là góp phần tìm hiểu thi pháp nghệ thuật của Nguyễn Khải- một vấn đề đang được các nhà nghiên cứu lí luận phê bình hiện nay qua tâm. Đồng thời đề tài “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980” góp phần quan trọng trong nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 mà còn mang ý nghĩa lí luận khẳng định đúng cho một Nguyễn Khải đa dạng về phong cách và giàu tính dân chủ, hiện đại , tiên tiến. Vì vậy đây là một đề tài mang tính cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn, góp phần tìm hiểu toàn diện hơn về nhà văn Nguyễn Khải- Một nhà văn xuất sắc của thời kì đổi mới; về ý nghĩa sư phạm: Đề tài sẽ làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên trong việc học tập và nghiên cứu về tác giả Nguyễn Khải.
Đây là lí do để chúng tôi chọn đề tài này.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về Nguyễn Khải và các sáng tác của Nguyễn Khải từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu quan trọng. Chúng ta có thể kể một số nhà nghiên cứu và phê bình quen thuộc như: Lại Nguyên Ân, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Đào Thuỷ Nguyên, Nguyễn Văn Hạnh, Đoàn Trọng Huy, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Bích Thu, Chu Nga, Huỳnh Như Phương… Tuy Nhiên các tác giả trên mới chủ yếu đi sâu vào vấn đề Nguyễn Khải với con người và các chặng đường sáng tác văn học gắn với dân tộc và thời đại, cùng phong cách Nguyễn Khải và sức chinh phục sáng tác của Nguyễn Khải đối với bạn đọc cũng như chuyện văn chuyện đời của ông.
Hầu như cho đến nay, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980. Nếu có chỉ là những ý kiến riêng lẻ, những nhận xét khái quát, lẻ tẻ hay các bài viết về phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải.
Công trình đầu tiên có tính “tổng quát” về tác gia Nguyễn Khải là: “Đặc điểm của ngòi bút hiện thực Nguyễn Khải” của Chu Nga in trong tạp chí văn học số 2 năm 1974. Sau đó là bài “Đặc điểm sáng tác Nguyễn Khải”
in trong cuốn “Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại sau 1975”, Chu Nga đã đánh giá một số đặc điểm sáng tác của Nguyễn Khải nhưng mới chỉ mang tính nhận diện ban đầu.
Năm 1983, công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Khải in trong cuốn “Nhà văn hiện đại 1945-1975, tập 2” nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khẳng định: “Nguyễn Khải là cây bút trí tuệ luôn luôn suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm một lời giải đáp thuyết phục theo cách riêng của mình. Cho nên trong tác phẩm của nhà văn, thông qua những sự kiện xã hội, chính trị có tính chất thời sự nóng hổi, bao giờ cũng nổi lên những vấn đề khái quát có ý nghĩa triết học nhân sinh...”. Phan Cự Đệ đã nêu lên phong cách hiện thực tỉnh táo của ngòi bút Nguyễn Khải. Đồng thời, ông cũng phát hiện ra loại nhân vật sắc sảo như một loại nhân vật riêng của nhà văn, và lí giải những đặc điểm này.
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 1
- Sáng Tác Nguyễn Khải Trước 1975: “Sản Phẩm Của Một Thời Lãng Mạn”
- Quan Niệm Của Nguyễn Khải Về Nghệ Thuật Và Tiểu Thuyết
- Quan Niệm Của Nguyễn Khải Về Tiểu Thuyết
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
“Tuyển tập Nguyễn Khải”(3 tập), nhà xuất bản Văn học ấn hành 1996 do Vương Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu, giúp người đọc hình dung khá rõ nét tinh thần văn chương Nguyễn Khải. Đồng thời Nguyễn Khải được đánh giá cao trong sự hòa nhập với dân tộc và thời đại, đặc biệt là sự tìm tòi ham phá hiện thực.
Công trình nghiên cứu “Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại” của Đào Thủy Nguyên chủ yếu tập trung khám phá thế giới nghẹ thuật của Nguyễn Khải qua ba cảm hứng nghệ thuật đó là: Cảm hứng nghiên cứu - phân tích; Cảm hứng khẳng định - ngợi ca; Cảm hứng chiêm nghiệm –triết lí. Công trình đã làm nổi bật phong cách nghệ thuật Nguyên Khải.
Ngoài ra nghiên cứu về Nguyễn Khải còn có rất nhiều các bài viết có chất lượng cao như: “Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải” (Đoàn Trọng Huy); “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết” (Nguyễn Thị Bình); “Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng phân tích” (Đào Thủy
Nguyên); “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn” (Lại Nguyên Ân - Trần Đình Sử); “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải từ những năm 1980 đến nay” (Bích Thu)...Bên cạnh đó còn rất nhiều các bài viết, bài phát biểu, nhận xét, đánh giá về tác phẩm của Nguyễn Khải: “Mùa lạc, một thành công mới của Nguyễn Khải” (Thành Duy); “Nguyễn Khải và Người trở về” (Hà Minh Đức); “Gặp gỡ cuối năm, một tiếng nghệ thuật khẳng định cuộc sống” (Lê Thành Nghị); “Thời gian của người, triết lí sống” (Nguyễn Văn Lưu); “Nguyễn Khải và Thời gian của người” (Vũ Quần Phương)...Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều luận văn thạc sĩ và các luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn đã chọn Nguyễn Khải làm đối tượng nghiên cứu.
Nhìn chung những công trình và bài viết về Nguyễn Khải chỉ tập trung vào quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật, hướng tiếp cận, nhân vật... trong sáng tác của Nguyễn Khải. Hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu riêng về phong cách tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên là những gợi ý quý báu cho chúng tôi trong việc nghiên cứu và xác định một khuynh hướng tiếp cận mới với đề tài “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980”. Với hướng tiếp cận này, chúng tôi muốn góp một tiếng nói vào sự khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyễn Khải trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với đề tài “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980”,chung tôi tập trung vào tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 (Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười). Nghiên cứu làm rõ phong cách tiểu thuyết mang đậm phong cách thông tấn, mang tính hiện thực và gần gũi với cuộc sống hàng ngày, nhưng vẫn đề xã hội bức xúc đang đặt ra trong cuộc sông. Đúng như nhà văn đã tuyên bố “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy
dãy những biến động, những bất ngờ mới là mảnh đát phì nhiều cho các cay bút thả sức khai vỡ”(Gặp gỡ cuối năm).
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu và các vấn đề phong cách nghệ thuật qua ba tiểu thuyết sau 1980 của Nguyễn Khải, (Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười). Các vấn đề lí thuyết phong cách, các bình diện của phong cách nghệ thuật trong tiểu thuyết.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi của luận văn, chúng tôi chủ yếu đề cập đến phong cách nghệ thuật tiểu thuyết sau 1980 cụ thể là ba tiểu thuyết: (Thời gian của người,Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười) . Ngoài ra trong chừng mực nào đó cũng đề cập đến một số tập truyện ngắn của ông.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến việc giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Tìm hiểu khái niệm phong cách nhà văn, mở rộng nội hàm khái niệm, kết hợp với phong cách khác của Nguyễn Khải, xem đó là chìa khoá để mở rộng đối tượng nghiên cứu nhận diện các tác phẩm của Nguyễn Khải.
- Khảo sát, thông kê, miêu tả phong cách tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến bình luận đánh giá phong cách nguyễn Khải.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp hệ thống
7.2 Phương pháp thống kê, phân loại
7.3 Phương pháp so sánh, phân tích
8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu phong cách tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980, góp phần khẳng định phong cách tác giả một cách có cơ sở khoa học. Luận văn sẽ giúp cho người đọc hiểu thêm về cái nhìn, lập trường, tâm lí, tư duy, quan điểm
của nhà văn đối với cuộc sống. Luận văn cũng là cơ sở cho các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khải về sau.
9. CẤU TRÖC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn sẽ được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Phong cách nghệ thuật và sự thay đổi đề tài trong tiểu thuyết Nguyễn Khải.
Chương 2: Xu hướng triết luận trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980.
Chương 3: Người kể chuyện tường minh, ngôn ngữ chủ thể và giọng văn triết lí.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỀ TÀI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI
1.1. QUAN NIỆM VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
Phong cách là khái niệm đã từ rất lâu trong sáng tác và nghiên cứu văn học nghệ thuật. Ngay từ thời cổ đại, người Hi lạp đã dùng từ “style”, người La Mã dùng từ “Stylus”, đến người Pháp dùng chữ “Style” chỉ dụng cụ để viết (một đầu nhọn dùng để viết, đầu tù để xóa chữ viết trên một tấm bảng). Sau này “Style” được dùng chỉ nét bút, cách viết, và phong cách như nghĩa của Buy phông mà Mác đã có lần nhắc tới “phong cách là người”.
Hiện nay phong cách là một khái niệm được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có hoạt động sáng tác và nghiên cứu văn học nghệ thuật. khái niệm về phong cách nghệ thuật được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cứ xem phong cách như là hệ thống những đặc điểm về mặt hình thức tạo nên tính độc đáo của tác phẩm văn học. Có nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm nghiên cứu sâu vào hình thức ngôn ngữ của tác phẩm văn học. Cho nên khi nghiên cứu phong cách của một tác giả, họ chỉ tập trung sự chú ý vào phương diện ngôn ngữ. Ngoài ra còn có những nhà nghiên cứu quan niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn là tổng hòa những đặc điểm cả về nội dung và hình thức, cả về tư tưởng nghệ thuật, để từ đó tạo lập nét độc đáo của phong cách tác giả, tác phẩm.
Để đánh giá phong cách nghệ thuật của một nhà văn, tất nhiên cần phải xem xét ở nhiều bình diện khác nhau, những yếu tố nội sinh và ngoại sinh cần đặt trong sự giao thoa, cộng hưởng để tạo tính chất chỉnh thể của tác phẩm nghệ thuật. V.Dneprov và Ya.Elxberg đều thống nhất cho rằng phong cách là sự tổng hợp, là hệ thống các phương tiện miêu tả và biểu đạt. Phong cách
được coi là hình thức toàn vẹn có tính chất nội dung. Cùng quan điểm này Pospelov cho rằng: “Phong cách chỉ có ở hình thức hình tượng và biểu cảm của tác phẩm, biểu hiện một cách hoàn thiện và trọn vẹn nội dung của nó, hoàn toàn phù hợp với nội dung ấy”. Tác giả khẳng định: “Sự thống nhất thẩm mĩ của mọi chi tiết hình tượng biểu cảm của hình thức tác phẩm, phù hợp với nội dung của nó, đó là phong cách” [67,145].
Phong cách thường gắn liền với sự tiến triển về mặt sáng tạo hình tượng nghệ thuật của nhà văn. Những yếu tố thế giới quan, tư tưởng nghệ thuật, cảm hứng sáng tác… là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành phong cách của nhà văn. Gớt viết: “Phong cách nằm trong những căn cứ sâu xa của nhận thức, nằm trong chính bản thân của sự vật chừng nào ta có thể xác định nó trong những hình tượng có thể nhìn thấy và sờ thấy được” [51,128].
M.B.Khrapchenko đã đưa ra nhiều ý kiến quan trọng về phong cách nghệ thuật. Theo ông, khi nghiên cứu về cội nguồn và tính chất của sự thống nhất những hiện tượng văn học cần thấy rằng phong cách là sự biểu hiện của những đặc điểm của cá tính sáng tạo của nhà văn, sự hoàn chỉnh của nhận thức nhà văn và cuộc sống và cái nhìn của nhà văn đối với thế giới. Với quan niệm như vậy yêu cầu nhà văn thực sự có tài năng khi xây dựng tác phẩm của mình phải đi tìm những biện pháp và phương tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng nghệ thuật. Vì lẽ đó làm cho tư tưởng và hình tượng nghệ thuật của nhà văn trở nên độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn, gần gũi với đọc giả. Điều đó đồng nghĩa với việc nhà văn đã tạo ra một phong cách riêng của mình. Theo ông có thể định nghĩa ngắn gọn thì phong cách: “như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” [51,154]. Về vấn đề thống nhất hai mặt nội dung và hình thức tạo nên phong cách nghệ thuật nhà văn, ông khẳng định: “Trong sự xây dựng phong cách của tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện về đặc thù
của hình thức mà còn thể hiện cả về đặc thù của những mặt nhất định của nội dung”. Quan điểm này được các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam đồng tình. Vấn đề phong cách nghệ thuật là tổng hợp nhiều yếu tố cấu thành tác phẩm chứ không chỉ một vài yếu tố đơn lẻ, vụn vặt. Tính độc đáo của sự sáng tạo văn học và sự cảm thụ tinh nhạy, năng động của nhà văn đã hun đúc thành phong cách nghệ thuật. Các yếu tố thế giới quan, cảm hứng sáng tạo, ngôn ngữ, giọng điệu, sự độc đáo trong xây dựng hình tượng nghệ thuật đều tạo nên sự riêng biệt của phong cách nghệ thuật nhà văn và những yếu tố đó là căn cứ để phân biệt phong cách nhà văn này với phong cách nhà văn khác.
Lí luận văn học đưa ra định nghĩa về phong cách “phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú”. Tính độc đáo của tác phẩm văn học được đề cao ở đây đó là vẻ riêng, cái ít thấy ở các nhà văn khác nhưng lại xuất hiện thường xuyên trong nhà văn và có tính chất bền vững nhất quán. Phong cách mang tính độc đáo, nhất quán bền vững nhưng phải hay. Do đó “phong cách phải có phẩm chất thẩm mĩ, nghĩa là nó đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ thẩm mĩ dồi dào. Chính vì thế mà không phải nhà văn nào cũng có phong cách mặc dù nhà văn nào cũng có đặc điểm riêng” [53,125].
Cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa phong cách: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ chỉ sự tương đối ổn định của hệ thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay trong văn học dân tộc”[15].
Nhà nghiên cứu Văn học Nguyễn Văn Hạnh khi nói đến phong cách cũng đề cao tính độc đáo của hiện tượng văn học, dó là một yêu cầu quan trọng trong sáng tác nghệ thuật. Mỗi nhà văn cần phải có “khuôn mặt riêng”, “giọng điệu riêng” để tạo nên một phong cách không lẫn vào đâu được.