2.5. Cơ sở lý thuyết về cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế
CTTC được cho là sẽ xác định tác động của PTTC lên TTKT, khi các nhà kinh
tế tranh luận về
lợi thế
của cấu trúc này so với cấu trúc khác (Lin và cộng sự,
2009). Theo nghĩa này, PTTC thường được liên kết với quá trình chuyển đổi từ hệ thống CTTC dựa trên ngân hàng sang hệ thống CTTC dựa trên thị trường (Panizza, 2014). Cách thức mà TTKT ảnh hưởng đến CTTC và ngược lại có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, lý thuyết đưa ra các quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa CTTC và TTKT, theo đó, mối quan hệ này có thể được giải thích dựa trên các nhóm lý thuyết theo sau:
Có thể bạn quan tâm!
-
Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế - 2
-
Tổng Hợp Các Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế
-
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phát Triển Tài Chính Và Tăng Trưởng Kinh Tế
-
Tổng Quan Các Bằng Chứng Thực Nghiệm Có Liên Quan
-
Tổng Quan Các Bằng Chứng Thực Nghiệm Về Quan Điểm Chủ Nghĩa Cấu Trúc Mới
-
Mô Hình Nghiên Cứu Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.
2.5.1. Cấu trúc tài chính dựa trên ngân hàng
Lý thuyết CTTC dựa trên ngân hàng nhấn mạnh tác động tích cực của các ngân hàng đến nền kinh tế, thông qua ba kênh chính. Thứ nhất, các ngân hàng mua lại thông tin liên quan đến các nhà quản lý và các doanh nghiệp để tăng hiệu quả quản trị doanh nghiệp và cải thiện việc phân bổ vốn. Thứ hai, các ngân hàng quản lý các rủi ro liên ngành, từ đó nâng cao hiệu quả trong đầu tư và thúc đẩy TTKT. Cuối cùng, các ngân hàng cung cấp nguồn vốn huy động để hưởng lợi từ quy mô nền kinh tế (Levine, 2002). Nếu các TGTC đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy nền kinh tế, thì với nền kinh tế đó CTTC nói chung thường được gọi là CTTC dựa trên ngân hàng (DemirgucKunt & Levine, 2001). Sự phát triển của các TGTC hoặc hệ thống ngân hàng được gọi chung là PTTC dựa trên ngân hàng.
CTTC dựa trên ngân hàng bao gồm cả mở rộng tài chính và độ sâu tài chính dựa trên hệ thống ngân hàng. Theo Ahmed và Ansari (1998), mở rộng tài chính đề cập đến việc mở rộng dịch vụ tài chính và tăng trưởng của các TCTC, trong khi độ
sâu tài chính đề cập đến sự gia tăng số lượng tổ chức và dịch vụ tài chính bình quân đầu người hoặc tăng tỷ lệ tài sản tài chính.
Nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng một hệ thống CTTC dựa trên ngân hàng vượt trội hơn so với hệ thống CTTC dựa trên thị trường. Cụ thể, TTKT có thể được khuyến khích tốt hơn trong hệ thống CTTC trên ngân hàng, vì khả năng tạo ra đầu tư dài hạn vào lĩnh vực thực, trong khi đầu tư vào thiết lập hệ thống CTTC dựa trên thị trường có thể quá nhạy cảm với giá của TTCK liên quan đến đầu tư ngắn hạn (Hoshi và cộng sự, 1990). Hệ thống CTTC dựa trên ngân hàng có thể khuyến khích đầu tư sản xuất vì ít bị ảnh hưởng bởi TTTC không ổn định. Ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn, mối liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp có thể cho phép các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mà không khiến họ phá sản (DemirgucKunt & Levine, 2001).
Tuy nhiên, hệ thống CTTC dựa trên ngân hàng không phải không có nhược điểm riêng. Hệ thống này dễ bị phân bổ vốn không hiệu quả và các vấn đề về tỷ lệ nợ cao (DemirgucKunt & Levine, 2001). Trong khi các gói cứu trợ của chính phủ trong thời kỳ khủng hoảng tài chính có thể ngăn cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn, chúng cũng có thể có những tác động tiêu cực, do đó làm cho hệ thống trở nên mong manh hơn và dễ bị khủng hoảng hơn nữa (Greenspan, 1999).
2.5.2. Cấu trúc tài chính dựa trên thị trường
Lý thuyết CTTC dựa trên thị trường cho rằng nếu TTTC chia sẻ với các ngân hàng trong việc thúc đẩy TTKT thông qua phân bổ nguồn lực, huy động tiết kiệm, kiểm soát doanh nghiệp và giảm bớt quản lý rủi ro, thì nền kinh tế đó được gọi là hệ thống CTTC dựa trên thị trường (DemirgucKunt & Levine, 2001). Do đó, sự phát triển của TTTC được gọi chung là PTTC dựa trên thị trường.
Lý thuyết CTTC dựa trên thị trường nhấn mạnh vai trò tích cực của TTTC trong việc kích thích TTKT thông qua ba kênh chính. Thứ nhất, TTTC tăng động lực đối với sự giám sát của các doanh nghiệp, vì giao dịch trong thị trường lỏng và lớn được hưởng lợi từ thông tin này. Thứ hai, TTTC cải thiện hoạt động quản trị doanh nghiệp bằng cách tạo điều kiện tiếp quản và liên kết quản lý với hiệu suất của doanh nghiệp. Cuối cùng là TTTC dễ dàng quản lý rủi ro (Levine, 2002).
Trong một hệ thống CTTC dựa trên thị trường, sự vượt trội của sức mạnh tài chính được nắm giữ bởi TTCK và hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào mức độ tốt hay
kém của TTCK (Trehan, 2013). Các ngân hàng trong hệ thống CTTC dựa trên thị
trường ít phụ thuộc vào lãi từ các khoản vay và thu được phần lớn doanh thu của họ thông qua các dịch vụ dựa trên phí như kiểm tra tài khoản. Hơn nữa, trong hệ thống dựa trên thị trường, sự giàu có được lan truyền không đồng đều hơn, chúng liên tục thay đổi và mỗi cá nhân trong xã hội có cơ hội được hoặc mất vào bất kỳ lúc nào (Trehan, 2013).
Hệ thống CTTC dựa trên thị trường không chỉ làm nổi bật vai trò tích cực của TTCK trong việc tạo điều kiện quản lý rủi ro và phân bổ vốn, mà còn tạo điều kiện cho một cuộc tranh luận trên quan điểm dựa trên ngân hàng bằng cách tập trung vào vấn đề được tạo ra bởi các ngân hàng. Theo Levine (2004), các TGTC có ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp có thể tồn tại trong các hệ thống CTTC dựa trên ngân hàng và ảnh hưởng này có thể là tiêu cực. Và các TCTC với tư cách là nhà phát hành nợ thiên về sự thận trọng hơn (Morck & Nakamura, 1999). Như vậy, hệ thống
CTTC dựa trên ngân hàng có thể
kìm hãm sự
đổi mới và tăng trưởng của doanh
nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng có khả năng tiếp cận vốn nhiều hơn các doanh nghiệp không có mối quan hệ. Levine (2004) chỉ ra rằng các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn từ ngân hàng có xu hướng
sử dụng các phương pháp bảo thủ và không tăng trưởng nhanh hơn các doanh
nghiệp không có ngân hàng tài trợ. Một lợi thế khác của hệ thống CTTC dựa trên thị trường, theo Levine (2004) là thị trường cung cấp một bộ công cụ tốt hơn để quản lý rủi ro. Những công cụ này cho phép tùy biến nhiều hơn các công cụ cải thiện rủi ro.
Tuy nhiên, hệ thống CTTC dựa trên thị trường không phải không có nhược điểm riêng. Các học giả ủng hộ hệ thống CTTC dựa trên ngân hàng cho rằng các thị
trường phát triển tốt sẽ
tiết lộ
thông tin dễ
dàng hơn trên thị
trường công cộng
(Stiglitz, 1985). Vì vậy, thị trường phát triển lớn hơn có thể làm giảm các khuyến khích để xác định các dự án sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng.
Bên cạnh các lý thuyết về hệ thống CTTC dựa trên thị trường hay dựa trên ngân hàng có tác động đến TTKT, ngoài ra còn có lý thuyết về dịch vụ tài chính. Theo lý thuyết này, sự khác biệt giữa hệ thống CTTC dựa trên ngân hàng so với hệ thống CTTC dựa trên thị trường ít quan trọng hơn, bản thân các dịch vụ tài chính quan trọng hơn nhiều so với hình thức phân phối của chúng (WB, 2001). Theo lý thuyết dịch vụ tài chính, vấn đề không phải là nguồn tài chính, chính xách hơn là tạo ra một môi trường nơi các dịch vụ tài chính được cung cấp lành mạnh và hiệu quả. Trọng tâm là việc tạo ra các ngân hàng và thị trường hoạt động tốt hơn thay vì kiểu CTTC. Quan điểm này cho rằng không phải ngân hàng hay thị trường mới là vấn đề quan trọng mà là bao gồm cả ngân hàng và thị trường. Cả hai là các thành phần khác nhau của hệ thống tài chính, không cạnh tranh với nhau và do đó tích lũy các chi phí thông tin và chi phí giao dịch khác nhau trong hệ thống (Levine, 1997; DemirgucKunt & Levine, 2001). Trong những trường hợp này, các thỏa thuận tài chính xuất hiện để
cải thiện sự không hoàn hảo của thị trường và cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp để tạo điều kiện quản lý rủi ro, huy động tiết kiệm và đánh giá các cơ hội đầu
tư tiềm năng, kiểm soát doanh nghiệp và tăng cường tính thanh khoản. Do đó,
Levine (2002) lập luận rằng quan điểm về dịch vụ tài chính đặt tiêu điểm phân tích vào cách tạo ra các ngân hàng và thị trường hoạt động tốt hơn, đồng thời loại bỏ cuộc tranh luận hệ thống CTTC nào tốt hơn.
Ngoài ra, theo lý thuyết luật và tài chính (La Porta và cộng sự, 1998; Levine, 1999) vai trò của pháp luật trong việc tạo ra khu vực tài chính để thúc đẩy TTKT,
với các quyền hợp pháp và cơ
chế
thực thi, tạo điều kiện thuận lợi cho cả
thị
trường và các TGTC. Do đó, lý thuyết này lập luận rằng đây là một cách tốt hơn để nghiên cứu các hệ thống tài chính thay vì tập trung vào CTTC dựa trên ngân hàng hoặc dựa trên thị trường. Rajan và Zingales (1998) cho rằng mặc dù các quốc gia có hệ thống pháp luật kém được hưởng lợi từ hệ thống dựa trên ngân hàng, nhưng hệ thống pháp luật tốt hơn sẽ cải thiện các hệ thống dựa trên thị trường, và do đó, các hệ thống pháp lý này được ưu tiên hơn. Lý thuyết này cũng gợi ý rằng PTTC, chứ
không phải CTTC mới là yếu tố
quan trọng đối với sự
thành công của doanh
nghiệp, ngành và nền kinh tế của quốc gia.
2.5.3. Quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới
Quan điểm về Chủ nghĩa cấu trúc trước đây (Myrdal, 1957; Hirshman, 1958; Gerschenkron, 1962; Furtado, 1977; Taylor, 1983; Justman & Teubal, 1991) cho rằng:
(i) Kinh tế học cấu trúc cũ đã chia thế giới dựa trên cách phân loại nhị phân thành hai loại chính: các nước đang phát triển và các nước đã phát triển.
(ii) Các chính sách phát triển được đề xuất là khuyến khích các quốc gia đang phát triển bắt chước cấu trúc kinh tế ở các quốc gia đã phát triển.
(iii) Để thực hiện các chính sách phát triển đã đề xuất, kinh tế học cấu trúc trước đó ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Họ chỉ ra rằng các cơ chế thị trường tự do liên quan đến một số khiếm khuyết không thể vượt qua, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế để tăng tốc độ TTKT thông qua chủ nghĩa bảo hộ, tỷ giá hối đoái cố định, đàn áp tài chính và các chính sách của các doanh nghiệp nhà nước.
Trong khi đó, theo cách tiếp cận cấu trúc kinh tế mới của Lin và Monga
(2010) thì cho rằng cấu trúc các yếu tố ưu đãi ở từng giai đoạn phát triển kinh tế quyết định cấu trúc ngành tương ứng của nền kinh tế dựa trên cách tiếp cận lợi thế so sánh, từ đó xác định cấu trúc hệ thống tài chính tương ứng. Hay nói cách khác, khu vực thực được coi là yếu tố quyết định chính hình thành cấu trúc của hệ thống tài chính. Do đó, CTTC được xem là một quá trình năng động, được xác định nội sinh bởi nhu cầu đối với các loại dịch vụ tài chính cụ thể khác nhau liên quan đến từng giai đoạn phát triển kinh tế. Các nguyên tắc chính của cách tiếp cận quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới theo Lin và Monga (2010) như sau:
(i) Cơ cấu ngành của nền kinh tế sẽ phát triển và thay đổi do thay đổi cơ cấu của các yếu tố ưu đãi ở các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau.
(ii) Con đường phát triển kinh tế của một quốc gia phải qua nhiều giai đoạn từ nền kinh tế chưa phát triển và có thu nhập thấp sang nền kinh tế phát triển và có thu nhập cao với một quá trình năng động chứ không đơn thuẩn chỉ là hai cấp độ kinh tế đơn lẻ cụ thể là, kém phát triển so với phát triển.
(iii) Ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, việc phân bổ nguồn lực được thực hiện thông qua cả cơ chế thị trường tự do hiệu quả cùng với vai trò của nhà nước trong việc tạo điều kiện thay đổi cơ cấu và tạo điều kiện tiên quyết để nâng cấp từ giai đoạn này lên giai đoạn khác theo thứ bậc phát triển kinh tế.
Khi đó, ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, CTTC dựa trên ngân hàng có nhiều ưu điểm và hiệu quả hơn CTTC dựa trên thị trường. Tại các nền kinh tế đang phát triển, nguồn vốn khan hiếm so với nguồn lao động phổ thông dồi dào và khu vực thực có xu hướng chủ yếu được chi phối bởi các ngành thâm dụng lao động. Những ngành này chủ yếu bao gồm một số lượng lớn các doanh nghiệp quy mô nhỏ đòi hỏi một lượng nhỏ vốn bên ngoài, vì họ dựa vào tài sản cá nhân và thu nhập giữ lại ở một mức độ nào đó và có mức độ rủi ro kinh doanh cao.
Khi nền kinh tế ở giai đoạn phát triển cao hơn, nguồn vốn tương đối dồi dào so với sức lao động. Cấu trúc của khu vực thực có nhiều khả năng bị chi phối bởi các ngành thâm dụng vốn như các công ty lớn, các dự án R&D, các dự án đổi mới và đầu tư vào công nghệ cao. Các tập đoàn này chủ yếu dựa vào nguồn tài chính bên ngoài và đổi mới công nghệ và sản phẩm cao. Do đó, cấu trúc hệ thống tài chính ở các giai đoạn này chịu sự chi phối của TTTC, vốn được coi là nguồn chính để nâng cao nhu cầu vốn và đa dạng hóa rủi ro ở mức độ cao. Nói cách khác, khi sự phát triển kinh tế diễn ra, nền kinh tế sẽ được hưởng sự giám sát tốt hơn và khung pháp
lý vận hành tốt được coi là điều kiện tiên quyết để Solomon, 2006).
phát triển TTTC (Kwok &
Bảng 2.3: Tổng hợp cơ sở lý thuyết về cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế