Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại


Tuy hiện nay tỉnh Lâm Đồng hiện đang thực hiện chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch với 09 địa phương đều là trọng điểm du lịch (bao gồm Hà Nội, Nghệ An, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai), nhưng các chương trình liên kết được đánh giá là vẫn chưa khai thác hiệu quả tiềm năng giữa các địa phương, chưa định hình được sản phẩm liên kết đặc trưng bền vững... Giai đoạn 2018-2019 toàn tỉnh Lâm Đồng đã thu hút được 228 dự án du lịch, với tổng số vốn đăng ký khoảng 70.300 tỷ đồng. Một số dự án đã đưa vào khai thác kinh doanh như dự án của Công ty Cổ phần Du lịch Bốn Mùa (Khu nghỉ dưỡng Terracotta), Công ty TNHH Maico (Khu nghỉ dưỡng Edensse), Công ty Cổ phần Sacom Tuyền Lâm (sân golf, khu nghỉ dưỡng), Công ty cổ phần Làng Bình An (khu biệt thự nghỉ dưỡng, Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt (Khu du lịch Đà Lạt Star), Khu du lịch Làng Cù Lần… đã tạo thêm sản phẩm du lịch mới cho địa phương. Nhu cầu vốn đầu tư và phát triển du lịch, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, vui chơi, giải trí và lưu trú là rất bức thiết để phát triển ngành du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng (2016), mặc dù sở hữu những lợi thế phát triển ngành du lịch nhưng các DN, hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này vẫn gặp không ít khó khăn khi vốn đầu tư khá lớn, đòi hỏi các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải tìm kiếm vốn đầu tư từ các NHTM. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng cũng đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư, nâng cấp chất lượng dịch vụ của ngành., chính vì vậy nguồn vốn tín dụng ngân hàng là đòn bẩy quan trọng giúp tạo điều kiện phát triển ngành du lịch, khai thác tiềm năng du lịch địa phương, từ đó hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Ngành ngân hàng cũng luôn chủ động đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, đảm bảo sự phát triển bền vững của đôi bên. Bên cạnh đó, có thể nói tín dụng ngân hàng được xem là kênh tài trợ quan trọng cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm du lịch và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nói chung tại Việt Nam.


Trước thực tế nhu cầu vốn đầu tư rất lớn cho du lịch tại Lâm Đồng, trong đó có tín dụng du lịch, tuy nhiên theo Báo cáo của NHNN-CN Lâm Đồng (2019)1, tỷ trọng vốn tín dụng cho vay du lịch chỉ chiếm xấp xỉ 2% dư nợ toàn tỉnh đến hết năm 2019, điều này cho thấy do nhiều nguyên nhân nên dòng vốn TDNH vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn trong đầu tư đối với lĩnh vực du lịch.Cụ thể, về phát triển tín dụng NHTM, đến hết năm 2019, số khách hàng có dư nợ vay du lịch là 906 khách hàng (trong đó DN là 411 và hộ kinh doanh là 495), so với tổng dư nợ đến thời điểm 31.12.2019 của toàn ngành ngân hàng Lâm đồng xấp xỉ 100 ngàn tỷ việt nam đồng, thì tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực du lịch là 1.64% tương ứng 1.642 tỷ đồng (Báo cáo thống kê NHNN chi nhánh Tỉnh Lâm Đồng năm 2019). Điều này cho thấy cung cầu tín dụng trong lãnh vực này còn khó khăn, việc cung ứng tín dụng ngân hàng có những điểm nghẽn cần tháo gỡ, cần phân tích nguyên nhân thực tế từ phía khách hàng và ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Về góc độ khoa học, các nghiên cứu về các mối quan hệ giữa du lịch và sự phát triển trong khu vực tài chính cho thấy rằng phát triển ngành du lịch đã trở thành một động lực tăng trưởng mới, phối hợp chặt chẽ với ngành tài chính và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế của cả quốc gia lẫn địa phương, cụ thể như nghiên cứu tại Fiji của Kumar và Kumar (2013); Liao, K. C. và ctg (2018) tại Trung Quốc; Ngoasong và Kimbu (2016) tại Cameroon; Ohlan, R. (2017) tại Ấn Độ; Thổ Nhĩ Kỹ của Katircioglu, S. và ctg (2017); Liao, K. C. và ctg (2018) tại Trung Quốc. Theo Yan Shen và Minggao Shen (2009), cho rằng các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì có nhu cầu vay vốn ngân hàng khác nhau. Các công trình khoa học đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của các ngân hàng như Gounder, N., & Sharma, P. (2012), Guo, K. và Stepanyan,

V. (2011), Nguyễn Văn Tuấn (2015) đã đề cập đến các biến nội bộ về hoạt động ngân hàng, các biến số liên quan đến Chính sách tiền tệ và các biến số kinh tế vĩ mô có tác động đến hoạt động cho vay của NHTM. Nghiên cứu của Vũ Văn Thực (2011) trong giai đoạn từ 2004-2010 về vấn đề tài trợ của NHTM đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. Như vậy, tuy đã có khá nhiều nghiên cứu về hoạt



1 Báo cáo của NHNN-CN Lâm Đồng (2019), Báo cáo dư nợ tín dụng theo từng ngành kinh tế, Tài liệu nội bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.


động cho vay của ngân hàng trong và ngoài nước nhưng hoạt động cho vay của ngân hàng ở lĩnh vực du lịch chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đối với lãnh vực du lịch tại khu vực tỉnh Lâm Đồng.

Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 3

Như vậy, xét về góc độ khoa học và thực tiễn, vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu về phát triển tín dụng ngân hàng trong lãnh vực du lịch. Do đó tác giả thực hiện đề tài luận án “Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại Ngân hàng thương mại tỉnh Lâm Đồng” nhằm cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm khoa học và thực tiễn về tín dụng ngân hàng trong lãnh vực du lịch, khám phá những yếu tố tác động đến quyết định cho vay, xu hướng phát triển tín dụng tại các NHTM và thông qua đó đề xuất các giải pháp góp phần phát triển tín dụng, khơi tăng cấp tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:


Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:


- Đánh giá thực trạng, các thành tựu và hạn chế trong phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2019.

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2030.

3. Câu hỏi nghiên cứu


Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được xác định như

sau:


- Những thành tựu và hạn chế nào ảnh hưởng đến phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015- 2019?

- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng là những nhân tố nào?

- Các giải pháp nào nhằm đẩy mạnh phát triển tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tỉnh Lâm Đồng ?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cấp tín dụng (cho vay khách hàng DNNVV) trong lĩnh vực du lịch tại các NHTM trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng.

4.2. Đối tượng khảo sát


- Phỏng vấn, khảo sát các lãnh đạo và nhân viên cấp tín dụng tại 22 chi nhánh NHTM trên địa bàn Lâm Đồng.

- Phỏng vấn, khảo sát các DNNVV đã và đang có quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại, và có hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng.

4.3 Phạm vi nghiên cứu


Về mặt không gian: tại tỉnh Lâm Đồng.


Do tính chất của nội dung nghiên cứu nên đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu với địa giới hành chính tại địa bàn Tỉnh Lâm Đồng, trong đó chủ đạo thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và một số huyện có tiềm năng du lịch là Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Đức Trọng.

Về mặt thời gian:


Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Sở Văn hóa, thể thao du lịch Tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng Nhà nước – CN Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm đồng, được tổng hợp trong giai đoạn từ năm 2015 -2019.

Thời gian khảo sát:


Thời gian khảo sát các chuyên gia ngân hàng: tiến hành phỏng vấn lãnh đạo, các chuyên gia có liên quan đến tín dụng du lịch tại các NHTM: từ tháng 4/2019 đến tháng 10/2019.

Thời gian khảo sát các DN hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng: từ tháng 5/2019 đến tháng 11/2019.

Tín dụng ngân hàng được đề cập trong nghiên cứu là cho vay du lịch của các NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (không bao gồm: Ngân hàng phát triển; Ngân hàng Chính sách xã hội; các Quỹ Tín dụng nhân dân; các Tổ chức Tài chính vi mô và các Ngân hàng nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được trình bày tại phụ lục).

5. Phương pháp nghiên cứu


Luận án đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu bao gồm Phương pháp tổng hợp; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, so sánh; Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ngân hàng; Phương pháp khảo sát DN vay trong lãnh vực du lịch và định lượng. (Phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày cụ thể trong Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu).

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


6.1. Ý nghĩa khoa học


Thứ nhất, nghiên cứu này góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng/vay vốn đối với các DNNVV kinh doanh về du lịch đứng cả hai phương diện các DNNVV vay vốn và các NHTM. Bởi vì cho đến nay, các nghiên cứu cấp tín dụng ngân hàng trong lãnh vực du lịch còn chưa nhiều và kết quả trong các nghiên cứu trước vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất.

Thứ hai, nghiên cứu này bổ sung vào các nghiên cứu trước, bằng cách nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố trong quá trình đẩy mạnh việc quyết định cấp tín dụng ngân hàng cho ngành du lịch tại Lâm Đồng.


6.2. Ý nghĩa thực tiễn


Ở Việt Nam, tín dụng ngân hàng cho du lịch chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt tại khu vực Lâm Đồng. Do đó, nghiên cứu này mang tính thực tiễn sâu sắc. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các hàm ý cho các bên liên quan trong việc đẩy mạnh việc cấp tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch tại Lâm Đồng, là căn cứ thực tiễn để xây dựng chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Đối với cơ quan quản lý thì kết quả nghiên cứu là căn cứ thực tiễn để sửa đổi, bổ sung môi trường quản lý nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng về tín dụng du lịch.

Nghiên cứu cũng góp phần thu hút sự quan tâm nhà quản trị tại các NHTM ở Lâm Đồng trong việc đẩy mạnh mảng cấp tín dụng thuộc ngành du lịch. Kết quả từ nghiên cứu có thể thúc đẩy việc nhận định các ưu nhược điểm, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp tín dụng mảng du lịch, nhằm hướng tới mục tiêu gia tăng lợi ích kinh tế và phát triển du lịch bền vững.

7. Kết cấu nghiên cứu


Ngoài phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án có kết cấu 5 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu


Chương 2: Cơ sở lý luận và các nghiên cứu liên quan Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


Chương 5: Giải pháp góp phần phát triển cấp tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng của ngân hàng thương mại


2.1.1. Tín dụng ngân hàng


2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng


Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010 và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017, cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng được định nghĩa theo nghĩa hẹp là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một khoản thời gian nhất định với một khoản phí nhất định (Nguyễn Minh Kiều, 2011 Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê).

Theo đó, tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Ngày nay, tín dụng được hiểu là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định.

Tín dụng xuất phát từ gốc chữ la tinh: Credittum – tức là tin tưởng, tín nhiệm; tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là quan hệ vay mượn.

Như vậy tín dụng theo nghĩa hẹp được thể hiện qua hoạt động: (i) Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy móc, trang thiết bị; (ii) Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng (theo thỏa thuận) người đi vay phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa một bên là ngân hàng và bên kia là các tác nhân (doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội..) trong nền kinh tế và ngân hàng xuất hiện với vai trò vừa là người đi vay (huy động vốn) vừa là người cho vay (cấp tín dụng).

2.1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng


Theo Lê Thị Tuyết Hoa & & Nguyễn Thị Nhung (2011 Tiền tệ ngân hàng, NXB Phương Đông), Lê Thị Mận & Lê Đình Hạc (2019) Nghiệp vụ NHTM, NXB Kinh tế TP HCM, Nguyễn Văn Tiến & Cộng sự (2016) Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Lao Động vì ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, đi vay để cho vay, do đó, trong thực tế khi đề cập đến ngân hàng người ta thường xem xét trên góc độ ngân hàng là người cấp tín dụng. Nếu xem xét ngân hàng theo hướng này thì tín dụng có thể phân thành các loại như sau:

Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng

Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.

Chiếu khấu: là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của giấy nợ trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một giấy nợ chưa đến hạn.

Bảo lãnh: là việc ngân hàng cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết.

Cho thuê: là việc ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi (thời hạn khoảng 80-90% đời sống kinh tế của tài sản). Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó.

Căn cứ vào mục đích tín dụng :

Tín dụng sản xuất kinh doanh: ngân hàng cấp tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế trên mọi lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ,…

Tín dụng tiêu dùng: ngân hàng cấp tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân như mua sắm vật dụng đắt tiền, cho vay để trang trải các chi phí trong đời sống, cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng,…

Căn cứ vào thời hạn tín dụng :

Tùy theo từng quốc gia, quy định thời gian tương ứng với các loại hình tín dụng có thể khác nhau. Cụ thể như sau :

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023