Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam - 11

đô đãi ngộ xứng đáng cho những cán bộ có thành tích để thu hút người có tài, có năng lực vào làm cho mình.

Các doanh nghiệp nên thường xuyên có chính sách đào tạo và chú trọng đến đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác ngoại thương trong điều kiện bùng nổ thông tin, xu hướng hội nhập như hiện nay. Chính sách nâng cao năng lực không chỉ là tạo điều kiện, hỗ trợ tài chính để các nhân viên tham gia các khóa học mà phải có cơ chế khuyến khích họ tham gia vào các diễn đàn, hội thảo về kinh tế, hỗ trợ họ trong việc cập nhật các thông tin chuyên sâu.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của quốc gia, thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những biện pháp quan trọng có ý nghĩa then chốt nhằm hạn chế và ngăn ngừa có hiệu quả các rủi ro phát sinh trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

3.2.2.2. Chú trọng đến hoạt động quản trị rủi ro

Những rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế phát sinh ngày càng nhiều hơn và phức tạp hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp thích hợp để hạn chế tổn thất hoặc chấp nhận rủi ro đến một mức độ nhất định. Muốn có được những biện pháp như vậy, doanh nghiệp cần chú trọng đến hoạt động quản trị rủi ro, trong đó bao gồm:

- Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác ngoại thương (như đã phân tích ở trên) để tìm hiểu, đánh giá và phân tích những nguy cơ rủi ro, từ đó đề xuất ra những biện pháp khả thi và thích hợp với những rủi ro dự báo có thể xảy ra cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Doanh nghiệp nên lập quỹ dự phòng, tài trợ cho hoạt động quản trị rủi ro. Quỹ này có thể được sử dụng trong quá trình nhận dạng, đo lường rủi ro cũng như dùng để tài trợ rủi ro khi những rủi ro đã xuất hiện và gây tổn thất,

thiệt hại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tài trợ không kịp thời có thể dẫn đến khả năng rủi ro này xảy ra dẫn đến rủi ro khác xuất hiện, gây ra những tổn thất liên tiếp cho hoạt động kinh doanh.

3.2.2.3. Chủ động khai thác và cập nhật thông tin

Hiện nay tình trạng phổ biến là doanh nghiệp có mối quan hệ thì tìm cách moi thông tin từ các cơ quan chức năng, làm ăn theo hình thức chụp giật. Còn các doanh nghiệp làm ăn chân chính thì luôn phải chịu nhiều rủi ro do thiếu thông tin. Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức đến các thông tin kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp còn rất yếu khâu cập nhật thông tin, ngay cả với những thông tin công khai mà một số doanh nghiệp vẫn không biết. Vì vậy giải pháp hạn chế rủi ro là doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm kiếm và khai thác thông tin, không nên phụ thuộc quá nhiều vào các thông tin chính thống của nhà nước mà doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước sở tại để có những thông tin cần thiết, cập nhật về đối tác và thị trường trong khi doanh nghiệp chưa có điều kiện mở văn phòng đại diện của mình. Còn với những thị trường lớn thì nên lập các văn phòng đại diện, có sự cập nhật nhanh chóng để có thể đáp ứng nhanh nhất những thay đổi. Ngoài ra, cần phải bố trí các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông thạo vi tính, thường xuyên cập nhật các thay đổi về giá cả trên mạng Internet và trên các thị trường lớn. Tăng cường công tác của bộ phận Marketing, theo dõi các báo cáo kinh tế, báo cáo về sự thay đổi chính sách thuế, nên thiết lập mối quan hệ với các trung tâm thông tin, nên có cơ chế mua tin để có thể chủ động hơn, tính chi phí cho thông tin là một chi phí của giá thành sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

3.2.2.4. Xây dựng mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp khác, với các ngân hàng và tổ chức tài chính

Để có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp nên tham gia vào các hiệp hội, ngành hàng. Các hiệp hội là những liên kết của các

Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam - 11

doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng, có chức năng hòa giải khi xảy ra tình trạng mua tranh, bán tranh, có chức năng điều tiết thị trường. Thêm vào đó, hiệp hội có vai trò khuyến cáo, điều hành các doanh nghiệp kinh doanh, tránh tình trạng bán phá giá, bán tháo làm cho những doanh nghiệp còn lại bị ép giá, có thể dẫn đến những thua thiệt không đáng có. Thêm vào đó, việc tham gia vào các hiệp hội có thể đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Qua việc tham gia này, doanh nghiệp có thể nắm bắt những thông tin cần thiết và tăng cường sức mạnh đoàn kết trong ngành hàng của mình. Sau đó, các doanh nghiệp phải tích cực xây dựng hiệp hội, ngành hàng của mình sao cho các doanh nghiệp là thành viên của hiệp hội có cùng tiếng nói, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nếu không trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì cần xây dựng mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình chuẩn bị nguồn hàng cho xuất khẩu cũng như trong quá trình giao nhận, vận chuyển hàng hóa và thanh toán.

Bên cạnh việc tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp khác trong ngành, các doanh nghiệp cũng cần liên kết với các tổ chức tài chính, các ngân hàng để chủ động hơn về vốn trong kinh doanh và hoạt động mua bán của mình. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực về tài chính còn hạn chế, hầu hết số vốn các doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình đều là vốn vay từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính, tín dụng. Nếu không chủ động về vốn thì khi doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng lớn sẽ gặp phải nhiều khó khăn, sự liên kết này sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn về vốn và các ngân hàng cũng yên tâm hơn do tránh được rủi ro không đủ khả năng thanh toán từ phía các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, nguy cơ rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam gia tăng cả về tính chất phức tạp cũng như mức độ nghiêm trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra một cách hiệu quả, trong đó bao gồm trách nhiệm thuộc về Nhà nước và đồng thời là trách nhiệm thuộc về chính bản thân các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN


Từ nội dung nghiên cứu của đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau:

- So với những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh thì hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế phải đối mặt với những rủi ro đa dạng, phức tạp và có mức độ nghiêm trọng hơn.

- Qua đánh giá khái quát về tình hình mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam trong những năm gần đây thấy được những hạn chế trong hoạt động này và nguy cơ rủi ro có thể xảy ra cho các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng gia tăng và phức tạp hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông qua phân tích một số ví dụ điển hình đã cho thấy hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam là một lĩnh vực đầy bất trắc và có nhiều nguy cơ gây ra rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

- Khóa luận có điểm lại một số biện pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro. Qua nghiên cứu cho thấy những biện pháp được áp dụng chưa thực sự phát huy hiệu quả, hoạt động quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

- Sau quá trình nghiên cứu và phân tích, khóa luận đã đề ra một số biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra một cách có hiệu quả hơn. Trong đó, nhà nước cần chú trọng đến khâu tổ chức, lập kế hoạch, ban hành các chính sách hợp lý tạo môi trường pháp lý ổn định, thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đồng thời có các biện pháp thích hợp hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt trong kênh thông tin. Về phía các doanh nghiệp, cần phải chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, dự đoán những rủi ro có thể gặp phải từ đó có những biện pháp cụ thể để phòng tránh và hạn chế rủi ro.

Hy vọng rằng cùng với sự phát triển, Việt Nam sẽ tích lũy nhiều hơn nữa những kinh nghiệm trên thương trường quốc tế về hoạt động kinh doanh cũng như các biện pháp hạn chế rủi ro.

Trong khuôn khổ một bài khóa luận và do kiến thức còn hạn hẹp, dù đã cố gắng nhưng bài viết vẫn còn những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, một lần nữa, tôi hy vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] GS.TS. Hoàng Văn Châu (2006), Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh,


NXB Lao động xã hội.


[2] TS. Ngô Thị Ngọc Huyền – Th.S. Nguyễn Thị Hồng Thu – TS. Lê Tấn Bửu – Th.S. Bùi Thanh Tráng (2003), Rủi ro trong kinh doanh, NXB Thống kê.

[3] Nguyễn Minh Phong (1998), Tác động của khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á với Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế (241 – 6/1998).

[4] Nguyễn Hữu Thân (1991), Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, NXB thông tin Hà Nội.

[5] ThS Nguyễn Văn Thoan, ThS Lê Thu Hương, ThS Nguyễn Quan Trung,


Bài giảng thương mại điện tử 2007, trường ĐH Ngoại thương.


[6] PSG.TS. Hoàng Ngọc Thiết (2002), Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu – Án lệ trọng tài và kinh nghiệm, NXB Chính trị quốc gia.

[7]GS.TS. Vũ Hữu Tửu (2006), Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục.

[8] PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2005), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Thống kê.

[9] CƯ Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế


[10] Bộ tài chính (1998), Nhật ký khủng hoảng, tạp chí tài chính(7-1998).


[11] Kinh tế và dự báo, số 7/2005 (387).

[12] Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 26, 2005.


[13] Tạp chí Thuế Nhà nước, số 9/2003.


[14] http://www.gdt.gov.vn


[15] http://exim-pro.com


[16] http://www.mof.gov.vn


[17] http://www.gso.gov.vn


[18] http://www.opec.org


[19] http://www.fao.org


[20] Brealey – Myers – Marcus (2001), Fundamentals of Corporate Finance.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022