BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG VŨ TUẤN TÚ
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Phát Triển Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Du Lịch
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG VŨ TUẤN TÚ
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9 34 02 01
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ LOAN
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận án “Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại Ngân hàng thương mại tỉnh Lâm Đồng” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Loan
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong nghiên cứu này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 07 năm 2021
Người cam đoan
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của gia đình, đồng nghiệp, quý thầy cô và Ban lãnh đạo Ngân hàng Quân đội.
Trước tiên, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/ Cô của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại đây. Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, Quý Thầy/ Cô Khoa Sau Đại Học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu của tôi.
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Loan - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận án.
Tôi xin gởi lời biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc, ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Lâm Đồng nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi, để tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 07 năm 2021
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp góp phần phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng, với phạm vi nghiên cứu về hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp giai đoạn 2015- 2019 tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng. Thông qua việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu, bao gồm phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp và phương pháp định lượng tổng hợp từ khảo sát khách hàng vay và chuyên gia ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy :
Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu: (i) Dư nợ tín dụng đối với du lịch có sự tăng trưởng; (ii) Cơ cấu cho vay du lịch trung dài hạn và ngắn hạn tương đối hợp lý; (iii) Mức độ quan tâm dòng vốn tín dụng của khách hàng vay du lịch tương đối ổn định;
(iv) Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay du lịch chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ.
Tuy nhiên, cấp tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm đồng vẫn còn khá nhiều hạn chế : (i) Dư nợ tín dụng đối với du lịch có sự tăng trưởng nhưng chủ yếu chỉ tập trung ở một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Lâm Đồng; (ii) Đối tượng khách hàng doanh nghiệp vay trong lãnh vực du lịch chiếm tỷ trọng thấp; (iii) Tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực du lịch chiếm tỷ trọng rất thấp trên tổng dư nợ tại Lâm đồng.
Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu định lượng cho thấy có 3 yếu tố chính tác động đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng, bao gồm: (i) Nhóm nhân tố vĩ mô; (2) Nhóm nhân tố về phía ngân hàng; (3) Nhóm nhân tố về khoản vay và năng lực khách hàng. Trong đó, nhóm nhân tố vĩ mô được đánh giá là yếu tố tác động nhiều nhất đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với các cơ quan cấp nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm phát triển cấp tín dụng du lịch đối với doanh nghiệp trên địa bàn như: (i) Các NHTM tại Lâm đồng cần nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch để tiếp cận cho vay khách hàng; (ii) Ngân hàng cần có chính sách tín dụng và cơ cấu danh mục tín dụng phù hợp; nâng tỷ
trọng cho vay không có tài sản đảm bảo; (iii) Ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; hoàn thiện cơ chế định giá và xử lý tài sản; cải tiến thời gian, thủ tục tiếp cận, xử lý hồ sơ trong quá trình cho vay; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Và tác giả cũng đề xuất một số giải pháp tư vấn đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng như doanh nghiệp cần có mục tiêu định hướng, xác định được thị trường mục tiêu rõ ràng, không làm du lịch thời vụ, tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng; Chính sách giá linh hoạt và phù hợp; Ứng dụng Fintech 4.0 nhằm tăng cường tiếp thị quảng bá trực tuyến về hoạt động kinh doanh và du lịch.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iv
TÓM TẮT v
MỤC LỤC vii
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT x
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH xi
DANH MỤC BẢNG xii
DANH MỤC HÌNH xiii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 6
3. Câu hỏi nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu 7
4.2. Đối tượng khảo sát 7
4.3 Phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8
6.1. Ý nghĩa khoa học 8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn 9
7. Kết cấu nghiên cứu 9
CHƯƠNG 2 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 10
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng của ngân hàng thương mại 10
2.1.1. Tín dụng ngân hàng 10
2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 10
2.1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng… 11
2.1.2. Phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lãnh vực du lịch…12
2.1.2.1 Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch 18
2.1.2.2 Phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lãnh vực du lịch… 19
2.1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng ngân hàng đối với lãnh vực du lịch 19
2.2 Các lý thuyết có liên quan đến cung – cầu tín dụng ngân hàng 19
2.2.1 Lý thuyết có liên quan đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng thương mại 29 2.2.2Lý thuyết liên quan đến hành vi của khách hàng tiếp cận vay ngân hàng 33
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước 40
2.4. Khe hở nghiên cứu 53
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 55
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56
3.1. Khái quát về các phương pháp nghiên cứu 56
3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu………………………………………………………………..
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu 56
3.2. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu 59
3.2.1. Mô hình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng NH đối với doanh nghiệp trong lãnh vực du lịch 59
3.2.2. Biện minh cho thiết kế nghiên cứu hỗn hợp 63
3.3. Quy trình nghiên cứu 64
3.3.1. Nghiên cứu định tính 65
3.3.1.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 66
3.3.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu 67
3.3.1.3 Các giai đoạn trước phỏng vấn 67
3.3.2. Nghiên cứu định lượng 68
3.3.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ 68
3.3.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức 70
3.3.3. Các bước phân tích dữ liệu 71
3.3.4. Phân tích yếu tố khám phá EFA 72
3.3.5. Các bước phỏng vấn chuyên gia 73
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 77
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 78
4.1. Tổng quan về môi trường thiên nhiên, địa lý, kinh tế, xã hội, ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng 78
4.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội 78
4.1.2. Tổng quan về ngành du lịch tại Lâm Đồng 80
4.2. Thưc trạng về cấp tín dụng ngân hàng đối với du lịch tại tỉnh Lâm Đồng 88
4.2.1. Môi trường pháp lý của NHTM ảnh hưởng đến cấp tín dụng 88