Ngôn Ngữ Bình Dị, Gần Gũi Với Đời Thường.

Với nhịp thơ 2/4 và 4/4 bài thơ như một bài ca nhẹ nhàng, da diết, du dương, lúc trầm, lúc bổng đưa con vào giấc ngủ say và khiến người đọc cũng như có cảm tưởng của mình cũng đang chìm dần vào giấc ngủ "ngọt ngào" đó.

1.4. Thể thơ bảy chữ.

Cũng như các thể thơ khác, thể thơ bảy chữ chiếm một số lượng không nhỏ trong sáng tác của Anh Thơ: có 34/269 bài chiếm 12,18%. Đây là thể thơ có nguồn gốc từ thơ đường luật. Thơ đường luật với những niêm luật chặt chẽ, sẽ không phù hợp với việc thể hiện cảm xúc của con người mới do đó đến Thơ mới, nhịp điệu hài hoà của 7 âm tiết trong thơ đường luật đã được cách tân, để vận dụng thể hiện những tâm trạng phức tạp, đan xen, buồn vui, ước mơ, hi vọng một cách phù hợp với tâm hồn thi nhân. Sự cách tân đó vừa là yêu cầu của thời đại, vừa phù hợp với đòi hỏi của con người thời đại. Nó được thể hiện qua cách ngắt nhịp, hiện vần rất linh hoạt, kết cấu không dừng lại ở tám câu hay bốn câu mà có thể rút ngắn hoặc mở rộng khuôn khổ bài thơ. Điều này được thể hiện trong nhiều sáng tác của Anh Thơ như: Xuân quê; Chiếc cáng thơ; Vườn xưa; Nắng; Sớm hè; Cô kỹ sư chăn cừu; Ta đi vá núi hay Chị Phái…

Với thể thơ bảy chữ, Anh Thơ đã diễn tả được cảnh vật thật đa dạng, mỗi khổ thơ ẩn chứa một thông điệp tình cảm và được toát ra sau khi đọc hết mỗi khổ. Đó là niềm tự hào trước vẻ đẹp mùa xuân nơi làng quê trong Xuân quê, hay là tấm lòng trân trọng, hoài cổ đối với bà Huyện Thanh Quan trong bài Chiếc cáng thơ

“Non nước giờ đây dậy ý thơ,

Mà người non nước gió sương mờ. Ta nhìn xa vắng còn như thấy, Đủng đỉnh Nàng đi chiếc cáng thơ”.

Là nỗi niềm mong con cũng như niềm tin vào chiến thắng ngày mai trong bài: Theo bước chân con má mở cờ. Hay như trong bài Chị Phái:

“Một gánh rau rồi hai gánh rau

Nước vo quang trĩu nặng đôi đầu

Chiều chiều đánh võng, bồng con hát, Nắng biếc su su, quả trĩu giàn”.

với việc vận dụng thể thơ bảy chữ linh hoạt, Anh Thơ đã tái hiện lại hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chăm chỉ, cần cù, chịu khó ngày cũng như đêm tăng gia sản xuất, chăm sóc con cái để có được cuộc sống ấm no, yên bình và tấm lòng của chị Phái nói riêng, của người dân Việt Nam nói chung dành cho Đảng, cho Bác Hồ.

1.5. Thể thơ năm chữ.

Thể thơ năm chữ vốn đã có trong thơ dân gian (phổ biến là lối hát dặm Nghệ Tĩnh), trong thơ cổ phong và thơ Đường. Một số nhà Thơ mới đã dùng thể thơ năm chữ như Ông đồ (Vũ Đình Liên); Tình quê (Hàn Mạc Tử); Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp); Tiếng thu (Lưu Trọng Lư)… rất thành công. Thể thơ năm chữ của phong trào Thơ mới không gò bó như ngũ ngôn đường luật mà mạch thơ mở rộng hơn, tứ thơ bay bổng, tình ý tha thiết hơn, thanh điệu nhịp nhàng, lối diễn đạt nhuần nhị hơn nhờ sự vận dụng nhiều thanh bằng cũng như sự sắp xếp hài hoà giữa các tiết tấu và thanh điệu.

Anh Thơ cũng đã vận dụng thể thơ năm chữ trong sáng tác của mình. Tiêu biểu là các bài: Đêm trên mặt trận hậu địch; Tiếng chim tu hú; Quán trọ đêm mưa; Cầu ma Thiên Lãnh; Phòng vắng; Vá áo; Tết về… Trong các bài thơ này, Anh Thơ thường chia làm nhiều khổ và nối liền mạch thơ để diễn tả cảm xúc. Ở thể thơ này, nhà thơ thường thiên về lối kể, tả:

"Một chiếc ba lô nhỏ, Nón lá chạm mây rừng. Mùa xuân về thoáng đỏ,

Bóng hoa đào dưới thung".

(Tết về)

Hay để diễn tả cảm xúc yêu thương, trìu mến:

"Trưa hè đợi gió sen

Ông trầm ngâm ngắm nước Cháu nũng nịu kề bên

Đợi ông xoè quạt thước".


(Ông cháu)

Tóm lại thơ Anh Thơ sử dụng nhiều thể thơ như tự do, lục bát, tám chữ… đây căn bản là những thể thơ quen thuộc, gần gũi trong thơ ca Việt Nam. Nữ sĩ đã đưa lời nói thường ngày kết hợp với lời nói trữ tình tha thiết vào thơ, mở rộng câu thơ làm cho câu thơ giàu nhịp điệu đời sống, tiếng thơ trở nên đa dạng, muôn màu. Anh Thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất thơ lãng mạn, nhẹ nhàng với lối thơ hiện đại - sang trọng làm cho thơ bà vừa gần gũi, thân quen vừa mới lạ hấp dẫn.

2. Ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng người, nó là công cụ, là chất liệu, "ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học" để sáng tạo nên tác phẩm văn học. Đồng thời, ngôn ngữ là một thành tố văn hoá có vị trí rất lớn trong đời sống xã hội. Giữa ngôn ngữ và văn hoá có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, do vậy "khi bàn đến ngôn ngữ thơ với tư cách là một phong cách nghệ thuật, không thể tách rời nó với cội nguồn văn hoá, với cảm thức ngôn ngữ của những người nói tiếng mẹ đẻ" [16; tr126]. Phong cách nghệ thuật của nhà thơ thể hiện rõ nhất ở ngôn ngữ văn chương mà họ sáng tạo trong tác phẩm. Ngôn ngữ nghệ thuật phản ánh nét đặc sắc trong thế giới nội tâm của người cầm bút. Nhà nghiên cứu phê bình Hà Minh Đức viết: "Phong cách sáng tạo của từng nhà văn như thế nào thì ngôn ngữ thơ ca cũng thể hiện đầy đủ những mặt mạnh và hạn chế một cách tương ứng… Từ tiếng nói quen thuộc của đời sống, ngôn ngữ thơ ca đã tạo nên những năng lực kì diệu" và ông cũng khẳng định: "Ngôn ngữ thơ ca không đòi hỏi thứ ngôn ngữ cao sang bóng bẩy mà ngôn ngữ thơ ca cần phải là "ngôn ngữ

gợi cảm, giàu nhịp điệu, biến hoá qua nhiều sắc thái bất ngờ" [21, tr167]. Do đó tìm hiểu ngôn ngữ thơ Anh Thơ sẽ góp phần khẳng định đóng góp của bà trong việc giữ gìn và phát huy ngôn ngữ dân tộc.

2.1. Ngôn ngữ bình dị, gần gũi với đời thường.

Ngôn ngữ thơ Anh Thơ không ước lệ tương trưng như ngôn ngữ văn học trung đại, cũng không uyên bác hoa mĩ như trong thơ Bích Khê, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử… Ngôn ngữ trong thơ Anh Thơ như một góc trời quê lặng lẽ khiêm nhường, chuyên chở những vấn đề bình dị trong cuộc sống đời thường. Thơ của tác giả dùng rất nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày, những từ ngữ địa phương, khẩu ngữ, thành ngữ dân gian.

Đặc biệt ở Bức tranh quê, ta bắt gặp những từ ngữ rất bình dị, rất đời thường như "chửi đổng", "lon ton", "cái đĩ", "nhớn nhác", "bà lão", "bới rác"… nhưng cũng rất mộc mạc, chân chất như chính con người quê.

Nếu trong thơ Nguyễn Bính ngôn ngữ mang đậm hồn quê nhưng nó còn có cả tâm trạng, sự khắc khoải, nỗi sầu thành thị thì thơ Anh Thơ do đặc điểm tả chân nên thiên hẳn về tả - tả cảnh quê, người quê, sinh hoạt quê. Với Anh Thơ, nhiều bài thơ viết về làng quê, bà đã sử dụng chất liệu đời sống hàng ngày, không cần gọt giũa. Thường trong thơ, người ta chắt lọc hình ảnh, ngôn ngữ bóng bẩy mượt mà riêng Anh Thơ sử dụng một loạt hình ảnh gần gũi trong đời sống, từ ngữ gắn với tố chất con người. Hình ảnh người quê trong thơ Anh Thơ hiện lên rất rõ không lẫn vào đâu được qua một lớp từ gọi tên nhân vật của mình theo nghề kiếm sống của họ: "mụ hàng cá", "chị hàng rau", "người vớt bèo", "người hát xẩm", "bọn ế hàng", "cô gái loà"… Anh Thơ viết về quê hương như đang kể, đang vẽ cho người đọc cảnh quê "sống" với đầy đủ sắc thái, hình dáng. Mỗi người, mỗi vật mang một dáng vẻ khác nhau. Tả con vật, Anh Thơ sử dụng hàng loạt những từ, ngữ biểu trưng rất ấn tượng như: con vật bị nóng, Anh Thơ tả: "đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu" hay "chó le lưỡi", "lợn hồng hộc"; tả con người trong cuộc sống sinh hoạt, nữ sĩ dùng những từ ngữ như: cô gái thì "lẳng

lơ", chị hàng rau thì "chạy lon ton", rồi "vẻ tíu tít" của các mụ đàn bà - rất chân quê, rất gần gũi mà lại sát thực.

Khi nói đến ngôn ngữ mang đậm màu sắc dân gian trong thơ Anh Thơ, không thể không nói đến ngôn ngữ chỉ sắc màu và âm thanh bởi chúng là những thành tố góp phần không nhỏ vào việc định hình làng quê Việt Nam.

Với lối tả chân quê hương, Anh Thơ đã ghi lại tất cả những màu sắc trong cuộc sống. Không phải là những sắc màu nhè nhẹ cao nhã có tính ước lệ tượng trưng như trong văn học trung đại mà sắc màu ở đây mang vẻ tươi nguyên của cuộc sống, gắn liền với cuộc sống. Đó là màu tím của hoa xoan; màu xanh của cỏ non, của lúa, của tre, của rau muống, của bèo, của núi, của ao, của bầu trời, của rặng dừa, của giàn mướp, của cánh đồng: "Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng"; "Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây"; Màu hồng đỏ của ráng chiều, của hoa đào chiều ba mươi Tết; của mây hồng; của giải yếm;… "Trong vườn đào đã nhiều bông nở đỏ"; Màu vàng của nắng, của trăng, của lúa chín, của hoa mướp, hoa cải… "Đợi ta với mảnh liềm ngà rờ rỡ. Ai cài trên bát ngát đồng vàng?"; Màu trắng của gạo, của tóc bạc, của tuyết; Màu đen của mắt, của đêm tối, của bảng đen… Chỉ cần từng ấy thôi cũng đủ chứng tỏ rằng ngôn ngữ chỉ màu sắc trong thơ Anh Thơ thật phong phú và sinh động. Có khi cùng một màu nhưng lại có nhiều sắc thái khác nhau, là màu xanh nhưng có khi là xanh lơ, xanh nhạt, xanh rì; cũng là màu vàng nhưng có khi là vàng khô, vàng hoe, vàng tươi… tất cả những màu sắc đó đều rất gần gũi, thân quen với cuộc sống hàng ngày của con người.

Cùng với màu sắc, ngôn ngữ chỉ âm thanh của cuộc sống thường nhật ở nông thôn cũng được tác giả ghi lại. Không phải là tiếng động náo nhiệt của phố xá thị thành mà là những âm thanh rất đặc trưng của làng quê Việt Nam, gắn bó với cuộc sống bình dị, đời thường của dân quê. Người đọc như nghe thấy tiếng mưa xuân, tiếng hát đúm, tiếng phấp phới của cánh cò, tiếng chuông chùa của đêm rằm, tiếng ồn ào, mua bán của phiên chợ quê; tiếng chim cuốc gọi nhau

trong bụi cỏ, tiếng gà chiêm chiếp, tiếng lợn kêu ủn ỉn, tiếng hát ru, tiếng sáo diều hoà cùng tiếng gió, tiếng hát, tiếng cười của các cô thôn nữ,…

"Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói…"

hay "Cùng trong lúc gà lồng kêu chiếp chiếp".

Những âm thanh này phản ánh cuộc sống quê thật yên tĩnh vắng lặng, nhưng cũng rất bình dị, yên ả.

Thế nhưng sau cách mạng, cuộc sống đã đổi thay, màu sắc cũng như âm thanh có sự chuyển biến rõ rệt; nếu như trước đây, âm thanh mang những nét đặc trưng của nông thôn thì giờ đây, âm thanh đó đa dạng hơn, vẫn là âm thanh của cuộc sống thường nhật nhưng đó là âm thanh của cuộc sống mới, của những con người mới. Ta nghe thấy tiếng sóng biển xôn xao, tiếng chim ca líu lo, tiếng em thơ học bài, tiếng máy bay rơi, thậm chí cả tiếng súng nổ đạn kêu và cả tiếng hát ca của đoàn dân công:

"Tiếng súng đầy trời

tiếng đập đỗ vang vang"

hay: "Dòng xe thồ có tiếng hát em ngân".

tất cả những âm thanh này báo hiệu một cuộc sống đã thay đổi, sống động và nhộn nhịp.

2.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu tính biểu tượng.

Bên cạnh ngôn ngữ chỉ màu sắc, âm thanh, trong thơ Anh Thơ ta còn thấy xuất hiện nhiều từ ngữ giàu hình ảnh, giàu tính biểu tượng, hệ thống từ này được Anh Thơ vận dụng để tái hiện cảnh vật, sự việc cuộc sống.

Trong bài Sáng hè, bằng những hình ảnh phong phú, giàu tính tạo hình, Anh Thơ đã đưa chúng ta trở về với cảnh sinh hoạt đời thường giản dị nơi làng quê:

"Người dậy cả, bà già lần thổi bếp Thằng cu con rụi mắt quét quàng sân

Cùng trong lúc gà lồng kêu chiếp chiếp Và lợn chuồng ủn ỉn giục cho ăn".

(Sáng hè)

Có thể nói thi sĩ đã tả tỉ mỉ, chi tiết đến từng hình ảnh trong sinh hoạt đơn sơ nhưng bình yên nơi làng quê sau luỹ tre xanh, nào người già, trẻ con, nào lợn, nào gà, nào nhóm bếp, nào quét sân… một buổi sáng rộn ràng, sôi động như đánh thức cả làng quê bừng dậy bắt đầu một ngày mới.

Trong thơ Anh Thơ, ta có thể bắt gặp tất cả hình ảnh vốn có ở mọi làng quê Việt Nam trong mọi thời điểm: từ bến vắng, đường đê, sông nước, hố bom, nông trường cho đến biển Hồ, đảo Yến, tháp Chàm… Thống kê trong toàn bộ thơ Anh Thơ (trong phạm vi khảo sát của luận văn) thì từ ngữ chỉ cảnh vật của quê hương Việt Nam xuất hiện nhiều nhất vẫn là bụi tre, bờ đê, cây đa, mái đình, đồng ruộng, vườn cây, giải yếm…


Hình ảnh

Bụi tre

Cây đa

Mái đình

Ruộng đồng

Con đường

Tần số xuất hiện

20 lần

39 lần

15 lần

25 lần

50 lần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Phong cách thơ Anh Thơ - 16


Trước hết, hình ảnh rặng tre - từ bao đời nay đã trở nên rất quen thuộc với người dân Việt Nam, mang theo cả những nét đẹp văn hoá, truyền thống của dân tộc ta. Trong thơ Anh Thơ cây tre biểu tượng cho làn quê thuần hậu Việt Nam; ta thấy xuất hiện lúc thì hình ảnh "khóm tre già đợi gió đứng bên ao"; lúc lại "khóm tre xanh lướt gió uốn cung đàn"; hay hình ảnh "chòm tre xanh yên lặng đứng ôm bờ" cho đến hình ảnh cây tre bảo vệ dân làng: "Trồng tre làm luỹ, trồng tre rào làng" tất cả đều rất giản dị, rất gần gũi song cũng đậm bản sắc Việt Nam.

Cùng với hình ảnh cây tre, mái đình cũng là hình ảnh mang tính biểu tượng cao. Trước hết, mái đình gợi cho ta nhớ đến những nét văn hoá xưa, mái đình thường là nơi để làng xóm hội họp và nhiều nhà thơ viết về làng quê cũng thường đưa hình ảnh mái đình vào trong thơ. Bàng Bá Lân từng viết: "Bên đình

lúc nguyệt lên" (Giếng làng) còn trong thơ Anh Thơ, mái đình đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu ở làng quê Bắc Bộ, không thể thiếu đối với con người Việt Nam.

Ta bắt gặp một khung cảnh thật tĩnh lặng: buổi sáng vừa hửng, đàn chim còn ngái ngủ trên những chòm cây đa - rất bình yên và cũng rất nên thơ:

"Mới hửng sáng, đàn chim còn ngái ngủ Trên chòm đa buông rễ ướt bên đình".

(Họp chợ)


Còn đây lại là hình ảnh:

"Trên nóc đình mặt trời vừa đúng ngọ Nắng vươn mình đuổi những bóng râm lui".

(Tàn chợ)

Mái đình, cây đa luôn gắn liền với nhau. Cây đa xanh ngắt toả bóng mát nơi đầu làng, rất gần gũi và cũng rất đỗi thân thương. Cây đa thường là nơi mà mọi người trong xóm thường ra tụ họp nói chuyện, và nơi đây đã trở thành một nơi sinh hoạt của làng quê. Vì vậy, mỗi khi đi đâu xa, người dân Việt Nam luôn nhớ về cây đa, bến nước, sân đình.

Từ hình ảnh cây đa thân quen ngoài đời đã trở thành cây đa duyên dáng trong thơ Anh Thơ:

"Mưa vừa tạnh, nắng bừng trên quán mới, Trên cây đa lấp loáng gió lao xao".

(Chợ ngày xuân) Hay hình ảnh cây đa "uể oải" khi:

"Đa buông rễ ngâm mình chờ uể oải Ngọn gió về không một chút tăm hơi".

(Bến đò trưa hè)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023