Kharroubi (2012), Law và Singh (2014), Arcand và cộng sự (2015), Ductor và
Grechyna (2015), Samargandi và cộng sự (2015) với giả thuyết quá nhiều tài chính sẽ gây hại cho tăng trưởng kinh. Đối với từng khía cạnh PTTC riêng rẽ, luận án tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô và hiệu quả của TTTC tác động lên TTKT theo dạng chữ U hay nói cách khác, nếu quy mô của TTTC nhỏ và TTTC hạn chế trong việc tạo hiệu quả trong việc là trung gian các nguồn lực và hạn chế tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính thì sẽ cản trở sự phát triển kinh tế. Ngược lại, khả năng tiếp cận tài chính hay mức độ mà cá nhân có thể sử dụng các dịch vụ tài chính trên TTTC không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong dài hạn. Phát hiện này có thể được giải thích một phần bằng mô hình tăng trưởng nội sinh. Trong các mô hình tăng trưởng nội sinh, vốn vật chất và các biến số khác (như vốn tài chính) làm tăng sản lượng, tăng trưởng với tốc độ tương tự ở trạng thái ổn định, và sản lượng cũng vậy. Nhưng tốc độ tăng trưởng thay đổi từ trạng thái ổn định này sang trạng thái ổn định khác. Mặc dù vốn tài chính được kỳ vọng sẽ làm tăng năng suất của vốn vật chất, nhưng nếu tăng vượt quá một mức nhất định, chúng có xu hướng làm
giảm sản phẩm cận biên của vốn tư nhân, và do đó tốc độ trạng thái ổn định này sang trạng thái ổn định khác.
tăng trưởng giảm từ
Cuối cùng, Luận án xây dựng và phát triển mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng với Tiến bộ kỹ thuật trung tính Hicks để tìm ra CTTC tối ưu, cũng như ảnh hưởng của mức độ PTTC trong mối quan hệ của CTTC và TTKT. Kết quả thực nghiệm tìm thấy được mức độ PTTC càng tăng thì CTTC dựa trên thị trường càng có tầm quan trọng hơn khi so sánh với hệ thống tài chính dựa trên ngân hàng trong
tác động thúc đẩy kinh tế
phát triển. Hơn nữa, luận án cũng tìm thấy được
ảnh
hưởng của sự phát triển ngân hàng và TTCK đến TTKT không đơn thuần chỉ là
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Pardl Đa Thức Bậc Hai
- Kết Quả Kiểm Định Mối Quan Hệ Giữa Cấu Trúc Tài Chính Và Phát Triển Kinh Tế
- Kết Quả Kiểm Định Nhân Quả Dumitrescuhurlin Với Sự Phụ Thuộc Chéo Tại Các Thang Thời Gian Khác Nhau
- Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế - 20
- Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế - 21
- Tổng Hợp Các Bằng Chứng Thực Nghiệm Có Liên Quan Đến Pttc Và Ttkt
Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.
trong ngắn hạn và dài hạn mà phải dựa trên các tần số khác nhau tại các khung thời
gian khác nhau. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng trong tác động đến TTKT trong dài hạn tại nhóm DE, trong khi quy mô của TTCK có ảnh hưởng lớn hơn so với quy mô ngân hàng trong tác động lên TTKT tại nhóm AE. Bên cạnh đó, kết quả từ mô hình ARDL bảng phi tuyến, cho thấy các giai đoạn phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng đến cả quy mô của CTTC cả trong ngắn hạn và dài hạn tại nhóm DE. Điều này chứng minh được quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới tồn tại trong nhóm các quốc gia này, hay nói cách khác mặc dù các ngân hàng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính tại nhóm DE, nhưng CTTC có xu hướng chuyển sang TTCK trong giai đoạn phát triển cao hơn của nền kinh tế. Ngược lại, tại nhóm AE, không tìm thấy quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới tồn tại ở cả quy mô, hoạt động hay hiệu quả CTTC. Hay nói cách khác, CTTC tại nhóm các quốc gia này hoặc là dựa trên ngân hàng hoặc là dựa trên thị trường.
5.2. Hàm ý chính sách
Từ các kết quả của luận án, tác giả đưa ra một số hàm ý quan trọng để hoàn
thiện cũng như ổn định hệ quốc gia cụ thể:
thống tài chính và thúc đẩy TTKT bền vững tại mỗi
Thứ nhất, các nhà hoạch định chính sách tại mỗi quốc gia có thể dựa trên các kết quả nghiên cứu từ luận án để đưa ra các hàm ý trong việc tối ưu hóa phát triển quy mô tài chính cũng như hiệu quả của các TGTC và TTTC từ đó đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Bởi vì, các quốc gia không chỉ khác nhau ở chỉ số tổng hợp PTTC mà còn khác nhau các chỉ số thành phần, do đó, để cải thiện PTTC, qua đó thúc đẩy TTKT thì đòi hỏi cách tiếp cận cụ thể của từng quốc gia, xem xét các lĩnh vực cụ thể mà các quốc gia riêng lẻ đang bị tụt hậu và có tính đến các đặc điểm cụ thể của từng quốc gia. Ngoài ra, với tốc độ tăng trưởng số hóa trong các
dịch vụ ngân hàng lõi như hiện nay, thông qua tăng cường và mở rộng PTTC, công nghệ tài chính có thể hỗ trợ TTKT toàn diện hơn (IMF, 2022). Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính cũng làm nảy sinh các vấn đề về ổn định tài chính, chẳng hạn như khả năng tích tụ các lỗ hổng trong hệ thống tài chính và những thách thức trong việc điều chỉnh các quy tắc quản lý và giám sát trong chính sách quản lý tài chính. Do đó, để cải thiện tính hiệu quả của TCTC và TTTC, các quốc gia có thể thúc đẩy cạnh tranh trong ngành tài chính thông qua việc giảm vai trò của nhà nước và thúc đẩy công nghệ tài chính, giảm rủi ro và tăng cường ổn định tài chính thông qua tăng cường giám sát các ngân hàng (Khandelwal và và cộng sự, 2022; Teodoru và Akepanidtaworn, 2022).
Thứ hai, PTTC có tác động đến TTKT theo dạng hình chữ U ngược, hay nói cách khác, khi PTTC quá mức thì sẽ gây hại cho nền kinh tế. Do đó, một hàm ý quan trọng đối với các quốc gia trong chính sách PTTC là cần cải cách và tăng cường giám sát các TGTC để đảm bảo các hoạt động cho vay thận trọng và lành mạnh
hơn. Các ngân hàng trung
ương nên áp đặt các quy định về
tiêu chuẩn tín dụng
nghiêm ngặt để tránh quá nhiều thanh khoản, cũng như để phân bổ các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Hơn nữa, trong trường hợp có quá nhiều TCTC, sẽ hợp lý hơn nếu đặt ra các yêu cầu đầu vào cao để tránh những người tham gia yếu kém và vấn đề giám sát bị dàn trải. Thêm vào đó, Chính phủ cũng nên sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu hơn và tập trung chuyển dần các nguồn lực từ tiêu dùng sang chi đầu tư hơn.
Thứ ba, từ các kết quả phân tích mối quan hệ giữa CTTC và TTKT, hàm ý rằng bên cạnh việc lấy ngân hàng làm trung tâm, cần tiếp tục phát triển thị trường vốn. Chính phủ cần kiên quyết hơn trong dỡ bỏ các rào cản đối với hội nhập thị trường vốn để thúc đẩy khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp, TTKT
bền vững và đặc biệt đa dạng hóa các rủi ro đầu tư xuyên biên giới. Ngoài ra, sau ba đợt khủng hoảng gần đây với khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ và đại dịch Covid19, một trong những rủi ro lớn mà quốc gia đang phát triển và mới nổi sẽ phải đối mặt hiện nay là các điều kiện tài chính bên ngoài thắt chặt hơn, với việc tăng chi phí tài chính và giảm dòng vốn tư nhân quốc tế (Ocampo, 2022). Vì vậy, để giảm thiểu được vấn đề này có thể thông qua huy động vốn và tăng cường tài chính từ các ngân hàng phát triển đa năng.
Thứ tư, với quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới tồn tại ở nhóm DE, hàm ý rằng cần có sự thay đổi trong chính sách quản lý tài chính tại các quốc gia này. Đó là, thay vì thụ động phân loại CTTC dựa trên ngân hàng hoặc dựa trên thị trường, thì chính sách đưa ra có thể linh hoạt hơn. Chẳng hạn, không cần yêu cầu phân loại một cách rập khuôn cố định theo CTTC dựa trên ngân hàng hay dựa trên thị trường, mà các nhà hoạch định chính sách có thể cho phép xác định hình thức CTTC theo thời gian và nên dựa vào cấu trúc của nền kinh tế thực để xác định hình thái cụ thể đối với sự phát triển của từng quốc gia. Riêng đối với nhóm quốc gia AE, nên tiếp tục cải thiện và củng cố lại hệ thống CTTC hiện có của quốc gia mình và cũng như từng bước có những thay đổi để phù hợp chung với sự thay đổi trong hệ thống tài chính thế giới. Tuy vậy, tùy vào đặc điểm cụ thể của mỗi quốc gia, các nhà hoạch định chính sách trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp chính sách nào liên quan đến hệ thống tài chính, cần tính đến mức độ TTKT riêng biệt của từng quốc gia, để có thể áp dụng các chính sách linh hoạt phù hợp với nền kinh tế của quốc gia mình hơn.
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai
Bên cạnh các mặt đóng góp về cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như một số hàm ý chính sách quan trọng được tác giả đưa ra, luận án cũng không tránh khỏi một
số hạn chế như: khoảng thời gian nghiên cứu của luận án chỉ trong giai đoạn 2004
2017 do hạn chế về dữ liệu của các chỉ số đo lường PTTC và CTTC, do đó các
nghiên cứu trong tương lai nếu khắc phục được vấn đề này, đặc biệt cập nhật
được bộ dữ liệu trong khoảng thời gian ảnh hưởng của đại dịch Covid19 thì sẽ tối ưu hóa được tác động của PTTC đến TTKT. Bên cạnh đó, mỗi một quốc gia riêng biệt với hệ thống CTTC cụ thể khác nhau, do đó nếu có thể phân tích mối quan hệ giữa CTTC với TTKT tại từng quốc gia, thì hàm ý chính sách đưa ra sẽ cụ thể hơn cho từng quốc gia trong tiến trình phát triển kinh tế.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Bao K.Q. Nguyen, Vy T.T. Huynh, Bao C.N. To. (2021). The Impact of Credit and Stock Market Development on Economic Growth in Asian Countries. The Journal of Asian Finance, Economics and Business, Vol 8, No 9, 0165–0176.
2. Khac Quoc Bao Nguyen, Thi Thuy Vy Huynh. (2021). The Causality Between Financial Structure and Economic Growth: A New Panel Data with Wavelet Transform Approach. International Conference on Business and Finance 2021: Financial Economics, 487 498.
3. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Huỳnh Thị Thúy Vy, Phạm Dương Phương
Thảo. (2021). Tác động của PTTC lên TTKT với bộ chỉ số PTTC tổng hợp mới. Kỷ
yếu hội thảo cấp quốc gia: “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam”, NXB Thông tin và Truyền thông, 578591.
4. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Huỳnh Thị Thúy Vy, Phạm Dương Phương
Thảo. (2020). Tác động phi tuyến của PTTC lên TTKT. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, số 31(10), 5480.
5. Khac Quoc Bao Nguyen, Thị
Thuy Vy Huynh. (2020).
Cross sectional
dependence, panel coitegration and bootstrap panel causality between credit market, stock market development and economic growth in Asian countries. International Conference on Business and Finance 2020, Volume 1, 564583.
6. Huỳnh Thị Thúy Vy, Nguyễn Khắc Quốc Bảo. (2020). Mối quan hệ giữa CTTC và TTKT Việt Nam: Quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới. Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á, số 173, 2233.
7. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường 2020, thành viên, “Tác động của PTTC lên TTKT với bộ chỉ số đo lường mới”, Mã số: CS202036.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo tiếng việt
Chu Khánh Lân & Nguyễn Trần Mạnh Trung. (2019). Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của PTTC tới TTKT, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 203, 1 12.
Hoàng Thị Phương Anh & Đinh Tấn Danh. (2015). Tác động của PTTC đến phát triển kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia khu vực châu Á. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 26 (36).
Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo. (2016). TTKT và PTTC tại các quốc gia đang phát triển châu Á. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 28(38), 69 7428.
Phạm Dương Phương Thảo. (2019). PTTC và TTKT. Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
85
85
2. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
Adnan, N. (2011), Measurement of Financial Development: a Fresh Approach. 8th International Conference on Islamic Economics and Finance. University of Surrey, United Kingdom and Comsats Institute of Information Technology, Islamabad, Pakistan.
Ahmed, S. M. & Ansari, M. I. (1998). Financial sector development and economic growth: The SouthAsian experience. Journal of Asian Economics, Elsevier, vol. 9(3), 503517.
Allen, F., Bartiloro, L., Gu, X., & Kowalewski, O. (2006). Does Economic Structure Determine Financial Structure? AFA 2007 Chicago Meetings Paper.
Andersen, T. B., & Tarp, F. (2003). Financial Liberalization, Financial Development and Economic Growth in LDCs. Journal of International Development, 15(2), 189– 209.
Ang, J. B. (2008). What are the mechanisms linking financial development and economic growth in Malaysia? Economic Modelling, 25(1), 38–53.
Ang, J. B. (2009). Financial development and the FDIgrowth nexus: The Malaysian experience. Applied Economics, 41(13), 1595–1601.
Ang, J. B., & McKibbin, W. J. (2007). Financial liberalization, financial sector development, and growth: Evidence from Malaysia. Journal of Development Economics, 84(1), 215–233.
Anwar, S., & Cooray, A. (2012). Financial Development, Political Rights, Civil Liberties and Economic Growth: Evidence from South Asia. Economic Modelling, 29(3), 974–981.
Arcand, J., Berkes, E., & Panizza, U. (2015). Too much finance? Journal of Economic Growth, 20, 105–148.
Arellano, M., & Bover, O. (1995). Another look at the instrumental variable estimation of errorcomponents models. Journal of Econometrics, 68(1), 29–51.
Arestis, P., & Demetriades, P.O. (1997). Financial Development and Economic Growth: Assessing the Evidence. The Economic Journal, 107 (442), 783799.