Khuyến Nghị Với Sở Ban Ngành Liên Quan Góp Phần Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Tại Lâm Đồng


Lạt là “Hiền hòa - Thanh lịch - Mến khách”. Đó là nhóm tiêu chí về cơ sở hạ tầng, về các hoạt động và hình ảnh kết tinh từ văn hóa cộng đồng địa phương

Đào tạo nguồn nhân lực: Các khách sạn nên xây dựng mối quan hệ hợp tác mang tính chiến lược lâu dài với các cơ sở đào tạo du lịch trong tỉnh. Hiện nay, trong tỉnh có 4 cơ sở đào tạo du lịch đó là Trường Đại học Đà Lạt, Đại học Yersin Đà Lạt, Cao đẳng Nghề Đà Lạt, Trường Cao đẳng Du lịch Lâm Đồng. Các doanh nghiệp thường xuyên kết hợp với các trường để tuyển dụng những sinh viên giỏi sắp ra trường, nhằm xây dựng đội ngũ trẻ, năng động, có đủ điều kiện để đảm nhận những vị trí quan trọng sau này.

Các khách sạn lớn nên thuê các nhà quản lý, điều hành có kinh nghiệm, đã từng làm việc tại các tập đoàn du lịch lớn, có điều kiện có thể thuê các nhà quản lý nước ngoài, về điều hành kinh doanh và đào tạo nhân viên cho khách sạn mình.

5.2.3. Khuyến nghị với Sở Ban ngành liên quan góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tại Lâm Đồng

Phát triển du lịch theo Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025; chú trọng đầu tư các sản phẩm mới về du lịch; thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu hút khách du lịch đến với Lâm Đồng - Đà Lạt, đặc biệt là khách quốc tế;

Tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác; đẩy mạnh triển khai cung cấp các thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án tại Khu du lịch hồ Tuyền Lâm; phối hợp giải quyết các hồ sơ, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai dự án Khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng

Chuẩn bị chu đáo nội dung, các điều kiện cần thiết và tổ chức thành công Festival Hoa lồng ghép với một số hoạt động của Lễ hội văn hóa Trà 2 năm một lần. UBND tỉnh Lâm đồng cần chỉ đạo sâu sát Sở VHTTDL Lâm đồng đầu mối,

tạo liên kết Vùng, miền Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, các tỉnh có lợi thế tiềm năng khai thác cùng Lâm đồng để đánh giá hiệu quả liên kết vùng miền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.


Chỉ đạo Sở GTVT, Sân bay Liên Khương đánh giá lưu lượng khách, tình trạng đường không, đường bộ, tránh ùn tắc cao điểm.

Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 17

Sở VHTT Du Lịch Tăng cường các biện pháp nhằm thu hút khách du lịch, chú trọng mục tiêu rõ ràng để tăng lượng khách quốc tế, khách nội địa. Duy trì tốc độ tăng trưởng 6.5 đến 7 triệu lượt khách /năm.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch, các tuyến, điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch.

Thống kê, phấn đấu mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có 70.000 phòng, trong đó có 70% được xếp hạng, với 40% đạt 3-5 sao. Dự kiến hết năm 2025, sẽ phát triển được một đô thị nghỉ mát hiện đại, tầm cỡ khu vực; 2 khu du lịch tổng hợp tầm cỡ quốc gia; gần 20 khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương; và nhiều điểm tham quan du lịch, khu vui chơi, giải trí khác.

Các khách sạn được xây dựng theo đúng quy hoạch, phát triển theo hướng bền vững, xây dựng gắn với việc bảo vệ môi trường.

Phát triển một số khách sạn cao cấp, hiện đại, tầm cỡ (từ 500 buồng trở lên) với đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị hiện đại, phòng họp, phòng hội nghị quy mô lớn, gần vị trí các khu du lịch của thành phố.

Huy động mọi nguồn lực, xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống khách sạn.

Xây dựng hệ thống khách sạn mang thương hiệu Đà Lạt - Lâm Đồng

Xây dựng và tăng cường hệ thống đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực quản lý, nhân lực phục vụ khách sạn theo hướng chuyên nghiệp, sát với thực tiễn phát triển.

Thành lập Hiệp hội Du lịch tạo điều kiện trong việc kết nối, học tập, bảo vệ quyền lợi cho những người làm du lịch.

Ủng hộ chính sách của Nhà nước coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tuy nhiên Luật Đầu tư chưa có điều nào xếp các dự án du lịch được ưu đãi đầu tư, kiến nghị Chính phủ quan tâm vấn đề này, nhất là các dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn, có vốn trên 10.000 tỷ đồng. Thu hút các Tập đoàn lớn như FLC ,


VinGroup…đầu tư vào Lâm đồng thì các doanh nghiệp vệ tinh sẽ đồnghànhvà phát triển theo

Kiến nghị Chính phủ và Bộ Kế hoạch & Đầu tư tiếp tục cấp vốn các khu quy hoạch quốc gia trên địa bàn tỉnh như Khu Du lịch Đan Kia - Đà Lạt, Khu Du lịch Hồ Tuyền Lâm…, và một số khu du lịch địa phương quan trọng khác.

Kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng giúp đỡ UBND tỉnh Lâm Đồng lập quy hoạch phát triển Thành phố Đà Lạt theo hướng đô thị du lịch nghỉ mát của Việt Nam, một trong những trung tâm hội nghị, hội thảo, vui chơi giải trí của khu vực và cả nước.

Kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đầu tư nâng cấp Sân bay Liên Khương đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế, tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt…để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch.

Kiến nghị Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch ưu tiên vốn đầu tư để nâng cấp bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh; có kế hoạch đầu tư vốn tập trung cho các Khu Du lịch Đan Kia - Đà Lạt, Khu Du lịch Hồ Tuyền Lâm theo cơ chế quản lý đầu tư khu du lịch quốc gia; Chỉ đạo Tổng Cục Du lịch giúp đỡ ngành du lịch tỉnh trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến phát triển du lịch…

Kiến nghị các Bộ ngành ở Trung ương lồng ghép các chương trình, các dự án có liên quan phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa phương.

Kiến nghị đối với chính quyền địa phương lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, có thể cho các doanh nghiệp lưu trú vay với lãi suất thấp để các doanh nghiệp có đủ vốn để thực hiện kế hoạch kinh doanh, đầu tư phát triển sản phẩm mới; tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê đất mở rộng mặt bằng kinh doanh; giáo dục người dân về ý thức kinh doanh du lịch bền vững; có những biện pháp chế tài để quản lý và xử phạt các doanh nghiệp sai phạm trong kinh doanh; đưa ra những chính sách hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư du lịch đến với Lâm Đồng.

5.2.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo


Mặc dù đã đạt được các kết quả của các câu hỏi nghiên cứu về thực trạng tín dụng du lịch tại tỉnh Lâm đồng quyết định tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng ở cả khía


cạnh các NHTM và các DNNVV cũng như mục tiêu đặt ra nhưng luận án còn một số các hạn chế sau:

Thứ nhất: Còn một số nhân tố vi mô và vĩ mô khác có thể có tác động đến quyết định cho vay/đi vay nhưng chưa được nghiên cứu đưa vào. Vì vậy, trong nghiên cứu tiếp theo nên bổ sung thêm các yếu tố này để nghiên cứu có kết quả thực tiễn cao hơn.

Thứ hai: Nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vai trò tín dụng du lịch tại tỉnh Lâm đồng, các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng phạm vi nghiên cứu trên toàn bộ các thành phố có kinh doanh du lịch thuộc Lâm Đồng, khu vực địa lý gần như các tỉnh T6y Nguyên, Đông Nam Bộ, Miền Trung… để có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng du lịch tại Lâm Đồng.


TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Trong chương 5, Qua thu thập, đánh giá, phân tích số liệu tín dụng NHTM đối với lĩnh vực du lịch giai đoạn 5 năm từ 2015-2019, có thể đánh giá chung đó là tín dụng dành cho du lịch còn chiếm tỷ trọng thấp trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ nợ xấu nằm trong mức chung của Lâm đồng < 0,5%, cho thấy công tác quản trị nợ của các TCTD trên địa bàn rất tốt. Mặt khác, kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố tác động đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng, bao gồm: Nhóm nhân tố vĩ mô (Chính sách đồng bộ hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch của Nhà nước, tăng trưởng GDP, kiểm soát tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp…); Nhóm nhân tố về phía ngân hàng (nguồn vốn, chi phí, chất lượng nhân sự, cơ sở vật chất, quy định của ngân hàng); Nhóm nhân tố về khoản vay (giá trị, kỳ hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo, khả năng quản lý rủi ro); Năng lực khách hàng. Trong đó, nhóm nhân tố vĩ mô được đánh giá là yếu tố tác động nhiều nhất đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một hàm ý và giải pháp việc phát tiển tín dụng du lịch tại tỉnh Lâm Đồng. Phần cuối tác giả cũng trình bày hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.


KẾT LUẬN


Thông qua các dữ liệu thứ cấp thu thập được NHNN Việt Nam CN tỉnh Lâm Đồng, Cục thống kê Lâm Đồng, Sở VHTT Du Lịch Lâm đồng, và các số liệu tin cậy thu thập liên quan, luận án đã tổng hợp, phân tích để trình bày rõ thực trạng hoạt động cấp tín dụng NHTM đối với lĩnh vực du lịch tại Lâm đồng. Từ những phân tích này, cho thấy rằng vấn đề cấp vốn tín dụng NHTM cho các khách hàng vay vốn trong lĩnh vực du lịch tuy có nhiều tiềm năng phát triển nhưng lại gặp những hạn chế nhất định từ hai phía, ngân hàng bên cung ứng vốn tín dụng và khách hàng, bên sử dụng nguồn vốn tín dụng dành cho du lịch.

Nhằm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân tồn tại khách quan và chủ quan trong quá trình cấp vốn tín dụng NHTM dành cho đối tượng này, luận án đã tiến hành nghiên cứu định tính để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp từ các DNNVV trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn nghiên cứu. Mặt khác, kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố tác động đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng, bao gồm: Nhóm nhân tố vĩ mô (Chính sách đồng bộ hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch của Nhà nước, tăng trưởng GDP, kiểm soát tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp…); Nhóm nhân tố về phía ngân hàng (nguồn vốn, chi phí, chất lượng nhân sự, cơ sở vật chất, quy định của ngân hàng); Nhóm nhân tố về khoản vay (giá trị, kỳ hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo, khả năng quản lý rủi ro); Năng lực khách hàng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định cho vay cũng như xu hướng phát triển tín dụng du lịch tại các NHTM tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy, vai trò của Chính phủ cùng các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển tín dụng du lịch tại tỉnh.

Bên cạnh đó, NHTM Lâm đồng cần nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch để tiếp cận cho vay khách hàng, kết hợp tín dụng đối với doanh nghiệp du lịch sinh thái, tín dụng đối với doanh nghiệp nghỉ dưỡng và thực nghiệm trồng nông sản các nông trại, tín dụng du lịch thích nghi với điều kiện Covid-19 hiện nay.


Ngoài ra, nghiên cứu cũng đánh giá những mặt được và tồn tại trong quá trình cấp vốn tín dụng/vay vốn từ các NHTM nhìn từ góc độ cả hai phía là NHTM và DNNVV vay vốn. Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nói chung cho các cơ quan cấp nhà nước, một số giải pháp đứng về phía ngân hàng nhằm thúc đẩy hiệu quả của quá trình cấp vốn NHTM, góp phần làm tiền đề để phát triển ngành du lịch tiềm năng tại địa bàn Tỉnh Lâm Đồng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu, Lê Thị Hiệp Thương (2011), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.

2. Chính phủ (2009), Nghị định 56 của chính phủ số 56/2009/NĐ - CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Chính phủ (2011), Thông tư 06 của Bộ KHCN số 06/2011/TT-BKHCN về Chương trình bảo lãnh vay vốn cho dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các DNNVV từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia

4. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2012), Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2015, 2016, 2017, 2017, 2018, 2019

5. Đỗ Thị Thanh Vinh (2014), “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Tài chính, Số 9 tr.83-84.

6. Du lịch làng nghề, Hồng Thanh ( 2014) bản tin ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tháng 09/2014

7. Dương Thị Hoàn (2019). Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Tạp chí khoa học & công nghệ, 50.

8. Hồ Diệu (2002), Tín dụng ngân hàng.Nhà Xuất Bản Tài Chính

9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.

10. Lê Thị Mận và nhóm nghiên cứu ( 2019) Tín dụng đối với việc phát triển doanh nghiệp làng nghề - nghiên cứu thực nghiệm tại Bình Dương

11. Lê Thị Mận, Lê Đình Hạc, Ngân hàng thương mại (2019)

12. Lê Văn Tề (2009). Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê

13. Luật Các Tổ chức tín dụng 47/2010/QH12 được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua 16/06/2010

14. Luật Du lịch của Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006

15. Luật NHNN Việt nam 2010 quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng Nhà nước Việt nam được Quốc Hội ban hành 16/06/2010

16. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV thông qua 20/01/2017

17. Ngân hàng nhà nước Tỉnh Lâm đồng ( 2011-2019) , Báo cáo thống kê về cho vay về dịch vụ, du lịch của các TCTD tại Lâm Đồng

18. Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí