Giao Dịch Thứ Cấp Trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội


Hoạt động của thị trường thứ cấp tại Sở GDCK Hà Nội bên cạnh ba mảng chính trên còn bao gồm thị trường niêm yết các công ty vừa và nhỏ không đủ điều kiện niêm yết trên Sở GDCK TP Hồ Chí Minh và thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt.

Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, ngày 24/9/2009, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã chính thức khai trương hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt. Sự tách biệt hệ thống giao dịch cổ phiếu thông thường và trái phiếu chính phủ khắc phục được một số hạn chế của hệ thống giao dịch hiện tại. Giao dịch cổ phiếu thiên về khớp lệnh trong khi đó giao dịch trái phiếu thiên về giao dịch thỏa thuận. Do vậy nếu áp dụng hệ thống thông thường thì chỉ đơn thuần là báo cáo giao dịch chứ không thể cung cấp thêm thông tin gì thêm để trợ giúp nhà đầu tư ra quyết định đầu tư.

Hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt có ưu thế tách giao dịch trái phiếu ra thành một hệ thống giao dịch riêng và công bố thông tin riêng giúp các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài; tách giao dịch từ hoạt động Repos với giao dịch mua bán hẳn sẽ giúp xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn của trái phiếu chính phủ trên thị trường [21].

Thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt đi vào hoạt động được mong đợi là sẽ làm tăng tính thanh khoản, tính minh bạch cho giao dịch trên thị trường. Theo lộ trình của UBCKNN trong thời gian tới, thị trường trái phiếu sẽ được tổ chức theo mô hình hệ thống giao dịch đa định chế: nhà đầu tư kết hợp với nhiều nhà kinh doanh trái phiếu để tìm giá tốt nhất thực hiện giao dịch. Sau đó, khi thị trường đã hình thành số lượng các nhà kinh doanh trái phiếu và các nhà đầu tư trái phiếu đủ lớn sẽ áp dụng mô hình giao dịch liên định chế: thị trường chỉ bao gồm các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp thực hiện giao dịch, các tổ chức đầu tư có thể thực hiện giao dịch với mức giá tốt nhất trên thị trường thông qua nhà môi giới [39].

Bảng 2.12 thể hiện một số thông tin tổng hợp về giao dịch chứng khoán trên Sở GDCK Hà Nội. Giá trị giao dịch đã tăng lần lượt hơn 32 lần và 11 lần trong 2 năm 2006, 2007 thể hiện sự tăng vọt về qui mô giao dịch trên thị trường thứ cấp. Tốc độ


tăng trưởng giá trị giao dịch đã chậm lại trong năm 2008 và 2009. Đặc biệt trong năm 2009, giá trị giao dịch các loại trái phiếu giảm mạnh, nhưng tổng giá trị giao dịch vẫn tăng lên do có sự tăng mạnh trong giá trị giao dịch cổ phiếu niêm yết. Mức độ tăng trưởng giá trị giao dịch bình quân trong giai đoạn 2006-2009 không nói lên được nhiều ý nghĩa mặc dù lên tới 1.109%. Tốc độ tăng này không phản ánh đúng xu thế dài hạn của thị trường, nhưng nó cũng nói lên sự phát triển vượt mức về qui mô giao dịch trên thị trường thứ cấp.

Bảng 2.12 Giao dịch thứ cấp trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội


Khoản mục

2005

2006

2007

2008

2009

Giá trị giao dịch cổ phiếu (tỷ đồng)

268

4.039

63.422

57.122

197.357

Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân/phiên (tỷ đồng)

3,73

19,1

255

230

786

Giá trị giao dịch trái phiếu (tỷ đồng)

78

7.463

77.521

189.108

80.181

Giá trị giao dịch trái phiếu bình quân/phiên (tỷ đồng)

1,08

35,37

314

834

319

Tổng giá trị giao dịch chứng khoán từng năm

346

11.502

140.943

246.230

277.538

Mức độ tăng trưởng giá trị giao dịch/năm (%)

100

3.224

1.125

74

12

Mức độ tăng trưởng giá trị giao dịch bình quân giai đoạn 2006-2009 (%)

1.109

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường vốn Việt Nam - 13

Nguồn: [33],[47],[48],[120] và tác giả tổng hợp.

Đối với thị trường cổ phiếu đăng ký giao dịch (UPCOM), tính đến cuối năm 2009 đã có 34 công ty đăng ký giao dịch hơn 327 triệu cổ phiếu và giá trị giao dịch tính đến cuối năm đạt 545 tỷ đồng với 136 phiên giao dịch, giá trị giao dịch bình quân là 4 tỷ đồng/phiên. Hạn chế cơ bản đối với giao dịch trên thị trường này là qui định về giao dịch thỏa thuận điện tử với mức giá và khối lượng phải hoàn toàn khớp giữa lệnh mua và lệnh bán. Chính qui định này đã làm cho thị trường hoạt động trầm lắng và giá cả chứng khoán bị bóp méo, không hình thành được mức giá cân bằng thị trường của cổ phiếu trong nhiều phiên giao dịch.


b3) Giao dịch cổ phiếu trên thị trường tự do (thị trường OTC)

Đến cuối năm 2009, đã có 954 công ty đại chúng đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nên cạnh đó, số lượng công ty cổ phần có cổ phiếu sẵn sàng giao dịch lớn hơn rất nhiều. Theo Công ty cổ phần OTC Việt Nam (www.sanotc.com), đến cuối năm 2009, công ty này cho phép thực hiện cung cấp thông tin giao dịch đối với hơn 1.700 công ty cổ phần chưa niêm yết. Việc tạo lập thị trường giao dịch cho các cổ phiếu trên thị trường tự do cũng được nhiều công ty chứng khoán và các nhà môi giới cá nhân khác đứng ra thực hiện và cho tới thời điểm hiện tại, chưa có một số liệu thống kê tổng hợp về toàn bộ giao dịch trên thị trường tự do này. Đây là một thị trường rất lớn với số lượng công ty cổ phần nhiều hơn và khối lượng cổ phiếu lưu hành lớn hơn nhiều so với các công ty trên thị trường niêm yết. Tuy nhiên, tính minh bạch, tính xác thực của thông tin giao dịch trên thị trường này luôn ở mức độ rất thấp.

Gần đây vào tháng 1/2010, UBCKNN đã có công văn yêu cầu các công ty chứng khoán dừng giao dịch đối với các cổ phiếu OTC. Động thái này được xem là việc chấn chỉnh hoạt động giao dịch trên thị trường OTC để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư do đã có những sự cố nghiêm trọng trong giao dịch trên thị trường. Theo tác giả luận án, đây cũng là một biện pháp mà cơ quan này muốn thúc đẩy việc các công ty cổ phần đưa cổ phiếu của họ lên giao dịch trên các Sở giao dịch chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCOM. Hoạt động này được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư cũng như làm gia tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu trên thị trường OTC.

2.2.2.3 Hoạt động của các công ty chứng khoán

Theo Luật Chứng khoán (2006) và Qui chế về hoạt động của công ty chứng khoán được ban hành cùng Quyết định số 27/2007 ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính, hoạt động của công ty chứng khoán bao gồm những nội dung chính sau đây:

1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán


4. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

5. Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán

6. Nghiệp vụ tư vấn tài chính

Công ty chứng khoán không được thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư, nghiệp vụ này được chuyển cho công ty quản lý quĩ đầu tư.

Trong các nghiệp vụ trên, hai nghiệp vụ quan trọng nhất đóng góp vào hoạt động của thị trường vốn là nghiệp vụ môi giới và nghiệp vụ tư vấn tài chính. Về nghiệp vụ môi giới thì không có gì phải bàn cãi, các nhà đầu tư giao dịch trên thị trường sẽ thực hiện qua các nhà môi giới chứng khoán. Đối với nghiệp vụ tư vấn phát hành, các công ty chứng khoán giúp cho doanh nghiệp, chính phủ có thể bán chứng khoán ra thị trường cho các nhà đầu tư, giúp tạo lập hàng hóa để giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trong năm 2007, tổng giá trị bảo lãnh phát hành cổ phiếu và trái phiếu của các công ty chứng khoán đạt 12,6 nghìn tỷ, tăng 16 lần so với giá trị bảo lãnh năm 2006. Hoạt động tư vấn phát triển cả ở các khâu tư vấn định giá doanh nghiệp, tư vấn đấu giá cổ phần hóa và tư vấn niêm yết.

2.2.2.4 Hoạt động của các tổ chức tài chính khác

a) Trung tâm lưu ký chứng khoán: Trung tâm lưu ký chứng khoán hiện tại đã được chuyển sang mô hình hoạt động là Công ty TNHH một thành viên do Bộ Tài chính làm đại diện chủ sở hữu. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ một đơn vị sự nghiệp có thu sang hình thức doanh nghiệp sẽ giúp trung tâm khắc phục được những hạn chế trong hoạt động theo mô hình trước đây như:

1. Hạn chế vai trò chủ động của TTLKCK trong việc phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường.

2. Không khuyến khích việc áp dụng các nguyên tắc quản trị tốt nhất cho một tổ chức có chức năng cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của thị trường.

3. Mô hình cũ không phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc tổ chức hoạt động của TTLKCK.


Đến cuối năm 2008, Trung tâm lưu ký chứng khoán đã quản lý lưu ký cho hơn 300 loại cổ phiếu và chứng chỉ quĩ, gần 600 loại trái phiếu, với giá trị chứng khoán lưu ký lên hơn 200.000 tỷ đồng. Trung tâm cũng xử lý tài khoản giao dịch cho hơn 500.000 nhà đầu tư, trong đó có trên 12.000 nhà đầu tư có tổ chức. Cuối năm 2009, số lượng cổ phiếu lưu ký tại Trung tâm là hơn 8 tỷ và 1,8 tỷ trái phiếu chính phủ.

b)Các công ty kiểm toán:

Các công ty kiểm toán thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính đối của các doanh nghiệp niêm yết theo qui định là các báo cáo giữa năm và báo cáo cuối năm. Hiện tại Ủy ban Chứng khóan Nhà nước công bố danh sách 28 công ty kiểm toán được chấp nhận kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin báo cáo tài chính.

c) Các công ty xác định hạn mức tín nhiệm:

Thị trường vốn Việt Nam chưa có một tổ chức xác định hạn mức tín nhiệm nào hoạt động. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại được trợ giúp bởi Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sự thiếu vắng hoạt động của loại hình trung gian tài chính này theo chuẩn mực quốc tế có tác động tiêu cực tới sự phát triển của thị trường trái phiếu công ty, đặc biệt đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.

2.2.3 Cơ chế hoạt động và điều hành thị trường vốn Việt Nam

2.2.3.1 Công bố thông tin và bảo vệ nhà đầu tư:

Các nghiên cứu của La Porta và các tác giả, Công ty Tài chính quốc tế (IFC) cho thấy tầm quan trọng của hoạt động công bố thông tin và bảo vệ nhà đầu tư đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường vốn. Những nước có mức độ bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hoạt động công bố thông tin tốt hơn thường có thị trường vốn phát triển với qui mô lớn hơn [76], [77], [78], [97].

Hoạt động công bố thông tin trên thị trường vốn được thực hiện theo hướng dẫn trong Thông tư 38/2007 của Bộ tài chính và sau đó là Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày


15/1/2010 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Các đối tượng công bố thông tin, phương thức và nội dung thông tin cần công bố được tóm tắt trong Bảng 2.13. Các nội dung công bố thông tin được tóm tắt trong Phụ lục 1.

Bảng 2.13 Tóm tắt nội dung các qui định công bố thông tin trên thị trường vốn Việt Nam


Đối tượng công bố

Yêu cầu công bố thông tin

Công ty đại chúng

Công bố định kỳ

Công bố thông tin bất thường

Công bố thông tin bất thường

Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Công bố định kỳ

Công bố thông tin bất thường

Tổ chức niêm yết

Công bố định kỳ

Công bố thông tin bất thường

Công bố thông tin theo yêu cầu

Sở Giao dịch và Trung tâm giao dịch chứng

khoán

Công bố định kỳ

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quĩ

Công bố định kỳ

Công bố thông tin bất thường

Công bố thông tin theo yêu cầu

Các quĩ đại chúng

Công bố định kỳ

Công bố thông tin bất thường

Công bố thông tin theo yêu cầu

Những vấn đề cơ bản trong hoạt động công bố thông tin tập trung vào hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thể hiện ở 2 khía cạnh chủ yếu sau đây:


Thứ nhất là việc chậm trễ trong việc công bố thông tin theo qui định. Đây được coi là hiện tượng “chuyện cũ luôn …mới” vì tình trạng này xảy ra phổ biến và kéo dài. Số liệu về việc nộp muộn thông tin được thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 2.14 Tình hình nộp muộn báo cáo tài chính so với qui định trong năm 2008 - 2009

Thời điểm

HOSE

HASTC

Quí II/2008: số công ty nộp báo cáo tài chính muộn/số công ty niêm yết; (tỷ lệ %)

68/156


(43%)

53/146


(36%)

Quí IV/2008: số công ty nộp báo cáo tài chính muộn/số công ty niêm yết; (tỷ lệ %)

66/170


(38%)

37/168


(22%)

Quí I/2009: số công ty nộp báo cáo tài chính năm 2008 muộn/số công ty niêm yết; (tỷ lệ %)

86/177


(48%)

72/177


(40%)

Quí I/2009: số công ty nộp báo cáo thường niên muộn/số công ty niêm yết; (tỷ lệ %)

145/177


(82%)

144/177


(81%)


Nguồn: [43],[44] và tác giả tổng hợp.


Số lượng các công ty niêm yết không hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin đúng hạn đạt một tỷ lệ cao (dao động xung quanh mức 40%) trong các thời điểm nêu trong Bảng 2.14. Trong đó có một điểm đáng chú ý là các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM lại có tỷ lệ vi phạm cao hơn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chậm trễ trong việc công bố thông ti n, trong đó có các lý do không thuyết phục như lỗi phần mềm kế toán, máy tính nhiễm virus…


Thứ hai là về chất lượng công bố thông tin: khối lượng thông tin do các tổ chức niêm yết cung cấp có nhiều trường hợp là không đầy đủ, thông tin không phản ánh đúng về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của tổ chức công bố. Theo qui định, các đối tượng công bố thông tin phải lập trang thông tin điện tử và phải thường xuyên cập nhật việc công bố thông tin trên trang thông tin điện tử đó. Tính đến ngày 31/3/2009, đã có 95% công ty niêm yết trên HASTC xây dựng website. Tuy nhiên theo đánh giá của UBCKNN là phần lớn các website còn sơ sài và chưa cập nhật đầy đủ thông tin. Trên HOSE, có 176/177 thành viên niêm yết có website, nhưng có tới 31 trường hợp chưa cập nhật đầy đủ thông tin đã công bố, có 7 website không truy cập được hoặc đang xây dựng.

Một tình trạng phổ biến trong năm 2008 trong việc công bố thông tin của các tổ chức niêm yết là tình trạng báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình hoạt động của công ty. Khi kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, hoặc giá hàng tồn kho hoặc giá các khoản đầu tư giảm xuống, các công ty rơi vào tình trạng thua lỗ nhưng đã che dấu lỗ qua các biện pháp như: không trích lập dự phòng đối với hàng tồn kho bị giảm giá hoặc với chứng khoán bị giảm giá để tránh phải báo cáo lỗ, hoặc dồn lỗ vào quí 4 là quí cuối năm mới công bố, vì kết quả hoạt động cả năm của tổ chức niêm yết sẽ phải được kiểm toán nên không thể tiếp tục che giấu lỗ. Tình trạng này làm giảm sút nghiêm trọng độ tin cậy của báo cáo tài chính, làm mức độ rủi ro tăng cao và làm mất niềm tin của các nhà đầu tư.

Về vấn đề bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ trên thị trường vốn của Việt Nam cũng còn nhiều tồn tại. Các qui định về bảo vệ quyền của nhà đầu tư ở Việt nam được nêu trong Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, các qui định về phát hành, giao dịch chứng khoán và các qui định khác về chứng khoán.

Trên khía cạnh về bảo vệ nhà đầu tư và dựa theo hệ thống chỉ số đã được nêu lên ở Chương 1, hệ thống pháp luật hiện tại của Việt Nam qui định về quyền của cổ đông trong Bảng 2.15.

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 01/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí