đáp ứng được nhu cầu đầu tư của người dân, hạn chế tình trạng cất trữ ngoại tệ trong két sắt khi mà người dân thừa vốn nhưng không yên tâm với việc nắm giữ VND.
Sự phát triển thị trường ngoại tệ chính thức còn là kết quả của sự thu hẹp thị trường ngoại tệ không chính thức và ngược lại.
3.2.4. Tăng cường kiểm soát, hạn chế và tiến tới loại bỏ dần hoạt động của thị trường ngoại tệ không chính thức
Việc tồn tại thị trường ngoại tệ không chính thức đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kiểm soát và quản lý ngoại hối của NHNN. Một lượng lớn cung cầu ngoại tệ nằm ngoài khả năng kiểm soát của Chính phủ làm cho việc xác định giá trị bản tệ và hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong tình hình tài chính bất ổn và bị tác động bởi biến động của thị trường tài chính toàn cầu.
Ở Việt Nam, những yếu tố để thị trường ngoại tệ không chính thức tồn tại và phát triển xuất phát từ thực trạng kinh tế và cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam, nội dung chi tiết đã được liệt kê trong chương 2. Vấn đề hiện nay, để thu hẹp và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thị trường bày cần phải áp dụng những biện pháp mạnh tay hơn đồng thời phải kết hợp với các cơ quan chức năng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thứ nhất, cần triệt để nghiêm cấm việc mua bán ngoại tệ ngoài các TCTD được phép. Để tăng cường hiệu lực của pháp lệnh ngoại hối cần phảỉ có những chế tài về mặt kinh tế như xử phạt, tịch thu ngoại tệ, để có tác dụng răn đe gây ảnh hưởng mạnh đến ý định thực hiện việc mua bán ngoại tệ ngoài thị trường. NHNN phối hợp với các cơ quan chức năng công an, quản lý thị trường mới có kết quả tốt, đồng thời nên có những biện pháp hổ trợ như tuyên truyền, thông tin về pháp lệnh ngoại hối trên các phương tiện truyền thông báo, đài, để người dân có thể biết và thực hiện tốt, đây là một khâu quan trọng đối với thực trạng của nước ta, vì trãi qua một thời gian khá lâu mặc dù pháp lệnh đã ra đời từ năm 2006 nhưng rất ít người dân nắm được vì thế họ vô tình phạm luật, cũng như
chưa thấy ai bị phạt, bị tịch thu ngoại tệ, nên họ không sợ. Bên cạnh đó, còn do sự tiện lợi do mua bán ngoại tệ trên thị trường không chính thức khi nào cần ngoại tệ có thể đến tiệm vàng để mua dễ dàng và nhanh chóng trong khi đó nếu đến NHTM sẽ phải xuất trình đầy đủ các loại chứng từ, mà nhiều khi không được đáp ứng nhu cầu. Để cạnh tranh với thị trường ngoại tệ không chính thức NHNN nên cho phép các NHTM thực hiện mua bán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận như đã triển khai thí điểm tại Eximbank.
Thứ hai, các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ phải đáp ứng đủ nguồn ngoại tệ cho cá nhân và tổ chức có nhu cầu chính đáng, hợp lệ và hợp pháp. Mặc dù kinh doanh là việc của mỗi ngân hàng nhưng NHNN có thể có những biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM thông qua việc kiểm tra đột xuất, khi khách hàng cần ngoại tệ nhưng do tình trạng khan hiếm ngoại tệ, các ngân hàng găm giữ và không chịu bán, NHNN có thể xử phạt bằng những biện pháp kinh tế như khi ngân hàng cần mua ngoại tệ trên TTNTLNH, NHNN sẽ không ưu tiên bán cho những ngân hàng đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Căn Cứ Mức Độ Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Việt Nam
- Khuyến Khích Thành Lập Các Công Ty Môi Giới, Công Ty Tư Vấn
- Về Tự Do Hóa Tài Khoản Vãng Lai Và Tự Do Hóa Tài Khoản Vốn Theo Lộ Trình
- Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 23
- Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 24
- Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 25
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Bên cạnh đó, các NHTM cũng nên hợp tác với NHNN trong việc tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho cá nhân cần mua ngoại tệ và tư vấn cho người dân có thể thay thế sử dụng ngoại tệ mặt bằng các phương tiện thanh toán khác vừa an toàn vừa hiện đại. Ngoài ra, các NHTM có thể bán ngoại tệ theo đúng loại ngoại tệ của nước mà cá nhân đến nhằm giảm căng thẳng cầu USD, cũng như các NHTM có kinh doanh ngoại tệ cũng phải mua cả những loại ngoại tệ khác USD.[65]
Để giảm bớt tình trạng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản, các NHTM nên có những chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế khi có thu ngoại tệ nếu bán cho ngân hàng sẽ được ưu tiên bán lại ngoại tệ khi doanh nghiệp cần, hay có thể thỏa thuận mua ngoại tệ theo tỷ giá có kỳ hạn. Về phía NHNN nên kết hợp chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá một cách hợp lý để khuyến khích nhà đầu tư bán ngoại tệ chuyển sang VND nhằm tăng cường nguồn cung ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu ngoại tệ cuả thị trường.
Thứ ba, rà soát và rút giấy phép các đại lý thu đổi ngoại tệ vi phạm pháp lệnh ngoại hối, đồng thời củng cố và phát triển hoạt động thu đổi ngoại tệ do ngân hàng thực hiện, vì hiện nay số lượng các phòng giao dịch của các ngân hàng đã gia tăng đáng kể và có thể thực hiện thu đổi ngoại tệ mà không cần phải ký hợp đồng với các đại lý. NHNN nên hổ trợ các ngân hàng mở phòng giao dịch thu đổi ngoại tệ tại các cửa khẩu vùng biên để thay thế các hoạt động buôn tiền của tư nhân vừa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của cá nhân vừa thu mua lượng ngoại tệ mặt trong dân cư. Thông qua đó, NHNN sẽ quản lý được hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thu hẹp dần hoạt động của thị trường ngoại tệ không chính thức.
3.2.5. Hạn chế tình trạng đôla hóa và tạo khả năng chuyển đổi dần cho đồng Việt Nam
3.2.5.1. Hạn chế tình trạng đôla hóa một cách triệt để hơn
Để hạn chế những nguyên nhân gây nên tình trạng đôla hóa và làm giảm khả năng chuyển đổi của VND, NHNN cần phải thực thi đồng thời các biện pháp sau:
(1)Thiết lập hệ thống luật có chế tài phạt nặng việc thực hiện niêm yết và thanh toán bằng ngoại tệ ở trong nước. Để chế tài trên có hiệu quả phải có sự phối hợp với cơ quan chức năng để tăng cường kiểm tra kiểm soát việc thực hiện pháp lệnh ngoại hối, triệt để kiên quyết thực hiện trong nước chỉ được thanh toán bằng Việt Nam đồng.
(2) NHNN nên xây dựng lộ trình hạn chế cho phép cá nhân mở tài khoản tiết kiệm ngoại tệ mà không xuất trình nguồn gốc hợp pháp của ngoại tệ. Để tập trung nguồn ngoại tệ còn trôi nổi bên ngoài hệ thống ngân hàng, cũng như để thu hút nguồn kiều hối, tạm thời trong giai đoạn này, chúng ta vẫn duy trì cho phép cá nhân được mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép, nếu nguồn ngoại tệ này có nguồn gốc hợp pháp.
Theo qui định, các tổ chức kinh tế khi nhập ngoại tệ vào tài khoản phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của nguồn ngoại tệ đó, nhưng cá nhân thì lại
không bị yêu cầu. Đây chính là kẻ hở trong quản lý ngoại hối gây ra nhiều hệ lụy như: các tổ chức kinh tế giữ ngoại tệ trên tài khoản tiết kiệm cá nhân, khoản tiền này có thể xuất phát từ những thu nhập bất hợp pháp hoặc của tội phạm. Tuy nhiên, do pháp lệnh ngoại hối cho phép người dân có quyền giữ, gửi tiết kiệm và bán ngoại tệ cho ngân hàng nên trong ngắn hạn chưa thể chấm dứt việc cá nhân gửi tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ nhưng trong trung hạn, dài hạn sẽ tiến tới xóa bỏ việc này.
Hạn chế việc rút ngoại tệ mặt sẽ giải quyết được vấn đề căng thẳng về cung cầu ngoại tệ và sử dụng có hiệu quả lượng ngoại tệ trong nền kinh tế. Bên cạnh đó việc hạn chế nắm giữ tiền mặt đôla Mỹ sẽ cắt đứt công cụ tiếp tay cho hoạt động buôn lậu và TTKCT.
(3) Trong những thời điểm quan trọng có thể thi hành biện pháp hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, chỉ cho doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ vay, nhằm giảm bớt sự căng thẳng về cung cầu ngoại tệ. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hành chính chỉ được áp dụng như một giải pháp tình thế, trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường thì việc chọn vay ngoại tệ hay nội tệ tùy thuộc vào doanh nghiệp lựa chọn phương án vay nào khả thi hơn khi so sánh giữa lãi suất của hai đồng tiền và có bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh kỳ hạn. Đối với các cá nhân vay vốn nước ngoài cho phép cá nhân được nhận tiền vay bằng ngoại tệ trên tài khoản mở tại ngân hàng nhưng chỉ được rút VND để thực hiện việc đầu tư, kinh doanh.
3.2.5.2. Nâng cao tính chuyển đổi của VND
Điều 3 Pháp lệnh ngoại hối có ghi rõ: “Thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam”, nhưng cho đến nay tính chuyển đổi của VND vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn.
Để thực hiện được điều này, cần thực hiện các biện pháp đồng bộ và phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng. có lộ trình, bởi vì điều này không phải muốn là được như Trung Quốc có dự trữ ngoại hối lớn nhất, là nền kinh tế
vươn lên thứ hai thế giới nhưng CNYvẫn chưa phải là đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao.
Để nâng cao tính chuyển đổi của VND cần phải tiến hành từng bước theo lộ
trình:
Thứ nhất, thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của VND cho những giao dịch trên tài khoản vãng lai, về mặt lý thuyết Việt Nam đã tự do hóa tài khoản vãng lai, bằng pháp lệnh ngoại hối nhưng thực tế, có những giao dịch hợp pháp, được phép thanh toán nhưng không mua được ngoại tệ vì ngân hàng không đủ ngoại tệ để cung cấp cho nhu cầu chính đáng của người dân, của doanh nghiệp.
Thứ hai, xây dựng cơ chế từng bước đưa VND tham gia vào thanh toán xuất nhập khẩu.Theo ý kiến của ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) nói: “Ở một mức độ nào đó, việc chuyển đổi đồng tiền bản địa trong thanh toán quốc tế ở thời điểm hiện nay có thể làm được”. Theo ông, năm 2010, kim ngạch nhập khẩu cả nước là 84 tỷ USD, nếu 10% trong số này (8,4 tỷ USD) được thanh toán cho đối tác bằng VND thì áp lực tỷ giá sẽ giảm đi rất nhiều.[70]
Thứ ba, từng bước thực hiện tính chuyển đổi của VND đối với các giao dịch trên tài khoản vốn thông qua việc cho phép sử dụng VND trong quan hệ vay, trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
Các biện pháp trên chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở:
(1) Phát triển nền kinh tế bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị VND, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện cán cân thanh toán.
(3) Nâng cao dự trữ ngoại tệ là điều kiện đảm bảo thực hiện tính chuyển
đổi của VND.
(4)Nâng cao chất lượng dich vụ của hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhanh chóng việc chuyển đổi đồng tiền phục vụ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân và tổ chức kinh tế.
(5) Nâng cao năng lực kinh doanh đàm phán ký kết hợp đồng của những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm dành quyền lựa chọn VND trong thanh toán.
Như vậy, có thể thấy rằng việc nâng cao tính chuyển đổi VND là vấn đề có tầm vĩ mô đòi hỏi sự phát triển của nền kinh tế và sự hoàn thiện của hệ thống tài chính.
3.2.6. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong hoạt
động kinh doanh ngoại hối
Trước tiên là tăng năng lực tài chính, hiện nay có 20/39 ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu vốn tối thiểu là 3000tỷ đồng (11 ngân hàng có vốn điều lệ từ 1000 tỷ đồng trở xuống)[66] đang nỗ lực tìm vốn từ cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư chiến lược, phát hành cổ phần gọi vốn, chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Con số 3000tỷ đồng( theo tỷ giá hiện nay tương đương 150 triệu USD) đối với những ngân hàng nhỏ của Việt Nam là con số đáng kể nhưng so với các ngân hàng khu vực thì còn khiêm tốn, nhất là để tham gia hoạt động kinh doanh ngoại hối trên TTNH khu vực và thế giới; vì thế các ngân hàng thương mại của Việt Nam cần tập trung nâng cao năng lực về vốn, để có thể phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, vốn lớn là điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động này và tiềm lực vốn càng lớn khả năng cạnh tranh sẽ cao hơn.
Kế tiếp là nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ chuyên viên, vì kinh doanh ngoại hối với đầy đủ hoạt động của nó là một lĩnh vực đòi hỏi trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao và bộ máy tổ chức phải khoa học. Cho nên những ngân hàng muốn phát triển nghiệp vụ này cần phải: Tuyển chọn những chuyên viên có trình độ cao có hiểu biết tốt về các loại sản phẩm phái sinh, có kinh nghiệm trên thị trường kinh doanh tiền tệ quốc tế để lãnh đạo phòng ban này, làm đầu tàu hướng dẫn và huấn luyện các nhân viên giao dịch, thường xuyên mở lớp tập huấn đào tạo để cập nhật những kiến thức mới cũng như học hỏi rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ.
Tổ chức hoạt động của phòng kinh doanh theo mô hình chuyên môn hóa cao có đủ ba phòng ban chức năng với đội ngũ chuyên nghiệp:
Đối với phòng kinh doanh giao dịch trực tiếp với khách hàng phải là những giao dịch viên(Dealer) có sự nhạy bén trong kinh doanh có năng lực phân tích, tổng hợp các yếu tố tác động đến tỷ giá để yết tỷ giá phù hợp, đồng thời phải xác định chiến lược kinh doanh để thiết lập trạng thái ngoại tệ vừa phù hợp với thị trường để đảm bảo nâng cao lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cao.
Đối với phòng hỗ trợ (back office) cần có những nhân viên có tính chu đáo cẩn thận hạn chế sai sót về mặt nghiệp vụ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh .
Đối với phòng kiểm soát(Mid office): phải độc lập với 2 phòng trên và có trách nhiệm theo dõi giám sát những giao dịch do các giao dịch viên ký kết, để đảm bảo các giao dịch viên này tuân thủ những qui định kinh doanh ngoại hối về hạn mức trạng thái ngoại tệ, về tỷ giá giao dịch, nhằm phát hiện sớm những giao dịch có dấu hiệu vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh. Bởi vì, như chúng ta đã biết các giao dịch ngoại hối phái sinh như giao dịch quyền chọn hay tương lai có tính đòn bẩy tài chính rất cao, vì thế có thể có những giao dịch viên liều lĩnh chạy theo lợi nhuận cao mà rủi ro lớn, đặt ngân hàng vào nguy cơ phá sản.
Hiện đại hóa hệ thống máy tính nối mạng, quản lý bằng hệ thống cơ sở dữ liệu, trang bị các phần mềm tính phí quyền chọn và hệ thống EBS để có thể tham chiếu giá cả và lượng giao dịch trên thị trường thế giới. Electronic Brokerage System (EBS) là hệ thống môi giới cho các nhà kinh doanh, làm nghiệp vụ môi giới dựa trên cơ sở kỹ thuật và dịch vụ thanh toán. EBS là thành viên của thị trường chứng khoán Bắc Mỹ thông qua EBS, các nhà kinh doanh ngoại hối có thể thấy được các luồng tiền di chuyển trên thị trường thế giới; các ngân hàng có thể thấy được các lệnh trên thị trường mua và thị trường bán đang ở mức nào.
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, song song với những biện pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng
cần phải quan tâm đến việc quản trị rủi ro do hoạt động kinh doanh này mang
đến.
Để hạn chế rủi ro và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần chú ý đến các biện pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng hạn mức trạng thái ngoại tệ một cách linh hoạt và hợp lý. Hạn mức (hay giới hạn trạng thái ngoại hối mở)là một công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hạn mức này ngân hàng nên phân định và giới hạn mức thua lỗ tối đa cho mỗi giao dịch ngoại hối tùy thuộc vào năng lực kinh doanh, kinh nghiệm, trình độ của mỗi giao dịch viên. Đồng thời phải ban hành các chế tài đối với những hành vi vi phạm, giao quyền đầy đủ và tự chủ cho bộ phận giám sát, để chủ động xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm nhằm tăng tính kỷ luật trong kinh doanh và đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Thứ hai, quan tâm đến hoạt động phân tích và dự báo, trong giai đoạn hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng của thế giới ngày nay, sự tăng giảm giá của bất cứ loại ngoại tệ mạnh nào, sự thay đổi chính sách kinh tế của những nước có quan hệ thương mại với nước ta, giá cả của những sản phẩm thiết yếu như xăng, dầu, vàng đều ngay lập tức ảnh hưởng đến tỷ giá, ảnh hưởng đến lãi lỗ trên trạng thái ngoại hối của ngân hàng đó.
Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối công tác phân tích và dự báo đóng vai trò hết sức quan trọng, độ chính xác của hoạt động này sẽ giúp cho ngân hàng lập chiến lược kinh doanh xác định hạn mức trạng thái, mức biến động tỷ giá đối với ngoại tệ, để yết giá phù hợp nhằm thực hiện được chiến lược đã đề ra, cũng như định giá và phí của các giao dịch một cách hợp lý vừa mang tính cạnh tranh cao vừa phòng ngừa rủi ro.
3.2.7. Hoàn chỉnh khung pháp lý
Để phát triển TTNH an toàn và có hiệu quả, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, cần có cơ chể giám sát họat động thị trường, đồng thời với quan điểm nhà nước không trực tiếp can thiệp vào thị trường nhưng phải giám sát chặc chẽ thị