Bảng Điểm Đánh Giá Mức Độ Bền Vững Của Từng Tiêu Chí

T = Mi Wi

n

i1

- Mức 4: phát triển theo hướng bền vững ở mức thấp, 1 điểm Công thức xác định điểm tổng hợp của các tiêu chí:


Trong đó:

T là điểm tổng hợp thể hiện mức độ phát triển của các tiêu chí; Mi là giá trị điểm thể hiện mức độ phát triển của tiêu chí thứ i; Wi là trọng số của tiêu chí thứ i;

n là tổng các tiêu chí.

Bước 4: Xây dựng bảng điểm tổng hợp đánh giá mức độ bền vững của các tiêu chí

Bảng điểm được xây dựng theo 4 mức ở trên và các tiêu chí được nhân hệ số tương ứng như trong Bảng dưới đây:

Bảng 1.1 - Bảng điểm đánh giá mức độ bền vững của từng tiêu chí


STT

Tiêu chí

Mức độ phát triển theo hướng bền vững

Cao

Khá

Trung bình

Thấp

1

Kinh tế

8

6

4

2

2

Xã hội

8

6

4

2

3

Môi trường

8

6

4

2

4

Phát triển hệ thống

VTHKCC bằng xe buýt

8

6

4

2

5

Tài chính

4

3

2

1

6

Thể chế

4

3

2

1


Tổng điểm (T)

40

30

20

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng theo hướng bền vững - 5

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Bước 5: Xác định mức độ bền vững của từng tiêu chí

Trong từng nhóm tiêu chí, có nhiều chỉ tiêu phản ánh cụ thể mức độ ảnh hưởng đến mức độ bền vững của nhóm tiêu chí đó. Do đó, mức độ phát triển theo hướng bền vững của từng tiêu chí phát triển VTHKCC bằng xe buýt cần phải được xác định theo giá trị các chỉ tiêu đã tính toán được, kết hợp với các điều kiện sau:

Bảng 1.2 - Điều kiện đánh giá mức độ bền vững của từng tiêu chí


STT

Mức độ bền vững của từng tiêu chí

Điều kiện đạt được

1

Cao

Tất cả các chỉ tiêu phải đạt điểm tối đa

2

Khá

Ít nhất 2/3 số chỉ tiêu đạt điểm tối đa và không có chỉ tiêu nào đạt điểm thấp nhất

3

Trung bình

Ít nhất 1/2 số chỉ tiêu không đạt điểm tối đa và không

có chỉ tiêu nào đạt điểm thấp nhất

4

Thấp

Không có chỉ tiêu nào đạt điểm tối đa hoặc có 1 chỉ tiêu đạt điểm thấp nhất

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Bước 6: Vận dụng Bảng điểm của từng tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững qua Bảng điểm tổng hợp sau:

Bảng 1.3 - Điểm tổng hợp đánh giá mức độ phát triển của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững tại các đô thị



STT

Mức độ phát triển theo hướng

bền vững

Điểm tổng hợp các tiêu chí


Điều kiện đạt được

1

Cao

36 T 40

Ít nhất 3 tiêu chí có trọng số đạt mức cao, các tiêu chí khác phải đạt mức khá.


2


Khá


30 T 35

Tất cả các tiêu chí phải đạt mức khá hoặc 4 tiêu chí có trọng số đạt mức cao, 2 tiêu chí còn lại có thể là trung bình, không có

tiêu chí nào đạt mức thấp.

3

Trung bình

18 T 29

Ít nhất 4 tiêu chí có trọng số không đạt mức khá.

4

Thấp

T < 18

Không có tiêu chí nào đạt mức bền vững

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Từ Bảng điểm ở trên, có thể xác định điểm tối thiểu để mức độ phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững đạt mức khá là T = 30 điểm.

Sau khi xác định được mức độ bền vững của từng tiêu chí, dựa vào Bảng điểm và các điều kiện đánh giá có thể xác định giá trị điểm tổng hợp thể hiện mức độ phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững. Từ đó, đánh giá đúng thực trạng phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở đề xuất phương hướng và các giải pháp khắc phục.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT‌

THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

2.1. Tổng quan về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

2.1.1. Khái niệm và vai trò của vận tải hành khách công cộng trong đô thị

* Khái niệm VTHKCC trong đô thị:

Giao thông công cộng (GTCC) được hiểu là hệ thống giao thông trong đó người tham gia giao thông không sử dụng các PTCN, bao trùm, mô tả khái quát về các hệ thống VTHKCC với các loại phương tiện GTCC cơ bản và tất cả các yếu tố về môi trường hoạt động bao gồm các điều kiện về CSHT, cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo cho hệ thống VTHKCC đó được vận hành. Nói đến GTCC là nói đến trình độ phát triển của đô thị và là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các đô thị trên thế giới để phục vụ nhu cầu và không gian sống của đô thị.

VTHKCC là bộ phận cấu thành của hệ thống GTVT đô thị và được thừa nhận ở hầu hết các nước trên thế giới là dịch vụ vận chuyển hành khách bằng các phương thức khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu đi lại của người dân trong đô thị, ngoại ô và vùng. Với đa dạng các loại phương tiện vận chuyển như xe buýt, xe buýt nhanh (BRT), tàu điện ngầm, tàu điện bánh sắt, bánh hơi…VTHKCC là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của người dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và theo tuyến ổn định trong từng thời kỳ nhất định.

Hệ thống VTHKCC đô thị được hiểu gồm các yếu tố cấu thành và tạo điều kiện cho việc vận chuyển hành khách bằng PTCC được thuận tiện và an toàn. Như vậy, hệ thống VTHKCC là tập hợp tất cả các phương thức VTHKCC cùng toàn bộ CSHT phục vụ cho sự hoạt động của PTVT và các dịch vụ hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu đi lại của cộng đồng dân cư đô thị. Theo tác giả, một hệ thống VTHKCC hoàn chỉnh phải có sự kết hợp hữu cơ của 5 yếu tố: Mạng lưới tuyến VTHKCC; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên tuyến; Đoàn phương tiện vận tải; Hệ thống phục vụ và dịch vụ hỗ trợ; Hệ thống quản lý điều hành vận tải.



Đường sá, công trình phụ trợ, biển báo hiệu

CSHT kỹ thuật trên tuyến

Điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, điểm dừng đỗ, nhà chờ, trạm nhiên liệu

Bến bãi đỗ xe, nhà ga

Hệ thống VTHKCC

trong đô thị

Các loại xe buýt - BRT

Đoàn phương tiện vận tải

Tàu điện ngầm - Metro

PTCC khác

Điểm bán vé - khởi hành

Hệ thống phục vụ và DV hỗ trợ

Trạm dịch vụ hỗ trợ

Lái xe, nhân viên phục vụ

Trung tâm điều hành

Hệ thống quản lý điều hành

Bộ phận thông tin, tín hiệu

Bộ phận kiểm tra, giám sát hoạt động


Tuyến trục – Tuyến nhánh

Tuyến vòng tròn nội đô

Mạng lưới tuyến VTHKCC

Tuyến kế cận

Tuyến liên tỉnh

Hình 2.1 - Hệ thống VTHKCC trong đô thị

* Đô thị hóa và nhu cầu VTHKCC đô thị:

Đô thị hóa là quá trình biến đổi quy mô các khu vực lãnh thổ trong một quốc gia, hình thành nên các đô thị và tạo ra sự phân cấp quy mô của đô thị. Sự gia tăng dân số cả về cơ cấu, quy mô và sự phân bố dân cư trong các khu vực của đô thị kéo theo một loạt các vấn đề phát sinh cần giải quyết như: nhà ở, lao động và việc làm, cung ứng dịch vụ, nhu cầu giao thông, vệ sinh môi trường, vui chơi, giải trí...Trong đó, việc giải quyết nhu cầu giao thông là một thách thức lớn đối với các đô thị hiện nay. Với sự phát triển cả về lãnh thổ và dân số, quá trình đô thị hóa tạo ra sự đi lại tập trung với mật độ cao. Nhu cầu đi lại là nhu cầu phát sinh, một mặt chịu ảnh hưởng của nhu cầu sinh hoạt, mặt khác chịu ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế xã hội và mối quan hệ giữa các khu vực trong đô thị. Khi giải quyết nhu cầu vận tải đô thị (mà chủ yếu là nhu cầu đi lại) thì phải gắn phát triển mạng lưới đường giao thông với phát triển hệ thống VTHKCC. Sự phát triển của hệ thống VTHKCC đô thị là bộ phận không thể tách rời của quá trình đô thị hoá. VTHKCC luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại trong các đô thị trên thế giới. Mỗi một loại hình VTHKCC có những đặc tính khai thác kỹ thuật khác nhau, do đó tuỳ vào điều kiện cụ thể của mỗi đô thị, mỗi quốc gia mà người ta xem xét để lựa chọn toàn bộ hay một phần trong các loại hình VTHKCC cho phù hợp.

Bảng 2.1. Quy mô đô thị và các phương tiện đi lại chủ yếu


Loại đô thị

Dân số (triệu

người)

Số chuyến đi/năm


Phương tiện đi lại chủ yếu

Siêu đô

thị

>10

900 - 1.200

Tàu điện ngầm, tàu điện bánh sắt - bánh hơi,

monorail, đường sắt đô thị, BRT, xe buýt, taxi, xe máy, xe đạp

Loại I

> 1

850 - 950

Loại II

0,5 - 1

650 - 850

Tàu điện bánh sắt - bánh hơi, monorail, đường

sắt đô thị, BRT, xe buýt, taxi, xe máy, xe đạp

Loại III

0,25 - 0,5

400 - 600

Tàu điện bánh sắt - bánh hơi, monorail, xe buýt,

taxi, xe máy, xe đạp

Loại IV

0,1 - 0,25

300 - 450

Tàu điện bánh sắt - bánh hơi, xe buýt, taxi, xe

máy, xe đạp

Loại V

0,05 - 0,1

250 - 380

Xe buýt, taxi, xe máy, xe đạp

Nguồn: Từ Sỹ Sùa[5]

* Vai trò của VTHKCC trong đô thị:

- VTHKCC là một bộ phận cấu thành của hệ thống GTVT đô thị, tạo thuận lợi cho việc phát triển chung của đô thị. Trong các thành phố quy mô vừa và nhỏ, đi lại bằng phương tiện công cộng góp phần tạo dựng thói quen và tạo tiền đề để phát triển các phương thức VTHKCC hiện đại, có sức chứa lớn trong tương lai. Ngoài chức năng vận chuyển một khối lượng hành khách độc lập, phương tiện công cộng còn có khả năng thực hiện trung chuyển giữa các loại hình vận tải, tạo mối liên thông của cả hệ thống GTVT đô thị.

- VTHKCC góp phần tiết kiệm quỹ đất đô thị. Diện tích chiếm dụng đường cho một chuyến xe buýt nhỏ hơn xe máy 7,5 lần và nhỏ hơn ô tô con 13 lần. Diện tích giao thông tĩnh cho một chuyến đi bằng xe buýt nhỏ hơn xe máy 2,5 lần và nhỏ hơn ô tô con 23 lần. Nếu như tất cả mọi người chuyển từ PTVT cá nhân sang sử dụng dịch vụ VTHKCC thì sẽ tiết kiệm được 20-25% diện tích đường dành cho giao thông.[46,48]

- VTHKCC là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng CSHT. Diện tích chiếm dụng mặt đường của xe buýt khoảng 1,5 m²/người, chỉ bằng 2-3% so với ô tô cá nhân (47,4 - 78,5 m²/người) và 10% so với xe máy (15 m²/người). Nếu tính diện tích chiếm dụng của mỗi hành khách thì xe buýt 45 chỗ là 2,22m2/HK, xe máy là 22,75m2/HK và xe ô tô 4 chỗ là 20,5 m2/HK. Như vậy, sử dụng phương tiện công cộng có thể tận dụng được tối đa diện tích khi lưu thông.[46,48]

- VTHKCC là nhân tố chủ yếu để tiết kiệm chi phí đi lại của người dân đô thị, góp phần tăng năng suất lao động xã hội. Sử dụng phương tiện công cộng góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội (chi phí đầu tư phương tiện, chi phí điều hành quản lý giao thông, chi phí do lãng phí thời gian do tắc đường,…). Ngoài ra còn nhiều tác động tích cực khách quan đến mọi mặt của đời sống xã hội. Chi phí xã hội cho một chuyến đi theo giá mở bằng xe buýt chỉ bằng 45% so với xe máy và 7,7% so với xe con.[46,48]

- VTHKCC là ngành dịch vụ công ích, vì phúc lợi xã hội và góp phần bảo vệ môi trường. Quá trình phát triển của VTHKCC gắn liền với mức tăng trưởng

kinh tế của đô thị và sự đổi mới trong xã hội. Chất lượng dịch vụ VTHKCC sẽ ngày càng được nâng cao để phục vụ toàn dân với sự đầu tư phương tiện, nâng cao tính tiện lợi, tiện nghi, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Bên cạnh đó, Nhà nước luôn có chính sách ưu đãi đối với những đối tượng ưu tiên như học sinh, sinh viên, người tàn tật,...VTHKCC đã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, góp phần hạn chế ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường.

2.1.2. Khái niệm vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

VTHKCC bằng xe buýt được hiểu là một trong những loại hình VTHKCC bằng phương tiện là ô tô, có thu tiền cước theo quy định, hoạt động theo một biểu đồ vận hành và hành trình quy định phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư trong các thành phố lớn và các khu đông dân cư.[5] VTHKCC bằng xe buýt có thể coi là loại hình VTHKCC phổ biến nhất hiện nay tại hầu hết các đô thị trên thế giới.

Hệ thống VTHKCC bằng xe buýt là hệ thống con của hệ thống VTHKCC đô thị, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành (Mạng lưới tuyến, CSHT, phương tiện, hệ thống dịch vụ, hệ thống quản lý điều hành) để vận chuyển hành khách bằng xe buýt thuận tiện, an toàn nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đi lại của người dân trong đô thị.

* Mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt: Mạng lưới tuyến xe buýt là một phần của mạng lưới GTĐT, tập hợp các tuyến xe buýt để thực hiện chức năng vận chuyển xác định. Trên mạng lưới tuyến trang bị các cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên dụng như: điểm dừng, nhà chờ, biển báo, vạch sơn… để tổ chức các hành trình vận chuyển bằng phương tiện xe buýt, thực hiện chức năng vận chuyển hành khách trong nội đô, đến các vùng ngoại vi và các đô thị vệ tinh nằm trong quy hoạch tổng thể của đô thị.

+ Tuyến xe buýt đô thị là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối tuyến nằm trong đô thị.

+ Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch.

+ Tuyến xe buýt kế cận là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của 1 tuyến không vượt quá 2 tỉnh, thành phố; nếu điểm đầu hoặc điểm cuối thuộc đô thị loại đặc biệt thì tuyến không vượt quá 3 tỉnh, thành phố.[5]

* Phương tiện VTHKCC bằng xe buýt (Ô tô buýt):

Theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể phân loại xe buýt thành:

+ Ô tô buýt: là loại ô tô khách có kết cấu và trang bị dùng để chở người và hành lý mang theo, số chỗ ngồi lớn hơn 9 bao gồm cả ghế của người lái, ô tô buýt có thể có một hoặc hai bảng điều khiển và cũng có thể kéo theo một xe moóc.

+ Ô tô mini buýt: là loại ô tô buýt chỉ có một bảng điều khiển duy nhất, có số ghế ngồi không quá 17 bao gồm cả ghế của người lái.[5]

- Theo loại nhiên liệu sử dụng, phương tiện xe buýt bao gồm xe buýt sử dụng năng lượng sạch và xe buýt thông thường.

+ Xe buýt thông thường: xe buýt chỉ sử dụng nhiên liệu xăng, dầu.

+ Xe buýt sử dụng năng lượng sạch: xe buýt sử dụng khí hóa lỏng, khí thiên nhiên, điện, năng lượng mặt trời thay thế xăng, dầu.

* Kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt:

Kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt là các công trình phục vụ cho hoạt động khai thác VTHKCC bằng xe buýt bao gồm: đường dành riêng cho xe buýt; điểm đầu; điểm cuối; điểm dừng; biển báo; vạch sơn; nhà chờ; điểm trung chuyển; bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác.[4]

* Các hình thức chạy xe buýt trong thành phố:

+ Xe buýt thông thường: xe buýt sẽ lần lượt dừng lại ở tất cả các điểm dừng trên hành trình, giúp cho hành khách có thể lên xuống tại bất cứ điểm nào đó trên tuyến.

+ Xe buýt nhanh: xe chỉ dừng lại ở một số điểm dừng chủ yếu trên tuyến, bỏ qua một số điểm dừng.

+ Xe buýt tốc hành: số điểm dừng trên tuyến ít, chỉ dừng lại ở một số điểm dừng chính, chủ yếu là những điểm trung chuyển.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí