kết quả trước đây với ảnh hưởng của sự phát triển ngân hàng và TTCK lên TTKT (DemirgucKunt and Levine, 2001; Levine, 2002, 2005; Beck và Levine, 2004, Ergungor, 2008; Castro và cộng sự, 2015; Luintel và cộng sự, 2016; Liu và Zhang,
2020). Kết quả
tìm thấy vừa bổ
sung vào các nghiên cứu về
mối quan hệ
giữa
CTTC và TTKT. Đó là sự
phát triển của ngân hàng và TTCK có
ảnh hưởng lên
Có thể bạn quan tâm!
-
Kết Quả Kiểm Định Tác Động Tuyến Tính Của Pttc Lên Ttkt.
-
Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Pardl Đa Thức Bậc Hai
-
Kết Quả Kiểm Định Mối Quan Hệ Giữa Cấu Trúc Tài Chính Và Phát Triển Kinh Tế
-
Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Trong Tương Lai
-
Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế - 20
-
Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế - 21
Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.
TTKT không đơn thuần phân tích trong ngắn hạn và dài hạn, mà phải dựa trên tần số khác nhau với các khung thời gian khác nhau trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ 24 năm, 48 năm v.v.v. Tùy vào mỗi thang đo thời gian khác nhau mà mỗi quốc gia cần đưa ra chính sách phát triển hệ thống tài chính khác nhau để thúc đẩy TTKT phù hợp nhất. Ngoài ra, các bằng chứng từ nhân quả DumitrescuHurlin cũng cho thấy chiều tác động từ TTKT lên CTTC, tuy nhiên, bằng chứng này không cho
thấy tác động này là trong hệ thống CTTC dựa trên ngân hàng hay dựa trên thị
trường. Do đó, trong phần tiếp theo luận án trình bày kết quả ước lượng mô hình PMGNARDL để làm rõ tác động của các giai đoạn phát triển của nền kinh tế thực sẽ ảnh hưởng lên sự phát triển của hệ thống CTTC dựa trên ngân hàng và thị trường khác nhau như thế nào.
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định nhân quả DumitrescuHurlin với sự phụ thuộc chéo tại các thang thời gian khác nhau
Ghi chú: Mô phỏng Monte Carlo được thực hiện với 500 bước. 5% giá trị xấp xỉ và 5% giá trị tới hạn mô phỏng được sử dụng trong ước lượng. Độ trễ được chọn dựa trên tiêu chíu AIC***, **, * lần lượt có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10%.
Nguồn: Tính toán của tác giả
4.2.3. Kết quả kiểm định mô hình PMGNARDL
Bảng 4.15 trình bày kết quả ước lượng mô hình PMGNARDL. Đối với nhóm DE, kết quả cho thấy rằng các giai đoạn phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng đến cả quy mô của CTTC cả trong ngắn hạn và dài hạn, trong khi đó kết quả ko tìm thấy tác động đến hoạt động và hiệu quả của CTTC. Cụ thể, đối với quy mô CTTC cả hai kiểm định Wald trong ngắn hạn (WSR) và dài hạn (WLR) đều cho thấy bằng chứng mạnh mẽ liên quan đến tác động bất cân xứng của CTTC và TTKT. Hệ số dài hạn là âm và có ý nghĩa thống kê ở cả chế độ cao và thấp (2,384 và 4,758), và với độ lớn cao hơn ở chế độ thấp. Ngoài ra, tham số ngắn hạn ở chế độ cao hơn là tích cực và có ý nghĩa (1,563), trong khi là tiêu cực và có ý nghĩa trong chế độ thấp hơn (1,132). Thêm vào đó, bằng chứng cho thấy tất cả các hệ số cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn ở cả quy mô, hoạt động và hiệu quả CTTC đều là âm (ngoại trừ thành phần dương quy mô trong ngắn hạn). Điều này cho thấy, mặc dù các ngân hàng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính tại nhóm DE, nhưng CTTC có xu hướng chuyển sang TTCK trong giai đoạn phát triển cao hơn của nền kinh tế. Kết quả này phù hợp với quan điểm của Lin và Monga (2010), hay quan điểm về chủ nghĩa cấu trúc mới có hiệu lực đối với hệ thống tài chính ở nhóm DE
Đối với nhóm AE: Kết quả cho thấy ở cả quy mô, hoạt động và hiệu quả CTTC đều không tồn tại quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới tại các quốc gia này. Hay nói cách khác, CTTC hoặc là dựa trên ngân hàng hoặc là dựa trên thị trường. Ngoài ra, các hệ số trong ngắn hạn và dài hạn không đồng nhất với nhau cả âm và dương. Lý do tại sao có các kết quả này, vì CTTC có sự khác biệt rõ rệt giữa các quốc gia này với nhau, một số quốc gia thì cấu trúc dựa trên thị trường, một số quốc gia khác cấu trúc dựa trên ngân hàng, phần nào phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của (Levine, 2002; Lee, 2012, Durusu & Yetkiner, 2016; Demir & Hall, 2017).
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định mô hình PMGNARDL
Ghi chú: ***, **, * lần lượt có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10%.
Nguồn: Tính toán của tác giả
Như vậy, từ các bằng chứng thực nghiệm mối quan hệ giữa PTTC, CTTC và TTKT có thể thấy rằng: Tác động tổng thể của PTTC lên TTKT tuân theo dạng hình chữ U ngược, hay nói cách khác, mức độ PTTC nhất định nói chung sẽ kích thích TTKT, tuy nhiên nếu PTTC quá mức thì ngược lại sẽ kìm hãm lại tăng trưởng. Tuy nhiên, tác động này là tác động tổng thế chung của PTTC, trong khi đó, từng khía cạnh của PTTC có ảnh hưởng không đồng nhất đến TTKT. Và do đó, để đạt được lợi ích tối đa cho nền kinh tế, các chính sách đưa ra phải cụ thể cho từng khía cạnh của PTTC với ảnh hưởng của độ sâu, khả năng tiếp cận, hiệu quả hay ổn định của TCTC hay TTTC. Bên cạnh đó, dựa trên bằng chứng thực nghiệm từ mối quan hệ giữa CTTC và TTKT, để có thể phát huy tốt nhất ảnh hưởng của ngân hàng và thị
trường đến TTKT hiệu quả
nhất, chính sách phát triển hệ
thống ngân hàng và
TTCK nên theo giai đoạn 24 năm, 48 năm…Cùng với đó, có thể thấy rằng các giai đoạn TTKT đóng một vai trò quan trọng đối với quy mô CTTC ở nhóm DE. Vì vậy, cần có sự thay đổi trong chính sách quản lý tài chính trong các quốc gia này. Đó là, thay vì thụ động phân loại CTTC dựa trên ngân hàng hoặc dựa trên thị trường, thì chính sách đưa ra có thể linh hoạt hơn. Chẳng hạn, không cần yêu cầu phân loại một cách rập khuôn cố định theo hệ thống này, mà có thể cho phép xác định hình thức cấu trúc của hệ thống tài chính theo thời gian và nên dựa vào cấu trúc của nền kinh tế thực để xác định hình thái cụ thể đối với sự phát triển của từng quốc gia.
Tiểu kết Chương 4
Chương này trình bày kết quả xây dựng 11 chỉ số PTTC mới với các khía cạnh: độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định của TCTC và TTTC. Các kết quả kiểm định tuyến tính với mô hình MGARDLvà PMGARDL và kiểm định phi tuyến với mô hình đa thức bậc hai với SML. Các kết quả kiểm định mô hình cho thấy tác động của PTTC lên TTKT tùy thuộc vào từng khía cạnh khác nhau của PTTC và phù hợp với các giả thuyết nghiên cứu đã xây dựng.
Chương này cũng trình bày các bằng chứng thực nghiệm từ kiểm định GMM hệ thống hai bước với hai nhóm biến tương tác của mức độ PTTC trong tác động của CTTC lên TTKT. Kết quả phân rã chuỗi dữ liệu của hai nhóm AE và DE bằng phép biến đổi Wavelet. Kết quả mối quan hệ nhân quả DumitrescuHurlin dữ liệu bảng có tính đến sự phụ thuộc chéo giữa TGTC, TTTC và TTKT tại các thang thời gian khác nhau. Và kết quả kiểm định quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới bằng mô hình PMGNARDL.
Dựa trên cơ sở các bằng chứng thực nghiệm được tìm thấy trong Chương 4, luận án đưa ra các hàm ý chính sách quan trọng được trình bày trong Chương 5.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận
Luận án phân tích tác động của PTTC lên TTKT và mối quan hệ giữa CTTC và TTKT tại 33 quốc gia trải dài khắp các châu lục và nhóm các quốc gia AE và DE trong giai đoạn từ 2004 đến 2017.
Thứ nhất, Luận án xây dựng bộ chỉ số PTTC mới với sự kết hợp của đầy đủ bốn khía cạnh là độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định với tổng cộng 29 chỉ số. Phương pháp tính chỉ số PTTC mới dựa trên kết hợp từ phương pháp của OECD (2008), Cámara & Tuesta (2014) và Svirydzenka (2016) – IMF. Bộ chỉ số mới này đã khắc phục được các khuyết điểm của bộ chỉ số do IMF đề xuất, cũng như thể hiện được quy mô tài chính của TCTC và TTTC, mức độ mà các cá nhân có thể sử dụng dịch vụ tài chính, hiệu quả của các TGTC và TTTC và cả sự ổn định của hệ thống tài chính. Do đó, tính đến hiện nay, bộ chỉ số PTTC mới này, được xem gần như đầy đủ nhất và khái quát nhất tất cả các khía cạnh của PTTC.
Thứ hai, Dựa trên bộ chỉ số PTTC mới được xây dựng, luận án đã phân tích
và giải quyết được các mâu thuẫn trong nghiên cứu mối quan hệ giữa PTTC và
TTKT. Đó là, luận án sử dụng mô hình MGARDL và PMG ARDL có tính đến sự phụ thuộc chéo để phân tích tác động của PTTC lên TTKT. Cũng như để xem xét khả năng nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi bất lợi do “tài chính quá nhiều” hay không, luận án tính đến tác động phi tuyến tính của PTTC lên TTKT bằng cách tiếp cận đa thức bậc hai, các thử nghiệm mối quan hệ hình chữ U hoặc U ngược. Kết quả tìm thấy được mối quan hệ giữa PTTC tổng thể và TTKT là phi tuyến và tuân theo dạng
hình chữ
U ngược, kết quả
này phù hợp với các nghiên cứu của Cecchetti và