Khuyến Khích Thành Lập Các Công Ty Môi Giới, Công Ty Tư Vấn


quyết định mà là do sự điều chỉnh của Chính phủ Việt Nam và Mỹ nên chưa phản ánh đúng thị trường, có khi không phản ánh đúng chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tương ứng của VND và USD trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Do đó có thể làm cho tỷ giá kỳ hạn không sát với thực tế, đặc biệt với những kỳ hạn dài thì điểm kỳ hạn được tính quá rộng trong khi thực tế thì tỷ giá có thể không biến động mạnh đến vậy. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tỷ giá kỳ hạn bán ra của ngân hàng thường cao hơn tỷ giá giao ngay tại thời điểm hợp đồng đến hạn, làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro đều thấy bất lợi nếu sử dụng giao dịch kỳ hạn so với mua ngoại tệ giao ngay tại thời điểm thanh toán.

Vì vậy, để cách tính tỷ giá kỳ hạn phản ánh đúng những diễn biến của thị trường và để giảm bớt những bất hợp lý giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay của kỳ hạn đó thì nên để các NHTM tự xác định tỷ giá kỳ hạn dựa trên các mức lãi suất tiền gửi và cho vay của thị trường. Việc xác định tỷ giá kỳ hạn do mỗi ngân hàng thực hiện đòi hỏi ngân hàng phải tính toán kỹ lưỡng khi đưa ra tỷ giá kỳ hạn, bởi vì lúc này các ngân hàng phải cạnh tranh nhau để đưa ra tỷ giá phù hợp nhất, và nếu tỷ giá kỳ hạn được xác định vượt mức khách hàng chấp nhận thì khách hàng sẽ mua bán trên thị trường giao ngay hoặc giao dịch với các ngân hàng khác có mức giá cạnh tranh hơn và ngân hàng sẽ mất đi cơ hội kinh doanh.

Thứ ba, xóa bỏ việc ký quỹ trong giao dịch kỳ hạn

Một vấn đề nữa trong việc sử dụng giao dịch kỳ hạn đó là các NHTM nên bỏ qui định ký quỹ khi thực hiện hợp đồng[14] Tuy là một biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng hủy bỏ hợp đồng khi đến hạn. Trường hợp này xảy ra khi đến hạn thanh toán hợp đồng, tỷ giá lại có sự biến động quá lớn so với tỷ giá thực hiện, gây nguy cơ thua lỗ cao cho khách hàng.

Trong giai đoạn hiện nay, khi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thâm nhập ngày càng sâu rộng vào TTTC nước ta, thì những biện pháp không phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các NHTM Việt Nam so với các ngân hàng quốc tế.

Thứ tư, xem lại cách tính tỷ giá trong giao dịch hoán đổi ngoại tệ


Thay đổi cách tính tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi ( nên sử dụng tỷ giá giao ngay đã áp dụng trong vế giao ngay để tính tỷ giá kỳ hạn) như vậy sẽ có lợi cho khách hàng hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế, đây là giai đoạn ban đầu hội nhập việc sử dụng phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ tạo cơ hội cho TTNH Việt Nam có thể liên thông dễ dàng với TTNH thế giới, đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng đa dạng các công cụ phái sinh bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Thứ năm, mở rộng thực hiện giao dịch quyền chọn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Để khuyến khích sử dụng giao dịch quyền chọn, NHNN nên cho phép thực hiện trở lại việc sử dụng quyền chọn ngoại tệ với VND, thay vì chỉ cho phép thực hiện ngoại tệ với ngoại tệ, vì hiện nay ở Việt Nam mục đích sử dụng giao dịch quyền chọn chủ yếu là bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thể mua quyền chọn bằng VND mà phải thông qua một ngoại tệ khác, thì việc bảo hiểm sẽ không còn ý nghĩa vì nếu ngoại tệ được chọn làm trung gian để bảo hiểm không biến động cùng chiều ( tăng cùng tăng, giảm cùng giảm) và không tương thích về độ tăng giảm của tỷ giá với ngoại tệ cần bảo hiểm kết quả sẽ ngược lại. Thực tế cũng đã chứng minh điều này, khi NHNN ra quyết định không cho thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ và VND thì doanh số giao dịch quyền chọn sụt giảm trầm trọng.

Bên cạnh đó, với ý kiến lo ngại việc các NHTM sử dụng giao dịch quyền chọn như một hình thức để mua bán ngoại tệ lách trần tỷ giá qui định, NHNN có thể kiểm tra thông qua việc lựa chọn mẫu vài hợp đồng quyền chọn, nếu hợp đồng quyền chọn mua ngoại tệ tỷ giá thực hiện cao hơn tỷ giá giao ngay ( E

Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 20

>S) tại thời điểm thực hiện hợp đồng mà khách hàng vẫn quyết định thực hiện hợp đồng mua ngoại tệ là điều phi lý và có thể thấy ngay đây là một hợp đồng quyền chọn núp bóng để né trần tỷ giá. Mặt khác, có thể hạn chế về kiểu quyền chọn chỉ cho phép thực hiện quyền chọn kiểu Châu Âu vào ngày đáo hạn mới được phép thực hiện

Thứ sáu, nên đưa dần giao dịch tương lai tiền tệ vào thực hiện


Trên cơ sở giao dịch tương lai hàng hóa thép, coffee, gạo, đã được các ngân hàng triển khai thực hiện. Như vậy bước đầu thị trường cũng đã làm quen dần với một công cụ phái sinh được sử dụng để bảo hiểm rủi ro về giá cả. Có thể tổ chức các buổi hội thảo đúc kết kinh nghiệm và giới thiệu về giao dịch này.Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đưa giao dịch tiền tệ tương lai vào thực hiện trước tiên cần phải có sàn giao dịch tập trung.

Ngoài những biện pháp cụ thể nêu trên, NHNN cần thay đổi nhận thức rằng các sản phẩm phái sinh là mang tính đầu cơ, cờ bạc. Sản phẩm phái sinh vừa là công cụ phòng ngừa rủi ro vừa là công cụ để đầu cơ. Nhà đầu cơ chính là nhà đầu tư rủi ro, họ sử dụng các phân tích đánh giá thị trường và chấp nhận rủi ro để ra quyết định mua bán những giá trị trong tương lai, nếu những dự đoán của họ đúng thì họ lời, ngược lại phải gánh chịu thua lỗ.

Tuy nhiên, thị trường các sản phẩm phái sinh là một loại thị trường cao cấp, rất phức tạp, dễ bị lợi dụng để đầu cơ lũng đoạn thị trường nên rất cần các nhà quản lý tài giỏi nhiều kinh nghiệm và phải được quản lý chặt chẽ, thường xuyên cập nhập số liệu để quản lý và phát hiện các biểu hiện không bình thường của thị trường để có chính sách can thiệp cần thiết, không để nó hoạt động và phát triển theo hướng tiêu cực.

3.2.1.4. Khuyến khích thành lập các công ty môi giới, công ty tư vấn


Các công ty môi giới đóng vai trò là cầu nối giữa cung và cầu ngoại tệ trên TTNH, tăng tính thanh khoản cho thị trường. Các doanh nghiệp cũng như ngân hàng dễ dàng hơn khi muốn mua hoặc bán ngoại tệ, sẽ kích thích hoạt động của thị trường trở nên sôi động hơn.

Giao dịch thông qua môi giới có ưu điểm là nhu cầu mua bán được lan truyền nhanh, nhà đầu tư có thể giữ bí mật chiến lược kinh doanh khi đặt lệnh thông qua môi giới và giá mà môi giới cung cấp là giá cạnh tranh nhất. Do đó, vai trò của nhà môi giới là cần thiết cho TTNH, nước ta chưa có tổ chức môi giới chuyên nghiệp vì vậy trong quá trình phát triển TTNH cần chú ý đến yếu tố này.


Trước tiên, để thành lập các công ty môi giới ngoại hối nên dựa trên những cơ sở sẳn có của các NHTM từ việc thành lập công ty con với chức năng môi giới ngoại hối, bởi vì ngân hàng là tổ chức kinh tế có những chuyên gia về lĩnh vực tài chính- ngân hàng, có sẳn khách hàng có nhu cầu về mua bán ngoại tệ. Sau đó từng bước thành lập các công ty môi giới hoạt động độc lập, mà những công ty này có thể là những người kinh doanh vàng và ngoại tệ trên thị trường tự do hiện nay, việc đưa họ vào kinh doanh trên thị trường chính thức vừa đưa dần hoạt động ngoại tệ vào khuôn khổ luật pháp vừa phát huy được những kinh nghiệm về kinh doanh ngoại tệ đồng thời cũng là biện pháp thu hẹp hoạt động của thị trường ngoại tệ không chính thức.

Hoạt động tư vấn ở Việt Nam còn chưa được chú trọng, trong khi kiến thức về kinh doanh ngoại hối, khả năng phân tích thị trường của những nhà đầu tư, kinh doanh ngoại tệ chưa đủ để tiếp cận thị trường, mà thị trường thế giới ngày càng biến động phức tạp, việc nắm bắt thông tin kịp thời để đưa ra quyết định đúng đắn là một trong những yếu tố thành công của hoạt động kinh doanh ngoại hối. Dịch vụ tư vấn này có thể do chính các ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối cung cấp, hay là công ty độc lập bởi các tổ chức truyền thông có sự hợp tác của các chuyên gia về hoạt động đầu tư kinh doanh ngoại hối.

Các công ty môi giới và tư vấn phải được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và phải được cấp phép của NHNN để tham gia trên TTNH Việt Nam với chức năng trên được xem như là một thành viên chính thức của TTNH.

3.2.1.5. Xây dựng lộ trình thành lập sàn giao dịch ngoại tệ


Theo mô hình TTNH của Trung Quốc có những điểm phù hợp về bộ máy tổ chức với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, theo đó sự phân công quản lý về hoạt động ngoại hối là Vụ Quản lý ngoại hối, có trách nhiệm tham mưu giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động quản lý ngoại hối, trong đó bao gồm quản lý quản lý TTNH, TTNTLNH, quản lý trạng thái ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối. Như vậy là Vụ


quản lý ngoại hối có trách nhiệm giống như ban quản lý ngoại hối của Trung Quốc (SAFE) cũng quản lý cả hai thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường bán lẻ.

Tuy nhiên, Việt Nam chưa có Hệ thống giao dịch ngoại tệ (CFETS) được hoạt động như sàn giao dịch ngoại tệ, trên thị trường ngoại hối Trung Quốc, CFETS là sàn giao dịch hoạt động trên cơ sở các thành viên với một hệ thống giao dịch điện tử toàn quốc, được tổ chức trên thị trường liên ngân hàng. Với một cơ chế giao dịch đấu giá mở tương tự như một nhà môi giới điện tử, giao dịch với nhau trên sàn hoặc qua hệ thống giao dịch từ xa, sàn giao dịch điện tử sẽ ngay lập tức khớp các lệnh[60].

Nhưng mô hình xây dựng sàn giao dịch của Việt Nam không hoàn toàn giống như của Trung Quốc vì CFETS phải chịu sự kiểm soát quá chặt chẽ của PBOC và theo định hướng của nền kinh tế độc quyền phi thị trường, làm cho các thành viên trên CFETS giao dịch không mang tính cạnh tranh sàn giao dịch ngoại hối của Việt Nam khi xây dựng sẽ định hướng theo cơ chế thị trường chế thị trường, và chịu sự quản lý của Sở giao dịch ngoại hối (The Foreign Exchange) được tổ chức như hình thức Sở giao dịch chứng khoán hiện nay.

Để TTNH Việt Nam phát triển có thể thực hiện đa dạng các loại giao dịch ngoại hối phái sinh cần phải có Sở giao dịch tổ chức thực hiện vì giao dịch tương lai tiền tệ chỉ có thể thực hiện được khi có Công ty thanh toán bù trừ là đại diện của Sở giao dịch đứng ra thực hiện quá trình thanh toán và bù trừ cho các bên.

Sở giao dịch chịu trách nhiệm xây dựng các qui chế hoạt động, ban hành các qui định để là thành viên của Sở giao dịch, thành lập sàn giao dịch ,các trung tâm thanh toán bù trừ, các công ty thanh khoản thành viên để theo dõi tài khoản của các nhà kinh doanh.

3.2.1.6. Đa dạng hóa các ngoại tệ trong giao dịch


Hiện nay, TTNH nước ta vẫn giao dịch chủ yếu bằng USD, điều này cũng do tác động của thị trường trong thời gian qua của nước ta. Tuy nhiên, với xu hướng đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán quốc tế thì cần thiết đòi hỏi phải đa


dạng hóa ngoại tệ giao dịch trên TTNH để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương và đầu tư quốc tế phát triển.

Việc nhiều ngoại tệ được giao dịch trên thị trường cũng giúp đa dạng hóa cơ cấu ngoại tệ của quốc gia cũng như cơ cấu dự trữ ngoại hối. Bên cạnh đó, đây cũng là một yếu tố làm tăng tính mở của TTNH, hỗ trợ cho việc tăng khả năng chuyển đổi của VND.

Đa dạng các ngoại tệ làm cho lượng ngoại tệ được giao dịch sẽ nhiều hơn, hàng hóa trên thị trường sẽ phong phú hơn như vậy doanh số giao dịch sẽ gia tăng và TTNH sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối

3.2.2.1. Về điều hành tỷ giá


Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập, dù chưa hoàn toàn tự do hóa tài khoản vốn nhưng dưới yêu cầu của những cam kết khi gia nhập WTO luồng vốn sẽ di chuyển dễ dàng hơn đã đặt ra thách thức mới đối với việc kiểm soát luồng vốn, điều hành chính sách tiền tệ và cơ chế tỷ giá mà những nhà nghiên cứu gọi là "bộ ba bất khả thi": (i) tỉ giá hối đoái cố định; (ii) tự do hóa tài khoản vốn và (iii) sự độc lập của chính sách tiền tệ. Các nhà làm chính sách hiểu rằng chỉ có thể đạt được 2 trong 3 mục tiêu trên cùng một lúc, vì nếu tự do hóa luồng vốn mà thực thi chính sách tỷ giá cố định cần phải mua ngoại tệ vào đưa nội tệ ra làm tăng lượng cung tiền ảnh hưởng đến việc thực hiên mục tiêu của chính sách tiền tệ, vì thế nếu muốn tự do hóa dòng vốn và ổn định tiền tệ thì phải thả nổi tỷ giá. Tương tự để có thể vừa thực hiện chính sách tỷ giá cố định vừa đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ thì cần phải kiểm soát dòng vốn không thể tự do hóa

Điều này đã được chứng minh trong giai đoạn năm 2007-2009, khi lượng ngoại tệ chảy vào gia tăng mạnh mẽ, NHNN đã phải mua USD để ổn định tỷ giá và không thực hiện trung hòa kịp thời cùng với giá nguyên liệu thế giới gia tăng đã làm tăng mức lạm phát, ngay cả khi trung hòa kịp thời thì lãi suất vẫn


bị tác động ảnh hưởng mục tiêu của chính sách tiền tệ. Như vậy, việc hội nhập kinh tế đã đặt ra cho NHNN những thách thức về điều hành chính sách vĩ mô nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng.

Để thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt cần phải xác định:

Thứ nhất, nên xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh động vừa hoạt động trong điều kiện bình thường vừa sử dụng khi có các cú sốc từ bên ngoài hay khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Vì vậy, chính sách tỷ giá nên được xây dựng theo hướng thiên về thả nổi nhằm phản ánh đúng những biến động của thị trường nhưng NHNN sẽ có những hành động can thiệp kịp thời đúng thời điểm thông qua việc mua vào và bán ra ngoại tệ khi tỷ giá biến động quá mức, kết hợp với việc kiểm soát luồng vốn. Tuy nhiên, để tỷ giá của TTLNH là tỷ giá phù hợp với giá trị thực của VND thì hoạt động trên TTLNH phải hiệu quả sự tham gia đặt lệnh mua bán của các chủ thể trên thị trường phải sôi nổi doanh số chiếm tỷ trọng lớn và vai trò tham gia của NHNN chỉ là thành viên của thị trường và đóng vai trò can thiệp.

Như vậy, tỷ giá hàng ngày được công bố phải theo tín hiệu thị trường, trong một ngày tỷ giá cũng có thể tăng và giảm chứ không chỉ có một tỷ giá cố định trong suốt ngày và thậm chí là suốt tuần như trước hay cố định một thời gian lâu rồi sau đó lại tăng mạnh như cách điều hành tỷ giá từ trước nay, mà nên thay đổi có tăng có giảm hàng ngày vì: (1) Chính sự tăng giảm đó mới tạo cơ hội cho hoạt động kinh doanh ngoại hối phát triển, vì nếu giá cả của thị trường(tỷ giá) cứ cố định thì sẽ không có rủi ro tỷ giá và không cần thực hiện bảo hiểm rủi ro, như vậy sẽ không có các chủ thể muốn bảo hiểm rủi ro hạn chế lượng thành viên tham gia thị trường.

(2) Việc điều hành tỷ giá tạo ra tâm lý kỳ vọng sự tăng giá USD như bao lâu nay cũng không phù hợp với xu thế vận động của thị trường mà nên linh hoạt hơn phù hợp với diễn biến của cung cầu tiền tệ trên thị trường.

Để có thể xác định tỷ giá phù hợp với cơ chế thị trường vấn đề cần phải đặt ra là NHNN phải có đội ngũ chuyên viên giỏi, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh


doanh ngoại hối phải được giao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm và về tỷ giá

đã tính toán, nhằm thực hiện được mục tiêu chính sách tỷ giá đưa ra.

Cơ chế tỷ giá linh hoạt phù hợp với sự biến động cung cầu trên thị trường sẽ giúp cho TTNH hoạt động hiệu quả.

Thứ hai, xóa bỏ cơ chế neo tỷ giá vào USD mà nên xác định tỷ giá trên cơ sở neo tỷ giá vào một rổ tiền với cơ cấu các tiền tệ theo tỷ trọng thương mại của những quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam. Tỷ giá VND được phản ánh chính xác hơn và ít bị phụ thuộc riêng vào sự mạnh yếu của USD, tình trạng Đô la hóa thị trường cũng sẽ giảm. Tỷ giá đó phải được tính toán để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng nội tệ .

Một cơ chế quản lý phù hợp phải đi kèm với việc xây dựng một hệ thống giám sát tài chính hiệu quả, thường xuyên giám sát các hoạt động trên TTNH để kịp thời ngăn chặn các hành vi lũng đoạn thị trường, đầu cơ… và cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ để kịp thời ứng phó.

NHNN cần xây dựng qui chế thông tin, thống kê, hệ thống hóa kịp thời số liệu luồng ngoại tệ ra vào trong nước, từ đó dự báo quan hệ cung cầu trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý TTNH hiệu quả hơn.

TTTT và TTNH có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, lãi suất với bản chất là giá cả trên TTTT và tỷ giá với bản chất là giá cả trên TTNH cũng có tác động lẫn nhau. Đối với những quốc gia duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi và lãi suất thả nổi, thì khi chênh lệch lãi suất của một cặp đồng tiền không tương thích với sự biến động của tỷ giá thì theo qui luật ngang giá lãi suất với tác động của các lực lượng thị trường thông qua những hoạt động kinh doanh chênh lệch giá sẽ đưa tỷ giá đến vị trí cân bằng mới.

Ở Việt Nam, với chính sách lãi suất chưa thả nổi hoàn toàn và tỷ giá theo cơ chế thả nổi có quản lý để tránh hiện tượng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản, NHNN bằng các nghiệp vụ của mình tác động để giảm lãi suất huy động USD xuống làm tăng chênh lệch lãi suất giữa VND và USD, tăng tính hấp dẫn của tiền

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022