Điều Hành Cơ Chế Tăng Trưởng Tín Dụng Tiêu Dùng Có Điều Kiện


4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về cho vay và đi vay có trách nhiệm

NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ về cho vay và đi vay có trách nhiệm. Đối với cho vay có trách nhiệm, cần quy định rõ ràng về trách nhiệm của các CTTC đối với khách hàng không chỉ dừng ở việc giải thích rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của khách hàng trong hợp đồng TDTD, việc nhắc nợ và đòi nợ mà còn mở rộng thêm nội dung tư vấn cho khách hàng về các rủi ro gặp phải khi không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đầy đủ và đúng hạn, quyền lợi của khách hàng sau khi vay vốn

... Ngoài ra, CTTC cần phải ban hành đầy đủ các quy định nội bộ, định lượng các trách nhiệm của cán bộ CTTC về cho vay có trách nhiệm, có hệ thống giám sát và đánh giá cho vay có trách nhiệm. CTTC được khuyến khích trích ngân sách hàng năm để triển khai các chương trình giáo dục về tài chính tiêu dùng và quản lý tài chính cá nhân đối với người tiêu dùng.

Đối với khách hàng vay vốn, cần xây dựng chế tài và đưa vào khung luật pháp cả về dân sự và hình sự các trách nhiệm mà khách hàng vay vốn phải đối mặt trong trường hợp khách hàng thiếu sự hợp tác với CTTC để hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi vay, cố tình vay vốn mà không xác định được nguồn trả nợ hoặc các trường hợp cố ý lừa đảo vay vốn CTTC.

Dựa trên kinh nghiệm triển khai giáo dục về tài chính và quản lý tài chính cá nhân từ lứa tuổi phổ thông trung học của các nước phương tây, đề xuất Chính phủ đưa các chương trình giáo dục về tài chính và quản lý tài chính cá nhân vào các chương trình giáo dục phổ thông để giúp người dân có sự hiểu biết ngay từ nhỏ, giảm các hệ lụy trong xã hội do thiếu hiểu biết về tài chính của người vay vốn.

4.3.2. Điều hành cơ chế tăng trưởng tín dụng tiêu dùng có điều kiện

Xuất phát từ các bài học kinh nghiệm về áp dụng hạn chế TDTD tại Nhật Bản và tác động của hạn chế TDTD từ các nước EU, việc áp dụng hạn chế TDTD thông qua áp đặt mức tăng trưởng TDTD hàng năm đối với các CTTC tại Việt Nam ảnh hưởng tới việc tiếp cận TDTD của nhóm người đi vay có thu nhập thấp và ảnh hưởng tới phát triển hoạt động TDTD của các CTTC trong nước.

Trong điều hành TDTD của các CTTC, NHNN cần xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp với nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân, tránh trường hợp cung TDTD không đáp ứng với cầu vay vốn tiêu dùng, dẫn tới tạo điều kiện cho tín dụng đen phát triển và khó kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.



Phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc NHTM ở Việt Nam - 21

Hiện nay, NHNN đang là cơ quan kiểm soát tăng trưởng tín dụng của các CTTC hàng năm và có sự phân hóa giữa các CTTC. Một trong các cơ sở để xem xét quyết định tỷ lệ xuất phát từ điều kiện kinh doanh của CTTC ( CTTC tổng hợp hay tiêu dùng). CTTC tổng hợp có mảng cho vay KHDN nên việc xem xét sẽ khác biệt so với CTTC tiêu dùng chỉ cho vay KHCN. Trên cơ sở phỏng vấn các bộ chuyên môn tại NHNN, các nguyên tắc để xây dựng và ban hành tỷ lệ tăng trưởng TDTD của CTTC được NHNN quy định và tùy biến theo từng năm. CTTC trên cơ sở đạt được 90% mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm thường sẽ đề xuất NHNN tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Giới hạn an toàn vốn là một trong các cơ sở được NHNN xem xét khi đánh giá và phê duyệt đề xuất mới tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các CTTC.

Mục tiêu tăng trưởng TDTD hàng năm như hiện nay gây khó khăn cho các CTTC xây dựng các chiến lược phát triển trung dài hạn. Đề xuất NHNN quy hoạch và áp dụng mức tăng trưởng TDTD cho các CTTC trong thời gian tối thiểu 3-5 năm dựa trên đánh giá các điều kiện cụ thể về vốn điều lệ, năng lực hoạt động, năng lực quản trị rủi ro và các chỉ tiêu tài chính về quy mô dư nợ TDTD, lợi nhuận, tỷ lệ NPL, tỷ lệ an toàn vốn. Việc áp dụng mục tiêu tăng trưởng TDTD với các điều kiện như đề xuất ở trên giúp phân loại các CTTC đang hoạt động tốt và cần được khuyến khích phát triển TDTD với các CTTC còn đang yếu kém, chưa có năng lực quản trị rủi ro tốt, dễ gây tình trạng nợ xấu khi quy mô tăng trưởng tín dụng vượt quá năng lực kiểm soát. Đối với các CTTC trực thuộc, cần bổ sung thêm sự ràng buộc với NHTM mẹ, trong đó, mức tăng trưởng TDTD của CTTC trực thuộc được xem xét tăng thêm so với CTTC độc lập nếu NHTM mẹ đạt được các chỉ tiêu về an toàn hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

Để tránh tình trạng xin cho và thiếu các quy chuẩn khi thực hiện điều chỉnh mức độ tăng trưởng TDTD hàng năm, NHNN cần xây dựng và chuẩn hóa các điều kiện áp dụng trong trường hợp các CTTC được phép điều chỉnh tăng, hoặc phải điều chỉnh giảm tăng trưởng TDTD trong năm. Việc ban hành các quy chuẩn là động lực giúp các CTTC cải thiện các chỉ tiêu hoạt động, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và an toàn trong hoạt động TDTD liên tục trong năm để tăng được mức độ tăng trưởng TDTD đang phải tuân thủ, hoặc tránh bị điều chỉnh giảm tăng trưởng TDTD trong năm.

4.3.3. Triển khai dữ liệu lớn trong Chính phủ điện tử

Nguồn thông tin chính thống từ các ứng dụng dữ liệu lớn của Chính phủ điện tử luôn là nguồn cơ sở đầu vào quan trọng cho các ứng dụng Dữ liệu lớn trong hoạt động của CTTC. Ứng dụng dữ liệu lớn của CTTC đạt hiệu quả nếu liên kết và kế thừa các dữ liệu điện tử công khai từ hệ thống thông tin của Chính phủ đối với một số các thông tin tối thiểu về người dân như giấy tờ tùy thân (gồm chứng minh thư nhân dân, hộ



chiếu, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước quân nhân), số bảo hiểm y tế cá nhân, bảo hiểm y tế xã hội, thuế thu nhập cá nhân đóng hàng năm, dữ liệu về trốn thuế và gian lận thuế, vi phạm giao thông, các trường hợp thi hành án dân sự, hình sự... Một số nội dung liên quan tới việc triển khai dữ liệu lớn trong Chính phủ điện tử cần được cơ quan nhà nước Việt Nam xem xét gồm:

- Xây dựng và chuyển đổi hệ thống chính phủ truyền thống sang hệ thống số. Trong đó, triển khai số hóa các tài liệu giấy về thông tin người dân lên hệ thống số. Xây dựng các quy trình làm việc của cán bộ nhà nước trên nền tảng số. Dữ liệu số cần được làm sạch định kỳ nhằm đảm bảo nguồn dữ liệu số được cập nhật và chính xác.

- Xây dựng các quy định liên quan tới quyền sở hữu và quyền riêng tư đối với các thông tin người dân trên hệ thống số, trong đó quyền sở hữu và cách thức sở hữu dữ liệu phải được quy định rõ ràng nhằm đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu được cấp phép cho các hoạt động cụ thể như ngân hàng, tài chính, viễn thông, bảo hiểm... Các thông tin riêng tư được phép chia sẻ và sử dụng như tên tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp... cần được công bố công khai.

- Xây dựng hệ thống dữ liệu mở cho phép chia sẻ dữ liệu và hợp tác trong phân tích dữ liệu. Ví dụ các dữ liệu người dân cơ bản được chia sẻ cho CTTC tiêu dùng để phục vụ công tác đối chiếu với các tài liệu cá nhân do các khách hàng cung cấp, đánh giá các dữ liệu lịch sử về y tế, bảo hiểm là cơ sở ra các quyết định cho vay, ngược lại các thông tin vay vốn và tình trạng tuân thủ trách nhiệm vay vốn cũng được tập hợp và chia sẻ cho các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ công tác thống kế và hoàn thiện các khung pháp lý liên quan tới TDTD.

- Bảo mật dữ liệu, tạo trải nghiệm an toàn cho người dân bằng việc phát triển Chính phủ điện tử an toàn và kế hoạch khôi phục thảm họa mất dữ liệu, bảo đảm dữ liệu không bị phát tán cho các mục đích vi phạm pháp luật của tội phạm công nghệ cao.


Tóm tắt chương 4


Trong chương 4 của luận án, các giải pháp phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc ở Việt Nam đã được đề xuất căn cứ cơ sở kết quả đánh giá thực trạng, phân tích SWOT, định hướng phát triển và các bài học rút ra qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế. Một số giải pháp cơ bản được tác giả luận án tập trung phân tích, luận giải gồm phát triển sản phẩm, kênh phân phối theo định hướng kinh doanh số, hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, hoàn thiện hệ thống quản trị dữ liệu khách



hàng, hoàn thiện công tác thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng, hoàn thiện năng lực bảo mật thông tin khách hàng trong kinh doanh số và các giải pháp bảo vệ uy tín và thương hiệu của CTTC trực thuộc và NHTM mẹ như nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay có trách nhiệm, và nâng cao chất lượng nguồn nhân sự, đạo đức nghề nghiệp. Tác giả cũng đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước về các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cho vay và đi vay có trách nhiệm, điều hành cơ chế tăng trưởng tín dụng có điều kiện, triển khai dữ liệu lớn trong Chính phủ điện tử, từ đó thúc đẩy các CTTC trực thuộc phát triển TDTD an toàn, bền vững và tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội.


KẾT LUẬN


Hoạt động TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM là loại dịch vụ tài chính không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Sự phát triển TDTD của các CTTC này góp phần quan trọng vào sự phát triển của các cá nhân và hộ gia đình người sử dụng dịch vụ, của CTTC trực thuộc, NHTM mẹ của CTTC và nền kinh tế xã hội nói chung. Bằng sự vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận án đã thực hiện được những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.

Thứ nhất, làm rõ khung lý luận về TDTD và phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc. Các nội dung về phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM được hệ thống hóa đầy đủ: khái niệm, nội dung phát triển TDTD về lượng và chất, chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển TDTD. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển TDTD bao gồm 08 chỉ tiêu định lượng (mức tăng số lượng sản phẩm TDTD, mức độ tăng trưởng: kênh phân phối, thị trường về mặt địa lý, dư nợ TDTD, thị phần TDTD, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận của CTTC và hệ số an toàn vốn), và 04 nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển TDTD xuất từ nội tại CTTC trực thuộc (chiến lược phát triển, năng lực tổ chức phát triển sản phẩm, nguồn nhân lực, năng lực CNTT, cho vay có trách nhiệm, chất lượng dịch vụ), NHTM mẹ (uy tín và thương hiệu, chiến lược phát triển), khách hàng vay vốn (nhu cầu, đạo đức, hiểu biết và thông tin khách hàng) và nhóm yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh.

Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc trên thế giới cho thấy hoạt động TDTD đạt được thành công trên cơ sở triển khai được đa dạng các sản phẩm TDTD trên nền tảng kênh phân phối cơ bản kết hợp với nền tảng công nghệ hiện đại, chiến lược chia sẻ khách hàng hiệu quả giữa NHTM mẹ và CTTC trực thuộc, các ứng dụng chấm điểm xếp hạng tín dụng dựa trên nền tảng CNTT giúp sàng lọc khách hàng và đẩy nhanh thời gian xử lý khoản vay. Nghiên cứu thực tiễn kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển TDTD tại Nhật bản và EU cũng cho thấy các tác động tiêu cực của hạn chế lãi suất và hạn chế tăng trưởng TDTD đối với CTTC, khách hàng và xã hội.

Thứ ba, từ khung lý thuyết được xác lập, từ các số liệu thu thập thứ cấp và kết quả khảo sát khách hàng, kết quả phỏng vấn cán bộ chuyên môn của các CTTC trực thuộc, tác giả đã làm rõ thực trạng và đánh giá kết quả phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc ở Việt Nam trong giai đoạn 2014-2019 với năm thành công chính bao gồm:

i) các CTTC trực thuộc NHTM áp dụng thành công các phương thức phát triển TDTD truyền thống phù hợp với đặc điểm thị trường TDTD giai đoạn 2014-2019, ii) góp phần tạo ra thu nhập của các CTTC trực thuộc, iii) nâng cao vị thế của NHTM mẹ và



khẳng định hướng đi đúng của các NHTM khi triển khai mô hình TDTD tại CTTC, iv) công tác quản trị rủi ro đang tiếp cận với thông lệ quốc tế, chất lượng tín dụng được duy trì theo hướng an toàn hiệu quả, v) góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương hạn chế tín dụng đen theo chỉ đạo của Chính phủ. Một số hạn chế CTTC trực thuộc đối mặt bao gồm phương thức phát triển TDTD chưa theo kịp xu thế tiêu dùng trong thời đại 4.0, nguy cơ ảnh hưởng tới hình ảnh và gây tác động bất lợi tới một số chỉ tiêu tài chính của NHTM mẹ, và nguyên tắc cho vay và đi vay có trách nhiệm chưa được xem xét đúng mức. Nguyên nhân hạn chế chủ yếu xuất phát từ nguồn nhân sự không ổn định thiếu trung thành, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, năng lực công nghệ thông tin chưa đáp ứng kịp phương thức kinh doanh số, chiến lược NHTM mẹ, hiểu biết của khách hàng vay vốn và một số các quy định luật về TDTD còn chưa rõ ràng.

Thứ tư, từ kết quả phân tích SWOT gắn kết với định hướng phát triển TDTD của CTTC trực thuộc trong giai đoạn 2020-2025, tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp trọng tâm bao gồm: chuyển dịch kinh doanh số (sản phẩm và kênh phân phối), hoàn thiện năng lực quản lý chất lượng TDTD và giải pháp bảo vệ uy tín và thương hiệu của CTTC trực thuộc và NHTM mẹ. Tác giả kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về cho vay và đi vay có trách nhiệm, điều hành cơ chế tăng trưởng tín dụng có điều kiện và triển khai dữ liệu lớn trong Chính phủ điện tử để hỗ trợ phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc ở Việt Nam.

Tác giả luận án mong rằng các kết quả nghiên cứu trên sẽ góp phần phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc ở Việt Nam theo đúng chiến lược phát triển chung của cả NHTM mẹ và CTTC trực thuộc, hướng tới mục tiêu phát triển an toàn, hiệu quả và bên vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, kết quả nghiên cứu luận án cũng còn những hạn chế nhất định như: tác giả chưa sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xử lý dữ liệu và số liệu, chưa thu thập được đầy đủ dữ liệu chuyên sâu về phát triển các sản phẩm TDTD con từ sản phẩm TDTD cơ bản, số lượng khách hàng vay vốn tiêu dùng qua các năm do tính chất bảo mật thông tin của các CTTC trực thuộc. Ngoài ra, luận án cũng chưa nghiên cứu chuyên sâu về mô hình cho vay ngang hàng của các CTTC trực thuộc ở Việt Nam. Nguyên nhân do Việt Nam hiện chưa có hành lang pháp lý, hệ thống các văn bản liên quan về công ty Fintech và hoạt động cho vay ngang hàng. Mặc dù mô hình cho vay ngang hàng là hình thức kinh doanh ứng dụng công nghệ trong thời đại công nghệ 4.0 nhưng rủi ro tiềm ẩn của hình thức này khá lớn nên cần có thời gian nghiên cứu và xem xét, đồng thời cần có hành lang pháp lý rõ ràng thì mới có thể xác định mô hình kinh doanh phù hợp cho các CTTC trực thuộc.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Tô Thanh Hương (2020), “Kinh nghiệm phát triển tín dụng tiêu dung của một số công ty tài chính trên thế giới”, Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, số tháng 2/2020, trang 107-109.

2. Tô Thanh Hương (2020), “Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 08 tháng 03/2020, trang 37-39.

3. Nguyễn Thị Phương Liên, Tô Thanh Hương (2020), “Phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Tài chính cá nhân - Lý thuyết và thực hành trong bối cảnh mới, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật.

4. Nguyễn Thị Phương Liên, Tô Thanh Hương (2020), “Phát triển kênh phân phối tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Thương mại, số tháng 8/2020.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1994), C.Mác và Ph.Ăng-ghen -Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 20, trang 179, 360.

2. Chính Phủ (2002), Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính.

3. Chính Phủ (2007), Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 14/6/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

4. Chính Phủ (2014), Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 07/05/2014 về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.

5. Chính Phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 24/12/2018 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

6. Chính Phủ (2018), Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

7. Chính Phủ (2019), Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 Quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Chính Phủ (2019), Nghị định số 86/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

9. Bùi Mạnh Cường (2019), Quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Thị Hạnh (2019), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài Chính.

11. Hoàng Tuấn Linh (2009), Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM nhà nước Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.

12. Frederic S. Mishkin (2003), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, trang 14.

13. Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, các số phát hành trong các năm 2015-2019.

14. Kinh tế và Dự báo, các số phát hành trong các năm 2014-2019.

15. Morgan Stanley (2013), Ngành tài chính tiêu dùng toàn cầu: Những quan sát về xu hướng quan trọng, sự phát triển và các triển vọng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024