Không chỉ vậy, đến ngày 28/9/2012, cơ quan điều tra công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự trốn thuế và làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, xảy ra tại Vietnamcredit. Liền ngay sau đó, ngày 30/10/2012 cơ quan cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Đình Quản - Giám đốc và Phạm Thị Phương - Kế toán trưởng của tổ chức này về hành vi trốn thuế. Đáng nói là hành vi trốn thuế này liên quan trực tiếp đến các hoạt động XHTN của công ty: Vietnamcredit thuê các chuyên gia kinh tế, các cộng tác viên tiến hành thu thập thông tin về các doanh nghiệp, phân tích, đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế là Vietnamcredit đã làm các hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn, cộng tác viên khống nhằm mục đích để làm tăng chi phí của công ty và trốn thuế thu nhập doanh nghiệp (ANTĐ, 2012). Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của tổ chức này và dẫn đến mức độ tin cậy, tin tưởng của thị trường với các thông tin của tổ chức này đưa ra thị trường đã gần như không còn chắc chắn. Hiện nay, công ty đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin doanh nghiệp và không có dấu hiệu nào về việc sẽ tham gia trở lại vào thị trường XHTNDN Việt Nam.
Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) được thành lập từ ngày 05/12/2006, hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng mảng dịch vụ được công ty nhấn mạnh là cung cấp dịch vụ XHTN và thẩm định doanh nghiệp (CRV, 2013). CRV cũng giới thiệu sẽ cung cấp thông tin tín nhiệm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thông tin tín nhiệm của các ngành kinh tế nói chung. Ngoài ra sẽ mở rộng để cung cấp thông tin tín dụng của hầu hết các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang được giao dịch trên thị trường OTC, và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó là dịch vụ đánh giá định mức tín nhiệm của tất cả các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam theo yêu cầu của khách hàng. Năm 2010, CRV lần đầu tiên đưa ra thị trường cuốn báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam bao gồm nhiều nội dung như: vai trò của XHTN với sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chỉ số xếp hạng cạnh tranh quốc gia, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp, xếp hạng đóng góp của ngành và vai trò
của ngành đối với nền kinh tế, đưa ra các ý kiến đánh giá và xếp hạng của họ với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán (CRV, 2010). Các năm sau đó, từ 2011 – 2014, CRV liên tục xuất bản các Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam, cung cấp kết quả xếp hạng khoảng trên 400 doanh nghiệp niêm yết/năm. Trong tổng thể các báo cáo này thì nội dung xếp hạng các doanh nghiệp ít nhiều có được sự quan tâm của thị trường. Báo cáo XHTN dựa trên 9 mức, trong đó AAA là loại tối ưu, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, khả năng tự chủ tài chính rất tốt, triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh và rủi ro rất thấp. Còn doanh nghiệp bị xếp hạng ở mức C - loại yếu kém là doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ được về tài chính. Năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém và không có khả năng trả nợ, rủi ro rất cao. Việc công bố kết quả XHTN các ngân hàng vào năm 2014 một lần nữa lặp lại sai lầm giống như Vietnam Credit, các ngân hàng được xếp hạng hoàn toàn phản đối kết quả và nhiều chuyên gia cũng không đồng ý với kết quả đó. Việc phải chịu sức ép lớn từ dư luận cuối cùng CRV đã phải rút kết quả xếp hạng và thừa nhận kết quả là chưa phù hợp. Có thể thấy, kết quả đạt được của CRV là chưa rõ rệt dù đã có cố gắng trong những bước đi ban đầu, tạo dựng nhận thức, tạo hiệu ứng trong xã hội về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam. Hoạt động của CRV và một số công ty khác ít nhiều đã góp phần thúc đẩy hình thành các văn bản pháp luật về XHTNDN tại Việt Nam.
Đánh giá về mức độ tin tưởng, uy tín và danh tiếng của các tổ chức có hoạt động xếp hạng tại Việt Nam trong thời gian này có thể thấy các tổ chức này được thành lập và hoạt động trong một thời gian ngắn nên chưa tạo lập được niềm tin trên thị trường, các tổ chức có quy mô nhỏ, số lượng chuyên gia ít, không có các chuyên gia đủ uy tín trong đánh giá. Đồng thời, thị trường do thiếu các quy định định hướng và hoạt động thiếu hiệu quả của các tổ chức nêu trên dẫn đến tình trạng hoài nghi, không tin tưởng thậm chí là phản đối hoạt động của các tổ chức đó.
Sau khi Nghị định số 88/2014/NĐ-CP có hiệu lực, với quy định rõ ràng trong điều 2 là các doanh nghiệp xếp hạng bắt buộc phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. Việc nghiêm cấm hành vi cung cấp dịch vụ XHTN khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này
đã nhanh chóng đi vào thực tiễn, không còn các doanh nghiệp tự phát hành các báo cáo XHTN hay công bố thông tin về kết quả XHTN như trong giai đoạn trước. Đồng thời, việc quy định các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ XHTN thì không được phép sử dụng cụm từ “xếp hạng tín nhiệm” hoặc các cụm từ khác có nội hàm như “xếp hạng tín nhiệm” trong tên gọi cũng đã dẫn đến việc phải thay đổi tên của các doanh nghiệp trước đây có thực hiện các hoạt động liên quan đến XHTN.
Quy định điều kiện thành lập CRA doanh nghiệp tại Việt Nam cần có mức vốn pháp là 15 tỷ đồng, doanh nghiệp có thể thành lập dưới các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và các điều kiện về nhân lực như có tối thiểu năm người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng XHTN và tối thiểu mười người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện chuyên viên phân tích, đồng thời tổ chức xếp hạng cần có trang thông tin điện tử của doanh nghiệp… Mặc dù các quy định đưa ra khá rõ ràng, tuy nhiên trong giai đoạn gần 3 năm từ 2014 đến giữa năm 2017 không có bất kỳ doanh nghiệp CRA nào được thành lập tại thị trường Việt Nam, điều này phản ánh sự khó khăn trong thu hút các nhà đầu tư vào một thị trường mới mẻ và chưa rõ ràng triển vọng như thị trường XHTNDN tại Việt Nam. Lý do chủ yếu theo PTR (2019), Nguyễn Thị Kim Thanh (2011) là do quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực: đến cuối năm 2016, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam là 12,52 tỉ USD (chiếm 36,9% GPD), vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (72,28% GDP), Singapore (82,46% GDP), Malaysia (95,31% GDP)… Do đó, nhu cầu đối với dịch vụ XHTN chưa trở thành bức thiết và phổ biến trên thị trường.
Đến ngày 21/07/2017 Bộ Tài chính đã cấp phép cho doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thực hiện dịch vụ XHTN theo nghị định số 88/2014/NĐ-CP là công ty Cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Rating. PTR có trụ sở tại 78-80 Đường Lê Văn Thiêm, Khu phố Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7, Tp HCM với đại diện là ông Phùng Xuân Minh – Chủ tịch hội đồng quản trị.
DCRA duy nhất tại thị trường Việt Nam tại thời điểm này đã nhanh chóng đưa ra thị trường các dịch vụ là XHTNDN và XHTN các công cụ nợ. PTR thực hiện
XHTNDN thông qua việc đưa ra các ý kiến đánh giá khả năng tổng thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của tổ chức đó. Ý kiến này tập trung đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp phát hành và sự sẵn sàng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn của họ mà không không đánh giá bất kỳ nghĩa vụ tài chính cụ thể nào. Đối với dịch vụ XHTN các công cụ nợ, PTR cung cấp ý kiến ở thời điểm hiện tại về độ tin cậy của bên có nghĩa vụ đối với một nghĩa vụ tài chính, một loại nghĩa vụ tài chính hoặc một chương trình tài chính cụ thể. Ý kiến này phản ánh độ tin cậy của người bảo lãnh, công ty bảo hiểm hoặc các hình thức bảo đảm tín dụng khác đối với nghĩa vụ và phải cân nhắc cả các quy định pháp luật, ưu đãi theo luật định dành cho công cụ nợ đó (PTR, 2019). Tiếp theo đó, PTR cũng công bố về các dịch vụ khác mà họ có thể thực hiện như giám sát XHTN, nghiên cứu thị trường, cung cấp giải pháp quản trị rủi ro tín dụng, phân tích đánh giá và báo cáo chuyên sâu doanh nghiệp…
PTR cũng công bố mức phí đối với các dịch vụ XHTN của họ bao gồm XHTN tổ chức phát hành, XHTN trái phiếu dài hạn, XHTN tổ chức bảo lãnh. Mức phí dịch vụ XHTN đối với tổ chức phát hành chỉ bao gồm phí XHTN cơ bản, và được xác định dựa trên giá trị tổng tài sản thể hiện trên báo cáo tài chính gần nhất. Mức phí thấp nhất là 70 triệu đồng và cao nhất có thể trên 600 triệu đồng. Mức phí XHTN cũng có thể được điều chỉnh căn cứ vào quy mô, khối lượng công việc và tính chất của mỗi hợp đồng cụ thể. Mức phí XHTN cơ bản sẽ được cập nhật 2 năm 1 lần để phù hợp với tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam. Đối với dịch vụ XHTN trái phiếu dài hạn thì mức phí xếp hạng sẽ bao gồm phí XHTN cơ bản, phí phát hàng và phí giám sát (Phí XHTN trái phiếu = phí cơ bản + phí phát hành + phí giám sát). Trong đó mức phí cơ bản là ngang bằng với phí cơ bản áp dụng cho dịch vụ XHTN tổ chức phát hành và có thể điều chỉnh áp dụng căn cứ vào quy mô, khối lượng công việc và tính chất của mỗi hợp đồng XHTN cụ thể. Phí phát hành có mức tương đương 1/10.000 tổng số giá trị phát hành của Trái phiếu. Phí giám sát hàng năm bằng 30% (chưa bao gồm VAT) phí cơ bản (ngoài ra PTR cũng có chính sách chiết khấu từ 30
– 50% cho khách hàng mới). Đồng thời với đó, PTR cũng đưa ra mức phí trần cho tổng mức phí cơ bản, phí phát hành và phí giám sát trong năm đầu tiên được quy định cho từng loại hình doanh nghiệp. Đối với dịch vụ XHTN tổ chức bảo lãnh thì khoản
phí được PTR tính trên giá trị tổng tài sản của tổ chức đó. Giá trị tổng tài sản của tổ chức bảo lãnh được sử dụng làm cơ sở tính phí cơ bản đã bao gồm cả giá trị tài sản được bảo lãnh khi thực hiện nghiệp vụ này (chi tiết tại Phụ lục 10).
Nhìn nhận thực trạng của các DCRA tại Việt nam có thể thấy sự phát triển khá chậm so với các các quốc gia Châu Á khác. Theo số liệu ACRAA (2016) thì đa số các quốc gia Châu Á đã có thành lập DCRA, tùy thuộc vào quy mô thị trường và nhu cầu phát triển mà số lượng CRA có thể từ 1 đến 7 tổ chức DCRA, hoặc thậm chí nhiều hơn do có các DCRA không gia nhập hiệp hội/không có thông tin phổ biến trên thị trường quốc tế. Ngoài ra còn có sự tham gia của các GCRA tại các thị trường này thông qua tham gia trực tiếp xếp hạng hoặc thông qua các liên doanh, góp vốn với các DCRA.
Các DCRA được thành lập trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây tại Châu Á. CRA lâu đời nhất là KR của Hàn Quốc (1983) và gần đây nhất là ECRL (2009) và NCRL (2010) tại Bangladesh. Thời điểm nở rộ của CRA tại Châu Á có thể thấy là ở thời điểm đầu thập niên 90, thậm chí các DCRA của Châu Á nhận được hỗ trợ và/hoặc tham gia góp vốn từ GCRA như Moody, S&P, Fitch… Có thể thấy, tất các các CRA này đều thành lập sớm hơn rất nhiều so với sự ra đời của PTR tại Việt Nam (2017) và nhanh chóng gia chóng hiệp hội ACRAA. Trong khi đó, tính đến thời điểm năm 2019 thì PTR vẫn chưa tham gia vào hiệp hội CRA nào cũng như không thể hiện lộ trình gia nhập trong định hướng phát triển giai đoạn 2010 – 2019 và 2020 – 2025. Do đó việc đẩy nhanh tốc độ phát triển và hội nhập của CRA tại Việt Nam là một yêu cầu cần thiết để có thể tương đồng và tiến thời đồng nhất chất lượng, kết quả xếp hạng với các quốc gia trong khu vực.
Bảng 4.2. Số lượng chủ thể được XHTNDN của các CRA tại Châu Á
CRA | Năm thành lập | Trụ sở chính | Số lượng chủ thể đã được xếp hạng | Địa chỉ website công bố kết quả XHTN | |
Bahrain | IIRA | 2002 | Bahrain | 39 | http://iirating.com/ |
Bangladesh | CRAB CRISL ECRL NCRL | 2003 1995 2009 2010 | Dhaka Dhaka Dhaka Dhaka | 11,000+ 22,688 11,715 6,684 | http://crab.com.bd/ http://www.crislbd.com/ http://emergingrating.com/ http://www.ncrbd.com/ |
Ấn Độ | Acuité BWR CARE Ratings CRISIL ICRA | 2005 2007 1993 1987 1991 | Mumbai Bangalore Mumbai Mumbai Gurugram | 50,000+ 15,000 ~7,800 25,000+ 6,393 | https://www.acuite.in/ http://www.brickworkratings.com http://www.careratings.com/ http://www.crisil.com/index.jsp http://www.icra.in/ |
Indonesia | PEFINDO | 1993 | Jakarta | 694 | http://www.pefindo.com/index.php |
Nhật Bản | JCR | 1985 | Tokyo | 729 | https://www.jcr.co.jp/en/ |
Hàn Quốc | KR NICE | 1983 2007 | Seoul Seoul | 504 558 | http://www.korearatings.com http://eng.nicerating.com/main.do |
Malaysia | MARC RAM Ratings | 1995 1990 | Kuala Lumpur Kuala Lumpur | 88 246 | http://www.marc.com.my/ http://www.ram.com.my/ |
Pakistan | JCR-VIS PACRA | 1997 1994 | Karachi Lahore | 236 208 | http://www.jcrvis.com.pk/ http://www.pacra.com/ |
Trung Quốc | CCX LCR Dagong FECR Golden Shanghai Brilliance | 1992 2000 1994 1988 2005 1992 | Beijing Beijing Beijing Shanghai Beijing Shanghai | 4,000+ 1,000+ n.a. 56 824 1,680 | http://www.ccxi.com.cn/en http://www.lhratings.com/ http://en.dagongcredit.com/ http://www.sfecr.com/ http://www.dfratings.com/ http://shxsj.com/en/ |
Philippines | PhilRatings | 1985 | Manila | 75 | http://philratings.com.ph |
Đài Loan | TRC | 1997 | Taipei | 171 | http://www.taiwanratings.com/portal/?la ng=en |
Thái Lan | TRIS Rating | 1993 | Bangkok | 196 | http://trisrating.com |
Thổ Nhĩ Kỳ | JCR-ER | 2007 | Istanbul | 200+ | http://www.jcrer.com.tr |
Việt Nam | PTR Fiin Ratings | 2017 2020 | TP.HCM Hà Nội | 2 0 | https://phatthinhrating.com/ https://fiingroup.vn/ |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu Đối Với Đánh Giá Danh Tiếng Cra Và Hành Vi Dự Định Sử Dụng Xhtndn Có Trả Phí Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Quy Định Pháp Luật Và Chính Sách Liên Quan Đến Phát Triển Thị Trường Xhtndn Của Cơ Quan Quản Lý Tại Việt Nam
- Quy Định Của Các Quốc Gia Châu Á Về Yêu Cầu Sử Dụng Xhtndn
- Quy Mô Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp So Với Gdp Và Các Thị Trường Trái Phiếu Khác Trong Nước
- Giá Trị Ppp, Dic Của Mô Hình B-Sem Hành Vi Dự Định Sử Dụng Xhtndn Của Các Cá Nhân Tại Việt Nam
- Giá Trị Ppp, Dic Của Mô Hình B-Sem Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.
Nguồn: ACRAA (2018), PTR (2019), Fiin Ratings (2020)
Số lượng các chủ thể được xếp hạng (nhà phát hành, trái phiếu…) cũng rất khác biệt giữa các quốc gia. Với các quốc gia có quy mô thị trường lớn và các CRA đã được thành lập từ những thập niên 1970 - 1980 như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ thì số
lượng có thể trên 500 thậm chí trên 1000 chủ thể. Nhưng tại các quốc gia có quy mô thị trường nhỏ hơn như Philippines hay Bahrain thì số lượng chủ thể được xếp hạng chưa đến 100. Các tổ chức CRA đều thành lập trước PTR tại Việt Nam, các hoạt động của họ cũng đã ngày càng tăng lên về số lượng, trong khi sau hai năm hoạt động PTR vẫn rất khó khăn với số lượng chủ thể được xếp hạng ít. Tính đến cuối năm 2019, PTR vẫn chưa thực sự phát triển được hoạt động và công bố báo cáo, kết quả XHTN của nhà phát hành hay công cụ nợ trên thị trường khi mới chỉ có hai doanh nghiệp được công bố xếp hạng (PTR, 2019):
Công ty TNHH Kirby Đông Nam Á hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng (Sản xuất cấu kiện kim loại và xây dựng nhà tiền chế). PTR công bố kết quả xếp hạng lần đầu ngày 20/03/2019 với xếp hạng Quốc gia: A, Quốc tế: BB- và xếp hạng triển vọng: Ổn định.
Công ty cổ phần FreeLand hoạt động trong lĩnh vực phát triển và kinh doanh Bất động sản với kết quả xếp hạng lần đầu ngày 12/09/2019 với kết quả xếp hạng tại quốc gia là hạng A và triển vọng được PTR đánh giá ổn định.
Tóm lại, có thể thấy việc PTR được cấp phép thành lập và nhanh chóng đưa ra thông tin cơ bản, đầy đủ về hoạt động XHTNDN đã tác động ít nhiều đến thị trường. Với các quy định pháp luật rõ ràng hơn, việc ra đời thêm một DCRA nữa là Fiin Ratings (theo giấy phép số 02/GCN-DVXHTN ngày 20/03/2020 của Bộ Tài chính) tuân thủ các quy định của chính phủ và được cấp phép chính thức là một bước tiến lớn cho thị trường XHTNDN còn sơ khai của Việt Nam. Tuy nhiên việc phát triển dịch vụ này vẫn khá chậm và gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có đánh giá một cách chi tiết hơn để xác định vấn đề và đưa ra các kiến nghị phù hợp. Các thông tin về XHTN tại các quốc gia Châu Á cũng góp phần đưa ra bối cảnh thực trạng về “xuất phát chậm” của thị trường XHTNDN tại Việt Nam so với khu vực và càng đặt ra thách thức cho sự phát triển của thị trường này tại Việt Nam.
4.1.2.2. Hoạt động của các GCRA tại thị trường XHTNDN Việt Nam
Đối với các tổ chức GCRA, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng trực tiếp dịch vụ xếp hạng của các CRA là rất ít. Chỉ có một số các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng
dịch vụ, chủ yếu là khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, đơn cử trong giai đoạn trước năm 2014 có thể nói đến là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) được Moody’s và S&P XHTN ở lần đánh giá đầu tiên vào ngày 29/04/2010, tổ chức này XHTN Vinacomin ở mức” Ba3”. Tuy nhiên đến cuối năm 2010, Moody’s hạ XHTN Vinacomin xuống mức “B2” với triển vọng “ổn định”. Hai tổ chức Moody’s và S&P 500 đều đánh giá triển vọng của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ở mức “tiêu cực”. Trong đó, đánh giá của Moody’s đối với xếp hạng của Vinacomin diễn biến theo chiều hướng xấu. Theo đó, vào ngày 27/04/2012, Moody’s hạ triển vọng Vinacomin xuống “tiêu cực” và duy trì mức xếp hạng “B2” cũng như triển vọng đến hết năm 2012. S&P đánh giá tín nhiệm Vinacomin ở mức “BB-” từ ngày 05/12/2010, cao hơn so với đánh giá của Moody’s nhưng với triển vọng “tiêu cực” được duy trì từ ngày 23/12/2010. Trong báo cáo công bố vào ngày 27/06/2012, S&P cảnh báo hạ bậc tín nhiệm Vinacomin do tỷ suất lợi nhuận suy giảm cùng hoạt động vay nợ để đầu tư của Tập đoàn này.
Với Hoàng Anh Gia Lai, họ là công ty niêm yết tư nhân duy nhất của Việt Nam được hai tổ chức XHTN hàng đầu thế giới S&P và Fitch tiến hành các hoạt động tín nhiệm tính đến năm 2012. Fitch bắt đầu XHTN HAG ở mức “B” với triển vọng “ổn định” từ ngày 09/02/2011 và giữ nguyên mức xếp hạng đến đầu năm 2012. Ngày 14/03/2012, Fitch đã hạ triển vọng của HAG xuống mức “tiêu cực” do rủi ro tín dụng tăng cao khi doanh số bất động sản tại Tp.HCM sụt giảm mạnh. Thậm chí vào ngày 31/05/2012, Fitch còn đưa xếp hạng nhà phát hành nội tệ và ngoại tệ dài hạn hiện ở mức “B” của HAG vào diện xem xét hạ bậc. Cuối cùng đến ngày 23/10/2012, Fitch đưa ra thông báo rút XHTN của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) với lý do là không đủ thông tin cần thiết.
Theo S&P (2019b), ngày 1/10/2012, S&P công bố XHTN dài hạn của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã HAG) ở mức B- với triển vọng tiêu cực, đồng thời xếp hạng trái phiếu đáo hạn năm 2016 ở mức B-. Sau đó, doanh nghiệp này phản ứng bằng cách đưa ra yêu cầu rút lại tất cả đánh giá xếp hạng với các lý do không rõ ràng