Từ yêu cầu cấp thiết phải đổi mới PPDH của ngành GD, từ tình hình dạy và học Toán hiện nay, chúng tôi chọn đề tài:
"Phát triển tư duy biện chứng của học sinh trong dạy học Hình học ở trường trung học phổ thông".
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án xây dựng những biện pháp để phát triển TDBC cho HS. Từ đó, vận dụng các biện pháp này vào DH Hình học nhằm góp phần nâng cao chất lượng DH môn Toán.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các đặc trưng cơ bản của TDBC và những áp dụng của TDBC vào dạy học môn HH ở trường THPT.
Khách thể nghiên cứu của luận án là các hoạt động (HĐ) dạy và học môn HH của GV và HS ở trường THPT.
Đối tượng khảo sát của luận án là HS (diện đại trà) của một số trường THPT, GV dạy môn Toán ở trường THPT thuộc các tỉnh DakLak, Dak Nông, Bình Phước và Hà Tĩnh.
4. Giả thuyết khoa học
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển tư duy biện chứng của học sinh trong dạy học Hình học ở trường trung học phổ thông - 1
- Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Tư Duy Biện Chứng
- Phát triển tư duy biện chứng của học sinh trong dạy học Hình học ở trường trung học phổ thông - 4
- Mối Quan Hệ Giữa Td Sáng Tạo, Td Độc Lập, Td Tích Cực
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Trong quá trình DH Hình học ở trường THPT, nếu chú ý rèn luyện và phát triển TDBC của HS, trên cơ sở vận dụng các đặc trưng của TDBC cùng với hệ thống các biện pháp sư phạm (SP) tương thích và tôn trọng nội dung (ND) chương trình sách giáo khoa (SGK) hiện hành thì sẽ góp phần phát triển TDBC cho HS, từ đó chất lượng DH Toán ở trường THPT sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ góp phần làm rõ những vấn đề sau:
- Khái niệm TDBC.
- Các đặc trưng cơ bản của TDBC.
- Mối liên hệ giữa TDBC với các loại TD khác
- Sự cần thiết rèn luyện và phát triển TDBC cho HS trong DH Toán.
- TDBC có thể phát triển được cho HS thông qua DH môn HH ở trường THPT.
- Vấn đề đổi mới PPDH môn Toán nói chung môn HH nói riêng theo định hướng HĐ hóa người học.
- Trình bày các định hướng sư phạm, căn cứ của việc đề ra các biện pháp rèn luyện TDBC.
- Đưa ra những biện pháp thực hiện góp phần rèn luyện và phát triển TDBC cho HS qua DH Hình học ở trường THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu về Triết học, tài liệu bàn luận về việc vận dụng Triết học vào các HĐ nhận thức và DH Toán. Nghiên cứu các tài liệu về TDBC. Nghiên cứu tài liệu về Tâm lí học, GD học và Lí luận DH. Nghiên cứu lịch sử phát sinh và phát triển của HH.
- Phương pháp điều tra và quan sát
Sử dụng phiếu hỏi (phiếu điều tra) để tìm hiểu về sự quan tâm của GV toán THPT về TDBC và việc vận dụng trong DH. Dự một số giờ dạy của GV ở trường THPT để biết thực tế DH môn HH của GV và HS.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực nghiệm (TN) sư phạm (SP) để xem xét tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp phân tích, đánh giá
Luận án chú ý sử dụng PP phân tích định tính, định lượng nhằm rút ra những kết luận liên quan đến các nội dung được xem xét.
Đánh giá kết quả bằng PP thống kê trong khoa học giáo dục (KHGD).
7. Những vấn đề đưa ra bảo vệ
7.1. TDBC;
7.2. Các đặc trưng cơ bản của TDBC trong môn Toán;
7.3. Những định hướng, các căn cứ của việc đề ra bảy biện pháp rèn luyện và phát triển TDBC của HS;
7.4. Có thể xây dựng những biện pháp rèn luyện và phát triển TDBC cho HS thông qua DH Hình học nói riêng và môn Toán nói chung;
7.5. Tính khả thi những biện pháp sư phạm (SP) đề xuất, tính hiệu quả rèn luyện và phát triển TDBC cho HS thông qua các biện pháp đó.
8. Những đóng góp mới của luận án
- Về mặt lí luận
Làm rõ khái niệm TDBC, các đặc trưng của nó;
Xác định cơ sở khoa học (căn cứ, định hướng) để xây dựng nội dung, PP rèn luyện TDBC cho HS;
Đề xuất được những biện pháp DH nhằm rèn luyện và phát triển TDBC cho HS; Góp phần làm sáng tỏ ND "Rèn luyện và phát triển TDBC cho HS" trong DH
Toán ở trường phổ thông (PT) nói chung, DH môn HH nói riêng ở trường THPT theo quan điểm HĐ.
- Về mặt thực tiễn
Góp phần xây dựng cách rèn luyện TDBC cho HS thông qua giải toán HH.
Xây dựng được những biện pháp rèn luyện và phát triển TDBC cho HS trong DH Toán.
Vận dụng một số biện pháp "Rèn luyện và phát triển TDBC cho HS" vào thực tiễn DH Hình học ở trường PT.
Luận án là tài liệu tham khảo cho các GV khi thực hiện một nhiệm vụ "Rèn luyện và phát triển TDBC cho HS qua DH môn Toán".
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục (Các công trình đã công bố của tác giả, Tài liệu tham khảo, Phiếu hỏi), luận án có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn;
Chương 2: Một số biện pháp góp phần rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng cho học sinh thông qua dạy học Hình học ở trường THPT;
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
1.1. Cơ sở lí luận
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Vấn đề bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển TDBC của HS đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này: Các tác giả Nguyễn Bá Kim [75, tr. 16 - 48]; Phạm Văn Hoàn [54, tr. 52]; Nguyễn Cảnh Toàn [147, tr. 146 - tr. 149]; Đào Tam [133]; Trần Thúc Trình [54, tr. 52], [156]; Nguyễn
Gia Cốc [54, tr. 52]; Phạm Gia Đức [39, tr. 74 - 75]; Nguyễn Văn Lộc [88, tr. 5 - 6];
... và nhiều tác giả khác trong các công trình nghiên cứu của mình đã giải quyết nhiều nội dung về lí luận cũng như thực tiễn của vấn đề phát triển TDBC cho HS.
Trên thế giới, nhiều nhà tâm lí học, GD học như: [1] có Alêxêep M., Onhisuc V., Crugliăc M., Zabôtin V., Vecxcle X., Macarencô A. X.; [112], [113] có Ôganhexian, Kôliaghin Iu. M., Lucankin G. L., Xannhixki V. Ia.; [130] có Rudavin R. I., Nưxanbaép A., Sliakhin G.; [107] có Molôtsi; Đào Văn Trung [153]; … quan tâm nghiên cứu về TD nói chung, TDBC của HS nói riêng và vấn đề bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển TDBC cho HS.
1.1.1. Khái niệm về tư duy
TD có tác dụng to lớn trong đời sống xã hội. Người ta dựa vào TD để nhận thức những quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội và lợi dụng những quy luật đó trong HĐ thực tiễn của mình” [130, tr. 876].
Nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lí của con người, nó cung cấp vật liệu cho các HĐ tâm lí cao hơn. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mà bằng cảm tính, con người không thể nhận thức và giải quyết được. Muốn cải tạo thế giới, con người phải đạt tới mức độ nhận thức cao hơn, nghĩa là phải TD.
Có rất nhiều cách định nghĩa về TD, sau đây là một số quan điểm:
- Theo cách hiểu của Rubinstêin X. L: “TD - đó là sự khôi phục trong ý nghĩ của chủ thể về khách thể với mức độ đầy đủ hơn, toàn diện hơn so với các tư liệu cảm tính xuất hiện do tác động của khách thể” [dẫn theo 143, tr. 8].
- Theo Phạm Minh Hạc “TD là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan”.
Hoặc: “TD là một quá trình tâm lí liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ - quá trình tìm tòi và sáng tạo cái chính yếu, quá trình phản ánh một cách từng phần hay khái quát thực tế trong khi phân tích và tổng hợp nó. TD sinh ra trên cơ sở HĐ thực tiễn, từ nhận thức cảm tính và vượt xa giới hạn của nó” [dẫn theo 143, tr. 8].
TD thể hiện ở những khái niệm, phán đoán, suy luận.
Các thao tác TD chủ yếu là: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá. “TD, sản phẩm cao nhất của cái vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, là quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lí luận ... TD xuất hiện trong quá trình HĐ sản xuất xã hội của con người và bảo đảm phản ánh thực tại một cách gián tiếp, phát hiện những mối liên hệ hợp quy luật của thực tại ... TD chỉ tồn tại trong một mối liên hệ không thể tách rời khỏi HĐ lao động và lời nói, là HĐ chỉ tiêu biểu cho xã hội loài người. Cho nên, TD của con người được thực hiện trong mối liên hệ chặt chẽ nhất với lời nói, và những kết quả của TD được ghi nhận trong ngôn ngữ. Tiêu biểu cho TD là những quá trình như trừu tượng hoá, phân tích và tổng hợp, việc nêu lên những vấn đề nhất định và tìm cách giải quyết chúng, việc đề xuất những giả thiết, những ý niệm, ... Kết quả của quá trình TD bao giờ cũng là một ý nghĩ nào đó. Khả năng phản ánh thực tại một cách khái quát của TD được biểu hiện ở khả năng của con người có thể xây dựng những khái niệm chung, gắn liền với sự trình bày những quy luật tương ứng. Khả năng phản ánh thực tại một cách gián tiếp của TD được biểu hiện ở khả năng suy lí, kết luận lôgic, chứng minh của con người. Xuất phát từ chỗ phân tích những sự kiện có thể tri giác được một cách trực tiếp, nó cho phép nhận thức được những gì không thể tri giác được nhờ các giác quan. Những khái niệm và những hệ thống khái niệm (những lí luận KH) ghi lại (khái quát hoá) kinh nghiệm của loài người, là sự tập trung những tri thức của con người và là điểm xuất phát để tiếp tục nhận thức thực tại. TD của con người được nghiên cứu trong những lĩnh vực KH khác nhau và bằng những PP khác nhau" [154, tr. 634].
Từ các định nghĩa trên, ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản sau đây của TD:
- TD là sản phẩm của bộ não con người và là một quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan;
- Bản chất của TD (mà cũng là điều khó khăn) là ở sự phân biệt sự tồn tại độc lập của đối tượng được phản ánh với hình ảnh nhận thức được qua khả năng HĐ suy nghĩ của con người nhằm phản ánh được đối tượng;
- TD là quá trình phát triển năng động và sáng tạo;
- Khách thể trong TD được phản ánh với nhiều mức độ khác nhau từ thuộc tính này đến thuộc tính khác, nó phụ thuộc vào chủ thể là con người;
- TD chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh có vấn đề;
- TD có tính khái quát và TD có tính gián tiếp;
- TD của con người có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, kết quả của nó bao giờ cũng là một ý nghĩ và được thể hiện qua ngôn ngữ;
- TD có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính;
Nhận thức vấn đề
- TD là một quá trình, nghĩa là TD có nảy sinh, diễn biến và kết thúc: Quá trình TD bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau được minh hoạ bởi sơ đồ (do Plantônôv
K. K. đưa ra):
Xuất hiện các liên tưởng
Sàng lọc liên tưởng & hình thành giả thuyết
Kiểm tra giả thuyết
Giải quyết vấn đề
Hoạt động tư duy mới
Khẳng định
Phủ định
Chính xác hóa
Sơ đồ 1.2: Quá trình tư duy
- Quá trình TD là một hành động trí tuệ: Quá trình TD được diễn ra bằng cách chủ thể tiến hành những thao tác trí tuệ nhất định. Có rất nhiều thao tác trí tuệ tham gia vào một quá trình TD cụ thể với tư cách một hành động trí tuệ: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, ... [dẫn theo 143, tr. 9 – 10].
1.1.2. Khái niệm tư duy Toán học
TD Toán học được hiểu, thứ nhất là hình thức biểu lộ của TDBC trong quá trình con người nhận thức KH Toán học hay trong quá trình áp dụng Toán học vào các KH khác như kĩ thuật, kinh tế quốc dân, ... Thứ hai, TD Toán học có các tính chất đặc thù được quy định bởi bản chất của KH Toán học, bởi sự áp dụng các PP Toán học để nhận thức các hiện tượng của thế giới hiện thực, cũng như bởi chính các phương thức chung của TD mà nó sử dụng.
ND của TD Toán học là những tư tưởng phản ánh hình dạng không gian (KG) và những quan hệ số lượng của thế giới hiện thực [88, tr. 16 – 17].
Theo cuốn “Phương pháp giảng dạy toán ở trường phổ thông” của nhóm tác giả: Ôganhexian, Kôliagin Iu. M., Lucankin G. L., Xannhixki V. Ia. được ấn hành đầu tiên năm 1975 [112] và tái bản vào năm 1980 [113] đã nêu “Dễ dàng phát hiện ra rằng, tính biến dạng của tư duy Toán học không có gì khác là bằng các dạng riêng biệt của cách biểu hiện tư duy biện chứng trong quá trình nghiên cứu Toán học”[112, tr.130].
1.1.3. Khái niệm về tư duy biện chứng
Vấn đề trung tâm của lôgic học là vấn đề về chân lí, đó là sự phản ánh đúng đắn của TD con người đối với hiện thực.
Chủ nghĩa duy vật BC dựa vào những quy luật (còn gọi là những nguyên tắc của phép BC) trong việc nghiên cứu TD để vạch ra phép BC của TD. Chính từ đó làm cho lôgic học trở thành KH về sự phát triển của TD con người, phản ánh sự phát triển của thế giới khách quan, xem xét TD và các hình thức của TD một cách KH và vạch ra con đường phải đi để nhận thức được đúng đắn thế giới bên ngoài, đi đến chân lí [82, tr. 75].
Chủ nghĩa duy vật BC dựa vào sáu cặp phạm trù: Cái chung, cái riêng; Nguyên nhân, kết quả; tất nhiên, ngẫu nhiên; nội dung, hình thức; bản chất, hiện tượng; khả năng, hiện thực. Ba qui luật: Lượng - chất; thống nhất - đấu tranh; phủ định - phủ định
và hai nguyên lí: mối liên hệ phổ biến; sự phát triển. Những nội dung này càng khẳng định thế giới khách quan không chỉ tồn tại độc lập với ý thức của con người, mà còn luôn vận động, phát triển, chuyễn hóa lẫn nhau [38].
Nhà sư phạm Xô viết nổi tiếng Macarencô. A. X đã từng chỉ ra rằng trong DH và GD chúng ta phải theo kịp những yêu cầu mà xã hội chúng ta sẽ đề ra cho con người trong một tương lai không xa. Để GD được con người lao động sáng tạo có năng lực trí tuệ cao cần phải vận dụng những PPDH tích cực nhằm phát triển các năng lực TD một cách BC, năng lực xem xét các đối tượng và hiện tượng trong mối liên hệ qua lại, trong quá trình vận động, biến đổi, mâu thuẫn và phát triển của chúng [1, tr.143].
Theo [112, tr. 151]: “Tư duy biện chứng được đặc trưng bởi sự thấu tỏ tính thay đổi, tính hai chiều, tính mâu thuẫn, bởi mối liên quan và phụ thuộc tương hỗ của các khái niệm và quan hệ. Ngoài ra tư duy một cách biện chứng còn là ở chổ biểu hiện khả năng có được những quan điểm không khuôn sáo, nhiều khía cạnh, khi nghiên cứu các đối tượng và hiện tượng xảy ra, khi giải quyết các vấn đề”.
Nhóm tác giả Ôganhexian, Kôliagin Iu. M., Lucankin G. L., Xannhixki V. Ia. cũng cho rằng “... tư duy biện chứng, đầu tiên nhất, là tư duy khoa học tự nhiên; quan hệ của nó với tư duy Toán học không sắp xếp được vào một trật tự chi phối nào đó. Nói đơn giản hơn, tư duy Toán học đáng giá, điều không tránh được, phải đồng thời là tư duy biện chứng” [112, tr.151].
Theo quan điểm của luận án này:"Tư duy biện chứng là một phương thức tư duy, xem xét sự vật hiện tượng trong sự thống nhất và mâu thuẫn, trong sự vận động và phát triển, trong mối liên hệ và phụ thuộc với các sự vật khác".
Tính chất BC của TD được đặc trưng bởi nhận thức tính thay đổi (vận động và sự phát triển), tính hai mặt (mâu thuẫn và sự thống nhất), tính toàn diện (sự liên hệ tương hỗ và phụ thuộc lẫn nhau của các khái niệm và các quan hệ, tính lịch sử và tính khách quan. TDBC tuân theo các quy luật của lôgic BC.