Tình Hình Niêm Yết Trái Phiếu Chính Phủ Qua Các Năm


niêm yết tăng mạnh qua các năm. Vào cuối năm 2008, giá trị trái phiếu niêm yết đã lên tới 164.259 tỷ đồng cùng với giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp cũng tăng mạnh (Bảng 2.3 và 2.4).

Năm

2000

2005

2006

2007

2008

2009

1. Sở Giao dich Chứng khóa TP HCM (HOSE)

Số lượng trái phiếu niêm yết (Chính phủ và doanh nghiệp)

2

311

367

363

68

61

2. Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)

Số lượng trái phiếu CP niêm yết

0

6

92

177

526

508

Số lượng trái phiếu mới niêm yết

0

6

86

92

364a

25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường vốn Việt Nam - 11

Bảng 2.3 Tình hình niêm yết trái phiếu chính phủ qua các năm


a Trong đó có 275 mã trái phiếu được chuyển từ Sở GDCK TP HCM ra, 89 mã trái phiếu là niêm yết mới.

Nguồn: [34], [35], [120], [121], và tác giả tổng hợp


Đặc biệt, từ tháng 6/2008, thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt đã đi vào hoạt động, nâng tổng số trái phiếu chính phủ niêm yết tại HASTC tăng mạnh lên

526 mã vào cuối năm 2008 (Bảng 2.3). Khối lượng giao dịch bình quân trái phiếu/phiên cũng đã tăng mạnh trên HASTC trong năm 2006-2008. Tuy vậy trong năm 2009 đã chứng kiến một sự giảm sút đáng kể trong giao dịch trái phiếu niêm yết trên cả 2 Sở giao dịch chứng khoán. Khối lượng giao dịch đã giảm hơn 63% so với năm 2008. Khối lượng trái phiếu niêm yết mới trên SGDCK Hà Nội cũng chỉ đạt 25 loại trái phiếu, giảm mạnh so với giai đoạn 2006-2008.


Bảng 2.4 Số liệu giao dịch trái phiếu giai đoạn 2000-2009


Năm

Số phiên

giao dịch

Giá trị niêm

yết (tỷ đồng)

Giá trị giao dịch

(tỷ đồng)

Giá trị giao dịch bình

quân/phiên (tỷ đồng)

2000

66

1.100,0

0,04

0,00

2001

151

2.731,6

58,1

0,28

2002

236

4.113,6

113,9

0,54

2003

247

11.496,6

2.464,1

11,68

2004

250

21.528,3

17.546,8

83,16

2005*

251

34.610,3

21.014,4

99,60

2006

250

47.245,7

42.044,4

119,26

2007

248

68.675,5

77.521,3

367,40

2008

245

164.259,2

189.108,4

896,25

2009

251

179.653

83.164,4

331,33

*Từ năm 2005 tính gộp cả TTGDCK Hà Nội Nguồn: [120], [121]

Đến cuối tháng 6/2009, tổng giá trị trái phiếu lưu hành trên thị trường là 12,12 tỷ USD, tương đương khoảng 13,6% GDP, trong khi tỷ lệ bình quân trong khu vực là 63% GDP [114].

Trái phiếu lưu hành ở Việt Nam chủ yếu là các loại trái phiếu chính phủ, chiếm tới hơn 90% giá trị trái phiếu lưu hành. Trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 1-15 năm.

Để có một cái nhìn khái quát về qui mô phát triển tương đối giữa thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu, tác giả tổng hợp số liệu về cổ phiếu và trái phiếu niêm yết trên 2 SGDCK TP Hồ Chí Minh và Hà Nội vào cuối năm 2009 trong Bảng 2.5.


Bảng 2.5 So sánh qui mô tương đối của thị trường cổ phần và trái phiếu chính phủ cuối năm 2009


HNX

HOSE

Tổng

Số trái phiếu niêm yết

508

61

569

Giá trị trái phiếu niêm yết (tỷ đồng)

166.314

13.339

179.653

Số cổ phiếu và chứng chỉ quĩ niêm yết

257

200

457

Giá trị sổ sách cổ phiếu niêm yết (tỷ đồng)

36.928

106.753

143.681

Giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết (tỷ đồng)

119.300

495.014

614.314


Nguồn: [120], [121]



Giá trị trái phiếu niêm yết

Giá trị thị trường cổ phiếu



23%


77%

Hình 2.1 Qui mô tương đối giữa thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu cuối năm 2009

Nguồn: [120], [121]


Như vậy, nếu xét theo số lượng cổ phiếu và trái phiếu niêm yết trên cả hai Sở giao dịch thì không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét theo giá trị thị trường ta thấy qui mô của thị trường cổ phiếu niêm yết lớn gấp hơn 3 lần so với qui mô của thị trường trái phiếu niêm yết trên cả 2 Sở GDCK.


2.2.1.3 Trái phiếu công ty


Một phần nhỏ trái phiếu là do các doanh nghiệp lớn phát hành như: Vinaconex, Lilama, Công ty cổ phần tài chính dầu khí, Công ty cổ phần Vincom. Đặc biệt một số ngân hàng thương mại cũng phát hành trái phiếu và trái phiếu chuyển đổi như Vietcombank, BIDV, ACB, Ngân hàng quân đội… để huy động vốn. Tuy nhiên số lượng trái phiếu được niêm yết là không nhiều, ở thời điểm hiện tại chỉ ghi nhận trái phiếu của BIDV đang được niêm yết tại HOSE (không tính trái phiếu doanh nghiệp được chính phủ bảo lãnh). Trái phiếu doanh nghiệp phát hành thường có kỳ hạn từ 1-5 năm.

Nguyên nhân của tình trạng kém phát triển cuả thị trường trái phiếu doanh nghiệp là do các qui định quá chặt chẽ trong việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước tại Nghị định 120/1994/NĐ-CP đã làm hạn chế việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp như: doanh nghiệp phải có lãi 3 năm trước khi phát hành trái phiếu, trái phiếu bắt buộc phải có tổ chức bảo lãnh thanh toán. Nghị định này cũng bộc lộ nhiều hạn chế về phương thức phát hành trái phiếu chưa phù hợp với thông lệ chung của thị trường trái phiếu (chưa qui định về việc phát hành theo phương thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành), chưa đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Kết quả là trong thời gian 11 năm từ 1994- 2006, chỉ có 10 doanh nghiệp thực hiện phát hành được trái phiếu với số vốn xấp xỉ 1.772 tỷ đồng (không kể các ngân hàng thương mại), một con số được cho là rất nhỏ so với nhu cầu vốn của các doanh nghiệp (Theo bài “Mở đường cho trái phiếu doanh nghiệp - Báo ĐTCK ngày 8/6/2006). Nghị định 52/2006/NĐ-CP sau đó đã thay thế Nghị định 120 với nhiều qui định thông thoáng hơn, và sau 1 năm có hiệu lực (tính đến tháng 8/2007) khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành đạt con số 16.000 tỷ đồng.

Trên thị trường thứ cấp, hoạt động giao dịch trái phiếu chủ yếu do các công ty chứng khoán thành viên thực hiện, quan trọng nhất là các công ty chứng khoán VCBS, ACBS, SSI, và Công ty chứng khoán NHNNo và PTNT VN. Thị phần giao


dịch của 4 công ty nói trên chiếm tới hơn 82% giao dịch trái phiếu tại HASTC trong năm 2008.

2.2.2 Các chủ thể tham gia trên thị trường vốn Việt Nam

2.2.2.1 Các nhà đầu tư trên thị trường vốn


Số lượng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây, thể hiện ở số lượng tài khoản nhà đầu tư chứng khoán mở tại các công ty chứng khoán. Ở Việt Nam hiện tại, mỗi nhà đầu tư chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch chứng khóan ở một công ty chứng khoán. Đến cuối năm 2008, tổng số lượng lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã đạt 531.428 tài khoản, trong đó các nhà đầu tư các nhân trong nước là 517.463 tài khoản, các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước là 2.500 tài khoản. Số lượng tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh trong 3 năm 2007-2009 (Bảng 2.6). Đến cuối năm 2009, số lượng tài khoản giao dịch đã tăng lên trên 822 nghìn tài khoản, trong đó có tới 800 nghìn tài khoản là của các nhà đầu tư cá nhân.

Số lượng áp đảo tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân có một hạn chế cơ bản đó là việc các nhà đầu tư cá nhân thường tham gia vào các giao dịch ngắn hạn mang tính đầu cơ do vậy, thị trường mang tính bầy đàn, giao dịch theo phong trào. Số lượng ít của các nhà đầu tư có tổ chức cộng thêm với việc các nhà đầu tư tổ chức có xu thế nắm giữ chứng khoán dài hạn hơn, ít giao dịch hơn các nhà đầu tư cá nhân càng làm cho mức độ biến động giá chứng khoán trên thị trường tăng cao.

Về phía các nhà đầu tư có tổ chức, bao gồm các đối tượng chủ yếu sau đây: các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, quĩ đầu tư, quĩ bảo hiểm xã hội.

Các doanh nghiệp, công ty cổ phần là nhà đầu tư với việc nắm giữ cổ phiếu của chính công ty mình (hay cổ phiếu quĩ) hoặc nắm giữ cổ phiếu trong các công ty


khác. Đặc biệt, trong các Tổng công ty lớn, việc các công ty con sở hữu cổ phiếu của các công ty con khác là phổ biến. Điều này có hạn chế cơ bản là nếu như hoạt động của công ty không minh bạch, có thể xảy ra các giao dịch nội gián gây tổn thất lợi ích cho các nhà đầu tư bên ngoài công ty.

Bảng 2.6 Số liệu thống kê về nhà đầu tư trên thị trường vốn Việt Nam giai đoạn 2000-2009

Năm

Số lượng tài khoản

nhà đầu tư

Tài khoản

cá nhân

Tài khoản nhà

đầu tư tổ chức

Nhà đầu tư

nước ngoài

2000

2.908

2.870

38

N/A

2001

8.774

8.703

71

N/A

2002

13.520

13.398

122

N/A

2003

15.735

15.569

166

N/A

2004

21.595

21.402

193

N/A

2005

31.316

30.999

317

436

2006

106.393

105.803

590

4.500

2007

349.402

347.817

1.585

8.400

2008

448.674

517.463

2.500

11.257

2009

822.914

807.558

3.289

12.694

N/A: Không có số liệu Nguồn: [53],[54],[55],[56]

Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trung gian là các nhà đầu tư tổ chức quan trọng trên thị trường. Tuy vậy, các nhà đầu tư này lại bị hạn chế bởi các qui định điều hành thận trọng của chính phủ để đảm bảo các tổ chức này hoạt động an toàn. Các qui định về hạn chế đầu tư của các trung gian tài chính được tóm tắt trong Bảng 2. 7.


Bảng 2.7 Các hạn chế đầu tư chứng khoán đối với các trung gian tài chính



Trung gian tài chính


Cổ phiếu

Trái phiếu

TPCông ty

TP Chính phủ

Ngân hàng thương mại

Tối đa 11% vốn điều lệ trong 1 công ty cổ phần, dự án đầu tư; tối đa 40% vốn điều lệ và quĩ dự phòng vào cổ phiếu

Không qui định

Công ty bảo hiểm nhân thọ

Tối đa 50% quĩ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Không hạn chế

Công ty bảo hiểm phi nhân thọ

Tối đa 35% quĩ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Công ty tài chính

Tối đa 11% vốn điều lệ trong 1 công ty cổ phần, dự án đầu tư; tối đa 40% vốn điều lệ và quĩ dự phòng vào cổ phiếu

Không qui định

Công ty chứng khoán

Cùng với người có liên quan đầu tư tối đa 5% vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác;

Đầu tư tối đa 20% cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;

Đầu tư tối đa 15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ

Không qui định



Trung gian tài chính


Cổ phiếu

Trái phiếu

TPCông ty

TP Chính phủ


chức không niêm yết;


Tối đa 20% tổng tài sản công ty để đầu tư, mua cổ phần hoặc tham gia góp vốn vào một tổ chức khác.


Quĩ bảo hiểm xã hội

Hiện tại chưa có qui định cụ thể về việc hạn chế đầu tư của quĩ này vào các loại cổ phiếu và trái phiếu, tuy nhiên quĩ này cũng đang nắm giữ các loại trái phiếu chính phủ.

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Qua phân tích các hạn chế về đầu tư như trên ta thấy các tỷ lệ về hạn chế đầu tư vào cổ phần là không quá thấp, và do vậy giúp các tổ chức này có thể nắm giữ một số lượng chứng khoán đáng kể có trọng lượng trong các tổ chức phát hành. Tuy nhiên các hạn chế về tỷ lệ an toàn đầu tư này cũng giúp cho các tổ chức trên tránh được việc đầu tư quá mức vào một tài sản hay chứng khoán nào đó có thể gây nên rủi ro cho chính các trung gian tài chính nêu trên.

Các công ty chứng khoán, các quĩ đầu tư chứng khoán là các nhà đầu tư tham gia tích cực vào hoạt động của thị trường vốn. Đến cuối năm 2008 đã có 102 công ty chứng khoán được cấp phép và đi vào hoạt động. Trong năm 2009 chỉ có 3 công ty chứng khoán mới được cấp phép, nâng tổng số công ty lên 105. Số lượng công ty chứng khoán đã tăng mạnh trong các năm 2006-2008 do hai nguyên nhân: để tránh các yêu cầu về vốn điều lệ tăng cao được qui định trong Luật chứng khoán 2006 và do nhu cầu giao dịch trên thị trường bung nổ giai đoạn cuối năm 2006- 2007. Số lượng công ty chứng khoán và vốn điều lệ của các công ty này theo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2022