trường tài chính nói chung và TTNH nói riêng thông qua khuôn khổ luật pháp. Vì thế vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay NHNN phải hoàn thiện và bổ sung các quy định về luật pháp, tạo môi trường pháp lý đồng bộ thông thoáng về hoạt động tài chính tiền tệ cho hoạt động của thị trường tài chính
Hoạt động kinh doanh ngoại hối muốn phát triển được cần phải có khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng; vừa tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia dễ dàng hiểu rõ và thực thi theo đúng pháp luật, vừa tạo điều kiện cho NHNN có thể kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà kinh doanh vừa bảo đảm hệ thống tài chính được an toàn. Các biện pháp phải thực hiện là:
(1) Rà soát lại các văn bản pháp lý đã ban hành nhằm tránh sự mâu thuẫn tránh những qui định còn chồng chéo gây rối cho các chủ thể tham gia kinh doanh ngoại hối.
(2) Cần mau chóng ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn cụ thể và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của các văn bản pháp lý. Hoàn thiện qui chế, chế độ kế toán về việc hạch toán các sản phẩm phái sinh như đối với quyền chọn tiền tệ khi không thực hiện hợp đồng thì phí quyền chọn được hạch toán như là chi phí vào giá thành sản phẩm. Để chuẩn bị cho việc thực hiện giao dịch tương tiền tệ Bộ Tài chính cũng nên nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu về hạch toán và tính thuế, việc tính thuế của giao dịch này cần phải xác định trên số lợi nhuận ròng (là lợi nhuận thu trên thị trường tương lai trừ đi mức lỗ trên thị trường giao ngay).
(3)Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là những nghiệp vụ mang tính kỹ thuật cao và phức tạp cả trong thực hiện và kiểm soát vì thế các văn bản cần phải đầy đủ cả những chế tài nghiêm minh về dân sự và hình sự để phòng ngừa và xử lý những hành vi phá hoại gây rối loạn thị trường, hay vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng kinh doanh ngoại hối.
Kết luận chương 3
Trong chương 3 Luận án trình bày cơ sở để phát triển TTNH Việt Nam là dựa trên những thành quả đạt được trong quản lý, trong điều hành nền kinh tế vượt qua được những cú sốc khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa qua, sự phát triển hệ thống ngân hàng, đồng thời căn cứ vào mức độ mở cửa nền kinh tế để đưa ra định hướng phát triển TTNH cho phù hợp chủ trương chính sách phát triển kinh tế trong từng giai đoạn.
Có thể bạn quan tâm!
- Khuyến Khích Thành Lập Các Công Ty Môi Giới, Công Ty Tư Vấn
- Về Tự Do Hóa Tài Khoản Vãng Lai Và Tự Do Hóa Tài Khoản Vốn Theo Lộ Trình
- Tăng Cường Kiểm Soát, Hạn Chế Và Tiến Tới Loại Bỏ Dần Hoạt Động Của Thị Trường Ngoại Tệ Không Chính Thức
- Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 24
- Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 25
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Xác định (1) Phát triển TTNH là bước đi tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình hội nhập nền kinh tế, phải xác định đây là mục tiêu để hoàn thiện thị trường tài chính tiến tới đón nhận những thời cơ cũng như những thách thức do quá trình mở cửa mang đến. Bước chuẩn bị càng chu đáo bao nhiêu thì càng tận dụng được cơ hội cũng như hóa giải được những rủi ro bất trắc do qua trình mở cửa mang đến vì thế (2) định hướng xây dựng TTNH phải đảm bảo an tòan nhưng cần phải chú ý đến yếu tố hội nhập vì có liên thông với TTNH thế giới thì TTNH Việt Nam mới phát triển.
Trên cơ sở định hướng đó, Luận án đã đưa ra các biện pháp nhằm phát triển TTNH Việt Nam trong tiến trình hội nhập, giải pháp trọng tâm là hoàn thiện TTNH theo hướng hiện đại và hội nhập với những biện pháp cụ thể nhằm xây dựng TTNH có đầy đủ đặc điểm của một TTNH trên thế giới cần phải có để phát huy hết hiệu quả của thị trường này mang đến cho nền kinh tế. Nhóm biện pháp còn lại là những biện pháp hổ trợ cho sự hoàn thiện và phát triển thị trường như phát triển TTNTLNH, hạn chế và thu hẹp thị trường ngoại tệ không chính thức, hạn chế tình trạng đôla hóa, nâng cao tính chuyển đổi của VND và có những biện pháp cần thiết khác là hoàn thiện thị trường tài chính để tạo điều kiện tương tác với TTNH cùng phát triển, và biện pháp cuối cần phải có đó là hoàn thiện khung pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động kinh doanh ngoại hối và công tác giám sát quản lý TTNH hoạt động nhằm đạt được mục đích đảm bảo an toàn hệ thống tài chính.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa đang là xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới vì thế tác động của khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế của quốc gia hay khu vực và cả những thành tựu phát triển kinh tế đã lan truyền mạnh mẽ đến các nền kinh tế khác trên thế giới và Việt Nam cũng không đứng ngoài ảnh hưởng đó. Nhận thức được ảnh hưởng trên sẽ thấy rằng việc phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính là một vấn đề quan trọng nhằm phát huy hiệu quả cũng như giám sát dòng vốn do quá trình mở cửa mang lại để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính của đất nước.
Để có thể có những biện pháp khả thi nhằm phát triển TTTC, cần phải đánh giá thực trạng của TTNH Việt Nam đã đáp ứng được những yêu cầu gì cho hoạt động của thị trường và những ảnh hưởng của chính sách điều hành vĩ mô của nhà nước.
Dựa vào khung lý thuyết về nghiên cứu hoạt động và phát triển TTNH, Luận án đã giải quyết được nhưng mục tiêu đã đề ra, đó là:
Xác định chính sách quản lý ngoại hối tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến TTNH nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế phát triển.
TTNH Việt Nam doanh số thấp, còn sơ khai về các giao dịch phái sinh, nghèo nàn về mục đích tham gia thị trường cũng như hạn chế về các chủ thể thị trường. Bên cạnh đó TTNH Việt Nam có những đặc thù riêng đó là sự tồn tại và cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường ngoại tệ không chính thức, thái độ của người dân đối với ngoại tệ, sự chấp hành những qui định pháp luật về quản lý ngoại hối, trình độ kiến thức về kinh tế thị trường nói chung và nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối nói riêng của đại bộ phận các chủ thể của nền kinh tế còn hạn chế.
Luận án đã đưa ra nhóm biện pháp để hoàn thiện TTNH theo hướng hiện đại và hội nhập dựa trên những xuất phát điểm là một nền kinh tế mới mở cửa với cơ chế quản lý ngoại hối còn nhiều thiếu sót đồng thời luận án cũng đưa ra các biện pháp hổ trợ để phát triển năng lực vốn của thị trường như tập trung nguồn ngoại tệ, hạn chế tình trạng đôla hóa, nâng dần tính chuyển đổi của VND,
đồng thời không thể bỏ qua biện pháp hòan thiện khung pháp lý là nền tảng cho hoạt động của TTNH được diễn ra trôi chảy mà vẫn đảm bảo an ninh tài chính.
Những biện pháp để phát triển TTNH cần phải thực hiện đồng bộ và nghiêm túc, từ những vấn đề về chính sách đến điều hành, tổ chức thực hiện và thanh tra giám sát.
Mặc dù, hiện nay nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiềm chế lạm phát và ưu tiên mục tiêu ổn định nền kinh tế hơn mục tiêu phát triển mà thực trạng TTNH Việt Nam còn quá sơ khai về cơ chế hoạt động, về trình độ quản lý điều hành nhưng xu thế tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng hoàn thiện và phát triển TTNH là những bước đi cần thiết phải được quan tâm chú trọng để có thể tận dụng các cơ hội và hóa giải các thách thức trở ngại của quá trình hội nhập trở thành những yếu tố, những động lực để phát triển nền kinh tế; đưa TTTC Việt Nam nói chung và TTNH nói riêng dần dần hội nhập với TTTC thế giới.
Tác giả đã cố gắng để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện, nhưng do quá trình thu thập dữ liệu về TTNH Việt Nam quá khó khăn, tác giả gặp rất nhiều trở ngại trong việc tiếp cận thông tin một cách chính thức để dữ liệu được đầy đủ và đồng bộ. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài để tác giả có điều kiện học hỏi và hoàn thiện công trình nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn!
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1.Tham gia biên soạn sách Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối, in lần
đầu năm 2007, tái bản lần 2 năm 2009 và lần 3 sửa chữa và bổ sung năm 2010.
2.Tham gia biên soạn giáo trình thực hành Thanh toán quốc tế in lần đầu năm 2010 tái bản sửa chữa và bổ sung vào năm 2011.
3.Bài báo” Tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay ở nước ta”, Tạp chí Ngân hàng số 11/2004.
4.Bài báo:”Chiến lược quyền chọn trong kinh doanh tiền tệ”. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 21/2004.
5. Bài báo: “Tác động của hội nhập kinh tế đến thị trường ngoại hối Việt Nam”. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 17/ 2011.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.Phạm thị Hoàng Anh (2009), “Chế độ tỷ giá của Singapore và Trung Quốc-Lý thuyết thực tế và những gợi ý cho Việt Nam”- Tạp chí Ngân Hàng tháng 9/2009.
2.Nguyễn văn Dũng (2007), “Thị trường phái sinh ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển”. NHNN, Chi nhánh TPHCM.
3.HaruhiKo Koroda (2011), “Tương lai Châu á: Thách thức khu vực- Trách nhiệm toàn cầu”, Hội Nghị thường niên lần thứ 44 của Hội Đồng Thống đốc ADB, ngày 5/5/2011.
4. Nguyễn Thị Thu Hằng và nhóm nghiên cứu(2010), ” Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi nền kinh tế” Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5.Lê Quốc Lý (2004), “Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam”, NXB Thống Kê, Hà Nội.
6.Nguyễn Thị Mùi và nhóm nghiên cứu (2007), “Phát triển thị trường phái sinh ở
Việt Nam hiện nay- Giải pháp từ nhiều phía” Học viện Tài chính, Bộ Tài chính. 7.Trần Nguyên Nam (2009), “Giải pháp phát triển TTNH Việt Nam”, Luận án Tiến
sỹ Kinh Tế. Học viện tài chánh, Hà Nội.
8.Nguyễn Thị Nhung (2005),”Cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế”, NHNH Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội.
9.Nguyễn Trần Phúc (2009), “Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối”, NXB Phương Đông, TP HCM.
10.Lê Phan Thị Diệu Thảo (2002), “Các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
11.Lê Phan Thị Diệu Thảo (2011), “Giải bài toán đôla hóa tại Việt Nam”, Hội thảo khoa học Chính sách tài khóa-tiền tệ và phát triển thị trường tài chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
12.TS Lê Đình Thu (2009), “Về tiền đề “cần” và “đủ” và bước đi để đưa đồng Việt Nam trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi trong bối cảnh hội nhập kinh tế và thị trường tài chính quốc tế”. Kỷ yếu các công trình NCKH, NXB Thống kê.
13.Nguyễn Văn Tiến (2004), “Phát triển và hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam”. Kỷ yếu các công trình NCKH, NXB Thống Kê, Hà Nội
14.Nguyễn Văn Tiến (2002), “TTNH Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, NXB Thống kê, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Tiến (2010), “Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh”. NXB Thống Kê, Hà Nội.
16.Chính phủ, Nghị định 160/2006/NĐ-CP, Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối, ngày 28/12/2006.
17.Chính phủ, Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ban hành ngày 22/9/2008, Quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.
18.Chính phủ, Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg ngày 4/7/2007 của Thủ tướng chính phủ về Đề án” Nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, khắc phục đôla hóa trong nền kinh tế”.
19.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007), “Giao dịch hoán đổi lãi suất, giao dịch hàng hóa tương lai-Công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro hiệu quả tại ngân hàng đầu tư và phát triển” Hội thảo khoa học, NXB Văn hóa-Thông tin.
20.Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo tại Hội nghị cấp cao về kinh doanh tại Việt Nam, Hà nội, ngày 3/5/2011.
21.Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo thường niên các năm 1990 -2010.
22. Ngân hàng Nhà nước, Công văn số 2878, công văn số 2879, công văn số 2880, công văn số 2880, công văn số 2882/NHNN-QLNH tháng 4 năm 2009.
23.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam”, NXB Văn hóa-Thông tin Hà Nội.
24.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 207/QĐ-NH ngày 16/08/1991 về:” Thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ”.
25.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 203/1991/NH-QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về: “Thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng”.
26.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10/11/1998: “Quy chế giao dịch hối đoái”.
27.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 05 năm 2004 về: “Giao dịch kỳ hạn”.
28.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 về: “Giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối”.
29.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 Quy chế về đại lý thu đổi ngoại tế thay thế cho Quyết định 1216 năm 2003
30.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 74/QĐ-NHNN ngày18/1/2010 của NHNN,
Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng.
31.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 230/QĐ-NHNN ngày 11/2/2011 về: “Ban hành một số qui định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép giao dịch hối đoái”.
32.Ngân hàng Nhà nước, Tài liệu họp báo Về Hội nghị Thống đốc và Hội nghị Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN 29/3 - 3/4/2008, Đà Nẵng, Việt Nam.
33.Ngân hàng Nhà nước, Thông báo số 74/TB-NHNN ngày 11/02/2011, Thông báo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
34.Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 03/2008/TT-NHNN, ngày 11/4/2008, Hướng dẫn và hoạt động cung ứng dich vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng.
35.Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, Về quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng Đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng.
36.Ngân hàng Thế giới, Báo cáo thường niên các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
37.Ngân hàng Thế giới (2008), “Cập nhật về tình hình khu vực Đông Á Thái Bình Dương”
38.Ngân hàng VCB, BIDV, Eximbank, Sacombank, ACB, Báo cáo thường niên các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.