Mức Độ Bảo Vệ Nhà Đầu Tư Của Việt Nam Hiện Nay


Bảng 2.15 Mức độ bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam hiện nay


Chỉ tiêu

Luật Doanh nghiệp

Điểm

Mỗi cổ phần tương đương với một phiếu bầu:

Công ty cổ phần được phép phát hành cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi, trong đó có cổ phần ưu đãi

biểu quyết

Không xác định

Cổ đông có thể uỷ quyền bỏ phiếu

hoặc gửi phiếu bầu qua thư (lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản)

Có qui định

1

Cổ đông không phải ký quĩ số cổ phiếu nắm giữ trước khi họp Đại hội cổ đông:

Các cổ đông được quyền dự họp chỉ cần phải nắm giữ cổ phiếu vào ngày chốt danh sách dự đại hội cổ

đông

1

Cơ chế bỏ phiếu gộp

Không được qui định

0

Cơ chế cho phép các cổ đông có

quyền kiện các nhà quản lý

Không được qui định

0

Số lượng cổ phiếu nắm giữ tối thiểu 10% để có thể triệu tập Đại hội cổ

đông bất thường:

Có qui định

1

Tổng điểm


3/5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường vốn Việt Nam - 14


Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Như vậy, với số điểm là 3 trong tổng điểm 5, mức độ thực hiện quyền của cổ đông ở Việt Nam là tương đối cao so với trung bình của 49 nước (2,44) nhưng vẫn thấp hơn so với nhóm nước có hệ thống luật pháp theo Anh (3,39).

Tuy nhiên, điểm yếu nhất trong việc bảo vệ quyền của nhà đầu tư là vấn đề thực thi các qui định pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.


Báo cáo về môi trường kinh doanh hàng năm của Công ty Tài chính Quốc tế đánh giá Việt Nam thường xếp hạng thấp nhất trong các quốc gia về bảo vệ nhà đầu tư trong các năm gần đây.

Bảng 2.16 Số liệu về xếp hạng môi trường kinh doanh và bảo vệ nhà đầu tư các năm 2006-2010 của Việt Nam

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Số nước được điều tra

175

178

181

181

183

Xếp hạng mức độ dễ dàng kinh

doanh

104

91

92

92

93

Xếp hạng mức độ bảo vệ nhà đầu

170

165

170

170

172

Chỉ số mức độ công bố thông tin

(0-10)

4

6

6

6

6

Chỉ số mức độ trách nhiệm của Ban

giám đốc (0-10)

0

0

0

0

0

Chỉ số mức độ dễ dàng kiện ra toà

án (0-10)

2

2

2

2

2

Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư tổng hợp

(0-10)

2

2,7

2,7

2,7

2,7

Nguồn: [76],[77],[78]


Số liệu ở Bảng 2.16 cho thấy Việt Nam đứng ở hạng trung bình thấp về mức độ dễ dàng trong kinh doanh nói chung trong các nước được điều tra. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy hơn là xếp hạng về mức độ bảo vệ nhà đầu tư luôn được đánh giá là một trong những nước yếu nhất, Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 nước có mức độ bảo vệ nhà đầu tư thấp nhất. Xét trong từng yếu tố cụ thể, chỉ số về mức độ công bố thông tin đã được cải thiện trong năm 2007, tăng 2 điểm. Kết quả này đạt được là do Việt Nam đã ban hành được một hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ hơn kể từ khi có Luật chứng khoán (2006) và các văn bản hưỡng dẫn thi hành. Chỉ số về trách


nhiệm của ban giám đốc và mức độ dễ dàng kiện ra toà án của Việt Nam rất thấp và thấp hơn nhiều so với khu vực như được thể hiện trong Bảng 2.17. Một điểm đáng lưu ý nữa là mức độ bảo vệ nhà đầu tư ở Việt Nam đã không có sự thay đổi gì trong suốt 3 năm trở lại đây, thể hiện ở chỉ số bảo vệ nhà đầu tư tổng hợp không thay đổi.

Bảng 2.17 So sánh các chỉ số về bảo vệ nhà đầu tư giữa Việt Nam và khu vực năm 2008


Chỉ số

Việt Nam

Bình quân các nước Đông Á Thái Bình

Dương

Bình quân các nước

OECD

Chỉ số mức độ công bố

thông tin (0-10)

6

5,1

5,9

Chỉ số mức độ trách nhiệm

của Ban giám đốc (0-10)

0

4,6

4,0

Chỉ số mức độ dễ dàng kiện

ra toà án (0-10)

2

6,3

6,6

Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư

tổng hợp (0-10)

2,7

5,3

5,8


Nguồn: [122]

Các số liệu ở trên cho thấy, mức độ bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ ở Việt Nam còn rất thấp. Có thể dẫn chứng ra sau đây một số ví dụ cụ thể về việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên các khía cạnh hoạt động khác nhau của thị trường vốn:

1) Tháng 8/2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là cổ đông lớn chiếm 60% vốn chủ sở hữu tại Công ty cổ phần phân đạm và hoá chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ) đã có văn bản yêu cầu Đạm Phú Mỹ bàn giao lại 28 ha đất cho tập đoàn đoàn sử dụng. Quyền sử dụng diện tích 28 ha đất này thuộc về Đạm Phú Mỹ và đã được nêu trong Bản cáo bạch của công ty này khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 3/2007. Yêu cầu thu hồi đất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là không phù hợp với Luật Doanh nghiệp, và gây thiệt hại cho lợi ích của các cổ đông khác. Dưới sức ép của công luận và


Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), việc thu hồi đất của Tập đoàn Dầu khí đã không thành công, và quyền sử dụng 28 ha đất vẫn thuộc về Đạm Phú Mỹ.

2) Trường hợp Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết. Trong các năm 2004, 2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 công ty đã liên tục thua lỗ. Báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2005 của công ty cho biết một khoản lợi nhuận tuy nhiên khoản lãi này không phản ánh đúng kết quả hoạt động của công ty. Báo cáo tài chính năm 2006 do công ty lập cho thấy có lãi, tuy vậy khi thực hiện kiểm toán lại thì kết quả lợi nhuận sau thuế năm 2006 là lỗ. Công ty này đã liên tục vi phạm các qui định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán như không nộp báo cáo thường niên năm 2004, 2005. Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của công ty đã có các sai phạm trong các hoạt động về phát hành cổ phiếu, không trung thực trong việc lập và công bố các báo cáo tài chính. Cổ phiếu của công ty này sau đó đã bị hủy niêm yết trên HOSE từ tháng 8/2009.

3) Công ty cổ phần XNK lâm thuỷ sản Bến tre. Ngày 22/9/2008 trang Web của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đăng tải thông tin công ty này được chấp nhận hoàn trả lại 233 tỷ đồng từ đợt đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng và công ty đã nhận được số tiền nói trên và đã hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn của công ty ngày 12/9/2008. Việc công bố thông tin quá chậm, làm những người có thông tin nội bộ có thể mua được cổ phiếu ở mức giá thấp trong thời gian từ 12/9 –22/9. Sau đó trong tháng 3/2009 Chủ tịch UBCKNN đã quyết định phạt Công ty này số tiền là 20 triệu đồng, phạt 4 nhà đầu tư cá nhân sử dụng thông tin nội gián để mua chứng khoán số tiền là 30 triệu đồng/người. Đây là mức phạt thấp nhất trong khung hình phạt đối với cá nhân vi phạm qui định về giao dịch nội bộ. Quyết định này không đề cập tới việc áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu các khoản lợi nhuận trái pháp luật từ giao dịch nội gián đã được qui định trong Nghị định 36/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

4) Tính đến 30/10/2008, Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã phát hiện 18 trường hợp cổ đông nội bộ giao dịch nhưng không công bố thông tin, 3 cổ đông


lớn chậm công bố thông tin, 3 công ty đặt mua cổ phiếu quĩ không đúng qui định, 111 trường hợp vi phạm qui định về giao dịch chứng khoán đặt mua và bán đối với 1 loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch. Thêm vào đó, Sở giao dịch này cũng liên tục cảnh cáo và xử phạt các thành viên giao dịch do các lỗi về huỷ lệnh trong cùng một đợt khớp lệnh.

Các thực tế trên cho thấy cơ chế giám sát và thực hiện các qui định về giao dịch cũng như các hoạt động cưỡng chế việc thực hiện pháp luật trên thị trường vốn ở Việt Nam vẫn còn thiếu và chưa thực sự nghiêm khắc đối với các hành vi gây tổn hại lợi ích cho các cổ đông.

2.2.3.2 Công tác quản lý và giám sát thị trường


Hoạt động giám sát trên thị trường vốn Việt Nam được thực hiện theo mô hình 2 cấp: giám sát do Sở giao dịch chứng khoán thực hiện và giám sát của các đơn vị chuyên môn thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện.

Theo Luật Chứng khoán và Quyết định 63/2007 của Thủ tướng Chính phủ,”UBCKNN … thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán’’ và Sở/Trung tâm giao dịch chứng khoán có chức năng tổ chức và giám sát hoạt động giao dịch khoán niêm yết tại Sở/Trung tâm giao dịch chứng khoán. Luật Chứng khoán cũng đã qui định 5 đối tượng cần được giám sát trên thị trường chứng khoán bao gồm: thị trường giao dịch, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quĩ, quĩ đầu tư, công ty đầu tư; các tổ chức vận hành và cung cấp dịch vụ cho thị trường sơ cấp là Sở/trung tâm giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán.

Ở cấp giám sát thứ nhất, thông qua hệ thống giám sát giao dịch hàng ngày, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phát hiện các giao dịch bất thường, báo cáo UBCKNN theo dõi, kiểm tra và xử lý. Đồng thời, các Sở giao dịch chứng khoán giám sát các công ty chứng khoán thành viên và các công ty niêm yết để


đảm bảo việc tuân thủ qui định pháp luật của các tổ chức này thông qua chế độ báo cáo, công bố thông tin và kiểm tra tại chỗ.

Tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM hoạt động giám sát giao dịch đã được thực hiện nhằm phát hiện các giao dịch thao túng thị trường và các giao dịch nội gián dựa trên việc phân tích chứng khoán có biến động bất thường. Các trường hợp vi phạm bị phát hiện được liệt kê trong Bảng 2.18.

Bảng 2.18 Kết quả hoạt động giám sát trong các năm 2007-2008


Hành vi bị phát hiện

2007

2008

Giao dịch thao túng thị trường

2

0

Thành viên nội bộ và người có liên quan giao dịch cổ

phiếu của tổ chức niêm yết nhưng không thông báo

39

27

Cổ đông lớn không báo cáo giao dịch

3

4

Nhà đầu tư vi phạm qui định về mở tài khoản

183

0

Nhân viên công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch

tại công ty chứng khoán khác

74

0

Đặt lệnh giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài vượt sở

hữu theo qui định

11

0


Nguồn: [43],[44],[121]


Tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, hoạt động giám sát giao dịch cũng được thực hiện liên tục. Năm 2007, Trung tâm đã phát hiện gần 2000 trường hợp nhà đầu tư thực hiện đồng thời đặt mua và đặt bán cùng một loại chứng khoán, 150 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư mở 2 tài khoản. Năm 2008, Trung tâm đã phát hiện 6.409 trường hợp nhà đầu tư thực hiện đồng thời đặt lệnh mua và đặt lệnh bán cùng một loại chứng khoán trong cùng phiên giao dịch; 7 trường hợp vi phạm trong việc báo cáo giao dịch của cổ đông lớn; 41 trường hợp vi phạm giao


dịch của cổ đông nội bộ và người có liên quan; 8 công ty vi phạm qui chế về giao dịch cổ phiếu quĩ.

Ở cấp giám sát thứ hai, UBCKNN giám sát sự tuân thủ của mọi thành viên thị trường đối với Luật chứng khoán và các văn bản dưới luật. Ở cấp này, việc cưỡng chế xử phạt do Thanh tra Chứng khoán thực hiện và nhiệm vụ giám sát do 4 đơn vị chức năng sau đây thực hiện:

1. Ban Quản lý Kinh doanh giám sát các hoạt động cấp phép thành lập và hoạt động của các công ty chứng khoán và các tổ chức cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán.

2. Ban Quản lý các công ty quản lý quĩ và quĩ đầu tư chứng khoán giám sát việc tuân thủ các qui định về cấp phép thành lập và hoạt động của các công ty quản lý quĩ, các quĩ và các tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ.

3. Ban Quản lý phát hành thực hiện giám sát việc tuân thủ các qui định về chào bán, công bố thông tin và quản trị công ty của các công ty đại chúng.

4. Ban Giám sát thị trường chứng khoán giám sát việc tuân thủ các qui định về tổ chức và hoạt động của các Sở giao dịch chứng khoán và các đối tượng tham gia vào quá trình giao dịch chứng khoán trên thị trường.

Công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trong các năm 2007-2009 đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện trong Bảng 2.19.

Hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong việc củng cố hoạt động lành mạnh, minh bạch và công bằng của thị trường vốn, nhưng theo đánh giá của UBCKNN, hoạt động giám sát vẫn tồn tại những hạn chế sau đây:

Một là giữa hai cấp giám sát chưa hình thành một qui trình giám sát đồng bộ, nhất quán, chưa phân định rõ về phạm vi, trách nhiệm và thẩm quyền của từng cấp.


Bảng 2.19 Số liệu về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán các năm 2007- 2009

Hành vi vi phạm

2007

2008

2009

Vi phạm các qui định về công ty đại chúng, chào bán chứng khoán ra công chúng; vi phạm qui chế về chế độ báo cáo và

công bố thông tin của công ty đại chúng, công ty niêm yết

56

94

115

Vi phạm qui định về giao dịch chứng khoán như giao dịch

giả tạo, thao túng thị trường, giao dịch của cổ đông nội bộ không thông báo

20

19

31

Vi phạm các qui định về hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán; vi phạm qui chế về chế độ báo cáo và công

bố thông tin của công ty chứng khoán

6

11

12

Tổng

82

124

158

Nguồn: [43],[44],[56],[121]


Hai là công tác giám sát giao dịch tại các Sở/Trung tâm giao dịch chứng khoán chưa được thực hiện dựa trên các tiêu chí giám sát rõ ràng và không có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin giám sát tự động, do vậy chỉ phát hiện được các lỗi vi phạm đơn giản, dễ thấy như vi phạm chế độ công bố thông tin,vi phạm qui chế giao dịch của Sở/Trung tâm giao dịch chứng khoán. Việc phát hiện ra các lỗi tinh vi hơn như giao dịch nội gián, thao túng giá dựa trên theo dõi những diễn biến bất thường về giao dịch còn hạn chế.

Ba là công tác giám sát thị trường được thực hiện thủ công, chủ yếu dựa trên chế độ báo cáo định kỳ, chưa thực hiện kiểm tra khách quan, giám sát dựa trên các tiêu chí và phân tích yếu tố rủi ro.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, ngày 31/12/2008 Bộ tài chính đã ban hành Qui chế giám sát Giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm nâng cao năng lực giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán. Qui chế này đã đưa ra những qui định cụ thể về phạm vi và đối tượng giám sát giao dịch, mô hình giám

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2022