nghệ mới, đổi mới máy móc thiết bị, có những trang thiết bị ở một số doanh nghiệp lớn đã đạt trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Tuy nhiên, sự mất cân đối giữa ngành may và ngành dệt thể hiện ngay cả ở các trang thiết bị. 3Công nghệ và thiết bị của ngành dệt may mới thay thế được 30% công nghệ và thiết bị hiện đại, còn lại 70% công nghệ, thiết bị đã sử dụng trên 20 năm và hầu như đã hết khấu hao. Trong số 30% công nghệ và thiết bị hiện đại có một số dây chuyền ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động
hóa trong điều khiển, tuy nhiên mới chỉ đạt hiệu suất 50 – 60%. Trong từng khâu cụ thể đang tồn tại thực trạng: thiết bị kéo sợi 70% ở trình độ trung bình và dưới trung bình, công nghệ và thiết bị kéo sợi Việt Nam ở mức trung bình so với thế giới; công nghệ và thiết bị dệt thoi: với 15% là máy mới, 55% cần tu bổ cải tạo, và 30% cần thanh lý hoặc chuyển cho khu vực hợp tác xã và tư nhân cho thấy bức tranh công nghệ và thiết bị ngành dệt thoi Việt Nam đang ở mức dưới trung bình. Thiết bị công nghệ dệt kim: các thiết bị dệt kim gần đây chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức… nên tương đối hiện đại; Xử lý hoàn tất: thiết bị cũ đã sử dụng trên 35 năm cần thay thế chiếm tỷ trọng 35%, thiết bị đầu tư giai đoạn 1970 – 1985 cần khôi phục, thay thế dần c hiếm 30%; Thiết bị ngành may: các thiết bị may hầu hết là hiện đại tương đương các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Việc đổi mới máy móc, lắp đặt công nghệ hiện đại diễn ra khá chậm chạp ở ngành dệt, hầu hết trình độ công nghệ thấp, thiết bị cũ và lạc hậu.Từ đó đã làm cho thực trạng ngành Dệt May nước nhà có những tồn tại yếu kém về trang thiết bị.
Như vậy, mặc dù đã đạt được những tiến bộ nhất định về đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm Dệt May đã dần đáp ứng nhu cầu của thế giới và trong nước thì hiện trạng trình độ công nghệ còn thấp và mất cân đối là những trở ngại lớn để ngành Dệt May phát triển.
3 Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến, Vũ Thị Hiền (2007), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam,
Nhà xuất bản Thống kê, tr.162-164.
1.2.1.3. Lao động
Ngày nay, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp diễn ra ở hầu hết các ngành công nghiệp, ngành Dệt May đã được trang bị rất nhiều các trang thiết bị chuyên dụng, nhưng không vì thế mà làm giảm sút vai trò quan trọng của người lao động. Đặc biệt là đối với ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam, các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng đa dạng của khách hàng còn thiếu nên một số các công đoạn như thiết kế, cắt, may mang tính thẩm mỹ và thể hiện sự khéo léo của một sản phẩm may thì rất cần có bàn tay của con người.
Dệt May hiện nay là một trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất nước ta. Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), toàn ngành có khoảng 2 triệu lao động đang làm việc trên tổng số 2.000 doanh nghiệp Dệt May, chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc4.
Nguồn nhân lực của ngành Dệt May Việt Nam có những đặc thù sau5:
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển xuất nhập khẩu may của Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO - 1
- Phát triển xuất nhập khẩu may của Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO - 2
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Việt Nam Qua Các Năm
- Sự Cần Thiết Phải Phát Triển Dệt May Xuất Khẩu Việt Nam Hậu Wto
- Thay Đổi Trong Đơn Vị Mua Sắm Hàng Dệt May Ở Mỹ
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Gần 80% là lao động nữ, trình độ văn hoá của người lao chủ yếu là đã tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông trung học. Đa số lao động trực tiếp của ngành tuổi đời còn rất trẻ nên sẽ là lợi thế cho việc đào tạo và nâng cao năng suất lao động.
Lao động trong ngành Dệt May hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp tư nhân hay công ty cổ phần, sau đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của toàn ngành Dệt May.
Các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam hiện nay đang phân bổ theo các cụm công nghiệp Dệt May. Hai vùng tập trung nhiều lao động ngành Dệt
4 Phong Cầm (2007), Xuất khẩu dệt may Việt Nam: Lọt vào tốp 10 thế giới, http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=97746&ChannelID=3.html [truy cập ngày 02/02/2010]
5 Nguyễn Thị Bích Thu, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hướng đến sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam.
May và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm qua là Vùng Đông Nam Bộ (chiếm gần 62% lao động của toàn ngành) và Đồng bằng sông Hồng (hơn 22%). Các tỉnh thành tập trung nhiều lao động Dệt May là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định...
Mặc dù người lao động rất chăm chỉ, cần cù nhưng phần lớn chưa có tay nghề cao để đáp ứng thị hiếu cho các khách hàng khó tính, chưa có trình độ kỹ thuật cao để có thể vận dụng có hiệu quả các công nghệ may mặc hiện đại hơn. Tuy là ngành sử dụng nhiều nhân công nhưng tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm khoảng 4%, là tỷ lệ tương đối thấp. Lao động có trình độ thạc sĩ và đại học của toàn ngành hầu hết cũng tập trung ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Hai vùng này cũng tập trung hầu hết các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cấp độ đại học, cao đẳng của ngành. Còn lại phần lớn chưa có thói quen nghiên cứu để sáng tạo ra các sản phẩm thời trang theo kịp xu hướng trên thế giới, chưa tận dụng internet có hiệu quả việc để tạo lợi thế trong tiếp cận khách hàng ở các nước và marketing cho công ty và sản phẩm
Về năng suất lao động, cả kéo sợi, dệt thoi và may mặc của ta đều có năng suất lao động còn thấp hơn so với khu vực. Cùng một ca làm việc - năng suất lao động bình quân của một lao động ngành may Việt Nam chỉ đạt 12 áo sơ mi ngắn tay hoặc 10 quần thì một lao động Hồng Kông năng suất lao động là 30 áo hoặc 15 - 20 quần.
Đặc trưng của sản phẩm Dệt May là mang tính thời vụ, có những thời điểm tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều lao động nhưng cũng có những thời điểm trong năm lại thiếu các đơn đặt hàng nên việc chuyển biến lao động trong ngành diễn ra thường xuyên. Đặc biệt là thời điểm cuối năm và sau tết Nguyên Đán luôn diễn ra tình trạng thiếu lao động, thậm chí có những doanh nghiệp thiếu đến 40% nhân công. Hơn nữa, hiện nay, mối quan hệ giữa lao động và tiền lương rất phức tạp. Mức lương trung bình trong ngành khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, trong khi
giá các mặt hàng tiêu dùng đang có chiều hướng tăng, đã khiến cho người lao động chưa thực sự chuyên tâm vào công việc. Họ có xu hướng đi làm các công việc khác và có thể kiếm được khoản tiền tương đương nên không thực sự có ý định làm việc lâu dài trong các nhà máy may. Vì thế, điều này đã trở thành nỗi lo thường trực cho các doanh nghiệp.
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, để đạt được một số mục tiêu tổng quát là: “Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới”, ngành phải đạt được chỉ tiêu sử dụng đến 3 triệu lao động trong năm 2020 để có thể là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của đất nước.
Như vậy, mặc dù nước ta nhìn chung có nguồn lao động dồi dào với chi phí nhân công thấp, người lao động lại vốn tỉ mỉ, chịu khó nhưng việc khắc phục tình trạng những tồn tại về nhân công như nâng cao tay nghề và trình độ cho người lao động, nâng cao năng suất lao động cần được ưu tiên khắc phục để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và phát huy hết tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của ngành Dệt May trong thời gian tới.
1.2.1.4. Nguồn vốn
Nguồn vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng thiết yếu đối với sự mở rộng phát triển sản xuất của một ngành kinh tế. Nhìn chung, vốn đầu tư là toàn bộ giá trị nhân lực và tài lực được bỏ thêm vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định.
Với mục tiêu là phát triển ngành dệt - may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách đúng đắn về vốn đầu tư cho ngành công
nghiệp này như hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với một số nhóm dự án trong ngành.
Bên cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với ngành Dệt May. Từ năm 2000-2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tăng dần như bảng sau:
Biểu đồ 1.2. FDI vào ngành Dệt May: số dự án và số vốn đầu tư (triệu USD) trong 1988 - 2008
(Nguồn: Số liệu thống kê – Hiệp hội Dệt May Việt Nam)
Biểu đồ 1.2 cho thấy, nhìn chung, ngày càng có nhiều số vốn và số dự án đầu tư vào ngành công nghiệp Dệt May. Từ năm 2000 trở đi có xu hướng tăng vọt về cả vốn và dự án, đặc biệt từ năm 2004, cả số vốn đầu tư và dự án tăng liên tục. Trong đó, các năm hầu như không đủ vốn để phân bổ đầu tư cho các số dự án ngày càng tăng nhanh, duy nhất năm 2007 có số vốn nhiều nhất (1.200 triệu USD) đáp ứng được số dự án (160 dự án). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2007 nên đầu tư FDI vào ngành công nghiệp này giảm rõ rệt. Năm 2008, chỉ có gần 60 dự án đầu tư với khoảng 400 triệu USD.
Ngoài ra, xu hướng chung trong các dự án đầu tư có vốn nước ngoài vào ngành Dệt May Việt Nam là chủ yếu đầu tư vào ngành may, sau đó là
ngành dệt, cuối cùng là phụ liệu. Cụ thể, 6đứng đầu là Đài Loan đã đầu tư 1,690 tỷ USD vốn đăng ký với 45 dự án đầu tư vào ngành dệt, 93 dự án đầu tư vào ngành may và 18 dự án đầu tư vào ngành phụ liệu. Đứng thứ hai là Hàn Quốc đăng ký số vốn là 1,003 tỷ USD với 40 dự án cho ngành dệt, ngành may 122 dự án, còn lại 15 dự án là đầu tư vào ngành phụ liệu. Điều này cũng dễ hiểu bởi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm may mặc, nên các nước tập trung đầu tư vào ngành này. Còn ngành phụ liệu, xu hướng ở Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành Dệt May (trên 80%) nên các nhà đầu tư chưa tập trung mạnh vào lĩnh vực này vì lợi nhuận không cao bằng ngành may.Vì thế, trong thời gian tới, nếu không có chính sách đầu tư thích đáng vào nguyên phụ liệu thì sự mất cân đối giữa hai ngành dệt và may ngày càng lớn, từ đó có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bền vững trong dài hạn của ngành công nghiệp Dệt May nước ta.
Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo cho ngành Dệt May. Các dự án đầu tư xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong ngành Dệt May được vay vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường.
1.2.1.5. Chính sách và pháp luật
Để ngành công nghiệp Dệt May phát triển bền vững với định hướng đúng đắn trong dài hạn, Nhà nước cần thể hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua việc ban hành các chính sách liên quan đến việc sản xuất và xuất khẩu của ngành công nghiệp chủ lực này của nước nhà.
6 Lệ Trần (2008), Thu hút đầu tư nước ngoài vào dệt may – Những chuyển động tích cực, http://www.garco10.vn/index.php?idnew=220 [truy cập ngày 23/03/2010]
Cụ thể, năm 2001, Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt - may Việt Nam đến năm 2010. Trong đó, Chính phủ đã đề ra một số biện pháp như: Hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với một số nhóm dự án trong ngành, chẳng hạn như quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, xử lý nước thải; Bảo lãnh, cấp tiền thu sử dụng vốn trong giai đoạn 2001-2005 để tái đầu tư, cấp bổ sung vốn lưu động với một số doanh nghiệp nhà nước trong ngành; và dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt - may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhằm hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May trong giai đoạn 2001-2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 106/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001. Cùng với quá trình cải cách thể chế và xây dựng luật nhằm chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, các biện pháp trên cũng đã được điều chỉnh và thay thế.
Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 và được Chính phủ phê duyệt ngày 14/03/2008 về Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó, Chính phủ đề ra quan điểm phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững, hiệu quả; phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu; lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành…Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề ra qui hoạch phát triển sản phẩm và bố trí qui hoạch. Đồng thời, hệ thống giải pháp và biện pháp thực hiện kế hoạch cũng được đề ra tạo thành kim chỉ nam cho hướng giải quyết những vấn đề còn tồn tại của ngành Dệt May trong thời gian tới như đưa ra các chính sách về đầu tư, về cung ứng
nguyên liệu, về thị trường, về khoa học công nghệ, tài chính và giải pháp về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có một số biện pháp khác nhằm khuyến khích xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng Dệt May nói riêng. Chẳng hạn, Việt Nam thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Ngân hàng Phát triển Việt Nam cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi.
Ngoài ra, cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp Dệt May cũng nhận được hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn được ký kết và giải ngân trong năm 2009 để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh (theo quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/01/2009), và đối với các khoản vay trung và dài hạn để đầu tư mới sản xuất kinh doanh (theo quyết định số 443/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/04/2009). Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg về việc
hỗ trợ lao động mất việc làm trong các doanh nghiệp do suy giảm kinh tế, qua đó giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp7.
1.2.2. Tình hình xuất khẩu
1.2.2.1. Qui mô xuất khẩu
Kể từ khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới, từ đó, thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa, đặc biệt là hàng Dệt May. Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, Dệt May xuất khẩu đã không ngừng lớn mạnh với kim ngạch không ngừng gia tăng. Tổng kim ngạch xuất khẩu qua các năm và theo thị trường của hàng Dệt May xuất khẩu Việt Nam thể hiện qua sơ đồ sau:
7 Tài liệu nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam - Dự án VIE/61/94