Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Lâm Đồng Giai Đoạn 2015 - 2019


ngũ lao động, đội ngũ lao động được tạo cơ hội để học tập, đề xuất, thay đổi, cải tiến quy trình làm việc; và nhân viên của họ hầu hết yêu thích công việc, muốn cống hiến hết sức mình cho công việc và họ có khả năng giải quyết tình huống và tự chịu trách nhiệm.

Với những điểm mạnh trên, các khách sạn được khảo sát hầu hết cho rằng khách hàng rất hài lòng về dịch vụ của họ, khách hàng rất ít phàn nàn về nhân viên, và nhận định rằng nhân viên đóng góp nhiều giá trị cho khách sạn, thành công của khách sạn phụ thuộc phần lớn vào chất lượng dịch vụ, mà chất lượng dịch vụ thì không thể thiếu vai trò trọng.

Bảng 4.4 Hiện trạng cơ sở lưu trú Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2019


Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng số cơ sở lưu trú

858

936

1.231

1.399

2.250

Số KS từ 1-5 sao

281

307

371

426

450

Số phòng

13.850

15.180

18.474

20.994

22.415

Công suất sử dụng phòng (%)

55

55

55

58

60

Ngày lưu trú bình quân

2,5

2,5

2,5

2.5

2.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 13


Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng

Nhu cầu du lịch ngày càng tăng, lượng khách đến Lâm Đồng ngày càng nhiều, vì thế số lượng cơ sở lưu trú không ngừng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách (bảng 4.4). Cuối năm 2015, toàn tỉnh có gần 858 cơ sở lưu trú với khoảng 13.850 phòng, sức chứa khoảng 38.000 khách/ngày đêm. Đến 2019 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 2.250 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 22.415 phòng. Số lượng khách sạn đạt chuẩn từ 1-5 sao là 307, chiếm khoảng 30% tổng số cơ sở lưu trú; công suất sử dụng phòng khoảng 55%. Hiện nay, số lượng cơ sở lưu trú tập trung nhiều tại thành phố Đà Lạt, số ít còn lại tại Thành phố Bảo Lộc và Huyện Đức Trọng.

Nhìn chung, số lượng phòng khách sạn ngày càng gia tăng, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, và phù hợp với dự báo trong quy hoạch phát triển cơ sở lưu trú của tỉnh.


4.1.2.2. Số lượng, quy mô và sự phân bố của các doanh nghiệp lưu trú du lịch tại tỉnh Lâm đồng

Cùng với định hướng phát triển ngành công nghiệp không khói của cả nước, Lâm Đồng đã từng bước quan tâm, đầu tư, thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả tỉnh. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, hoạt động lưu trú là hoạt động mang lại doanh thu nhiều nhất, hiện nay chiếm khoảng 35-40% tổng thu nhập từ du lịch.

Do số lượng khách du lịch đến Lâm Đồng ngày càng tăng, nhu cầu của khách ngày càng cao, ngành du lịch Lâm Đồng đã có những thay đổi trong việc đầu tư, xây dựng, nâng cấp một số lượng lớn nhà nghỉ, khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Năm 2001, toàn tỉnh chỉ có 400 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 4.800 phòng, thì đến năm 2009 số lượng cơ sở lưu trú du lịch là 673 với 11.000 phòng.

Giai đoạn 2011-2015, số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh, từ 715 cơ sở lưu trú năm 2011 tăng lên 936 cơ sở vào cuối năm 2015. Song song với việc tăng về số lượng cơ sở, số phòng lưu trú cũng tăng theo, từ 11.356 phòng năm 2011 lên 15.180 phòng năm 2015, với sức chứa 50.000 người/ngày đêm. Số lượng khách sạn đạt chuẩn từ 1-5 sao ngày càng tăng, với 307 khách sạn, đạt tỷ lệ 33% trên tổng số cơ sở lưu trú, trong đó có 27 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với 2.644 phòng. Riêng Thành phố Đà Lạt có 737 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 12.700 phòng, trong đó có 255 khách sạn từ 1-5 sao với 7.366 phòng và 25 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với

2.375 phòng.

Các khách sạn lớn từ 3-5 sao tập trung chủ yếu tại Thành phố Đà Lạt. Ngoài khách sạn 5 sao Sofitel-Palace đi vào kinh doanh từ lâu; một số ít khách sạn 4 sao mới được nâng cấp và xây dựng mới như Ngọc Lan, Sammy, Sài Gòn-Đà Lạt, Blue Moon, Hoàng Anh Gia Lai, Anna Mandara, Terracotta, Gofl 3…Các khách sạn này có số phòng nghỉ chiếm 17% trên tổng số phòng nghỉ của các cơ sở lưu trú. Số lượng và chất lượng các dịch vụ phục vụ khách trong các khách sạn ngày càng được nâng cao như dịch vụ nhà hàng, vũ trường, Spa, karaoke, hồ bơi, chăm sóc sức khỏe, hội nghị - hội thảo, lữ hành…


Đến cuối năm 2019, Sở VHTT&DL phối hợp với Tổng cục Du lịch thẩm định 5 khách sạn từ 4 - 5 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt cho Khách sạn La Dalat, Dalat Palace, Sammy, Terracotta, Swiss-Belresort Tuyền Lâm. Tiến hành thẩm định mới, thẩm định lại cho 126 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó, ban hành quyết định công nhận 7 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn nghỉ dưỡng 2 sao, 19 khách sạn 2 sao, 61 khách sạn 1 sao, 11 cơ sở đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ đối với khách sạn. Ngoài ra, còn công nhận 1 nhà nghỉ du lịch, 1 biệt thự du lịch, 2 nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bên cạnh 22 cơ sở lưu trú chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo hạng đề nghị được gia hạn thời gian để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ du lịch.

Đến hết 2019, toàn tỉnh Lâm Đồng có 2.250 cơ sở lưu trú du lịch, tăng 12,4% so với năm 2017 với tổng số 22.415 phòng, tăng 12,3% so với năm trước. Trong đó, có 426 khách sạn từ 1 - 5 sao với 11.256 phòng, bao gồm 30 khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao với 3.099 phòng.

Đồng thời, Sở cũng thường xuyên rà soát, nhắc nhở các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh chưa qua thẩm định hoặc đã hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thẩm định mới, thẩm định lại theo quy định của pháp luật; đồng thời chỉ đạo các cơ sở lưu trú hoạt động kinh doanh đảm bảo chất lượng, nâng cao thái độ ứng xử phục vụ khách du lịch...

Theo đó, nhu cầu số phòng lưu trú của Lâm Đồng dự kiến đến năm 2022 được thể hiện qua bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5 Dự kiến nhu cầu số phòng lưu trú đến tỉnh Lâm đồng 2022

Đơn vị tính: Phòng

Khu vực

Hạng mục

Năm 2022


Đà Lạt và phụ cận

Nhu cầu cho khách quốc tế

5.333

Nhu cầu cho khách nội địa

35.417

Tổng cộng

40.750


Bảo Lộc

Nhu cầu cho khách quốc tế

733

Nhu cầu cho khách nội địa

5.833

Tổng cộng

6.567

Cát Tiên

Nhu cầu cho khách quốc tế

444




Nhu cầu cho khách nội địa

3.056

Tổng cộng

3.500


Toàn tỉnh

Nhu cầu cho khách quốc tế

6.511

Nhu cầu cho khách nội địa

44.306

Tổng cộng

50.817

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch

Trong tổng số phòng nêu trên, cần chú ý phát triển số lượng phòng đạt chuẩn 3-5 sao, theo dự báo số lượng phòng loại này chiếm khoảng 40% vào năm 2020.

Ngày lưu trú trung bình: Trong năm 2015, ngày lưu trú bình quân của khách du lịch là 2,5 ngày. Theo dự báo của Viện NCPT Du lịch đến năm 2020, ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế đến Lâm Đồng là 3,5 ngày và khách nội địa là 3,2 ngày.

Mức chi tiêu trung bình của khách: Với sự quan tâm, đổi mới các sản phẩm dịch vụ, kèm theo việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Viện NCPT Du lịch dự báo mức chi tiêu trung bình của khách du lịch tại Lâm Đồng như sau: Giai đoạn 2016- 2020: Khách quốc tế chi tiêu: 200 USD (tương đương 5 triệu đồng), điều này cho thấy sức hút du lịch Đà Lạt –Lâm đồng đến mức chi tiêu bình quân của một du khách khi đến du lịch tại Lâm Đồng.

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của ngành ngân hàng Lâm Đồng lớn hơn hoặc bằng mặt bằng chung của toàn Ngành, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm 14-15%, tốc độ tăng trường huy động vốn 7-8%, nợ xấu quản trị tốt nhỏ hơn 0.5% (bảng 4.6).

Bảng 4.6 Dư nợ tín dụng của các ngành kinh tế tại tỉnh Lâm Đồng

ĐVT: Triệu đồng

TT

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

1

Dư nợ các

TCTD

47.440.328

59.657.713

76.935.763

90.443.697

101.824255

2

Dư nợ TD

ngắn hạn

27.102.166

34.466.068

45.357.636

56.702.851

67.712.000

2.1

Nông, lâm

8.953.433

13.232.476

17.825.523

10.993.387

12.152.103




nghiệp và thủy

sản






2.2

CN và XD

2.067.761

2.028.409

3.375.656

2.876.304

3.275.575

2.3

Dịch vụ

16.074.972

19.205.183

24.156.457

42.833.160

49.284.322


3

Dư nợ TD trung và dài

hạn


15.513.759


19.147.103


28.011.892


29.868.001


33.312.255


3.1

Nông, lâm nghiệp và thủy

sản


6.702.297


8.472.829


11.701.969


10.359.939


18.944.541

3.2

Công nghiệp

và XD

2.627.966

2.673.422

5.661.684

2.911.895

4.706.533


Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

4.2. Thưc trạng về cấp tín dụng ngân hàng đối với du lịch tại tỉnh Lâm Đồng


4.2.1. Môi trường pháp lý của NHTM ảnh hưởng đến cấp tín dụng Bảng 4.7 Các quy định cơ bản trong hoạt động cấp tín dụng tại NHTM


Các quy định cơ bản trong hoạt động cấp tín dụng tại NHTM


STT


Tên quy định


Phê duyệt


Định dạng trước


Báo cáo bất thường


Bảo vệ tài sản


Đối chiếu


Kiểm tra và theo dõi

1

Quy định về cho vay

đối với khách hàng

Không

Không

Không

2

Quy định về hoạt

động tín dụng

Không

Không

Không


3

Quy định về thẩm

quyền phê duyệt tín dụng




Không


Không


Không


Không

4

Chính sách Quản lý

rủi ro

Không

Không

Không


5

Sổ tay hướng dẫn chấm điểm Xếp hạng tín dụng nội bộ

Khách hàng




Không


Không




6

Quy định giới hạn tín dụng trong việc cấp tín dụng cho

khách hàng


Không


Không


Không


Không



7

Chính sách đảm bảo

tín dụng

Không

Không

Không

Không


8

Quy trình quản lý tài sản đảm bảo và hồ

sơ tài sản đảm bảo



Không


Không



Không


9

Quy trình xử lý tài

sản đảm bảo

Không

Nguồn tác giả khảo sát tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Lâm đồng


4.2.2. Thực trạng về cấp tín dụng du lịch của các NHTM tại tỉnh Lâm Đồng

Đến 31.12.2019 số lượng các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm đồng đã có 51 TCTD bao gồm 26 chi nhánh Ngân hàng thương mại cả khối quốc doanh có vốn nhà nước và ngân hàng TMCP, 1 chi nhánh ngân hàng phát triển (VDB), 1 chi nhánh ngân hàng HTX ), 25 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động.

Từ 2015-2019 trên địa bàn thêm các TCTD mở chi nhánh mới như HD bank, Nam Á bank, VP bank, Kiên Long bank, Liên Việt post bank….thị trường tiền tệ và mạng lưới gần như phủ song đầy đủ các TCTD. Trong năm 2017, giảm 1 đơn vị do Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nam Tây Nguyên chấm dứt hoạt động vào tháng 7/2017. Ngoài ra mạng lưới hoạt động còn bao gồm 15 chi nhánh trực thuộc Chi nhánh Agribank Lâm đồng I và Lâm đồng II; 101 Phòng giao dịch tăng 15 PGD so với các năm.Đây là mạng lưới khá đông đảo cung ứng vốn tín dụng đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cho phát triển du lịch, trong đó phát triển du lịch bền vững, phát triển các trang trại trồng hoa, trang trại rau phát triển chăn nuôi,…ở tỉnh Lâm đồng. Tính đến 31.12.2019 số lượng ATM toàn tỉnh Lâm đồng là 221 máy ATM và 1.498 POS phục vụ cho toàn hệ thống Lâm đồng, hầu hết các NHTM đều có trụ ATM riêng mình và các POS cho các điểm giao dịch lớn như nhà hàng, khách sạn, bệnh viện đa khoa…đây là một lợi thế lớn cho du lịch, nhất là khách địa phương và khách thập phương. Số lượng máy ATM và POS đang tập trung vào các ngân hàng có thế mạnh như khối Quốc doanh : Agribank, BIDV, Vietinbank, Viecombank….Khối Ngoài quốc doanh MB, Sacombank, ACB…Số ATM năm 2019 tăng so với 2017 là 27 máy và POS năm 2019 tăng thêm 400 POS, điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Tổng số thẻ ATM phát hành đến hết 2017 là 1.053.036 thẻ và đến 31.12.2019 trên 1.300.000 thẻ, cho thấy các TCTD rất chú trọng đến phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn rất cao. Có thể nói môi trường pháp lý cho các ngân hàng thương mại hoạt động tại tỉnh Lâm đồng là rất tốt, chính quyền tạo mọi điều kiện để các tổ chức tín dụng cạnh tranh lành mạnh, đẩy mạnh các hoạt động tín dụng, dịch vụ ngân hàng tại địa phương.

Về khách hàng có dư nợ vay du lịch được thể hiện qua bảng 4.8, cụ thể năm 2019, số khách hàng có dư nợ vay du lịch là 906 khách hàng (trong đó DN là 411 và hộ kinh doanh là 495). So với số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh đang kinh


doanh du lịch chiếm tỷ trọng rất thấp, so với tổng dư nợ đến thời điểm 31.12.2019 của toàn ngành ngân hàng Lâm đồng xấp xỉ 100 ngàn tỷ đồng, thì tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực du lịch là 1.64%. Điều này cho thấy cung cầu tín dụng trong lãnh vực này còn khó khăn, việc cung ứng tín dụng có điểm nghẽn cần tháo gỡ, cần phân tích nguyên nhân thực tế từ phía khách hàng và ngân hàng trên địa bàn.

Bảng 4.8 Thống kê về cho vay Du lịch của NHTM tại Lâm Đồng



Năm


Dư nợ (triệu đồng)

Số lượng KH được vay vốn

Số lượng KH còn dư

nợ


Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu

(%)

Tổng số

Ngắn hạn

Trung,

dài hạn

Tổ

chức

nhân

Tổ

chức

nhân

2015

986,5

511

475,5

376

286

322

247

3,58

0,4

2016

951,89

543

408,89

340

325

289

295

2,85

0,3

2017

1.273,9

753,7

520,2

439

417

405

388

6,36

0,5

2018

1.320,3

778,8

541,5

390

360

367

331

2,64

0,2

2019

1.642,5

1.021,3

621,2

443

521

411

495

3,28

0,2

Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Bảng 4.9 thể hiện cơ cấu dư nợ cho vay du lịch được thể hiện qua cơ cấu dư nợ cho vay giai đoạn 2015-2019 có tỷ lệ hợp lý giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn, bình quân tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung dài hạn là 60:40. Điều này cũng phù hợp với địa bàn Lâm đồng trong tình hình tăng trưởng huy động vốn thấp hơn dư nợ tín dụng.

Bảng 4.9 Cơ cấu dư nợ cho vay du lịch tại các NHTM tại Lâm Đồng

Đơn vị ( triệu đồng)


Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng dư nợ

896,5

951,89

1.273,9

1.320,3

1.642,5

Dư nợ ngắn hạn

511

543

753,7

778,8

1.021,3

Dư nợ trung dài hạn

475,5

408,89

520,2

541,5

621,2

Tỷ trọng NH/tổng DN

57%

57,1%

59,21%

59%

62,1%

Tỷ trọng TDH/tổng DN

43%

42,9%

40,79%

41%

37,9%

Nguồn: tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023