(Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả, Phụ lục 3)
2.4.3. Điểm mạnh và hạn chế của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
2.4.3.1. Những điểm mạnh của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Thứ nhất, nhìn chung sản phẩm lưu niệm của Hà Nội tương đối đa dạng, đầy đủ về chủng loại để phục vụ khách du lịch như nhóm thủ công mỹ nghệ; sản phẩm nhóm thuỷ tinh pha lê; sản phẩm nhóm may mặc, giày da; sản phẩm nhóm thổ cẩm, tơ lụa; sản phẩm nhóm tranh ảnh; sản phẩm nhóm đá quý, ngọc trai, kim hoàn. Trong đó một số sản phẩm lưu niệm như lụa, bạc, đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, đồ thêu được nhiều khách du lịch quốc tế ưa chuộng và bước đầu tạo được thị trường tiêu thụ.
Thứ hai, một số sản phẩm lưu niệm đã mô phỏng những điểm di tích lịch sử, văn hoá đặc trưng của Hà Nội. Trong đó phải kể đến các sản phẩm mô hình Chùa Một Cột, mô hình Khuê Văn Các; đĩa quà tặng bằng đồng hình Hồ Gươm, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cột cờ Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long; và các sản phẩm áo phông in hình di tích, danh lam thắng cảnh Hà Nội.
Thứ ba, có thể thấy rằng các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội được bày bán ở không ít cửa hàng bán, quầy lưu niệm để phục vụ khách du lịch. Đặc biệt, Hà Nội có khu phố chuyên doanh sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch. Phố Cổ Hà Nội với những gian hàng bày bán cùng một loại sản phẩm hội tụ trên từng con phố và nhiều cửa hàng đặt làm sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng đã tạo điều kiện cho khách du lịch dạo chơi và lựa chọn sản phẩm lưu niệm.
2.4.3.2. Những hạn chế của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Bên cạnh điểm mạnh, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội còn tồn tại một số điểm hạn chế:
Có thể bạn quan tâm!
- Sản Phẩm Lưu Niệm Thuộc Nhóm Mây, Tre, Giang, Cỏ Tế
- Tổ Chức Kinh Doanh, Tiêu Thụ Sản Phẩm Lưu Niệm Của Hà Nội
- Thống Kê Ý Kiến Của Khách Du Lịch Nội Địa Về Loại Sản Phẩm Lưu Niệm Và Hình Tượng Văn Hoá Yêu Thích Nhất
- Quan Điểm Phát Triển Sản Phẩm Lưu Niệm Của Hà Nội
- Giải Pháp Về Nghiên Cứu Thị Trường Và Định Hướng Các Dòng Sản Phẩm Lưu Niệm
- Giải Pháp Về Quản Lý Hoạt Động Kinh Doanh Sản Phẩm Lưu Niệm
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Thứ nhất, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa tạo được sự khác biệt, thiếu bản
sắc văn hóa địa phương. Đến nay, vấn đề xây dựng, thiết kế sản phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn đặc trưng của Hà Nội - điểm đến giàu giá trị văn hoá, lịch sử vẫn còn là
vấn đề chưa giải quyết được. Khách du lịch đến Hà Nội rất thích mua những sản phẩm lưu mang dấu ấn văn hoá đặc trưng riêng của Hà Nội mà không nơi nào có được. Nhưng để tìm được một sản phẩm lưu niệm đặc trưng cho Hà Nội là điều không hề dễ. Hiện nay, các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại Hà Nội thường bán các sản phẩm đại diện cho các làng nghề truyền thống không chỉ của Hà Nội mà của các làng nghề trong cả nước. Tuy nhiên, dễ nhận thấy các sản phẩm có mẫu mã khá giống nhau. Mặc dù Hà Nội đã có một số sản phẩm mô phỏng những di tích đặc trưng của Thủ đô, nhưng thực tế các sản phẩm này chủ yếu được thiết kế bằng đồng, mạ vàng nên giá thành rất cao, chỉ để phục vụ cho khách có khả năng chi trả cao và thường được sử dụng làm quà tặng các đối tác nước ngoài, chứ chưa đa dạng về giá thành để phục vụ đối tượng khách bình dân thích mua những sản phẩm nhỏ, có biểu tượng đặc trưng của địa phương, giá hợp lý, và có thể mua số lượng nhiều làm quà cho bạn bè.
Thứ hai, chất lượng và kiểu dáng của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội còn hạn chế. Về kiểu dáng, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội thiếu tính độc đáo, sáng tạo. Thậm chí các sản phẩm như túi thêu, áo lụa tơ tằm, khăn tay sau nhiều năm vẫn không có sự cải tiến, đổi mới, kiểu dáng nghèo nàn; do đó không tạo được sức hút đối với khách du lịch, đặc biệt những khách du lịch đã từng đến Hà Nội. Đồng thời, chất lượng sản phẩm lưu niệm là một điều rất đáng bàn. Ví dụ như những chiếc áo phông có in hình Hồ Gươm, lá cờ Tổ quốc… thường làm bằng chất liệu kém, do đó chất lượng sản phẩm thấp. Các sản phẩm từ lụa như váy, khăn, túi… chỉ dùng vài lần đã phai màu, mất dáng. Vì lợi ích trước mắt, một số cơ sở sản xuất đã sử dụng chất liệu kém chất lượng. Tại làng lụa Vạn Phúc, đã có tình trạng một số hộ gia đình trộn tơ nhân tạo với tơ tằm để dệt, làm cho thương hiệu lụa Vạn Phúc dần mất đi. Vì thế khách du lịch nếu đã mua một lần sẽ cảm thấy không hài lòng và không muốn mua lại, dễ có ấn tượng không tốt với các sản phẩm khác.
Thứ ba, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa đáp ứng được tính tiện lợi, gọn nhẹ. Một số sản phẩm được khách quốc tế đánh giá cao giá trị văn hoá và ưa thích như
78
nón lá, tượng gỗ cô gái đội nón lá và mặc áo dài hay quân rối nước rất đặc trưng cho Hà Nội, cho Việt Nam. Tuy nhiên, do sản phẩm khá cồng kềnh, nhiều sản phẩm dễ vỡ, dễ bị biến dạng, gây bất tiện trong quá trình di chuyển vì thế khách du lịch chủ yếu chỉ chụp ảnh chứ không mua.
Thứ tư, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội không chỉ thiếu tính đặc trưng của địa phương mà tại các cửa hàng ở Hà Nội đồ lưu niệm có xuất sứ Trung Quốc được bày tràn lan cùng sản phẩm của Hà Nội. Tại phố cổ Hà Nội, chợ Đồng Xuân là nơi tập trung các cửa hàng bán hàng lưu niệm của Hà Nội thì các sản phẩm lưu niệm Trung Quốc có mặt hầu hết ở các cửa hàng từ móc khóa; tượng trưng bày bằng gỗ, sứ; các sản phẩm phụ kiện như cà vạt, khăn quàng… đến các sản phẩm sơn mài, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ nhái theo sản phẩm của Việt Nam. Không ít cửa hàng thay vì nhập hàng Việt Nam từ các làng nghề truyền thống thì lại chọn nhập hàng Trung Quốc nhái theo mẫu của Việt Nam bởi hàng Trung Quốc đa dạng hơn và giá rẻ hơn nhiều. Thậm chí, ngay tại các làng nghề truyền thống lâu đời của Hà Nội như Bát Tràng, Vạn Phúc… cũng có sự xuất hiện của sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vì chạy theo lợi nhuận, không ít hộ gia đình trà trộn giữa những mảnh vải do chính những bàn tay tài hoa của nghệ nhân làng nghề nghìn năm tuổi với sản phẩm lụa Trung Quốc và khách du lịch không biết sẽ dễ dàng bị lừa.
Như vậy, có thể thấy rằng dù Hà Nội đã phát động các phong trào thiết kế, phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng của thành phố nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được kết quả khả quan. Khách du lịch luôn gặp khó khăn trong chọn mua được sản phẩm ưng ý, mang nét đặc trưng của Hà Nội. Do đó, việc kinh doanh sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch của thành phố vẫn dậm chân tại chỗ, chưa phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế địa phương.
Tiểu kết chương 2
Thành phố Hà Nội hội tụ nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, mang những giá trị văn hoá, lịch sử thiêng liêng, lâu đời của mảnh đất Thăng Long ngàn năm
văn hiến. Cùng với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Trong những năm qua, phát huy những điều kiện thuận lợi của địa phương, thành phố Hà Nội đã có chủ trương, chính sách phát triển du lịch và đạt kết quả khả quan. Lượng khách du lịch đặc biệt khách quốc tế cũng như doanh thu từ du lịch của thành phố không ngừng tăng lên. Thực hiện sự chỉ đạo và định hướng phát triển du lịch của Tổng cục Du lịch, thành phố Hà Nội xác định chú trọng phát triển du lịch gắn với đẩy mạnh phát triển sản phẩm lưu niệm của thành phố. Với nhiều di tích lịch sử, văn hoá, đặc biệt là nơi tập trung của hàng nghìn làng nghề truyền thống, Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm lưu niệm. Chính quyền địa phương đã phát động nhiều chương trình xây dựng hệ thống sản phẩm lưu niệm đặc trưng phục vụ du lịch. Tuy nhiên cho đến nay, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội vẫn còn hạn chế về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm nguồn gốc Trung Quốc được bày bán tràn lan trên thị trường Hà Nội. Do đó, khách du lịch chưa thực sự hài lòng với sản phẩm lưu niệm của Hà Nội. Dẫn đến, tình hình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm lưu niệm của thành phố hiện nay còn rất ảm đạm, chưa đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA HÀ NỘI
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch Hà Nội
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 xác định mục tiêu dài hạn - tầm nhìn đến năm 2050 là đưa Hà Nội thành Thành phố - Thủ đô, đô thị đặc biệt, giàu, đẹp, văn hiến, văn minh, thanh lịch, dân tộc và hiện đại, tiêu biểu cho cả nước; Trung tâm văn hoá lớn, nơi hội tụ các giá trị văn hoá truyền thống, hiện đại đặc sắc của Hà Nội và Việt Nam; Trung tâm sáng tạo văn hoá lớn, tiêu biểu của cả nước; Trung tâm sáng tạo hàng đầu của cả nước với nhiều lĩnh vực đạt trình độ quốc tế; Trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ và thương mại lớn nhất ở phía Bắc, thứ hai của cả nước và có vị trí cao trong khu vực [32]. Và Kế hoạch số 162/KH-UBND của UBND TP Hà Nội ban hành ngày 10/8/2015 đã đặt ra mục tiêu là xây dựng Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch của cả nước và trong khu vực [33]. Theo kế hoạch, Hà Nội xác định một số nhiệm vụ trọng tâm:
Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn môi trường, đảm bảo cảnh quan, an ninh trật tự, vệ sinh sạch; tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật; xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, thân thiện mến khách đối với khách du lịch.
Tăng cường hỗ trợ từ ngân sách thành phố đầu tư cho chương trình mục tiêu phát triển du lịch toàn diện; tạo dựng sản phẩm thân thiện, cơ sở hạ tầng du lịch tạo thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận khu du lịch, điểm du lịch.
Chủ động bố trí ngân sách, quỹ đất và triển khai các giải pháp phát triển du lịch; đề xuất áp dụng các cơ chế đặc thù về đất đai, nguồn vốn đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược vào thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch bảo đảm môi trường thuận lợi, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Thủ đô.
Mở rộng thị trường quốc tế, tăng cường hợp tác quảng bá điểm đến du lịch Hà Nội tại các thị trường truyền thống, từng bước mở rộng tới các thị trường tiềm năng trong khu vực và thế giới.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đặc thù trên địa bàn, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, các điểm đến du lịch; tăng cường phối hợp, kết nối chương trình du lịch, tuyến du lịch với các địa phương khác nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên du lịch Việt Nam”.
Nghiên cứu và giải quyết kiến nghị giảm thuế sử dụng đất và tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, khu du lịch sử dụng nhiều diện tích cho không gian cảnh quan; định mức giá điện… nhằm tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố. Bảo đảm chất lượng phục vụ tại các điểm đến trên cơ sở đánh giá, công nhận dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch…
Xây dựng chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước; thủ đô, thành phố các quốc gia, vùng lãnh thổ, xây dựng hình ảnh du lịch Hà Nội thân thiện, mến khách, hấp dẫn, chất lượng; khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế của du lịch Thủ đô…
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, thành phố Hà Nội đã đề ra định hướng, xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch giai đoạn tiếp theo gắn liền với định hướng phát triển du lịch chung của cả nước. Thành phố Hà Nội chủ trương phát triển du lịch theo định hướng sau:
Phát triển, xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố và phát triển thành phố Hà Nội trở thành thương hiệu uy tín, địa chỉ hấp dẫn, tin cậy đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời đưa Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ du lịch lớn nhất của cả nước.
Phát triển du lịch theo hướng sinh thái kết hợp văn hoá, đặc biệt chú trọng khai thác tối đa các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống lâu đời của mảnh đất nghìn năm lịch sử.
Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá. Hà Nội tập trung vào khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch có lợi thế so sánh sau: Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng; Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực; Du lịch MICE; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần bằng cách kết nối chương trình, sản phẩm du lịch với các địa phương khác. Đặc biệt kết hợp du lịch với mua sắm để kích thích chi tiêu của khách du lịch.
Phát triển du lịch với định hướng nâng cao, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nguồn nhân lực du lịch, đồng thời, gia tăng các hoạt động chiến dịch kích cầu một cách sâu rộng tới các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch như khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, khu, điểm du lịch, vận chuyển khách.
Phát triển du lịch một cách toàn diện (phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa), trong đó phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Các thị trường tập trung đẩy mạnh xúc tiến trong thời gian tới gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Nga và một số nước Đông Âu gồm Ba Lan, Séc, Hungary. Trong đó, thị trường khách du lịch
Nhật Bản đang được tập trung phát triển mạnh để thay thế khách du lịch Trung Quốc đang bị suy giảm.
Phát triển du lịch thành phố trong sự tổng hoà với các ngành kinh tế khác để du lịch trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển một cách toàn diện.
Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính để thu hút nguồn vốn xã hội hóa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp phục vụ tối đa nhu cầu của khách du lịch.
Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá thủ đô, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội, và góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.
3.1.2. Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Hà Nội được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02 tháng 1 năm 2013.
Với quan điểm phát triển nghề, làng nghề phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn kết với phát triển làng nghề chung của cả nước, Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể, đặc biệt là các giải pháp thực hiện, bao gồm:
(1) Giải pháp về vốn:
Xây dựng cơ chế huy động mọi nguồn vốn của các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...
Hoàn thiện cơ chế để các doanh nghiệp làng nghề, hộ sản xuất... tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề.