tư. Họ mua hàng hóa công nghiệp của nhau và cũng xuất khẩu cho nhau như các kiểu nền kinh tế khác để trao đổi nguyên liệu và bán các thành phẩm.
Phân phối thu nhập có quan hệ với cơ cấu công nghiệp của đất nước, nhưng
đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống chính trị.
Tiết kiệm, nợ, khả năng vay tiền
Việc chi tiêu của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của việc tiết kiệm, nợ nần, và khả năng vay tiền. Những người làm marketing phải theo dõi kỹ lưỡng mọi biến động trong thu nhập, giá sinh hoạt, lãi suất, các kiểu tiết kiệm và vay tiền, bởi vì chúng có thể có ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với những sản phẩm có mức độ nhạy cảm cao đối với thu nhập và giá.
1.5.2.3. Môi trường tự nhiên
Thiếu hụt nguyên liệu
Vật chất của trái đất có loại vô hạn, hữu hạn, có thể tái tạo được và loại hữ hạn không thể tái tạo được.
Chi phí năng lượng tăng
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Kinh Doanh Thẻ Của Ngân Hàng
- Cơ Cấu Quản Trị Ngân Hàng - Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á
- Những Đặc Trưng Tiêu Biểu Của Thẻ Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á So Với Các Ngân Hàng Khác
- Thu Nhập Từ Phí Hoạt Động Phát Hành Thẻ Seabank
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Một nguồn tài nguyên hữu hạn không thể tái tạo đẻ ra những vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới.
Mức độ ô nhiễm tăng
Một số hoạt động công nghiệp chắc chắn sẽ hủy hoại chất lượng môi trường tự nhiên. Mối lo lắng của công chúng đã tạo ra một cơ hội marketing cho những công ty nhạy bén. Nó tạo ra một thị trường lớn cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm.
1.5.2.4. Môi trường công nghệ
Một lực lượng quan trọng nhất, định hình cuộc sống của con người là công nghệ. Công nghệ đã tạo ra những điều kỳ diệu. Nó cũng đã gây ra những nỗi kinh hoàng. Nó đem lại cho ta những thứ vừa lợi vừa hại. Thái độ của người ta đối với công nghệ tùy thuộc vào chỗ người đó nghĩ nhiều đến những điều kỳ diệu hay những điều kinh hoàng mà nó mang lại. Mỗi công nghệ mới đều là một lực lượng “phá hoại một cách sáng tạo”. Mỗi công nghệ đều tạo ra một hậu quả lâu dài quan trọng mà không phải bao giờ cũng có thể thấy trước được.
Sự tăng tốc của việc thay đổi công nghệ
Ngày càng nhiều ý tưởng đã đem lại kết quả, và thời gian từ khi có những ý tưởng mới đến khi thực hiện thành công đang được rút ngắn nhanh chóng, và thời gian từ khi đưa vào sản xuất đến đỉnh cao sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể.
Những cơ hội đổi mới vô hạn
Ngày nay người ta đang nghiên cứu một loạt những công nghệ mới rất kỳ lạ sẽ tạo nên một cuộc cách mạng đối với các sản phẩm. Trong mọi trường hợp, thách thức không chỉ là về mặt kỹ thuật mà cả là về mặt thương mại.
Thay đổi ngân sách nghiên cứu phát triển
Ngày này có khá nhiều công ty mưu tính bỏ tiền vào việc sao chép sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và chỉ có những cải tiến nhỏ về tính năng và kiểu dáng. Phần lớn những nghiên cứu đó là để phòng ngự chứ không phải tiến công.
Quy định về thay đổi công nghệ ngày càng chặt chẽ
Khi sản phẩm ngày càng phức tạp hơn, công chúng cần được bảo đảm an toàn chắc chắn. Những người làm marketing cần hiểu rõ môi trường công nghệ luôn thay đổi và nắm được công nghệ mới đó có thể phục vụ nhu cầu của con người như thế nào. Họ cần hợp tác chặt chẽ với những người làm công tác nghiên cứu và phát triển. Họ phải cảnh giác với những hậu quả không mong muốn của mọi đổi mới có thể gây thiệt hại cho người sử dụng và tạo ra sự mất tín nhiệm cùng thái độ chống đối của người tiêu dùng.
1.5.2.5. Môi trường chính trị
Những quyết định marketing chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị. Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước, và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội.
1.5.2.6. Môi trường văn hóa
Xã hội mà con người lớn lên trong đó đã định hình niềm tin cơ bản, giá trị và các chuẩn mực của họ. Con người hấp thụ hầu như một cách không có ý thức.
Những giá trị văn hóa cốt lõi bền vững
Những người sống trong một xã hội cụ thể có rất nhiều niềm tin và giá trị cốt lõi có khuynh hướng tồn tại lâu bền. Những niềm tin và giá trị cốt lõi được truyền từ đời
này sang đời khác và được các định chế xã hội củng cố thêm. Những niềm tin và giá trị thứ yếu của con người dễ thay đổi hơn. Những người làm marketing có một số cơ may để tahy đổi những giá trị thứ yếu chứ ít có khả năng thay đổi những giá trị cốt lõi.
Mỗi nền văn hóa đều bao gồm những nhánh văn hóa
Mọi xã hội đều chứa đựng nhiều nhánh văn hóa, tức là những nhóm người khác nhau cùng chia sẻ những giá trị nảy sinh từ những kinh nghiệm và hoàn cảnh sống nhất định. Trong trường hợp các nhóm của những nhánh văn hóa thể hiện những mong muốn và hành vi tiêu dùng khác nhau thì những người làm marketing có thể lựa chọn những nhánh văn hóa làm những thị trường mục tiêu của mình.
Những giá trị văn hóa thứ yếu biến đổi theo thời gian
Mặc dù những giá trị văn hóa cốt lõi rất bền vững, vẫn có những thay đổi nhất định. Những người làm marketing hết sức quan tâm đến việc phát hiện những biến đổi về văn hóa có thể báo trước cơ hội marketing và mối đe dọa mới.
1.5.2.7. Khách hàng
Hiện nay, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là sự phát triển của CNTT. Các Ngân hàng đã đưa các tiện ích hàng đầu thế giới đến với khách hàng. Khiến nhu cầu của khách hàng ngày một nâng cao, với những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn.
1.5.2.8. Đối thủ cạnh tranh
Với việc rủi ro tín dụng đang trở thành một vấn đề nan giải với các ngân hàng thì việc tăng nguồn thu từ sp dịch vụ nhất là sản phẩm thẻ trở thành một yêu cầu sống còn với các ngân hàng. Các ngân hàng vào thời điểm hiện nay đã và đang dành nguồn lực thích đáng vào việc phát triển sản phẩm thẻ. Khiến cuộc chiến trên thị trường trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
1.5.2.9. Đặc điểm ngành
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cảu khách hàng các ngân hàng phải kết hợp với các tổ chức thẻ quốc tế, thường xuyên nâng cao đưa ra thị trường các sản phẩm tốt nhất với giá thành thấp nhất nhằm mở rộng thị phần.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, thẻ đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi và ngày càng thể hiện nhiều tính năng ưu việt của nó. Do đó việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ là một điều tất yếu để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hoạt động kinh doanh thẻ không chỉ đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong việc thanh toán mà còn đem lại nguồn lợi lớn cho các ngân hàng trong việc gia tăng phí dịch vụ, tận dụng nguồn vốn huy động từ dân cư, mở rộng phạm vi thanh toán, đa dạng đối tuợng khách hàng.
Tuy nhiên, cũng do có nhiều tiện ích và thuận lợi mà hoạt động kinh doanh thẻ mang lại, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động này đã và đang ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Các ngân hàng một mặt phải tích cực nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp để cải thiện chất luợng sản phẩm thẻ, nâng cao các tiện ích, chất luợng dịch vụ của ngân hàng mình, mặt khác cũng cần liên kết với các ngân hàng khác để mở rộng mạng luới thanh toán, đem đến chất luợng phục vụ tốt nhất cho các khách hàng.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, tiền thân là Ngân hàng TMCP Hải Phòng được thành lập vào 1994, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số Thành phố Hải Phòng.
Ngân hàng TMCP SeABank được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ cho khách hàng; và các dịch vụ ngân hàng khác khi được NHNN cho phép.
Kể từ khi thành lập SeABank đã trải qua nhiều mốc lịch sử quan trọng chứng minh sự lớn mạnh và ngày càng phát triển của mình. Năm 2010, Triển khai các chương trình chuyển đổi chiến lược tổng thể, công bố tầm nhìn sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của SeABank. Đồng thời thực hiện việc tái cấu trúc mô mình kinh doanh và quản lý và chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp, tăng vốn điều lệ lên 5300 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) có trụ sở chính tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, SeABank được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu các ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam về qui mô vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định.
Thành lập từ năm 1994, SeABank trải qua chặng đường 19 năm phát triển để đạt được thành tựu hôm nay với vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ đồng và một mạng lưới hoạt động trên khắp 3 miền đất nước với 155 chi nhánh và điểm giao dịch.
Bằng nội lực của chính mình, cùng với sự hợp tác chiến lược của liên minh cổ đông trong và ngoài nước, SeABank vươn lên khẳng định vị thế bằng những giá trị
thực chất và hiệu quả. Société Générale, tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Châu Âu trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của SeABank từ năm 2008, đem kinh nghiệm toàn cầu hơn 150 năm vào phục vụ mục tiêu ngân hàng bán lẻ tiêu biểu của SeABank bằng nhiều thay đổi mang tính chiến lược về qui chuẩn sản phẩm, chất lượng dịch vụ theo mô hình đẳng cấp quốc tế. VMS Mobifone, nhà cung cấp mạng thông tin di động lớn nhất Việt Nam và PV Gas, nhà cung cấp khí ga hoá lỏng hàng đầu Việt Nam là các cổ đông chiến lược trong nước của SeABank, góp phần đáng kể vào tiềm lực tài chính và giữ vững vị thế dẫn đầu của SeABank trong nhóm các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Để phục vụ chiến lược phát triển của ngân hàng giai đoạn 2009-2014, SeABank chủ trương xây dựng lại chiến lược kinh doanh, đồng thời tái cơ cấu tổ chức để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Cơ cấu mới được xây dựng trên nền tảng xuyên suốt, phân định rõ chức năng và nhiệm vụ, chỉ tiêu của từng đơn vị và từng cá nhân.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
Với sự tư vấn của đối tác chiến lược nước ngoài, tập đoàn ngân hàng Societe General với hơn 100 năm lịch sử kinh doanh ngân hàng tại các nước tiên tiến. Sau khi đầu tư vào SeABank, tập đoàn Societe General đã mang đến cho SeABank mô hình giúp họ thành công trên khắp thế giới. Cơ quan quyền lực cao nhất tại Ngân hàng là Hội đồng quản trị, do đại hội cổ đông bầu ra hàng năm, HĐQT quyết định các công việc lớn hàng năm của ngân hàng, hướng phát triển cho ngân hàng. Giúp việc cho HĐQT là ban Tổng Giám Đốc và các Giám đốc Khối nghiệp vụ. Để giảm thiểu tính hành chính, SeABank được xây dựng theo ngành dọc, các khối chính là các khối kinh doanh(KHCN, KHDN, Bán hàng và kênh phân phối…) chịu chỉ tiêu do HĐQT giao các khối sẽ cùng ban Tổng Giám Đốc giao lại cho các đơn vị theo các điều kiện và tình hình của từng đơn vị. Các khối còn lại đóng vai trò hỗ trợ giúp việc nhằm đảm bảo phân phối các nguồn lực một cách tối ưu nhằm giúp các đơn vị kinh doanh hoàn thành mục tiêu chung của ngân hàng.
Cơ cấu tổ chức hiện nay có những điểm mới và những thay đổi quan trọng so với trước đây:
+ Tách chức năng thẩm định tín dụng ra khỏi khối quản trị rủi ro để tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu kinh doanh và tạo tính rõ rang, minh bạch trong hoạt động quản trị rủi ro.
+ Thành lập khối bán hàng và kênh phân phối để củng cố mối liên kết giữa Hội sở và các chi nhánh, phòng giao dịch, tăng hiệu quả hoạt động của các điểm phục vụ khách hàng.
+ Thành lập khối chiến lược và phát triển ngân hàng để giúp cao năng lực định hướng phát triển kinh doanh và thực hiện chương trình chuyển đổi chiến lược của SeABank. Là đầu mối cung cấp thông tin hoạt động của ngân hàng cho các nhà đầu tư bên ngoài.
+ Xây dựng khối ngân hàng giao dịch nhằm phát triển chuyên sâu vào phân khúc sản phẩm trọng tâm, mang lại lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận kinh doanh khác biệt như quản lý tiền tệ, tài trợ thương mại, tài trợ chuỗi cung ứng…
+ Thành lập khối khách hàng doanh nghiệp lớn và các thể chế cho phép SeABank phục vụ tốt hơn các nhu cầu đa dạng và phức tạp của phân khúc khách hàng đặc thù.
Những sự chuyển đổi về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh đã và đang diễn ra ở SeABank không gì khác là nhằm tạo nên sự phát triển vượt trội và bền vững cho ngân hàng, giúp SeABank đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời tạo ra giá trị kỳ vọng tương xứng cho cổ đông.
Dưới đây là bảng phân công trách nhiệm cụ thể của ngân hàng:
Đại hội đồng cổ đông: có nhiệm vụ bầu ra Hội Đồng Quản Trị, với nhiệm kỳ từ 2-5 năm theo cách bầu trực tiếp bằng phiếu kín. Đại hội Cổ Đông lần đầu chỉ có giá trị khi có số nhóm cổ đông đại diện cho ít nhất là 3/4 số vốn cổ phần, các đại hội cổ đông thường niên phải có các nhóm cổ đông địa diện cho ít nhất 2/3 số cổ phần mới hợp lệ.
Hội Đồng Quản Trị: là bộ máy quyền lực cao nhất của NH, mọi hoạt động của ngân hàng đều đặt dưới quyền của HĐQT. Hiện nay HĐQT của SeABank gồm 8 người, do bà Nguyễn Thị Nga làm Chủ tịch.
Ban Kiểm Soát: Có nhiệm vụ kiểm tra các hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của ngân hàng. Ban kiểm soát của ngân hàng SeABank gồm có 4 thành viên trong đó có 1 trưởng ban và 3 kiểm soát viên.
Ban Tổng Giám Đốc: gồm có 1 Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và được Thống đốc NHNN chuẩn y. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước HĐQT để điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng phù hơp với nhiệm vụ và quyền hạn của mình, phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của mình, phù hợp với quy định của pháp luật. Ban Tổng giám đốc của Ngân hàng SeABank gồm có 6 người, Tổng giám đốc là ông Đặng Bảo Khánh.
HĐQT, Ban kiểm soát và Ban Tổng giám đốc có vị trí đặc biệt quan trọng, sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ thành viên HĐQT, Ban kiểm soát cũng như Ban Tổng giám đốc.
Các Khối phòng ban chức năng, các chi nhánh và công ty trực thuộc:
Trực tiếp giúp việc cho ban tổng giám đốc theo các mảng nghiệp vụ cụ thể được giao. Chịu trách nhiệm cụ thể với các chỉ tiêu được giao và hỗ trợ các đơn vị bán hàng, nhằm hoàn thành các mục tiêu chung của ngân hàng.