt da, cắt thịt khi phải hy sinh đứa con để bảo vệ sự an toàn cho cả đoàn quân; và càng đau đớn bao nhiêu mẹ càng căm thù giặc bấy nhiêu:

"Con ngừng la, bằn bặt Rồi con lả như say!

Mẹ cắn nát ngón tay! Mẹ muốn ăn gan giặc!".

(Lòng mẹ)

Tuỳ vào điều kiện và hoàn cảnh mà mỗi người góp sức cho kháng chiến khác nhau. Ở trên ta gặp hình ảnh cô gái trực tiếp ra chiến trường thì ở đây lại là hình ảnh cô giáo kháng chiến, ngày đêm nơi hậu phương không quản đêm đông giá lạnh quan tâm dìu dắt các thế hệ học sinh:

"Cô lắng tai nghe đêm lạnh giá: Những bàn chân nhỏ lên đường! Cô vội vàng rời chiếc ổ rơm.

Áo sờn, giày rách, lạnh từng cơn… Nhưng lòng vai ấm khi bừng thấy: Những ánh đèn lên rực mái trường!".

(Cô giáo kháng chiến)

Sang thời kỳ chống Mĩ cứu nước, khi Anh Thơ đã trải qua kháng chiến; khi nhà thơ đã thực sự hoà mình vào quần chúng nhân dân, hoà mình vào cuộc sống sản xuất chiến đấu thì Anh Thơ mới có thể có được một cách nhìn sâu sắc nhất về người phụ nữ Việt Nam. Bà đã cố gắng đi sâu miêu tả người phụ nữ Việt Nam, miêu tả những tâm tư tình cảm, tinh thần lao động cần cù, lòng chiến đấu dũng cảm và sự hy sinh của họ.

Hoà bình lập lại, miền Bắc sôi nổi bước vào công cuộc cải tạo và kiến thiết đất nước. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn này toát lên vẻ

đẹp cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất. Hình ảnh chị Phái trong sáng tác của Anh Thơ là một tấm gương điển hình cho sự cần cù, chăm chỉ, chị thức khuya, dậy sớm… rất nhiều công việc chồng chất lên vai thế nhưng việc nào chị cũng hoàn thành:

"Gà gáy canh đầu choàng thức giấc Lừa con, vội vã chị ra đồng.

Đêm mưa gió rét hàng tre ướt Làng xóm còn say giữa giấc nồng".

(Chị Phái)

Hay đó là hình ảnh của cô kỹ sư chăn cừu trên nông trường Mộc Châu; cô coi những chú cừu như con nhỏ, chăm lo cho chúng từ bữa ăn, giấc ngủ, từng đêm đông hay trời nắng gắt.

Ta còn bắt gặp trong thơ Anh Thơ, hình ảnh người phụ nữ với tinh thần làm chủ tập thể, làm chủ đất nước, đã không lùi bước trước thiên nhiên khắc nghiệt. Giữa bão dông lồng lộn, hình ảnh người phụ nữ xã viên, người mẹ trẻ anh dũng cùng bà con đứng ra cản sóng để cứu lúa:

"Chớp đầu nguồn loang loáng đêm dông Áo ướt dán mình máu lạnh muốn đông, Chị cắn răng bấm đầu chân, giữ vững.

Cả bức thành người tay khoác tay, chặn sóng".

(Dòng sữa)

Và con người đã chiến thắng, cây lúa đã thắng. Dòng sữa người mẹ trẻ loang chảy trong đêm dông lũ hoà vào sữa lúa thơm nồng để kết tinh thành hạt gạo.

Người phụ nữ trên đồng ruộng không nề hà bất cứ việc gì, dù đó là công việc gian khổ, nặng nhọc. Ta hãy xem những cô gái trẻ cần mẫn hăng say đào

mương khi nước bùn rêu nhớt, nước cống tanh hôi, dưới trời mưa tầm tã, nhưng họ vẫn:

"Em mò chị ngụp Tảng đất nặng ướt, Tảng đất muốn trôi

Em mò, chị vác Xuống, lên thoăn thoắt Từng phút, từng giây Gió ào đánh vật"

(Đào mương)


Tác giả đã vẽ lên một không khí lao động nhộn nhịp, khẩn trương, sôi nổi và lòng quyết tâm của người phụ nữ không chỉ trong thời bình mà ngay cả khi trong giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mĩ gay go, quyết liệt, người phụ nữ vẫn toả sáng. Khi từng đoàn trai lớp lớp lên đường và ở quê hương, sau luỹ tre xanh, những người phụ nữ giờ đây đã trở thành chủ lực quân trên mặt trận sản xuất, thành người chiến sĩ sát cánh bên cạnh những người chồng của họ, Anh Thơ đã đối lập giữa tiếng bom đạn gay gắt với tiếng đập đỗ bình tĩnh của chị em trong sân:

"Từng tổ tiến ra như tới chiến trường, Lá nguỵ trang xanh che vành nón nhỏ. Sân nắng chói chang, quanh đồi đạn lửa. Ai có nghe tiếng đập đỗ giòn tan?

Hoà nhịp súng trường bắn giặc ran ran?".

(Tiếng đập đỗ)

Đó còn là hình ảnh của những người phụ nữ dân quân vừa bám làng sản xuất vừa chiến đấu. Họ là những người phải chịu nhiều tai hoạ bởi thiên nhiên,

bởi lũ giặc trời luôn rình mò bắn phá; thế nhưng những cô gái đan lưới te không chỉ đem lại cho đời cá ngon, mắm ngọt mà còn sẵn sàng cầm vũ khí khi có giặc đến:

"Thoăn thoắt tay đưa lưới toả gió mùa Nhớ buổi trưa nào chiến đấu

Buông vội lưới đan, súng quàng vai áo. Theo đường hào chạy suốt làng thôn Từng vị trí lên tiếng súng nổ giòn

Vẫn những bàn tay đan lưới

Bắn rụng máy bay giữa cồn cát nổi!".

(Chúng em đan lưới)

Cũng là những cô gái vùng biển song trong bài Kéo rùng, Anh Thơ lại nói lên công việc khó khăn, nặng nhọc và phần nào diễn tả được hơi thở của cuộc sống náo động ồn ào của nhân dân trong những ngày khẩn trương đánh Mĩ:

"Máy bay cứ rít, lửa cứ bốc,

Hai nẻo đường dây, rùng lại một Đạn bay bốn phía nước tung hoa, Một túi cá, tôm loè ngũ sắc".

(Kéo rùng)

Cái công việc nặng nhọc và không kém phần nguy hiểm ấy không phải do đàn ông đảm nhiệm mà lại do chính bàn tay của người phụ nữ bởi họ hiểu được giá trị việc làm của họ: lao vào gian khó, hi sinh là để chấm dứt cảnh đói nghèo xưa kia, vì cuộc sống ấm no ngày nay, vì tương lai tươi đẹp mai sau và tất cả là vì lòng "căm ghét lũ giặc trời như ghét mập!".

Trong cuộc chiến đấu với kẻ thù, họ không chỉ dùng "Lưới em đan, chờ bắt những phi công" mà họ còn lên tiếng bằng chính tiếng súng của mình:

"Có ai quên tiếng súng đầu tiên

Vang vọng mãi bờ sông, bến nước?

Phát súng dẫn đầu lưới lửa lên hàng loạt Trong tay người nữ công nhân".

(Tiếng súng đầu tiên)

Rất đáng tự hào khi người mở màn cho trận đánh không phải là một người con trai, một chiến sĩ dạn dày mà là một người phụ nữ - một nữ công nhân. Tiếng súng ấy là hiệu lệnh và đáp lại các cô gái khắp nơi trên đất nước đã lên tiếng:

"Tiếng cô Hằng hô "Bắn" dội toàn khu Vai cô Tuyển vác chồng hai hòm đạn. Tóc Phương Định lửa na-pan cháy xạm Lửa căm hờn vụt đốt máy bay rơi!".

(Tiếng súng đầu tiên)

Thế nhưng trong cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc, không phải không có những mất mát, hi sinh; những tấm gương hi sinh vì đất nước không phải là ít, đó là những người mẹ âm thầm khóc lặng khi những đứa con thân yêu không trở về; là hình ảnh của chị Cúc, chị Đào, chị Tư, chị Bảy - các chị ngã xuống để "cho bốn trăm người sống"; hay hình ảnh người con gái trẻ Hồ Thị Kỷ

- với lòng căm thù giặc sâu sắc, chị đã quyết tâm giết giặc. Giấu thuốc nổ vào người, chị xin quá giang trên xe của bọn giặc và rồi:

"Chúng vẫy chị lên, vừa đến giờ nổ kíp Xe tung xác chúng đầy đường

Cô gái trẻ hi sinh, không một phút buồn thương".

(Nơi chị quá giang)

Người con gái trẻ đã không tiếc cả tuổi thanh xuân của mình, quên đi cả hạnh phúc gia đình, cả tình yêu lứa đôi để hi sinh thân mình cho Tổ quốc - thật đáng quý, đáng khâm phục biết bao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023