cũng rất khác nhau. Có những sản phẩm nhỏ gọn như móc chìa khoá, trang sức như vòng, hoa tai, các tượng điêu khắc nhỏ, cho đến những sản phẩm lớn hơn như tranh sơn mài, tranh gỗ, tranh cát, có những sản phẩm được làm rất đơn giản như quạt giấy đến những sản phẩm được làm rất cầu kỳ như tranh khảm trai, các mô hình từ tăm, tre… Chính vì vậy trên thị trường Hà Nội có nhiều loại sản phẩm lưu niệm, có thể hệ thống thành các nhóm chính sau:
2.2.2. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm mộc mỹ nghệ
Các sản phẩm lưu niệm thủ công làm từ gỗ như tượng Phật, tượng Tam đa Phúc, Lộc, Thọ; tượng Bác Hồ; tượng cô gái Việt Nam trong tà áo dài, áo bà ba; tượng linh vật như long, ly, quy, phụng; tượng 12 con giáp; sản phẩm vòng gỗ, tranh gỗ… Các sản phẩm làm từ gỗ thường bền, đẹp, có giá trị cao, và có tính an toàn, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng. Các làng nghề mộc nổi tiếng ở Hà Nội như: Chàng Sơn, Sơn Đồng, Dư Dụ (ở các huyện Thạch Thất, Hoài Đức, Thanh Oai); Thiết Ứng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh); Nhị Khê, Phú Xuyên (Thường Tín)…
2.2.3. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm gốm, sứ
Sản phẩm từ gốm sứ bao gồm các bức tượng; các loại đĩa trang trí theo các chủ đề như đĩa tranh sứ dân gian, đĩa tranh sứ về địa danh…; sản phẩm lọ, bình, ấm chén, gạt tàn, cốc, tách; sản phẩm nhà bếp… Các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, sứ thường nặng hơn, và dễ vỡ, do đó khó khăn hơn trong quá trình vận chuyển so với các sản phẩm khác. Một số làng nghề gốm sứ của Hà Nội như Bát Tràng, Giang Cao, Kim Lan.
2.2.4. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm mây, tre, giang, cỏ tế
Các sản phẩm lưu niệm làm từ mây, tre, lá như nón, quạt, các loại hộp, đĩa, giỏ, các hình tượng con giống dân gian, tranh tre ghép, dép mây, mũ nan, lẵng hoa, lót cốc… Các sản phẩm từ nhóm mây, tre, lá thường nhẹ, độc đáo, bình dân, tuy nhiên cần chú ý trong cách bảo quản sản phẩm, do các nguyên liệu này dễ ẩm mốc trong môi trường ẩm ướt. Một số làng nghề nổi tiếng của Hà Nội như làng nghề mây tre đan Phú Vinh, làng nghề mây tre giang đan Thái Hòa, Phú Hòa và Bình Xá (huyện Thạch Thất),
làng nghề truyền thống đan guột Lưu Thượng, làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai), làng Động Giã (xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai), làng Tri Lễ (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai)…
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Của Phát Triển Sản Phẩm Lưu Niệm Phục Vụ Du Lịch
- Tài Nguyên Và Tính Chất Đặc Thù Của Điểm Đến Du Lịch
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Hạ Tầng Và Nhân Lực
- Tổ Chức Kinh Doanh, Tiêu Thụ Sản Phẩm Lưu Niệm Của Hà Nội
- Thống Kê Ý Kiến Của Khách Du Lịch Nội Địa Về Loại Sản Phẩm Lưu Niệm Và Hình Tượng Văn Hoá Yêu Thích Nhất
- Điểm Mạnh Và Hạn Chế Của Sản Phẩm Lưu Niệm Của Hà Nội
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
2.2.5. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm sơn mài, khảm trai
Nhóm này bao gồm các sản phẩm như tranh, khay, hộp, đĩa, lót ly, khung ảnh, trang sức… Các sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm sơn mài, khảm trai được thiết kế với kiểu dáng trang nhã, mang tính nghệ thuật cao, chất lượng bóng, mịn, đẹp, độ bền cao và là sản phẩm kết tinh sự khéo léo và óc sáng tạo của những nghệ nhân tài hoa. Có thể kể đến một số làng nghề của Hà Nội như: làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ, làng nghề sơn mài thôn Hạ Thái, làng nghề sơn khảm thôn Bối Khê, làng nghề khảm trai thôn Cao Xá…
2.2.6. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm dệt may
Các sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm dệt may phổ biến ở Hà Nội như vải, áo dài, quần áo, khăn quàng cổ, túi, ví bằng tơ lụa; áo in chữ, logo, hình ảnh điểm du lịch... Sản phẩm tơ tằm có đặc điểm là nhẹ, thoáng, không tích điện, ấm áp vào mùa đông và rất thoáng mát vào mùa hè; do đó được khách du lịch ưa chuộng. Khách du lịch có thể mua những sản phẩm này rất dễ dàng tại các cửa hàng thời trang, phụ kiện, khách sạn, siêu thị, chợ… Một số làng nghề của Hà Nội: làng nghề may áo dài truyền thống Trạch Xá, làng lụa Vạn Phúc, làng nghề dệt Phùng Xá…
2.2.7. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm thêu ren
Nhóm này gồm tranh thêu, các sản phẩm như chăn, ga, áo, gối, túi các loại… trên nhiều chất liệu vải khác nhau, họa tiết khác nhau. Hà Nội nổi tiếng với làng nghề thêu Quất Động. Ngoài xã Quất Động, ở huyện Thường Tín còn nhiều xã khác cũng đang phát triển nghề thêu như xã Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Dũng Tiến… Những năm gần đây, nghề thêu còn nhân rộng ra nhiều địa phương khác như Bột Xuyên, Tuy Lai, An Mỹ (Mỹ Đức), thôn Yên Cốc (Chương Mỹ)…
2.2.8. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm tranh ảnh
Các sản phẩm tranh ảnh của Hà Nội khá đa dạng từ vật liệu, mẫu mã, phương thức làm, màu sắc và ý nghĩa biểu trưng. Ví dụ như sản phẩm tranh thêu, tranh sơn mài, tranh cát, tranh ghép gỗ, tranh tre, tranh dân gian... Giá thành các loại tranh cũng rất khác nhau, từ vài trăm nghìn đến vài triệu, vài chục triệu. Sản phẩm tranh, ảnh có giá trị nghệ thuật, sáng tạo, giá trị văn hoá, và giá trị biểu trưng cao. Tuy nhiên, sản phẩm này thường cồng kềnh, gây khó khăn trong quá trình di chuyển của du khách.
2.2.9. Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm đá quý, ngọc trai, kim hoàn
Các sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm đá quý, ngọc trai, kim hoàn chủ yếu là các đồ trang sức như vòng tay, dây chuyền, hoa tai, nhẫn, hay các hình linh vật, vật phong thuỷ… Những sản phẩm thuộc nhóm này thường có giá thành cao hơn so với các sản phẩm lưu niệm khác.
2.3. Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
2.3.1. Chủ trương, chính sách phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Hà Nội hội tụ nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, là nơi chứa đựng những giá trị văn hoá, lịch sử lâu đời của dân tộc. Hơn nữa, Hà Nội còn là thủ đô, trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của đất nước, do đó nơi đây có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, cũng như là thị trường lớn để phát triển sản phẩm lưu niệm. Theo đúng chủ trương của Nhà nước về phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với phát triển du lịch, trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã đề ra một số chủ trương, chính sách nhằm phát triển sản phẩm lưu niệm mang đậm giá trị văn hoá, lịch sử và đặc trưng riêng của mảnh đất Thăng Long lịch sử. Trong đó, thành phố chủ trương phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng, mang bản sắc địa phương, qua đó giới thiệu và quảng bá hình ảnh thành phố Hà Nội nghìn năm văn hiến đến với khách du lịch. Cụ thể, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phải thể hiện được những nét đẹp, giá trị của các điểm tham quan, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, di sản văn hóa mang dấu ấn nghệ thuật, văn hoá xưa và nay của thành phố.
Thực tế, từ lâu ngành Du lịch đã quan tâm đến vấn đề phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Hà Nội và các địa phương khác. Nhiều năm qua, Tổng cục Du lịch đã tổ chức nhiều cuộc thi, khuyến khích các địa phương trọng điểm về du lịch chọn biểu tượng đặc trưng làm sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch, đảm bảo tính gọn nhẹ và mang đậm nét văn hóa của địa phương. Năm 2009, Tổng Cục Du lịch đã khuyến kích các địa phương trọng điểm về du lịch chọn biểu tượng về quà, đồ lưu niệm mang đặc trưng và in đậm dấu ấn văn hóa địa phương như Hà Nội có Hồ Gươm, Văn Miếu, Chùa Một Cột; Huế có kinh thành Huế, Sông Hương, Cầu Trường Tiền; Quảng Nam có Phố cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn; Thành phố Hồ Chí Minh có Chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng… Theo đó, Hà Nội đã phát động các cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm đặc trưng của thành phố.
Năm 2010, Hà Nội đã tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu quà tặng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của nhiều nghệ nhân đến từ các làng nghề Hà Nội với những sản phẩm lưu niệm độc đáo, chất lượng, mang biểu trưng văn hóa Thủ đô. Kết quả là Hà Nội đã chọn biểu tượng “Khuê Văn Các” tại Văn Miếu làm biểu tượng du lịch Hà Nội.
Đặc biệt, Hà Nội đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ, phát triển các làng nghề truyền thống, đây là một trong những nét văn hoá lâu đời của thành phố và cũng là nguồn sản xuất những sản phẩm lưu niệm thủ công giàu giá trị sáng tạo cũng như giá trị văn hoá. Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí cho 13 làng nghề nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch, cải thiện cảnh quan môi trường, đào tạo thuyết minh viên, xúc tiến quảng bá hình ảnh làng nghề; tổ chức “Liên hoan du lịch làng nghề Hà Nội”... Đây là một trong những giải pháp nhằm giới thiệu sản phẩm lưu niệm của Thủ đô đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
phát huy hiệu quả. Từ sau các cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm đến nay, sản phẩm
Mặc dù thành phố Hà Nội đã có những chính sách, chủ trương phát triển sản phẩm lưu niệm, nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức phát động phong trào mà chưa
lưu niệm trên thị trường Hà Nội vẫn chưa có sự chuyển biến đột phá. Do thiếu kế hoạch dài hơi và chiến lược tuyên truyền sâu rộng, cũng như thành phố chưa thực sự quan tâm đầu tư đúng mức cho sản phẩm lưu niệm cả về “chất xám” và tài chính, vì thế sản phẩm lưu niệm của Hà Nội, kể cả sản phẩm về biểu tượng du lịch Khuê Văn Các cho đến nay vẫn đơn điệu, thiếu sự đa dạng và nét đặc trưng riêng.
2.3.2. Nội dung phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Làng nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một trong những giá trị văn hoá đặc trưng của Hà Nội. Thế nhưng, Hà Nội vẫn chưa có một “sản phẩm lưu niệm đậm chất Hà Nội”, khách du lịch đến Hà Nội rất khó lựa chọn và mua được một sản phẩm lưu niệm ưng ý. Việc thiếu vắng sản phẩm lưu niệm đặc trưng hấp dẫn khách du lịch đã làm lãng phí cơ hội kinh doanh của Hà Nội. Vì vậy, Hà Nội đã từng bước xây dựng các chương trình nhằm phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, trong đó nội dung cụ thể bao gồm:
Về ý nghĩa, nội dung của sản phẩm lưu niệm: Hà Nội chủ trương phát triển các sản phẩm lưu niệm đặc sắc, độc đáo, có sức hấp dẫn, sáng tạo, thể hiện được nét đặc trưng, nổi trội, khác biệt của du lịch Thủ đô, cụ thể các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phải thể hiện được giá trị, mang tính biểu trưng cho danh thắng, di tích lịch sử, những nét đặc sắc trong văn hoá, nghệ thuật, ẩm thực Hà Thành, cũng như thể hiện được nét đẹp trong đời sống văn hoá của người dân thành phố. Qua đó, góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố đến với khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời phục vụ cho hoạt động giao lưu văn hóa, kinh tế, đối ngoại của thành phố.
Về mẫu mã sản phẩm, các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phải thể hiện được tính đa dạng về kiểu dáng, phong phú về chủng loại, đảm bảo được tính gọn, nhẹ, thuận tiện vận chuyển, đặc biệt có dòng chữ “Hà Nội - Việt Nam” hoặc tên của một địa danh, công trình kiến trúc đặc trưng tại thành phố Hà Nội trên sản phẩm.
thủ công truyền thống sử dụng các chất liệu đơn giản, dân giã, dễ sản xuất, dễ sử dụng,
Về chất liệu, Hà Nội khuyến khích các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các làng nghề
thân thiện với môi trường, và đảm bảo an toàn với sức khỏe như đá, gốm sứ, thạch cao, thủy tinh, gỗ, quế, mây, tre, lá, vải, lụa, sợi, da, kim loại, nguyên liệu tận dụng từ thiên nhiên vỏ trai, vỏ ốc... Các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phải đảm bảo tính an toàn, bền, không bị thay đổi và biến dạng theo sự thay đổi của thời tiết.
Đặc biệt, Thành phố khuyến khích các cơ sở, cá nhân đăng ký quyền sở hữu đối với các sản phẩm thiết kế nhằm hạn chế sự xuất hiện tràn lan của các sản phẩm nhái, kém chất lượng trên thị trường.
2.3.3. Phương thức phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Phương thức phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch chính của thành phố Hà Nội là tăng cường liên kết, phối hợp giữa các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp du lịch, đơn vị thương mại bán sản phẩm lưu niệm để mở rộng quảng bá sản phẩm lưu niệm của Hà Nội. Thành phố có chính sách hỗ trợ các cơ sở kinh doanh, trong đó đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ được khuyến khích liên kết, hợp tác sản xuất để mở rộng hơn về quy mô, và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thành phố chú trọng tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế; ủy thác mua bán sản phẩm tại các trung tâm, cửa hàng trưng bày; giới thiệu, bán sản phẩm tại các địa điểm cố định, lâu dài thu hút khách du lịch như sân bay Nội Bài, ga Hà Nội, bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình; chợ, siêu thị lớn; các điểm tham quan du lịch của thành phố như Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Đền Ngọc Sơn, Chùa Một Cột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Vườn thú Hà Nội, khu phố cổ Hà Nội… và tại các làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội như Làng gốm Bát Tràng, Làng lụa Vạn Phúc, Làng Rối Nước Đào Thục, Làng mây tre Phú Vinh, Làng Thạch Xá làm chuồn chuồn tre, Làng Nón Chuông, Làng sơn mài Hạ Thái, Làng quạt Chàng Sơn, Làng thêu Quất Động, những làng trồng hoa Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân và Quảng Bá…
khai phương thức kết hợp phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với phát triển du lịch bằng
Đồng thời, thành phố Hà Nội cũng khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành triển
cách đẩy mạnh các chương trình du lịch kết hợp mua sắm và du lịch làng nghề, phố nghề. Đặc biệt, thành phố chú trọng khôi phục, bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống. Thành phố đã đầu tư xây dựng, mở rộng một số cửa hàng trưng bày và chú ý khâu tổ chức, giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề thủ công truyền thống để thu hút khách du lịch.
2.3.4. Các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Phát triển du lịch cũng như sản phẩm lưu niệm giàu giá trị văn hoá, lịch sử có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với riêng Hà Nội mà còn đối với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam. Quá trình phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch của Hà Nội có sự tham gia của nhiều chủ thể, từ các ban ngành Trung ương, các đơn vị, cơ quan chính quyền các cấp thành phố, quận, huyện, xã, phường đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm lưu niệm, khách du lịch và cộng đồng địa phương.
Trước hết, Tổng cục Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, có nhiệm vụ, quyền hạn đối với các vấn đề du lịch, phát triển du lịch của các tỉnh/thành trong cả nước. Trong những năm qua, Tổng cục Du lịch đã quan tâm đến vấn đề tìm sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng, nghiên cứu, khảo sát từ đó đưa ra các mục tiêu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch. Tổng cục Du lịch đã khuyến khích các địa phương trọng điểm về du lịch như Thủ đô Hà Nội xây dựng các chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng của địa phương để thu hút khách du lịch. Đồng thời, Tổng cục Du lịch phối hợp với các cơ quan khác và các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Sở Du lịch phát động chương trình kích cầu du lịch và tổ chức các cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch. Trên cơ sở những chỉ đạo của Tổng cục du lịch, Hà Nội và các địa phương khác đã xác định mục tiêu, phương hướng phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với mục tiêu chung của phát triển du lịch Việt Nam.
Thứ hai, Sở Du lịch thành phố Hà Nội (được thành lập trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) là cơ quan trực tiếp quản lý các hoạt động du lịch của thành phố. Sở Du lịch Hà Nội đề ra kế hoạch,
định hướng, các chương trình hoạt động cụ thể để phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng của thành phố. Sở Du lịch Hà Nội phối hợp chỉ đạo các đơn vị cơ sở của các quận, huyện, thị xã, cơ quan quản lý các khu tham quan du lịch của thành phố tổ chức thực hiện các chương trình thiết kế sản phẩm lưu niệm, cũng như các hoạt động quảng bá sâu rộng sản phẩm và các điểm du lịch của thành phố đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
Thứ ba, một trong những chủ thể quan trọng tham gia phát triển sản phẩm lưu niệm là các cơ sở sản xuất sản phẩm lưu niệm. Tại Hà Nội, cơ sở sản xuất sản phẩm lưu niệm chủ yếu là các làng nghề thủ công truyền thống. Hiện nay, Hà Nội có khoảng
1.350 làng có nghề, trong đó có khoảng 200 làng nghề truyền thống [44]. Ví dụ như Làng gốm Bát Tràng có 752 hộ với 2.900 nhân khẩu, trong đó có 1.600 người ở độ tuổi lao động, 90% tham gia sản xuất và kinh doanh gốm sứ [36]. Sản xuất, kinh doanh gốm sứ ở làng nghề chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, và hiện đã có 52 doanh nghiệp ra đời. Hay tại làng lụa Vạn Phúc, trong số hơn 1.200 hộ dân sinh sống tại đây thì có hơn
1.000 hộ sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt lụa tơ tằm, 600 hộ gia đình có xưởng dệt [33]. Ngoài ra, hiện nay ở Hà Nội cũng có những cơ sở sản xuất sản phẩm lưu niệm với phương thức hiện đại, theo dây chuyền. Các chủ thể trực tiếp sản xuất sản phẩm có vai trò rất lớn trong việc quyết định chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Thứ tư, các cơ sở phân phối các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội đến tay khách du lịch cũng đóng vai trò không nhỏ trong phát triển sản phẩm lưu niệm. Hà Nội có các điểm bán sản phẩm lưu niệm ngay tại các điểm du lịch của thành phố, tại các siêu thị lớn, chợ lớn như chợ Đồng Xuân, tại sân bay Nội Bài, ga Hà Nội. Đặc biệt, ở Hà Nội có tuyến phố chuyên bán các sản phẩm lưu niệm để phục vụ khách du lịch đó là phố Cổ Hà Nội với các tuyến phố như Hàng Gai, Hàng Mành, Hàng Nón, Hàng Thiếc, Hàng Bồ, Hàng Quạt, Lương Văn Can, Hàng Bông, Hàng Bạc, Đường Thành, Hàng Ngang, Hàng Đào. Bên cạnh đó còn có các cửa hàng bán sản phẩm lưu niệm. Ngoài ra, các làng nghề cũng có các cửa hàng bán trực tiếp sản phẩm của làng, ví dụ như tại
60