Các Tiêu Chí Đánh Giá Kinh Doanh Thẻ Của Ngân Hàng


Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt có thể dẫn đến một số bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia.

Như vậy phát triển sản phẩm thẻ ngân hàng là cần thiết. Nhưng phát triển thẻ như thế nào với điều kiện vốn, nhân lực, điều kiện kinh tế xã hội và hành lang pháp lý hiện có? Đảm bảo ngân hàng đầu tư có lãi và tăng tính cạnh tranh.

1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG

* Số lượng thẻ:

Với mạng lưới hoạt động khá rộng lớn, trên toàn quốc. Các ngân hàng sẽ thu hút thêm được một lượng khách hàng lớn nếu triển khai dịch vụ thẻ. Hiện nay, khi mở tài khoản các nhân để hoạt động, rất nhiều khách hàng đề cập đến dịch vụ thẻ và coi đó như một nội dung thiết yếu để thuyết phục khách hàng. Sự hài lòng thuận tiện cho khách hàng hiện có thẻ là nhân tố thúc đẩy việc thu hút thêm khách hàng mới. Thông qua dịch vụ thẻ, khách hàng sẽ biết đến các dịch vụ khác của ngân hàng, như vậy lượng khách hàng tiềm năng của các sản phẩm quan trọng khác cũng sẽ lớn hơn.

Thông qua so sánh số lượng thẻ phát hành qua các năm cũng có thể đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ có phát triển hay không phát triển. Số lượng thẻ ngày càng gia tăng cũng có nghĩa là hoạt động phát hành của ngân hàng đã phát huy hiệu quả.

* Số dư trên tài khoản thanh toán và tài khoản thẻ

Tất cả các loại thẻ ngân hàng đều được gắn với một tài khoản nhất định tại ngân hàng. Khi khách hàng thực sự tin tưởng và được giới thiệu đầy đủ tính


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

năng của thẻ, khách hàng sẽ không dùng tiền mặt và để lại một số dư lớn trên tài khoản tại ngân hàng. Đây là một nguồn vốn ổn định, chí phí thấp cho ngân hàng kinh doanh.

* Phí dịch vụ thẻ - Nguồn thu nhập cho ngân hàng:

Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - 5

Kinh doanh thẻ đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Đó là khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải trả cho hợp đồng sử dụng thẻ, phí rút tiền, phí giao dịch thanh toán hàng hoá dịch vụ bằng thẻ tín dụng tại các cơ sở chấp nhận thẻ, phần chiết khấu thương mại và một số các phí khác như: Phí tra soát hay phí cấp lại thẻ. Trong những năm gần đây, tất các các khoản thu từ nghiệp vụ kinh doanh thẻ đem lại lại một tỷ suất sinh lời lên tới 20%/năm cho các ngân hàng, cho nên lĩnh vực kinh doanh thẻ đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các ngân hàng thương mại.

* Lợi nhuận:

Thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được gồm: Phí cơ sở chấp nhận thẻ, phí thường niên, phí phát hành thẻ, lãi suất cho khoản tín dụng mà chủ thẻ chậm thanh toán và phí rút tiền mặt đối với thẻ tín dụng. Ngoài ra còn có các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng kèm theo.

Lợi nhuận thu được bằng thu nhập trừ đi các khoản chi phí và vốn đầu tư bỏ ra. Sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ có thể đánh giá bằng so sánh lợi nhuận giữa các năm: nếu năm sau cao hơn năm trước về mặt tuyệt đối có thể có là hoạt động kinh doanh đã có hiệu quả hơn.

* Mạng lưới dịch vụ trong toàn quốc cũng như trên thế giới.

Thông qua việc phát hành thẻ sẽ giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới dịch vụ khắp trên toàn quốc cũng như thế giới. Với những phương thức phục vụ khách hàng tiên tiến như dịch vụ gửi tiền một nơi rút ở nhiều nơi (qua hình thức Debit Card hay ATM) hay dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở chấp nhận thẻ. Như vậy, bằng việc phát hành và thanh toán thẻ đã giúp mở rộng địa bàn hoạt động của các ngân hàng, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển của các ngân hàng.

* Khả năng cạnh tranh trong kinh doanh thẻ

Kinh doanh thẻ cũng làm tăng cường khả năng cạnh tranh, mang lại một hình

ảnh mới cho ngân hàng, nâng cao giá trị cổ phiếu của Ngân hàng TMCP.


Thị trường kinh doanh thẻ là thị trường cạnh tranh quyết liệt. Tiến trình hội nhập Quốc tế của nền kinh tế Việt Nam diễn ra nhanh chóng. Việt Nam đã gia nhập WTO, đồng nghĩa với nó là sự xâm nhập vào Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài. Hoạt động thanh toán bằng thẻ đã trở nên phổ biến và thông dụng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, xu hướng vận động mang tính quy luật này đang từng bước thể hiện rõ nét ở Việt Nam. Việc triển khai tốt các nghiệp vụ kinh doanh thẻ sẽ tạo nên thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác và sự chuẩn bị sẵn sàng cho tiến trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế. Cùng với ưu thế này là sự gia tăng về giá trị hình ảnh, thương hiệu, và rõ rệt nhất là nâng cao giá trị cổ phiếu của ngân hang cổ phần, mang lại lợi ích kinh tế với cổ đông, và sức mạnh kinh doanh cho ngân hàng.

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.5.1. Các nhân tố bên trong

1.5.1.1. Đầu tư công nghệ

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản về pháp lý không còn, dịch vụ của các ngân hàng gần tương đương nhau. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn trở thành yếu tố quyết định cuộc chạy đua giành niềm tin khách hàng. Các dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán thẻ, thanh toán bằng máy rút tiền tự động ATM, thanh toán trực tuyến đang tạo ra tiện ích thu hút khách hàng. Thanh toán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại. Nếu hệ thống máy móc này có trục trặc thì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống. Vì vậy, đã đưa ra dịch vụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một công nghệ thanh toán hiện đại theo kịp yêu cầu của thế giới. Hơn nữa, chỉ khi có trình độ kỹ thuật cao thì việc vận hành, bảo dưỡng,duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành, thanh toán thẻ mới có hiệu quả, giảm giá thành dịch vụ, từ đó thu hút thêm người sử dụng nó. Thẻ ngân hàng là một sản phẩm gắn liền với công nghệ hiện đại. Chính vì vậy hệ thống công nghệ kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng cho dịch vụ thẻ phát triển và hoạt động hiệu quả. Giải pháp cho hệ thống công nghệ của từng ngân hàng được lựa chọn phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng đó.


Các ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ phải đầu tư một hệ thống công nghệ kỹ thuật theo chuẩn quốc tế bao gồm hệ thống quản lý thông tin khách hàng, hệ thống quản lý hoạt động sử dụng và thanh toán thẻ đáp ứng yêu cầu của các tổ chức thẻ quốc tế. Hệ thống này sẽ kết nối trực tuyến với hệ thống xử lý dữ liệu của các TCTQT. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phải đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc phát hành và thanh toán thẻ như máy thanh toán thẻ tự động, thiết bị thanh toán thẻ cà tay, máy in thẻ, máy giao dịch tự động ATM, máy cấp phép thanh toán thẻ CAT, các thiết bị kết nối hệ thống, các thiết bị đầu cuối. Hệ thống này phải đồng bộ và có khả năng tích hợp cao do giao dịch thẻ được xử lý nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào tính đồng bộ và tốc độ xử lý của hệ thống.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ mới sẽ làm việc thanh toán dễ dàng hơn và đó là cơ sở để người dân "mặn mà" hơn với chiếc thẻ. Khi dịch vụ còn chưa thực sự phát triển, người dùng sẽ phải đối mặt với nhiều nỗi lo như: có tiền trong tài khoản mà không được tiêu vì máy hết tiền, nghẽn đường truyền, vấn đề bảo mật, làm quen với những quy trình thanh toán trong mua sắm,... Đó cũng là nguyên nhân nhiều người thường rút hết tiền trong tài khoản thành tiền mặt để tiêu hoặc đi xa phòng trường hợp "không tìm được cây rút tiền”.

1.5.1.2. Trình độ nhân lực

Con người là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ hoạt động nào, giữ vị trí trung tâm, quyết định sự thành công hay thất bại của một quy trình, một dự án. Yếu tố con người thể hiện ở trình độ quản lý, sử dụng ngoại ngữ, nghiệp vụ, tiếp cận những công nghệ mới. Thanh toán thẻ gắn liền với công nghệ hiện đại, điều đó cũng đồng nghĩa với chi phí đầu tư lớn đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên môn giỏi để có thể tiếp cận và khai thác hết giá trị của công nghệ cũng như sáng tạo công nghệ mới.

Yếu tố con người còn thể hiện ở khả năng bán chéo sản phẩm. Điều đó đòi hỏi

đội ngũ nhân viên phải am hiểu sản phẩm và được đào tạo kỹ năng bán hàng.

1.5.1.3. Đặc điểm sản phẩm thẻ

* Chiến lược phát triển

Khi tham gia vào bất cứ lĩnh vực nào, ngân hàng đều phải đề ra cho mình mục

đích tham gia thị trường, kế hoạch phát triển và các chiến lược để phát triển thị trường


đó. Với việc hoạch định chiến lược rõ ràng sẽ đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng trong hoạt động đầu tư. Đặc biệt với thị trường thẻ, thị trường còn tương đối mới, việc đặt ra cho mình kế hoạch ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp ngân hàng thành công hơn trong khai thác thị trường. Các chiến lược cụ thể được biểu hiện qua các hoạt động marketing quảng cáo sản phẩm, mở rộng mạng lưới phát hành và thanh toán thẻ. Ngân hàng có hoạt động marketing tốt sẽ thành công hơn trong mở rộng thị phần và tăng doanh thu. Cũng giống như các lĩnh vực kinh doanh khác những sản phẩm mới luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng. Việc không ngừng đưa ra các loại sản phẩm mới với tiện ích nổi trội hơn sẽ là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh thẻ nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Ngoài ra bên cạnh sản phẩm thẻ sẵn có, ngân hàng có thể phát triển thêm nhiều dịch vụ mới kèm theo như dịch vụ thanh toán điện tử…, khi đó người tiêu dùng sẽ thấy thẻ thực sự mang nhiều tiện ích và sẽ ưa chuộng thẻ hơn

1.5.1.4. Chính sách giá cả:

Bao gồm chi phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí rút tiền mặt…trong khi ngân hàng lại được sử dụng nguồn vốn giá rẻ và ổn định từ tài khoản của khách hàng. Cơ sở của chính sách phí là thực tế cho thấy, đầu tư một máy ATM hiện quá tốn kém mà phí bù đắp lại quá ít. Đơn cử, với mỗi chiếc máy ATM, ngoài chi phí lắp đặt, duy trì thiết bị, thuê địa điểm thuận lợi, chi phí an ninh… và số tiền nạp trong máy, ngân hàng phải dự trữ một lượng vốn tiếp với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng/máy. Số tiền này sau khi nhân với tổng số máy ATM sẽ là không nhỏ và đây lại là số vốn không sinh lời cho ngân hàng, vì thế, có thể gây khó khăn cho vốn lưu động của ngân hàng, đặc biệt trong những thời điểm ngân hàng đang “khát vốn”.

* Công tác khách hàng.

Để cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển thì phải chú trọng tới công tác khách hàng. Cần phải tích cực giới thiệu một cách rộng khắp sản phẩm dịch vụ thẻ để mọi người biết và hiểu sản phẩm của ngân hàng. Cái nhìn trong công tác marketing thẻ không chỉ dừng ở mức nhận định nhu cầu thị trường và thoả mãn nhu cầu đó như mô hình truyền thống mà phải được phát triển lên cao hơn. Nhiệm vụ của marketing thẻ là phải tại ra nhu cầu, tao ra sự ham muốn đối với sản phẩm.


1.5.1.5. Quy trình phát hành thẻ tại Ngân hàng Đông Nam Á

Ngay từ khi triển khai việc phát hành thẻ, SeABank đã xây dựng cho mình một quy trình phát hành thẻ thống nhất trên toàn hệ thống và được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Hiện nay, SeABank đang áp dụng quy trình phát hành thẻ với nghiệp vụ đơn giản, rút ngắn thời gian phát hành do quyền phê duyệt phát hành thẻ rất linh hoạt, trách nhiệm của các bộ phận liên quan khá rõ ràng, không bị chồng chéo. Đảm bảo công tác bảo mật cũng như đảm bảo tính thuận tiện trong công tác phục vụ khách hàng.

1.5.1.6. Cơ sở vật chất hữu hình

* Mạng lưới phát hành thẻ

Ngân hàng phát hành phải có một quy mô hoạt động rộng và uy tín cao không những tại thị trường trong nước mà trên cả thị trường quốc tế. Có mối quan hệ với tư cách là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế nổi tiếng nhất trên thế giới, có một hệ thống các phương tiện cập nhật nhanh chóng, hiện đại, an toàn. Có như vậy mới có thể cạnh tranh được trên thị trường một cách mạnh mẽ.

* Mạng lưới sử dụng thẻ

Mạng lưới sử dụng thẻ được đo bằng số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ. Số các đơn vị này đóng vai trò rất quan trọng trong nghiệp vụ thanh toán thẻ, là cầu nối của hoạt động thanh toán giữa ngân hàng và chủ thẻ. Nếu trong một môi trường không tồn tại một mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ đa dạng, chất lượng thì sẽ không thể đảm bảo lượng cung để kích thích dân chúng trong và ngoài nước sử dụng thẻ. Vì vậy một môi trường với một mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ dày đặc sẽ là điều kiện để hoạt động thanh toán thẻ phát triển mạnh mẽ.

1.5.1.7. Xúc tiến bán sản phẩm

Chính sách xúc tiến bán, quảng cáo truyền thông bao gồm một tập hợp các hoạt động nhằm kích thích việc thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với sản phẩm thẻ. Đồng thời nó làm tăng mức độ trung thành của khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng tương lai, tạo thuận lợi cho khách hàng tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ, đặc biệt làm tăng uy tín và hình ảnh của Ngân hàng trên thị trường. Ngay từ khi cho ra các sản phẩm thẻ SeABank luôn chú ý đến các mục đích quảng bá truyền thông cho sản


phẩm thẻ của mình, rất nhiều đối tác, rất nhiều các chương trình truyền thông được đưa ra nhằm làm cho các khách hàng cả thấy thân thiết gần gũi và muốn dùng thử gắn bó với thẻ ATM của Ngân hàng.

1.5.2. Các nhân tố khách quan

1.5.2.1. Môi trường nhân khẩu

Lực lượng đầu tiên của môi trường cần theo dõi là dân số, bởi vì con người tạo nên thị trường. Môi trường nhân khẩu trong đó bao gồm quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở các thành phố, khu vực và quốc gia khác nhau, sự phân bổ tuổi tác và cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, mẫu hình hộ gia đình, cũng như đặc điểm và phong trào của khu vực.

Sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới

Sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới là một mối lo chủ yếu của các chính phủ và các tổ chức khác nhau trên khắp thế giới. Cơ sở của mối quan tâm này gồm 2 yếu tố. Thứ nhất là các nguồn tài nguyên của trái đất có hạn, không thể đảm bảo cuộc sống của số đông người. Nguyên nhân thứ 2 gây ra mối lo ngại là mức tăng dân số cao nhất ở những nước và cộng đồng ít có khả năng đảm bảo cuộc sống nhất.

Cơ cấu tuổi của dân số quyết định các nhu cầu

Dân số có thể chia thành 6 nhóm tuổi: Chưa đến tuổi đi học, tuổi đi học, thiếu niên, thanh niên tuổi từ 25 đến 40, trung niên tuổi từ 40 đến 65, và cao niên tuổi từ 65 trở lên. Đó là dấu hiệu cho biết những loại sản phẩm và dịch vụ nào có nhu cầu lớn trong vài năm tới. Mỗi nhóm có một số nhu cầu sản phẩm và dịch vụ nhất định, những sở thích về phương tiện truyền thông và hình thức bán lẻ.

Dân tộc

Các nước có cơ cấu dân tộc và chủng tộc rất khác nhau. Mỗi nhóm dân cư có những mong muốn nhất định và những thói quen mua sắm nhất định.

Các nhóm trình độ học vấn

Trong bất kỳ xã hội nào dân cư cũng phải được phân thành 5 nhóm trình độ học vấn: mù chữ, học dở dang trung học, tốt nghiệp trung học, tốt nghiệp đại học, và tốt nghiệp nghiệp vụ chuyên môn.

Các kiểu hộ gia đình

Mọi người đều nghĩ một hộ gia đình truyền thống gồm chồng, vợ và con cái (đôi khi bao gồm cả ông bà). Hộ gia đình ngày nay gồm người độc thân sống một


mình, những người lớn tuổi cùng giới hay khác giới sống cùng với nhau, những gia đình chỉ có bố hoặc mẹ, những cặp vợ chồng không có con, và những tổ ấm trống trải. Do đó cần phải chú ý nghiên cứu ngày càng nhiều hơn những nhu cầu đặc biệt của những hộ gia đình không theo kiểu truyền thống như vậy, vì số hộ gia đình kiểu này tăng nhanh hơn số hộ gia đình truyền thống.

Dịch chuyển từ thị trường đại chúng sang các vi thị trường

Tác động của tất cả những thay đổi này dẫn đến việc chia nhỏ thị trường đại chúng thành nhiều những vi thị trường khác nhau về lứa tuổi, giới tính, và dân tộc, trình độ học vấn, địa lý, lối sống….mỗi nhóm có những sở thích rõ rệt và những đặc điểm tiêu dùng riêng và được tiếp cận thông qua những kênh thông tin và phân phối càng có mục tiêu rõ rệt hơn.

1.5.2.2. Môi trường kinh tế

Thị trường cần có sức mua và công chúng. Sức mua hiện có trong một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, lượng tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền. Do đó cần phải theo dõi chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và các kiểu chi tiêu của người tiêu dùng.

Phân phối thu nhập

Các nước rất khác nhau về mức và cách phân phối thu nhập. Yếu tố quyết định cơ bản là cơ cấu công nghiệp.

Trong nền kinh tế tự túc tuyệt đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp đơn thuần. Họ tiêu dùng hầu hết sản phẩm làm ra và đem trao đổi số còn lại lấy những hàng hóa và dịch vụ đơn giản. Họ tạo ra rất ít cơ hội cho những người làm marketing. Những nền kinh tế “xuất nguyên liệu” thường giàu một hay nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng nghèo về các mặt khác. Phần lớn thu nhập đều do xuất khẩu những tài nguyên đó mà có.

Trong nền kinh tế đang phát triển, sản xuất bắt đầu chiếm khoảng 10 - 20% tổng sản phẩm quốc dân của đất nước. Quá trình công nghiệp hóa đã tạo ra một giai tầng mới, giàu có và một tầng lớp trung lưu nhỏ nhưng đang phát triển lên, cả 2 tầng lớp này đều yêu cầu những kiểu hàng hóa mới, trong số đó có một số phải nhập khẩu. Còn trong nền công nghiệp là người xuất khẩu chủ yếu những hàng hóa làm ra và vốn đầu

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí