Phong cách thơ Anh Thơ - 18

bởi niềm tin vào ngày mai, niềm tin vào chiến thắng và em sẽ "đón anh về" trong ngày đất nước tưng bừng cờ hoa, trong ngày vui của cả dân tộc.

Tóm lại với giọng thơ mạnh mẽ, dứt khoát, Anh Thơ đã thể hiện được không khí chiến đấu khẩn trương, sôi động, anh dũng của nhân dân ta cũng như niềm tự hào, niềm lạc quan vào tương lai tươi sáng của dân tộc "trời hoà bình chẳng bợn bóng mây che" để từ đó giúp người đọc có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh chiến đấu của nhân dân Việt Nam.


KẾT LUẬN

Anh Thơ đã đi vào làng thơ từ rất sớm, mới mười bảy, mười tám tuổi bằng tập Bức tranh quê, thi nhân đã đạt giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn năm 1939. Và ngay từ tập thơ đầu tay này, Anh Thơ đã tạo được cho mình một nét riêng: “Anh Thơ từ lâu chỉ chuyên lối thơ tả cảnh (…) thơ của người biệt hẳn ra một lối” [44, tr189].

Cùng với các nhà thơ khác trong phong trào Thơ mới, Anh Thơ đã có những đóng góp to lớn cho nền thi ca hiện đại. Hơn chín tập thơ, tiểu thuyết Răng đen và bộ tuyển tập hồi kí văn học với 1.111 trang đã chứng tỏ khả năng lao động nghệ thuật miệt mài, không mệt mỏi của bà mà như Mai Quốc Liên đã đánh giá: “Liên tục làm thơ, cần cù bền bỉ, chị Anh Thơ không gây những chấn động trong làng thơ, nhưng chị có lẽ là người duy nhất của thơ mới đã đạt được những thành tựu xuyên suốt 50 năm văn học, để lại cho đời những bài thơ duyên dáng, thương mến như con sông Thương quê nhà chị” [37 ; tr78].

Nếu như trong thơ cổ Trung Quốc cũng như các cụ đồ Nho xưa thường lấy phong, hoa, tuyết, nguyệt làm đề tài để ngâm vịnh; những nhà Thơ mới (1930 - 1945) chọn ái tình hay chốn Đào nguyên hư ảo, xa rời cuộc sống thực tại thì Anh Thơ không đưa người đọc đến một thế giới vĩ mô, xa lạ mà bà đã đưa người đọc trở về với những miền quê quen thuộc, gần gũi đó là cảnh thiên nhiên bình dị, thân thương với lũy tre, cây đa, bến nước, con đò… với những con

đường trải dài xa tít, những cảnh đẹp hùng vĩ, nên thơ trên mọi miền đất nước hay đó là cuộc sống chiến đấu, lao động sản xuất của người dân Việt Nam như cảnh cày cấy trên đồng ruộng, cảnh đánh cá ngoài khơi, cảnh đập đỗ của chị em vừa khẩn trương vừa sôi động… tất cả những bức tranh cuộc sống đó rất bình dị mà cũng “rất Việt Nam”. Chính những điều mà Anh Thơ thấy được và thể hiện ra đã bổ sung cho nhau, góp phần tạo ra một Anh Thơ thống nhất mà đa dạng; và đây cũng chính là nét riêng, nét đặc biệt của Anh Thơ.

Ngòi bút của bà luôn hướng về cảnh vật và con người đời thường, giản dị mà chân chất. Con người trong thơ Anh Thơ mang nét riêng, có sự vận động phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử và xu hướng thơ văn lúc đó. Nếu trước Cách mạng, đó là những con người hiền lành, chất phác, chỉ quanh quẩn với cuộc sống làng xã và yêu quê hương xóm làng bằng một tình yêu đậm chất thôn quê thì sau Cách mạng, họ lại là những con người mang tư tưởng mới, họ không chỉ yêu quê hương, đất nước mà còn tham gia chiến đấu, sản xuất để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc một cách nhiệt tình, hăng say. Họ là những con người ở mọi tầng lớp khác nhau ; già, trẻ, trai, gái ; từ những chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận cho đến những người phụ nữ cầm chắc tay súng, tay cày ở hậu phương… Tất cả, tất cả những con người đó đã hiện lên trên trang viết của Anh Thơ và tạo dấu ấn riêng biệt, làm nên nét độc đáo trong phong cách sáng tạo của nhà thơ.

Bên cạnh nội dung phong phú thì điều đầu tiên góp phần làm nên nét riêng trong thơ Anh Thơ là giọng điệu. Ở mỗi nhà thơ đều có giọng điệu riêng. Giọng điệu đó làm nên phong cách cho mỗi hồn thơ. Thơ Anh Thơ hấp dẫn bạn đọc ở sự đa dạng của giọng điệu: có lúc giọng thơ mềm mại, nhẹ nhàng, sâu lắng rất gần với ca dao dân ca ; có lúc là giọng điệu trữ tình, tha thiết ; lúc khác, ta lại bắt gặp một giọng thơ trẻ trung, khỏe khoắn, tự tin, tràn đầy lạc quan. Có sự khác nhau đó là do yêu cầu thể hiện của mỗi đề tài và cung độ cảm xúc của tác giả - điều này cũng đã tạo nên nét riêng, nét đáng quý để làm nên một Anh Thơ độc đáo trên thi đàn văn học Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp thơ ca của Anh Thơ cũng phải kể đến việc vận dụng thể thơ một cách linh hoạt vào sáng tác của bà. Anh Thơ sử dụng nhiều thể thơ: thể thơ bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ; thể thơ tự do, thể thơ lục bát và ở bất cứ thể thơ nào, Anh Thơ cũng đạt được thành tựu đáng kể.

Bên cạnh giọng điệu, thể thơ thì nét đặc sắc nhất trong sáng tác của Anh Thơ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong thơ Anh Thơ không ước lệ, tượng trưng; cũng không uyên bác, hoa mĩ mà ngôn ngữ thơ Anh Thơ rất bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, thậm chí rất mộc mạc, chân quê. Trong thơ mình, bà hay sử dụng những từ ngữ đơn giản, những câu bình dân mang tính chất khẩu ngữ. Điều này đã giúp cho thơ Anh Thơ giản dị, dễ hiểu, gần gũi với quần chúng nhân dân, dễ đi vào lòng người. Và ngôn ngữ thơ Anh Thơ cũng đã góp phần khẳng định những đóng góp của bà trong việc giữ gìn và phát huy ngôn ngữ dân tộc.

Phong cách thơ Anh Thơ - 18

Những đóng góp của Anh Thơ đối với nền thi ca dân tộc là không nhỏ. Nữ sĩ đã tạo cho mình có một chỗ đứng vẻ vang trong phong trào Thơ mới cũng như một vị trí quan trọng trong làng thơ Việt Nam hiện đại. Có thể nói, cùng với các nhà thơ tiền chiến, chúng ta ghi nhận một cách trân trọng di sản quý giá của Anh Thơ đóng góp cho phong trào văn học và lịch sử với một bộ sưu tập bằng thơ về sinh hoạt và phong tục nông thôn Bắc Bộ một thời và những thành tựu tiếp theo trong suốt nửa thế kỉ chiến tranh và hòa bình. Đặc biệt là sự đóng góp của Anh Thơ qua tập Bức tranh quê, đó là một dấu ấn tiêu biểu về nghệ thuật tả chân. Phẩm chất nghệ thuật riêng biệt đó vẫn tiếp tục được Anh Thơ phát huy ở các chặng đường sáng tạo sau này. Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật bền bỉ của mình, Anh Thơ đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý. Đó là sự ghi nhận và đánh giá cao phần đóng góp của nhà thơ đối với nền văn học nước nhà. Sự nghiệp thơ ca của nữ sĩ Anh Thơ sẽ mãi mãi còn song hành với các thế hệ bạn đọc hôm nay và mai sau.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÁC PHẨM VĂN HỌC.

1. Anh Thơ (1941), Bức tranh quê (thơ), NXB Hội nhà văn.

2. Anh Thơ (1957), Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ), NXB Phụ nữ Hà Nội.

3. Anh Thơ (1960), Theo cánh chim câu (thơ), NXB Văn học.

4. Anh Thơ (1964), Đảo Ngọc (thơ), NXB Văn học.

5. Anh Thơ (1967), Hoa dứa trắng (thơ), NXB Văn học.

6. Anh Thơ (1967), Mùa xuân màu xanh (thơ), NXB Văn học.

7. Anh Thơ (1977), Quê chồng (thơ), NXB Văn học.

8. Anh Thơ (1986), Từ bến sông Thương (hồi kí), NXB Văn học.

9. Anh Thơ (1995), Tiếng chim tu hú (hồi kí), NXB Văn học.

10. Anh Thơ (2002), Bên dòng chia cắt (hồi kí).

II. NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH.

11. Vũ Tuấn Anh (2009), Quá trình văn học đương đại nhìn từ thể loại, Tạp chí Văn học số 9/2009.

12. Antoine Compagnon (2006), Bản mệnh của lý thuyết văn chương và cảm nghĩ thông thường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

13. Lê Huy Bắc (2002), Truyện ngắn, lí luận, tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội

14. Nguyễn Chí Bền (1999), Văn hoá dân gian Việt Nam - những suy nghĩ, NXB Văn hoá Dân tộc.

15. Nguyễn Huy Cương (2004), Bản sắc "cái tôi trữ tình" trong dòng thơ Đồng quê 1932 - 1945), Báo cáo khoa học Hà Nội.

16. Hữu Đạt (1999), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

17. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, NXB Văn học, Hà Nội.

18. Hà Minh Đức (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Hà Minh Đức (1997), Một thời đại trong thi ca, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Hà Minh Đức (2002), Về một phong trào thi ca có giá trị bền vững,

Tạp chí Văn học (7/2002).

21. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Hà Minh Đức - Huy Cận (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 năm phong trào Thơ mới), NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Hà Minh Đức - Nguyễn Xuân Nam (1995), Tổng tập Văn học Việt Nam (tập 27), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Hà Văn Đức (1978), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Luận án PTS Khoa học Ngữ văn.

25. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Mai Hương (biên soạn và tuyển chọn - 1997), Nữ văn sĩ Việt Nam nửa đầu thế kỉ 20, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

27. Nguyễn Hoành Khung (1978), Chương III - Phong trào Thơ mới (trong cuốn Lịch sử Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 5 - phần I), NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

29. Mã Giang Lân (2000), Tìm hiểu thơ, NXB Văn hoá thông tin Hà Nội.

30. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

31. Mã Giang Lân, Văn học hiện đại Việt Nam vấn đề - tác giả, NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. Mai Quốc Liên (2006), Nữ sĩ Anh Thơ từ Thơ mới đến thơ cách mạng và kháng chiến (trong cuốn Đẹp mãi Bức tranh quê), NXB Phụ nữ, Hà Nội.

33. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng (1986), Việt Nam thi nhân tiền chiến, NXB Khoa học.

34. Nhiều tác giả (1998), Anh Thơ, Lâm Thị Mĩ Dạ, Vân Đài, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

35. Nhiều tác giả (2001), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. Nhiều tác giả (2002), Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

37. Nhiều tác giả (2006), Đẹp mãi Bức tranh quê, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

38. Lâm Quế Phong (1998), Tủ sách Văn học trong nhà trường, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

39. Vũ Tiến Quỳnh (1998), Phê bình, bình luận văn học, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

40. Băng Sơn (1995), Nước Việt hồn tôi, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

41. Trần Đình Sử (1993), Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình tiếng Việt, Tạp chí Văn học (6/1993).

42. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

43. Nguyễn Quốc Tuý (1995), Thơ mới - Bình minh thơ Việt Nam hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội.

44. Hoài Thanh, Hoài Chân (1997), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.

45. Trần Ngọc Thêm (2002), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội

46. Vũ Duy Thông (2001), Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945

- 1975, NXB Giáo dục, Hà Nội.

47. Hoàng Trung Thông (2006), Vài lời giới thiệu về nữ sĩ Anh Thơ (trong cuốn Đẹp mãi Bức tranh quê), NXB Phụ nữ, Hà Nội.

48. Lưu Khánh Thơ - Đông Mai (2003), Xuân Quỳnh - Cuộc đời và tác phẩm, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

49. Đỗ Lai Thuý (1992), Con mắt thơ, NXB Lao động.

50. Chế Lan Viên (1981), Nghĩ cạnh dòng thơ, NXB Văn học, Hà Nội.

51. Lê Trung Vũ (1988), "Lễ hội - một vấn đề thời sự", Tạp chí Văn hoá dân gian (3+4/1988).

52. Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam - Dòng riêng giữa nguồn chung, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please register your program!

Go to Purchase Now>>


AnyBizSoft


PDF Merger


Merge multiple PDF files into one

Select page range of PDF to merge

Select specific page(s) to merge

Extract page(s) from different PDF

files and merge into one

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023