Thứ ba, TTTC và TGTC có thể tạo điều kiện cho các giao dịch, phòng ngừa, quản lý rủi ro và đa dạng hóa. Bằng cách cho phép đa dạng hóa rủi ro giữa các
ngành và doanh nghiệp, hệ thống tài chính có thể ảnh hưởng đến việc phân bổ
nguồn lực và từ đó thúc đẩy TTKT. Các TGTC và TTTC dịch chuyển nhiều vốn hơn sang các dự án đầu tư có rủi ro cao, lợi nhuận cao và từ đó thúc đẩy năng suất chung của vốn, bằng cách cho phép các cá nhân có thể đa dạng hóa rủi ro. TTTC và TGTC cũng giảm thiểu rủi ro thanh khoản, từ đó khiến những người tiết kiệm đầu tư vào các dự án lợi nhuận cao hơn.
Thứ tư, TTTC và TGTC tập hợp hoặc huy động tiền tiết kiệm để đầu tư. Việc huy động tiết kiệm liên quan đến việc thu tiền tiết kiệm từ một số lượng lớn cá nhân thành số tiền lớn có thể tài trợ cho các dự án đầu tư rất lớn. Cả TGTC và TTTC đều có thể thực hiện chức năng này, với khả năng huy động tiết kiệm tốt hơn sẽ tạo ra một nhóm tiết kiệm lớn hơn dẫn đến đầu tư tổng hợp cao hơn, tốc độ tích lũy vốn nhanh hơn và do đó TTKT nhanh hơn.
Thứ năm, ở cấp độ cơ bản hơn các công cụ tài chính, TGTC và TTTC có thể kích thích chuyên môn hóa, đổi mới và tăng trưởng bằng cách giảm chi phí giao dịch. Năng lực của người lao động được cải thiện thông qua chuyên môn hóa qua đó tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới. Kết quả cuối cùng của sự chuyên môn hóa và đổi mới gia tăng là TTKT nhanh hơn.
Bên cạnh đó, theo Báo cáo PTTC năm 2011 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố (The World Economic Forum WEF), định nghĩa PTTC là các chính sách, yếu tố và thể chế dẫn đến TGTC và TTTC hiệu quả, cũng như tiếp cận sâu và rộng các dịch vụ tài chính và vốn (WEF, 2011).
Theo WB (2012), PTTC là khi công cụ tài chính, TTTC và TGTC làm giảm thiểu (mặc dù không nhất thiết phải loại bỏ) ảnh hưởng của thông tin không hoàn hảo, hạn chế chi phí giao dịch và thực thi. Chẳng hạn, việc tạo ra các cơ quan đăng ký tín dụng có xu hướng cải thiện việc mua lại và phổ biến thông tin về người vay tiềm năng, cải thiện việc phân bổ lại các nguồn lực có tác động tích cực đến TTKT. Hoặc khi các nền kinh tế có hệ thống pháp lý hiệu quả, tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường vốn và trái phiếu, từ đó cho phép các nhà đầu tư nắm giữ danh mục đầu tư đa dạng hơn. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng cao không nhất thiết ngụ ý các TGTC hoạt động trơn tru. Ngược lại, tăng trưởng tín dụng nhanh hơn có thể
cho thấy sự
Có thể bạn quan tâm!
-
Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế - 1
-
Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế - 2
-
Tổng Hợp Các Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế
-
Cơ Sở Lý Thuyết Về Cấu Trúc Tài Chính Và Tăng Trưởng Kinh Tế
-
Tổng Quan Các Bằng Chứng Thực Nghiệm Có Liên Quan
-
Tổng Quan Các Bằng Chứng Thực Nghiệm Về Quan Điểm Chủ Nghĩa Cấu Trúc Mới
Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.
phân bổ
các nguồn tài chính không cân bằng và báo hiệu một cuộc
khủng hoảng tài chính sắp tới. Việc xác định PTTC theo mức độ mà hệ thống tài chính làm giảm bớt sự không hoàn hảo của thị trường thì quá hẹp và không cung cấp nhiều thông tin về các chức năng thực tế được cung cấp bởi hệ thống tài chính cho toàn bộ nền kinh tế.
Do vậy, có thể hiểu PTTC là sự phát triển của hệ thống tài chính bằng cách tăng hiệu quả của các chức năng tài chính thông qua quá trình cải thiện về hiệu quả và chất lượng của TGTC và TTTC.
2.3. Cấu trúc tài chính
Goldsmith (1969) định nghĩa CTTC là sự kết hợp của các công cụ tài chính, các TCTC và TTTC hoạt động trong một nền kinh tế. WB (2005) định nghĩa CTTC là tổng quy mô của khu vực tài chính bao gồm các thành phần và các thuộc tính quyết định mức độ hiệu quả hệ thống tài chính. CTTC của một quốc gia được định nghĩa là thể chế, công nghệ tài chính và các quy tắc xác định cách thức tổ chức hoạt động tài chính tại một thời điểm.
Theo lý thuyết, bắt nguồn từ Gerschenkron (1962) và Goldsmith (1969), CTTC được chia thành hai nhóm chính dựa trên loại hình tổ chức cấu thành, đó là CTTC dựa trên ngân hàng và CTTC dựa trên thị trường,
Trong CTTC dựa trên ngân hàng, các TGTC đóng vai trò quan trọng trên thị trường bằng cách huy động tiền tiết kiệm, phân bổ nguồn vốn, tạo điều kiện bảo hiểm rủi ro và đa dạng hóa rủi ro (Allen & Gale, 2000; Levine, 2002). Khi có một sự ràng buộc chặt chẽ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, thì sẽ có ít vụ sáp nhập và mua lại do các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các khoản vay từ ngân hàng, do đó các ngân hàng thực hiện chức năng giám sát và kiểm soát doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Ngược lại, CTTC dựa trên thị
trường với đặc trưng là TTCK và hệ
thống
ngân hàng tiên tiến, trong đó ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc phân bổ nguồn vốn. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn ít quan trọng hơn TTCK vì các công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn bên ngoài huy động từ TTCK. Thêm vào đó, quá trình sáp nhập và mua lại diễn ra rất tích cực trong các hệ thống CTTC dựa trên thị trường, nơi các TTCK thông qua tính thanh khoản cao và đa dạng hóa rủi ro đã cung cấp nhiều nguồn vốn hơn cho quá trình sáp nhập và tiếp quản, và đây được coi là sự trừng phạt đối với các nhà quản lý kém năng lực với các chính sách kém hiệu quả, do đó khuyến khích chức năng giám sát và kiểm soát doanh nghiệp trong nền kinh tế (Stulz, 2001).
Các chỉ tiêu được sử dụng để đo lường PTTC có thể khác nhau đáng kể đối với cùng một CTTC. Các chính sách có thể có tác động trực tiếp đến CTTC, nhưng chúng chỉ có thể có tác động gián tiếp đến PTTC. (DemirgucKunt và Levine, 2001).
2.4. Cơ sở lý thuyết về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
2.4.1. Các lý thuyết ban đầu
Tác động của PTTC lên TTKT lần đầu tiên được giới thiệu bởi Bagehot (1873), người đã đưa ra những ví dụ về cách thức phát triển TTTC ở Anh, kích thích dòng vốn để tìm tỷ lệ hoàn vốn cao nhất và cách thức các TGTC chuyển tiền tiết
kiệm thành đầu tư
dài hạn nhằm thúc đẩy TTKT. Kế
đó là lý thuyết của
Schumpeter (1911), nhấn mạnh ngân hàng là động lực quan trọng nhất đằng sau TTKT trong tài trợ và hỗ trợ các sáng tạo công nghệ để sản xuất hàng hóa hiệu quả. Lý thuyết của Schumpeter và Opie (1934) cũng chỉ ra rằng các TGTC có thể tác động đến năng suất biên của vốn bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của các TGTC trong việc đánh giá đầu tư.
Tiếp đó, Patrick (1966) đưa ra mô hình về phía cung – cung dẫn dắt (supply leading). Với mô hình về phía cung, các TCTC đóng vai trò là đầu vào sản xuất trong quá trình sản xuất và chuyển các nguồn lực từ các ngành truyền thống sang hiện đại. Theo quan điểm này, bằng cách huy động các khoản tiết kiệm để tài trợ cho các khoản đầu tư đạt hiệu quả nhất, PTTC sẽ thúc đẩy TTKT.
2.4.2. Lý thuyết tăng trưởng Tân cổ điển
Lý thuyết tăng trưởng Tân cổ điển mô tả một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo. Theo lý thuyết này thì dòng vốn di chuyển từ nơi dư thừa sang nơi thâm hụt từ đó thúc đẩy TTKT. TTTC thu tiền và cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đổi mới, mang lại sự thay đổi công nghệ và thúc đẩy TTKT.
Solow (1956) phát triển mô hình TTKT mới từ mô hình của Harrod (1939) và Domar (1946), được gọi là mô hình tăng trưởng Tân cổ điển. Mô hình của Solow được biểu diễn theo như phương trình sau :
Y = F(K, TxL) (2.2)
Trong đó, nguồn vốn (K) và nguồn lao động (L) vẫn được kết hợp với sự thay đổi công nghệ (T). Theo đó, đổi mới và phát triển công nghệ được đưa vào mô hình và làm thay đổi hiệu quả của yếu tố lao động (LxT).
Mô hình tăng trưởng này minh chứng rằng nền kinh tế trong dài hạn có xu hướng tiến đến trạng thái cân bằng với mức tăng trưởng đều đặn và liên tục Bởi vì không liên quan đến các nhân tố bên trong mà chỉ có các yếu tố bên ngoài mới có thể thay đổi được tốc độ TTKT ở trạng thái bền vững, nên mô hình nàycòn được gọi là mô hình tăng trưởng ngoại sinh.
2.4.3. Mô hình MckinnonShaw
Mô hình McKinnon (1973) và Shaw (1973) lập luận rằng các mô hình Keynes và Tân cổ điển là không phù hợp bởi do các giả định hạn chế, chẳng hạn như thị trường vốn hoạt động cạnh tranh với một tỷ lệ lãi suất duy nhất. Hơn nữa, cả hai mô hình đều không giải thích được chức năng của thị trường vốn ở các quốc gia kém phát triển. McKinnon và Shaw (1973) cho rằng tiền tệ và vốn có thể là sự bổ sung cho nhau ở các quốc gia kém phát triển nơi hệ thống tài chính không hoạt động hiệu quả. Lý thuyết này được bắt nguồn từ mô hình tiền bên ngoài, trong đó tất cả các đơn vị kinh tế được xem xét là bị hạn chế trong tự tài trợ và tiền tệ về cơ bản là tiền pháp định do khu vực công phát hành. McKinnon và Shaw (1973) khẳng định rằng quá trình PTTC là quá trình tự do hóa lãi suất. Nếu khoảng cách giữa lãi cho vay và lãi tiết kiệm giảm theo cơ chế tăng cường tài chính, điều này sẽ dẫn đến tiết kiệm nhiều hơn và cũng đẩy mạnh đầu tư. McKinnon và Shaw (1973) chứng minh
rằng khi hệ thống tài chính bị kìm hãm thì đầu tư sẽ giảm và sự can thiệp của chính phủ thường không mang lại hiệu quả kinh tế.
Như vậy, theo lý thuyết này hệ thống tài chính nên phát triển trước để kích thích cho việc TTKT chứ không phải là kết quả của tăng trưởng.
2.4.4. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
Nguồn gốc của lý thuyết tăng trưởng nội sinh một phần là do sự thất bại dự
đoán của mô hình tăng trưởng Tân cổ
điển, được phát triển chủ
yếu bởi Romer
(1986). Lý thuyết tăng trưởng nội sinh chủ yếu nhấn mạnh rằng vốn tăng trưởng do tỷ lệ tiết kiệm cao hơn từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, để đạt được sự tăng trưởng dài hạn cao hơn, một nền kinh tế cần tiến bộ công nghệ liên tục. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng vốn, nhân lực và thể chế thúc đẩy đổi mới kỹ thuật và nâng cao mức sống. Quan điểm này được thể hiện trong nghiên cứu của Lucas (1988).
Các mô hình tăng trưởng nội sinh cho rằng tăng trưởng dài hạn là một biến nội sinh. Những mô hình này cung cấp một khung lý thuyết mới cho thấy rằng
TGTC sẽ khuyến khích tăng trưởng. Tuy nhiên cũng theo Lucas (1988) tầm quan
trọng của TTTC trong TTKT được nhấn mạnh quá mức trong các cuộc thảo luận học thuật. Pagano (1993) sau đó tiếp tục phát triển mô hình tăng trưởng nội sinh, ông tập trung vào tầm quan trọng của hệ thống tài chính trong quá trình TTKT. Pagano thiết lập mô hình tăng trưởng nội sinh đơn giản, tức là mô hình AK của Rebelo (1991). Giả định rằng quy trình sản xuất chỉ cần vốn, trong đó hàm sản xuất thể hiện lợi nhuận không đổi theo tỷ lệ. Mô hình của Pagano tiếp tục giả định rằng vốn
mất giá theo tỷ
lệ và không có sự
tăng trưởng dân số, khi đó PTTC có thể ảnh
hưởng đến tăng trưởng thông qua ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm, tăng tỷ lệ các
khoản tiết kiệm được chuyển sang các khoản đầu tư và tăng năng suất biên của vốn.
Kể từ những năm 1990, các nhà nghiên cứu khác ngày càng tập trung vào việc liệu PTTC có thể giải thích cho việc tăng trưởng GDP bình quân đầu người hay không. Hầu hết trong số đó đã sử dụng mô hình AK. Bencivenga và Smith (1991) nhận thấy rằng sự tồn tại của danh mục tài sản trong TGTC với mức rủi ro cao hơn nhưng hướng năng suất cao hơn sẽ thúc đẩy TTKT. TGTC cũng giúp các cá nhân giảm thiểu rủi ro khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản với việc phân bổ vốn hiệu quả hơn. Greenwood và Jovanovic (1990) đã phát triển một mô hình khác mà cả TGTC và TTKT đều là nội sinh, và tìm thấy tác động tích cực của PTTC lên TTKT.
Bảng 2.2 tổng hợp các cơ sở lý thuyết trong tác động của PTTC lên TTKT. Như vậy, từ các cơ sở lý thuyết có chia thành hai nhóm lý thuyết chính: Nhóm lý thuyết thứ nhất cho rằng PTTC tác động tích cực đến TTKT theo mô hình lý thuyết của Schumpeter, mô hình về phía cung (supplyleading) của Patrick (1966), mô hình của McKinnonShaw (1973), mô hình tăng trưởng nội sinh của Romer (1986), Greenwood và Jovanovic (1990), Bencivenga và Smith (1991) và Pagano (1993), mặc dù các lý thuyết này có các cách thức tiếp cận và giải thích khác nhau tuy nhiên đều cho rằng PTTC sẽ kích thích và thúc đẩy TTKT. Nhóm lý thuyết thứ hai được đề xuất bởi Lucas (1988) cho rằng vai trò của TTTC trong TTKT bị nhấn mạnh quá mức và không có mối quan hệ nào giữa PTTC và TTKT.
Bảng 2.2: Tổng hợp cơ sở lý thuyết về PTTC và TTKT