Vị Trí Của Thị Trường Vốn Trong Thị Trường Tài Chính


khoán phái sinh như là một giải pháp phát triển thị trường vốn. Vị trí của thị trường vốn trong thị trường tài chính được tóm tắt và thể hiện trong hình 1.2.


THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH


Thị trường vốn

Thị trường chứng khoán phái sinh


Thị trường chứng khoán


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ


Phát triển thị trường vốn Việt Nam - 4

Hình 1.2 Vị trí của thị trường vốn trong thị trường tài chính


1.1.2. Vai trò của thị trường vốn

Thị trường vốn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế chủ yếu thể hiện ở việc khuyến khích đầu tư bằng cách cung cấp phương tiện và cách thức để người mua và người bán chứng khoán thực hiện giao dịch. Các khoản đầu tư này sẽ cho phép doanh nghiệp huy động được vốn để phát triển kinh doanh. Việc huy động vốn của các doanh nghiệp được thực hiện trên thị trường cấp một, còn thị trường cấp hai chủ yếu cung cấp tính thanh khoản cho các loại chứng khoán.

Thị trường vốn cũng khuyến khích đầu tư thông qua một kênh khác. Thông qua các qui định bảo vệ các nhà đầu tư và khuyến khích áp dụng công nghệ hiện đại, thị trường giúp các nhà đầu tư giao dịch chứng khoán hiệu quả và đảm bảo rằng họ được đối xử công bằng và có được mức lợi tức phù hợp với rủi ro mà họ phải gánh chịu.

Sự phát triển của thị trường vốn, cùng với thị trường tài chính nói chung, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế. Các khía cạnh về tầm


quan trọng và vai trò của thị trường vốn, cũng như các bằng chứng về vai trò của thị trường vốn tới nền kinh tế sẽ được đề cập sau đây.

Thứ nhất, thị trường vốn cung cấp thêm một kênh đầu tư cho các nhà tiết kiệm (bao gồm cả các cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp, hoặc các trung gian tài chính). Bên cạnh việc gửi tiền tại các ngân hàng hoặc các tổ chức nhận tiền gửi, người tiết kiệm có thể mua các loại chứng khoán (bao gồm cổ phiếu, trái phiếu các loại). Tất nhiên đây là các khoản đầu tư rủi ro, tuy vậy, các nhà đầu tư có xu hướng chấp nhận rủi ro khác nhau, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro với mức lợi tức phù hợp. Thị trường vốn cũng cung cấp cho các nhà đầu tư khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tư để giảm bớt rủi ro trong đầu tư. Với các loại chứng khoán đa dạng, thị trường vốn sẽ rất quan trọng đối với các nhà đầu tư khi mà các khoản đầu tư thay thế là tiền gửi tiết kiệm hoặc tín phiếu kho bạc có lãi suất thấp. Do vậy, thị trường vốn sẽ thúc đẩy việc tiết kiệm và huy động vốn. Nếu thị trường thứ cấp hoạt động tốt, các nhà đầu tư sẽ có được các khoản đầu tư có tính thanh khoản cao và tốt hơn so với việc đầu tư vào vàng hay bất động sản.

Một khía cạnh khác mà thị trường vốn có thể thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư là khả năng chuyển đổi kỳ hạn các khoản đầu tư. Các công ty cần huy động vốn dài hạn để mở rộng sản xuất, còn các nhà đầu tư thì cần có tính thanh khoản, và các công cụ tài chính có kỳ hạn khác nhau. Thị trường vốn có thể đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu đối nghịch nhau này, và như vậy thúc đẩy việc tích lũy và huy động vốn nhiều hơn.

Thứ hai, thị trường vốn thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát công ty. Thị trường vốn thúc đẩy hiệu quả quản lý thông qua việc thiết lập các sức ép từ bên ngoài đối với hoạt động của công ty. Nếu như ban giám đốc công ty điều hành kém năng lực, họ sẽ bị thay thế bởi những nhóm có năng lực hơn. Các công ty hoạt động yếu kém có thể bị phá sản hoặc bị thôn tính, hoặc bị sáp nhập vào các công ty khác lớn mạnh hơn. Thêm vào đó, quyền lợi của ban giám đốc trong các công ty được gắn với kết quả kinh doanh của công ty đồng thời với biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Ban giám đốc thường


được quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi. Do vậy, ban giám đốc công ty sẽ có động lực thúc đẩy để làm việc tốt vì nếu công ty hoạt động tốt, giá cổ phiếu trên thị trường tăng lên, và lợi ích của ban giám đốc cũng tăng lên.

Biến động của giá cổ phiếu trên thị trường phản ánh các thông tin liên quan tới chất lượng hoạt động, tiềm năng phát triển, mức độ khan hiếm và giá trị của cổ phiếu, do vậy giúp cho các nhà đầu tư quyết định phân bổ vốn tới những nơi có khả năng sử dụng vốn tốt nhất. Trong một thị trường vốn hoạt động hiệu quả, những thông tin được phản ánh trong giá cổ phiếu sẽ giúp các nguồn lực chảy về nơi có tiềm năng sử dụng vốn tốt nhất, và tạo nên hiệu quả phân bổ nguồn lực.

Thị trường vốn cũng cung cấp khả năng san sẻ và quản lý rủi ro tốt. Thị trường vốn cho phép các nhà đầu tư chia sẻ rủi ro của những dự án có mức độ rủi ro, lợi nhuận cao và cho phép các dự án này có thể thực hiện. Nếu không có cơ chế san sẻ và quản lý rủi ro này, các dự án có lợi nhuận cao, rủi ro cao sẽ không được thực hiện và như vậy sẽ không tạo thêm các giá trị mới cho nền kinh tế. Thị trường vốn do vậy thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba, thị trường vốn là một kênh huy động vốn quan trọng của chính phủ. Thị trường vốn cho phép chính phủ, các cơ quan của chính phủ phát hành các loại trái phiếu để vay nợ nhằm tài trợ cho thâm hụt ngân sách hoặc các hoạt động của chính phủ. Thị trường vốn sẽ là một kênh để chính phủ vay nợ tài trợ cho thâm hụt ngân sách, thay vì tài trợ thông qua vay nợ ngân hàng trung ương hoặc vay nợ từ nước ngoài. Hoạt động của thị trường trái phiếu chính phủ cũng giúp cải thiện việc thực thi chính sách tiền tệ thông qua việc đạt được các mục tiêu về kiểm soát tiền tệ hay kiểm soát lạm phát đồng thời cho phép thực hiện các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ. Sự tồn tại của thị trường vốn cho phép chính phủ có thể điều tiết được các chi phí đầu tư cũng như chi thường xuyên để tránh các cú sốc về chi tiêu, đồng thời giảm chi phí vay nợ của chính phủ và giảm các rủi ro khác liên quan tới vay nợ như rủi ro về lãi suất, tỷ giá.


Thứ tư, thị trường vốn là một kênh thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho phép các công ty trong nước huy động vốn với chi phí rẻ hơn, đồng thời làm tăng tính thanh khoản cho thị trường vốn trong nước.

Trên đây là bốn yếu tố cho thấy tầm quan trọng của thị trường vốn đối với nền kinh tế đã được thừa nhận rộng rãi. Thị trường vốn hoạt động hiệu quả là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá. Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu cho phép nâng cao việc huy động vốn từ bên ngoài, đồng thời cho phép thực hiện các dự án đầu tư có mức sinh lợi cao, và như vậy sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển, nghĩa là các chương trình phát triển thị trường vốn phải nhận được sự ưu tiên trong chương trình cải cách của chính phủ [61], [82]. Nghiên cứu của Atje và Jovanovic đối với một nhóm 40 nước trong các năm thập kỷ 1980 cho thấy có một mối liên hệ mạnh giữa giao dịch trên thị trường chứng khoán với tăng trưởng kinh tế [63]. Sử dụng mô hình của Atje và Jovanovic, Murinde tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa phát triển thị trường vốn với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á Thái bình dương [91]. Gần đây hơn, một nghiên cứu chuyên sâu của Levine và Zervos cho thấy thị trường chứng khoán đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, các tác giả này không tìm thấy bằng chứng tiêu cực của biến động thị trường chứng khoán hoặc sự hội nhập thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu thực nghiệm khác cũng cho thấy thị trường tài chính phát triển trong đó có thị trường vốn có đóng góp tích cực tới hiệu quả hoạt động của các công ty [83].

Một vấn đề tương đối quan trọng đối với các thị trường vốn ở các nước đang chuyển đổi là tác động của việc tự do hoá việc kiểm soát vốn tới sự phát triển của thị trường vốn. Thông thường, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép nắm giữ một phần các loại chứng khoán trên thị trường, ví dụ nhưng trường hợp cổ phiếu loại A và B như trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Nghiên cứu của Levine và Zervos cho thấy tự do hoá việc kiểm soát vốn có thể làm tăng cường sự phát triển


của thị trường vốn. Sự tự do hoá kiểm soát vốn sẽ dẫn tới một thị trường vốn có tính thanh khoản tốt hơn, qui mô lớn hơn và cũng biến động nhiều hơn. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu này cũng nhận thấy thị trường vốn lớn hơn và thanh khoản tốt hơn sẽ có đóng góp tích cực tới tăng trưởng kinh tế dài hạn, do vậy họ ủng hộ việc tự do hoá kiểm soát vốn [83], [84].

Bên cạnh tầm quan trọng và những tác động tích cực, những mặt tiêu cực của thị trường vốn cũng cần thiết phải được xem xét.

Thứ nhất, thị trường vốn khuyến khích sự phân phối của cải không bình đẳng thông qua việc cho phép người giàu đầu tư và trở nên giàu hơn. Các nhà tư bản hay đầu cơ như vậy sẽ gây nên sự nghèo đói đối với những người còn lại, và như vậy khi chính phủ quan tâm đến vấn đề phân phối công bằng sẽ thấy thị trường vốn là không chấp nhập được. Tất nhiên, tất cả các nhà đầu tư đều biết rằng họ có thể kiếm tiền cũng như đánh mất tiền trên thị trường chứng khoán. Một vài chính phủ các nước coi thị trường chứng khoán như một kiểu sòng bạc, do vậy họ cũng cấm hoạt động giống như cấm sòng bạc hay cấm tổ chức đua ngựa [80].

Thứ hai, thị trường vốn khuyến khích hiện tượng đầu cơ bởi các cá nhân cũng như tổ chức, kéo theo các cuộc sụp đổ, huỷ hoại các nhà đầu cơ và gây tác động xấu tới nền kinh tế giống như ở Mỹ năm 1929, Hồng Kông năm 1973, và thị trường không chính thức ở Cô oét năm 1982. Singh đưa ra các lập luận tiêu cực về tác động của thị trường chứng khoán tới nền kinh tế. Ông cho rằng các nghiên cứu thực nghiệm chưa thực sự chỉ ra được cách thức thị trường chứng khoán đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Ngay cả ở các nước phát triển, thị trường vốn không thực hiện được đầy đủ chức năng giám sát và kỷ luật. Ở các thị trưởng mới nổi, bao gồm cả các nước có nền kinh tế chuyển đổi, điều này càng trở nên tồi tệ hơn khi nền tảng hạ tầng tài chính chưa phát triển đầy đủ. Thêm vào đó qui mô thị trường vốn ở các nước đang chuyển đổi quá nhỏ dẫn tới giá chứng khoán biến động mạnh tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế [107].


Thứ ba, thị trường chứng khoán khuyến khích các hoạt động không trung thực như xung đột về lợi ích, giao dịch nội gián, thao túng giá cả chứng khoán.

Thứ tư, mặc dù thị trường vốn khuyến khích sự phân bổ vốn có hiệu quả, nhưng chưa chắc đã phù hợp khi xem xét trên bình diện quốc gia, do ở các nước đang phát triển, giá cả thường bị bóp méo nghiêm trọng. Thị trường vốn cũng có thể cho phép các vụ thôn tính không mong muốn làm giảm hiệu quả phân bổ nguồn lực. Do vậy phát triển thị trường chứng khoán có thể làm xấu đi việc phân bổ vốn hiệu quả chứ không cải thiện quá trình phân bổ vốn.

Những phân tích về hoạt động, tầm quan trọng cũng như những hạn chế của thị trường vốn trên đây cho thấy về cơ bản, thị trường vốn đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, để đạt được điều này cần phải thiết lập được nền tảng hạ tầng điều tiết thị trường, cũng như tác động làm giảm sự biến động giá cả chứng khoán trên thị trường.

1.1.3 Các chủ thể tham gia vào thị trường vốn

a) Các chủ thể cho vay/Đầu tư


Các chủ thể cho vay hay đầu tư là thuật ngữ chung để chỉ những người có tiền tiết kiệm và họ sẽ thực hiện đầu tư các khoản tiết kiệm đó vào hệ thống tài chính. Đây sẽ là các đối tượng mua và nắm giữ các công cụ tài chính dài hạn như cổ phiếu hoặc trái phiếu, hoặc họ có thể đầu tư qua các trung gian đầu tư như quĩ đầu tư, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính. Họ chính là các nhà đầu tư tài chính. Thông qua việc mua và nắm giữ các công cụ tài chính, các chủ thể này đã cho vay khoản tiền tiết kiệm của họ.

Theo quan điểm chung, nhóm người cho vay cơ bản nhất trên thị trường tài chính đó là các cá nhân, hộ gia đình. Các chủ thể này có các khoản tiết kiệm thường xuyên nhất, và họ sẽ là những người cung ứng vốn dưới dạng nhà đầu tư tài chính. Các hộ gia đình có thể trực tiếp nắm giữ chứng khoán thông qua việc mở tài khoản giao dịch trên thị trường vốn, hoặc họ cũng có thể thực hiện đầu tư gián tiếp qua các


trung gian đầu tư khác như các công ty đầu tư chứng khoán, các quĩ đầu tư, hoặc các tổ chức tài chính trung gian như các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính phi ngân hàng.

Chủ thể cho vay thứ hai, đó là các doanh nghiệp. Bao gồm cả các doanh nghiệp phi tài chính và các tổ chức tài chính trung gian.

Các trung gian tài chính, quan trọng nhất là các ngân hàng thương mại (NHTM), là các nhà đầu tư tổ chức với khả năng tài chính dồi dào, là những người nắm giữ chứng khoán quan trọng trên thị trường vốn. Ở Mỹ, các ngân hàng thương mại chỉ được phép nắm giữ các loại chứng khoán nợ do chính phủ phát hành, trong khi ở Việt Nam, các NHTM có thể được phép nắm giữ cả các cổ phiếu trong các công ty cổ phần.

Tiếp theo là các công ty tài chính. Đây là loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được phép đầu tư chứng khoán. Sự khác biệt cơ bản so với các NHTM là các công ty tài chính ít chịu sự điều tiết của chính phủ hơn do vậy có nhiều sự tự do hơn trong hoạt động.

Các công ty bảo hiểm, các quĩ lương hưu, hoặc quĩ bảo hiểm xã hội là những nhà đầu tư quan trọng trên thị trường. Đặc điểm nguồn vốn của các công ty này là dài hạn, do vậy họ là những người nắm giữ khối lượng lớn các trái phiếu chính phủ dài hạn. Các công ty bảo hiểm cũng có thể đầu tư vào các công ty cổ phần.

Các công ty đầu tư chứng khoán và các quĩ đầu tư chứng khoán: đây là các tổ chức được thành lập chủ yếu với mục đích huy động vốn từ các nhà đầu tư riêng lẻ để đầu tư vào các loại chứng khoán khác nhau. Loại hình công ty này có thể phát triển thành cả một ngành công nghiệp về quản lý tài sản với các quĩ đầu tư tổng hợp hoặc chuyên biệt như chỉ đầu tư vào trái phiếu chính phủ, đầu tư vào chứng khoán ở các thị trường mới nổi v.v… Ưu thế cơ bản của các quĩ đầu tư so với các nhà đầu tư thông thường là họ có thể giảm được chi phí giao dịch và đa dạnh hóa danh mục đầu tư hiệu quả. Do vậy, đây là các chủ thể đầu tư quan trọng trên thị trường.


Các doanh nghiệp phi tài chính như các công ty cổ phần hoặc các loại hình doanh nghiệp khác có thể đóng vai trò là nhà đầu tư tài chính, nắm giữ các loại cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường vốn.

Chủ thể cho vay thứ ba là chính phủ. Chính phủ có thể tham gia vào thị trường vốn với vai trò góp vốn thành lập các công ty cổ phần mà chính phủ cho rằng cần phải có sự tham gia của chính phủ để đạt được các mục tiêu mà chính phủ phải thực hiện. Mặc dù vẫn có sự tranh luận về mức độ tham gia của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, nhưng theo khuyến nghị chung là chính phủ không nên can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, mà chỉ nên là người điều tiết, giám sát mà thôi.

Chủ thể cho vay thứ tư đó là các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gỡ bỏ hạn chế về sự di chuyển vốn giữa biên giới quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài cũng trở nên rất quan trọng. Tại Mỹ, các nhà đầu tư nước ngoài quan trọng đến từ Nhật Bản, các nước Trung Đông, và Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài này chủ yếu nắm giữ các trái phiếu chính phủ Mỹ.

Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có vai trò cung cấp một nguồn tài trợ vốn dồi dào cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự dịch chuyển, đảo chiều của các dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng có thể gây tình trạng mất ổn định, cân bằng đối với hoạt động của thị trường vốn nước sở tại.

b) Các chủ thể đi vay


Cũng tương tự như các chủ thể cho vay, các chủ thể đi vay là thuật ngữ chung để chỉ các đối tượng cần huy động vốn trên thị trường vốn. Các chủ thể đi vay sẽ là những tổ chức phát hành chứng khoán để huy động vốn, và như vậy là đi vay. Các chủ thể đi vay trên thị trường vốn gồm các đối tượng sau:

1. Chính phủ là người đi vay lớn nhất trên thị trường qua việc phát hành các loại công cụ nợ từ ngắn hạn cho tới trung, dài hạn. Trên thị trường vốn, Chính phủ

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 01/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí