Giải Pháp Tư Vấn Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Kinh Doanh Du Lịch Để Nâng Cao Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Ngân Hàng


giảm tổn thất tín dụng trong tình huống xảy ra rủi ro, chứ không phải là là yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng.

Vì vậy, khi đưa ra quyết định cho vay ngân hàng không nên đưa yêu cầu tài sản đảm bảo tiền vay lên hàng đầu, điều này sẽ dẫn đến một sai lầm thường thấy của ngân hàng là xem nhẹ tính khả thi và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng. Mặt khác, ngân hàng cho vay cũng như thu nợ bằng tiền, vì vậy các ngân hàng cần nhanh chóng xây dựng và triển khai chính sách cho vay dựa trên dòng tiền. Đối với những khách hàng có phân hạng tín dụng tốt, phương án sử dụng vốn vay được đánh giá là hiệu quả và có tính khả thi, thì phương pháp cho vay dựa trên dòng tiền thực sự là một biện pháp thu hút cũng như tháo gỡ nút thắt cản trở trong việc tiếp cận vốn ngân hàng.

- Thứ ba, NHTM cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Thông qua xếp hạng tín dụng của khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá cơ bản về mức độ rủi ro của khách hàng, sàng lọc được khách hàng tốt để phục vụ việc ra quyết định cấp tín dụng. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng có thể tập trung vào các đặc điểm riêng của khách hàng, để có biện pháp quản lý tín dụng hiệu quả. Các TCTD cần hoàn thiện từ mô hình tổ chức, phương pháp xếp hạng tín dụng cũng như xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ phục vụ cho hệ thống xếp hạng tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:

(i) Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng; (ii) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; (iii) Uy tín với các TCTD đã giao dịch trước đây; (iv) Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề, địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để TCTD xác định giới hạn tín dụng, xác định các điều kiện tín dụng thích hợp với khách hàng; tiến hành phân loại nợ và trích lập DPRR theo quy định.

Quy trình định giá tài sản đảm bảo, cấp hạn mức tín dụng trên xếp hạng tín dụng nội bộ, đánh giá khách hàng AAA, AA, A….để có chính sách tín dụng hợp lý, có thể bổ sung thêm tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo.

- Thứ tư, Cơ chế định giá và xử lý tài sản


Các NHTM định giá tài sản đảm bảo nợ vay còn quá thấp, căn cứ vào giá trị tài sản theo giá nhà nước mà chưa căn cứ vào giá trị thị trường, giá thời điểm, so sánh. NHTM phê duyệt số tiền vay phù hợp với nhu cầu vay của khách hàng, phù hợp với phương án, dự án sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Các NHTM có ít hình thức thế chấp tài sản, kết quả khảo sát cho thấy có hai hình thức thế chấp phổ biến nhất là: nhà ở, bất động sản riêng (60% và đất nông nghiệp (28%); tài sản khác (12%) cần, xem xét bổ sung thêm các hình thức thế chấp, bảo lãnh tín dụng để khách hàng có thể tiếp cận được hạn mức tín dụng phù hợp với nhu cầu tai chính của họ.

Một số tài sản chưa chứng minh được về tính pháp lý, chủ sở hữu…không thế chấp được, hoặc tài sản không đủ hoá đơn chứng từ khi thi công, lắp ráp, không định giá được.

Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 16

Nâng cao trình độ chuyên viên định giá tài sản đảm bảo, phù hợp với thực tế và chuẩn pháp lý của ngân hàng

Phối hợp tốt với công ty tự định giá AMC, hoặc công ty định giá độc lập để có giải pháp tốt về giá theo giá trị thực tế của tài sản, từ giá trị định giá của các công ty định giá độc lập này, ngân hàng có cơ sở pháp lý, giá làm căn cứ cho vay và khách hàng cũng hài lòng về cách định giá tài sản mình thế chấp.

Trình khác biệt, hoặc có hệ số K đối với các tài sản có khả năng sinh lời tốt, thanh khoản cao, hội đồng tín dụng (HĐTD) cấp cơ sở, chuyên gia phê duyệt theo từng cấp quyết định mức tín dụng theo thẩm quyền.

Các ngân hàng vẫn còn lúng túng trong việc xử lý tài sản, còn chưa chủ động và trông chờ vào nhiều quyết định của Toà án có thẩm quyền, Thi hành án, Trung tâm đấu giá…việc phối hợp chưa tốt, kéo dài thời gian, và làm nhóm nợ quá hạn, nợ xấu tăng dẫn đến trích lập dự phòng tăng, tăng chi phí, giảm lợi nhuận…đều này cũng tác động đến việc cấp tín dụng của ngân hàng đối với cá ngành nghề, trong đó có du lịch. Nếu tổng nợ xấu tăng vượt mức hội sở giao, chi nhánh có thể tạm dừng cho vay, tăng trưởng tín dụng để thu hồi nợ. ( Hiện các NH đang áp dụng biện pháp này như một biện pháp hành chính, như ngân hàng MB, ngân hàng Tecombank, Eximbank…)


- Thứ năm, các NHTM cần cải tiến thời gian, thủ tục tiếp cận , xử lý hồ sơ trong quá trình cho vay:

Một trong những lý do khiến khách hàng ngại vay vốn, ngại đến ngân hàng gõ cửa, đó là vấn đề về thủ tục hồ sơ, cung cấp nhiều lần, lắc nhắc, quá trình đi lại, chứng thực… Mất nhiều thời gian lập hồ sơ, chờ giải quyết và tốn kém thời gian, trong quá trình làm thủ tục, hồ sơ vay vốn.Tỷ lệ hồ sơ từ chối cho vay khá cao, dẫn đến khách hàng sẽ nản, và giảm uy tín ngân hàng trong khâu thẩm định.

NHTM cần xây dựng quy trình, thời gian từ khâu tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn, thẩm định, công khai trên các trang web điện tử của ngân hàng vừa để quảng bá , thu hút, vừa để khách hàng quan tâm, tìm hiểu sản phẩm tín dụng

Lấy phiếu nhận xét, đánh giá của khách hàng đột xuất, định kỳ, từ đó có sự điều chỉnh SLA từng khâu cho phù hợp.

- Thứ sáu, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng:

Nâng cao chất lượng sản phẩm đó là:

Thái độ phục vụ, đa dạng hóa các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng đây là tiêu chí hỗ trợ tín dụng du lịch rất nhiều, kích cầu chi tiêu qua thè và thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng các sản phẩm du lịch như đặt phòng, thanh toán chi phí khách sạn, nhà hàng, các tiện ích khi giao dịch trực tiếp ngân hàng hoặc giao dịch qua smart phone, ngân hàng online.

Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ theo hướng cải thiện thái độ phục vụ, đổi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm thời gian, chi phí, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng

Phát triển nhiều dịch vụ gia tăng trên kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng từ thẻ ngân hàng; xây dựng chuẩn thẻ chíp nội địa và triển khai kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chíp tại Việt Nam với lộ trình thích hợp nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ, tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác;

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử như ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán


không tiếp xúc và chấp nhận thanh toán không tiếp xúc, thanh toán không tiếp xúc trên di động, thanh toán qua QR Code, Tokenization,...; Mở rộng hợp lý mạng lưới kênh truyền thống kết hợp với đẩy mạnh phát triển các kênh giao dịch ngân hàng hiện đại (E-banking, mobile banking, internet banking...) thông qua ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật,áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, tiên tiến phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an ninh an toàn, tiện lợi và có chi phí hợp lý.

Tiếp tục phát triển, sắp xếp hợp lý mạng lưới ATM và POS trên toàn quốc đảm bảo hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường; khuyến khích các ngân hàng, tổ chức khác đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM tới khu vực nông thôn, khó tiếp cận các điểm giao dịch của ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng một số loại máy ATM tính năng hiện đại; Đánh giá hiệu suất sử dụng ATM/POS, thẻ ATM, thẻ tín dụng đối với các khách lưu trú, vãng lai, khách quốc tế du lịch xem đây là một công cụ hỗ trợ cho tín dụng du lịch nói riêng và là sản phẩm bán chéo tăng thu rất hiệu quả nhất là đối với Tỉnh Lâm đồng, có TP Đà Lạt một thành phố du lịch nổi tiếng, và các TP Bảo Lộc huyện thị còn lại đang rất thu hút khách trong và ngoài nước. Quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông về chính sách khách hàng, sản phẩm tín dụng ngân hàng cho du lịch

- Thứ bảy, NHTM Lâm đồng cần nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch để tiếp cận cho vay khách hàng, kết hợp tín dụng đối với doanh nghiệp du lịch sinh thái, tín dụng đối với doanh nghiệp nghỉ dưỡng và thực nghiệm trồng nông sản các nông trại, tín dụng du lịch thích nghi với điều kiện covid 19 hiện nay. Với giải pháp này NHTM cần kết hợp các giải pháp như sau:

Đánh giá lại tổng thể hiệu quả du lịch Lâm đồng, hiệu quả các dự án du lịch đang triển khai tốt, hiệu quả tín dụng của dự án, phương án đã cho vay,

Có các gói lãi suất, gói tín dụng phù hợp cho đặc trung du lịch Lâm đồng, trình Hội sở có các cơ chế đặc thù thúc đẩy ngành du lịch Lâm Đồng. Cụ thể: Cần xây dựng chính sách lãi suất phù hợp cho DNDL, các NHTM cần thường xuyên cập nhật tình hình ngành và thị trường để điều chỉnh chính sách lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng TD an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệvà chuẩn mực quốc tế.


Chính sách lãi suất cho vay cần linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với từng dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể.

Bố trí lại mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch phù hợp, Hiện đại hóa công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng, giảm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Xem mức NIM phù hợp, để ngân hàng vừa có hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy được du lịch tỉnh nhà.

Đánh giá hiệu quả của tín dụng nông nghiệp trang trại, tín dụng nông nghiệp công nghệ cao, tín dụng du lịch sinh thái, tín dụng bất động sản, tín dụng cho phương tiện vận tải….các ngành gần với du lịch, đây là sản phẩm hỗ trợ , kích cầu du lịch để đánh giá hiệu quả chung

Cần xây dựng quy trình, chính sách khách hàng, sản phẩm riêng biệt cho tín dụng du lịch như hạn mức tín dụng cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp….

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án vay vốn.

- Thứ tám, giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng:

Chính quyền cần tiếp tục đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở cho các DNDL. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở sẽ góp phần làm gia tăng những tài sản có thể thế chấp ở ngân hàng, qua đó, nâng cao khả năng tiếp cận vốn TD cho các DNDL.

Các NHTM trên địa bàn cần xây dựng và tổ chức phối hợp các trường Đại học thực hiện một số chương trình bồi dưỡng, tư vấn miễn phí có chọn lọc cho DNDL về các kỹ năng: Lập phương án sảnxuất; kinh doanh; quản lý dòng tiền; hạch toán thu chi tài chính trong kinh doanh du lịch . Điều này một mặt giúp DNDL quản lý hiệu quả hơn nguồn lực của mình. Mặt khác, tạo điều kiện tăng cường trao đổi thông tin hai chiều giữa ngân hàng và DNDL, qua đó cung cấp một kênh thông tin hữu ích giúp ngân hàng có cơ sở tốt hơn trong thẩm định khách hàng, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thông tin từ CIC cũng như giảm phụ thuộc vào yếu tố tài sản bảo đảm, góp phần nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNDL.


5.2.2. Giải pháp tư vấn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh du lịch để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng

Có mục tiêu định hướng, xác định được thị trường mục tiêu rõ ràng, không làm du lịch thời vụ, tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng, là việc làm hết sức quan trọng trong việc thu hút khách đến với khách sạn của mình. cần phải phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng , phân khúc…để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với lợi thế của mình.

Chính sách giá linh hoạt và phù hợp, các DNNVV nên có một sự cam kết với khách hàng về mức giá trong những mùa cao điểm, ngày lễ,…Không tùy tiện nâng giá, chặt chém, giá cả phải được niêm yết, công khai, minh bạch, có sự quản lý của các cơ quan chức năng.

Ứng dụng Fintech 4.0 tăng cường tiếp thị quảng bá trực tuyến, sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến chuyên nghiệp trên mạng internet để mở rộng thị trường khách của mình. có thể sử dụng các dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google hoặc Yahoo; facebook, Zalo các Website du lịch, tạp chí du lịch… Các doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa thông tin về sản phẩm, giá cả, hình ảnh, chính sách,…của khách sạn mình trên các trang web trên. Doanh nghiệp có thể xây dựng phần mềm đặt và giữ chỗ cho riêng mình, và đấu nối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trực tuyến, để quảng cáo, phân phối sản phẩm đặt, giữ chỗ trực tuyến Phát triển mạnh, đa dạng các kênh phân phối, trong và ngoài nước dựa vào công nghệ và quảng cáo.

Những sản phẩm độc đáo phải được xây dựng dựa trên năng lực của doanh nghiệp, kết hợp với phong tục tập quán địa phương, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, và nét văn hóa riêng của doanh nghiệp. Một số loại hình du lịch cần được khai thác trong thời gian tới như du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo), du lịch kết hợp với khám chữa bệnh, khu nghỉ dưỡng biệt thự cổ ,du lịch sinh thái, du lịch trang trại (farm)…đây là loại hình đang rất phát triển trong thời gian gần đây, vì vậy các doanh nghiệp cần xây dựng sản phẩm, dịch vụ của mình cho phù hợp với hình thức du lịch này.

Mặt khác, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn TP Đà Lạt, Lâm đồng cũng cần kết hợp, đẩy mạnh các tour hướng tới du lịch canh nông, khám phá không


gian núi rừng (trekking), cắm trại - dã ngoại và được nhiều du khách hưởng ứng. Trong khi đó các tour khám phá thiên nhiên, du lịch canh nông, cắm trại qua đêm trong rừng thông, chèo thuyền kayak, đu dây vượt thác... với thế mạnh là không tập trung đông người trở thành sự lựa chọn của nhiều gia đình và nhóm du khách nhỏ... Đối với các sản phẩm như tour đu dây vượt thác, city tour và các hoạt động du lịch vận động, mạo hiểm khác… Hiệp hội Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết, các khu, điểm du lịch tại Đà Lạt đang tính tới phương án mở cửa cho khách tham quan ban đêm, đồng thời bổ sung thêm nhiều hoạt động giải trí ban đêm bên trong các khu điểm. Đây là hoạt động nhằm kéo giãn mật độ du khách tập trung vào ban ngày (không đảm bảo an toàn) và tăng thời gian tham quan trong ngày. Như vậy, với phương án này, các khu điểm vừa đảm bảo được an toàn phòng dịch vừa tăng doanh thu. Như Vườn hoa Đà Lạt là điểm du lịch tập trung đón khoảng 2.000 lượt khách/ đêm (lúc chưa có dịch khoảng 5.000 lượt khách), trở thành khu du lịch đầu tiên mở cửa đón khách ban đêm. Dự kiến, mỗi đêm khu điểm này sẽ đón thêm khoảng 500 khách.

Các khách sạn mới được xây mới, cần có lộ trình phát triển, nâng hạng rõ ràng. Việc lên hạng của mỗi khách sạn góp phần làm cho tỷ lệ khách sạn cao cấp của Lâm Đồng ngày càng nâng cao, phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh nhà.

Bên cạnh đó, chú trọng khai thác, phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong khách sạn, như dịch vụ đưa đón khách đi mua sắm, đi tham quan; dịch vụ đặt vé máy bay, vé xe, đặt tour; các hoạt động giải trí trong khách sạn như karaoke, bar, bida; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp như hồ bơi nước nóng, xông hơi, spa, massage; tạo tiểu cảnh xung quanh khách sạn để du khách thư giãn, ngắm cảnh, chụp hình; tổ chức những đêm hội mang bản sắc văn hóa địa phương như đêm hội cồng chiêng Tây Nguyên, đốt lửa trại uống rượu cần ngay trong khuôn viên khách sạn. Mỗi tháng khách sạn nên đưa ra chủ đề hoạt động của tháng, từ đó xây dựng những sản phẩm dịch vụ phù hợp với chủ đề, nhằm tạo ra những sự kiện thu hút, hấp dẫn khách hàng. Thông qua các sự kiện đó, nhằm tái hiện lại truyền thống, bản sắc văn hóa của địa phương và cũng làm phong phú thêm nhận thức cho du khách.


Trong định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng, tiến tới phát triển “Làng đô thị xanh”, mô hình này đã và đang hình thành những nhận thức và quan điểm mới cho những người làm du lịch, quan điểm hình thành và tiêu dùng những sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường. Ví dụ trong việc xây dựng, sửa chữa khách sạn nên sử dụng những vật liệu có thể tái chế thay vì dùng những vật liệu thô (như gỗ công nghiệp có thể thay thế bằng gỗ nguyên liệu), loại vật liệu tái chế này sẽ làm giảm tác động đến môi trường (nạn khai thác rừng bất hợp pháp), ưu tiên sử dụng những vật liệu ít chất thải, ít chi phí bảo trì…Trong quá trình xây dựng sản phẩm, nên dựa trên tiêu chí, sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sử dụng và làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, và giảm lượng chất thải ra môi trường trong quá trình sử dụng.

Xây dựng bộ tiêu chí homestay mang phong cách Đà Lạt nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và hình ảnh của homestay Đà Lạt, chứ không phải để cho cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, homestay mang phong cách Đà Lạt phải có bản sắc văn hóa của Đà Lạt, phải uy tín và chất lượng để hình thành nên nhãn hiệu như Dalat Stay, Dalat Homestay và còn phải tiếp tục bàn luận để hình thành được bộ tiêu chí. Lựa chọn ở homestay là du khách muốn có giá trị trải nghiệm chứ không phải giá cả, vì vậy, homestay chỉ nên được gắn nhãn khi có hoạt động trải nghiệm. Homestay mang phong cách Đà Lạt cần có sự trải nghiệm: trải nghiệm đời sống thực của người dân và trải nghiệm câu chuyện Đà Lạt, để tạo nên sự khác biệt giữa homestay của Đà Lạt với các nơi khác. Nhưng tất cả sự trải nghiệm đó phải đặt trên nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật có tiêu chí rõ ràng được cơ quan quản lý nhà nước thẩm định.Thực trạng homestay hiện nay ở Đà Lạt rất khó để phân loại, chuẩn hóa, nhưng nếu chủ nhân các homestay cùng đồng lòng xây dựng loại hình này theo phong cách Đà Lạt để tạo nên nét duyên độc đáo, khác biệt cũng là điều thú vị. Mục đích xây dựng bộ nhận diện chung về homestay là để những người làm homestay có nhận thức sâu sắc hơn, hình thành bộ tiêu chí hoàn thiện, góp phần xây dựng Đà Lạt là điểm đến an toàn trong chuỗi cung ứng dịch vụ cho du khách và để làm cho du lịch Đà Lạt văn minh hơn, hoàn thiện hơn. Homestay mang phong cách Đà Lạt cũng dựa trên 3 nhóm tiêu chí là thành tố tạo nên bản sắc văn hóa địa phương của người Đà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023