Tổ Chức Kinh Doanh, Tiêu Thụ Sản Phẩm Lưu Niệm Của Hà Nội


Làng Lụa Vạn Phúc chuyên bán vải, quần áo, túi, khăn… bằng lụa; hay Làng gốm Bát Tràng chuyên bán các đồ gốm sứ.

Thứ năm là hệ thống các đơn vị kinh doanh du lịch, các công ty lữ hành trong thành phố. Hà Nội hiện nay có khoảng 1.500 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Các đơn vị lữ hành với các chương trình, hoạt động quảng bá du lịch đã góp phần giới thiệu những nét đẹp về cảnh sắc cũng như những giá trị văn hoá, lịch sử lâu đời của thành phố đến với khách du lịch. Qua đó, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành góp phần mở rộng cơ hội đưa sản phẩm lưu niệm của địa phương đến với khách du lịch.

Cuối cùng, chủ thể quan trọng nhất trong sự phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội là khách du lịch. Hà Nội là một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong những năm qua, lượng khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng và nhu cầu mua sản phẩm lưu niệm đặc trưng của khách du lịch chính là động lực thúc đẩy Hà Nội không ngừng tìm kiếm các giải pháp để phát triển và đổi mới sản phẩm lưu niệm đáp ứng thị hiếu của khách du lịch đến Hà Nội.

2.3.5. Tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm lưu niệm của Hà Nội

Hà Nội đã từng bước quan tâm và mở rộng kinh doanh sản phẩm lưu niệm. Hiện nay, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chủ yếu được phân phối và tổ chức bán ở một số điểm sau:

Phố Cổ Hà Nội: Là địa điểm hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế khi đến thăm Hà Nội. Ðây cũng là nơi tập trung nhiều nhất các cửa hàng bán sản phẩm lưu niệm tại Hà Nội. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phần lớn đều có mặt trên khắp các con phố, đặc biệt là khu vực có nhiều khách sạn dành cho người nước ngoài như Ðào Duy Từ, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Trống… Các sản phẩm lưu niệm được khách du lịch quan tâm nhiều nhất tại phố cổ là các sản phẩm lụa, bạc, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, đồ thêu… Trước đây, các tuyến phố này của Hà Nội đều bán những mặt hàng đặc trưng riêng, tuy nhiên hiện nay để phục vụ nhu cầu của khách du lịch, các cửa hàng đã đa dạng hoá sản phẩm, bán sản

61


phẩm lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ với nhiều chủng loại khác nhau. Những tuyến phố chính chuyên bán sản phẩm lưu niệm tại phố cổ là:

Hàng Bạc: Là nơi tập trung nhiều thợ kim hoàn giỏi, chế tác ra sản phẩm mỹ nghệ kim hoàn, đồ trang sức rất tinh xảo. Tại đây có nhiều cửa hàng bán đồ trang sức bạc và nhận chế tác sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

Hàng Trống: Là nơi tập trung nhiều mặt hàng lưu niệm, và được coi là thế giới thu nhỏ của các đồ lưu niệm về Việt Nam. Nhiều cửa hàng chuyên bán các sản phẩm thủ công như gối tựa, túi thổ cẩm, đồ gỗ sơn mài… được thiết kế tinh tế và tỉ mỉ.

Hàng Mành: Hiện nay nghề làm mành vẫn còn được gìn giữ tại đây. Bên cạnh một số cửa hàng bán tranh nghệ thuật, nhiều cửa hàng nhỏ bán các nhạc cụ dân tộc đã xuất hiện và thu hút khách du lịch.

Hàng Gai: Trước kia là nơi chuyên bán các loại dây gai, võng gai, dây thừng…, nhưng hiện nay bán rất nhiều mặt hàng khác. Sản phẩm chính được bán nhiều nhất tại khu phố này là các sản phẩm lụa tơ tằm hảo hạng trong đó không thể không nhắc tới thương hiệu lụa Tân Mỹ Design uy tín với khách du lịch.

Hàng Bông: Tuyến phố tuy không nhiều cửa hàng lưu niệm, nhưng các sản phẩm bày bán tại phố này rất đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như lụa, tơ tằm, tranh thêu, vàng bạc đá quý, tranh nghệ thuật…

Để tạo điều kiện phát triển du lịch cũng như sản phẩm lưu niệm của thủ đô, chính quyền Hà Nội nói chung và Ban quản lý tuyến phố cổ Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình nhằm kích thích chi tiêu của khách du lịch khi đến Hà Nội. Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu nghề và sản phẩm thủ công truyền thống, tổ chức trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian. Đặc biệt, với việc khai trương tuyến phố đi bộ mở rộng thuộc khu vực bảo tồn cấp 1 khu phố cổ Hà Nội vào tháng 10/2014 (gồm Hàng Buồm, Mã Mây, Đào Duy Từ, Hàng Giầy, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến), các hoạt động du lịch và mua sắm đã có sự thay đổi đáng kể và sầm uất hơn.


Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm dự kiến sẽ phát triển Hàng Da Galleria trở thành một trung tâm du lịch với khoảng 140 gian hàng kinh doanh sản phẩm nghệ thuật thủ công truyền thống; tổ chức các hoạt động nghệ thuật như hát ca trù, triển lãm tranh, trình diễn cách làm sản phẩm thủ công, món ăn truyền thống tại chỗ và mời khách du lịch cùng tham gia và thưởng thức.

Chợ Đồng Xuân: Là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội. Nơi đây bán nhiều mặt hàng, chủng loại đa dạng từ thực phẩm đến sản phẩm may mặc và đồ tiêu dùng. Theo Báo cáo của Văn phòng Du lịch Đồng Xuân, trung bình mỗi tháng, chợ Đồng Xuân đón khoảng 7.600 lượt khách du lịch quốc tế. Khách du lịch đến đây có thể tham quan khu chợ lớn nhất Hà Thành và mua đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm lưu niệm được bày bán ở phía trước chợ khá nhiều. Tuy nhiên chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối lớn nên thường bán buôn là chính, hơn nữa các sản phẩm lưu niệm ở đây chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc.

Ngoài ra, chợ Đồng Xuân Hà Nội gắn với con phố Đồng Xuân cũng là nơi chợ đêm Hà Nội hoạt động vào cuối tuần, khách du lịch có thể dạo phố và lựa chọn nhiều sản phẩm khác nhau. Gần đây, Uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã có chủ trương đưa chợ Đồng Xuân vào hành trình du lịch để chương trình du lịch trở nên phong phú, hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế và tác động tích cực đến đời sống xã hội của các hộ kinh doanh tại chợ.

Các điểm du lịch: Tại các điểm tham quan du lịch của Hà Nội, khách du lịch đều có thể mua sản phẩm lưu niệm được bày bán trong các cửa hàng, quầy hàng lưu niệm nhỏ san sát nhau; tuy nhiên mẫu mã, chủng loại gần như giống nhau. Hầu hết các quầy hàng đều bày bán các sản phẩm như nón lá, trang phục dân tộc, mặt nạ chú tễu, tượng người con gái mặc áo dài Việt Nam, huy hiệu, móc khóa, móc điện thoại, bưu thiếp, sản phẩm may mặc (như áo, ví, túi xách, khăn lụa, thổ cẩm, vải…), trang sức khảm trai, tranh thêu, tranh vẽ về quê hương đất nước, con người Việt Nam…


Khách sạn: Hiện nay, tại một số khách sạn lớn ở Hà Nội đã trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Ví dụ như tại khách sạn Daewoo (Kim Mã, Ba Đình); Khách sạn Mường Thanh (Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai); Khách sạn Lake Side (Ngọc Khánh, Ba Đình); Khách sạn Nesta (Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng); Khách sạn Nikko Hanoi (Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng). Các quầy hàng lưu niệm được đặt tại sảnh khách sạn, bán một số sản phẩm lưu niệm của các làng nghề như các loại khăn, ví, túi bằng thổ cẩm, lụa tơ tằm, đồ gốm sứ, trang sức, nhạc cụ dân tộc hay bưu thiếp với những hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam.

Các làng nghề: Một số làng nghề nổi tiếng của Hà Nội đã xây dựng hệ thống các cửa hàng bán lẻ sản phẩm của làng nghề như: Làng lụa Vạn Phúc, Làng gốm Bát Tràng, Làng mây tre đan Phú Vinh, Làng sơn mài Hạ Thái, Làng thêu Quất Động, Làng điêu khắc Dư Dụ… Hiệp hội các làng nghề Hà Nội đã khuyến khích các làng nghề tổ chức các chương trình quảng bá sản phẩm. Một số làng nghề thường xuyên quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm. Tại làng lụa Vạn Phúc, các hộ gia đình được hướng dẫn in logo “Lụa Vạn Phúc” lên sản phẩm để khẳng định bản quyền, đồng thời khuyến khích nghệ nhân thường xuyên cải tiến mẫu mã, hoa văn, màu sắc đa dạng hiện đại để bắt kịp xu thế hiện nay. Khi làng lụa Vạn Phúc hoàn thành khu chợ lụa ở trung tâm làng, các hộ kinh doanh phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của hiệp hội để lụa bán ra đạt tiêu chuẩn 100% Vạn Phúc, đảm bảo uy tín với khách hàng.

khách du lịch có 271 người đã từng mua sản phẩm lưu niệm của Hà Nội (chiếm 57,9%)

Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cũng như mở rộng thị trường phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm lưu niệm của thành phố không mấy khởi sắc và kết quả thu được chưa tương xứng với tiềm năng. Phố cổ Hà Nội được coi là địa điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Nhưng trên thực tế, nhiều khách du lịch đến đây chủ yếu chỉ tham quan tuyến phố và các cửa hàng mà không mua. Theo số liệu khảo sát ý kiến của khách du lịch về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội, trong số 468


và 197 người chưa từng mua sản phẩm lưu niệm của Hà Nội (chiếm 42,1%) (Phụ lục 3). Tại các làng nghề, việc tiêu thụ sản phẩm lưu niệm cũng đang gặp nhiều khó khăn. Làng gốm sứ Bát Tràng kết tinh những tinh hoa nghề gốm đất Tràng An với lịch sử trên 800 năm hình thành và phát triển đã khẳng định được thương hiệu không chỉ trong nước mà còn nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê những năm gần đây, hàng năm có trên 10.000 lượt khách quốc tế và trên 50.000 khách du lịch trong nước đến Bát Tràng [16]. Tuy nhiên, sản phẩm gốm Bát Tràng chậm cải tiến, chưa bắt mắt, đang mất dần sức hút đối với khách du lịch. Thêm vào đó, phương thức sản xuất thiếu chuyên nghiệp cũng là một yếu tố khiến khách hàng quốc tế chưa thực sự mặn mà với sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hà Nội. Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc, hàng năm, làng lụa Vạn Phúc thu hút từ 3.500 đến 5.000 khách du lịch, trong đó tỷ lệ khách nội địa và quốc tế là 50-50, với lượng hàng hóa tiêu thụ tại chỗ chiếm từ 65-70% lượng hàng hoá sản xuất ra [27]. Nhưng hiện nay, khả năng tiêu thụ sản phẩm lụa của các hộ kinh doanh giảm sút mạnh, những cửa hàng bán vải lụa tơ tằm tại làng lụa Vạn Phúc luôn trong tình trạng vắng khách. Cũng vì tình trạng kinh doanh ảm đạm mà nhiều thợ dệt, thợ nhuộm lâu năm, nhiều gia đình “không thể sống được với nghề”, đã bỏ nghề làm lụa truyền thống để theo nghề khác.

Khách du lịch đến Hà Nội có nhu cầu mua sắm các sản vật, hàng hóa địa phương. Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội chưa có một trung tâm thương mại, khu mua sắm nào đảm bảo uy tín và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Việc tổ chức kinh doanh sản phẩm lưu niệm của Hà Nội còn nhiều hạn chế, chưa đạt được kết quả như mong đợi, mới chỉ dừng ở kinh doanh tự phát, nhỏ lẻ, dẫn đến khó quản lý về mặt giá cả, chất lượng và có thể dẫn đến việc trà trộn hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, nhái, không đảm bảo chất lượng.

2.4. Đánh giá về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội

2.4.1. Đánh giá của khách du lịch

2.4.1.1. Đánh giá của khách du lịch nội địa


Tác giả đã khảo sát ý kiến của khách du lịch về các tiêu chí lựa chọn sản phẩm lưu niệm theo mức độ quan trọng nhất từ 1-8. Theo kết quả thống kê (Bảng 2.3) có thể thấy tiêu chí quan trọng nhất đối với khách du lịch nội địa đó là tính an toàn của sản phẩm (mức độ trung bình là 1,2). Tiêu chí quan trọng thứ hai là tiêu chí về chất lượng sản phẩm (mức độ trung bình là 1,9) và tính đặc thù, đặc trưng của sản phẩm (mức độ trung bình là 2,9); tiếp theo là tính độc đáo, sáng tạo (4,2), tính gọn nhẹ, tiện lợi (5,7), tiêu chí về mẫu mã, loại hình đa dạng (5,9), giá thành sản phẩm (7,0) và cuối cùng là tiêu chí xây dựng thương hiệu riêng (7,1).

Bảng 2.3. Mức độ quan tâm của khách du lịch nội địa đối với các tiêu chí của sản phẩm lưu niệm

(N=226)


Tiêu chí

Giá trị trung bình

Giá trị lớn nhất

Giá trị nhỏ nhất

Thể hiện tính đặc thù, đặc trưng của điểm đến

2,9

2

4

Tính độc đáo, sáng tạo

4,2

3

5

Chất lượng SPLN

1,9

1

3

Mẫu mã, loại hình đa dạng

5,9

4

7

Giá thành phù hợp

7,0

5

8

SPLN xây dựng được thương hiệu riêng

7,1

5

8

Tính gọn nhẹ, tiện lợi

5,7

4

7

Tính an toàn của sản phẩm

1,2

1

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch - 9

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả, Phụ lục 3)

Kết quả khảo sát (Bảng 2.4) cho thấy đánh giá của khách nội địa về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội như sau:

Về mức độ hấp dẫn của sản phẩm, chỉ 7,9% khách du lịch nội địa đánh giá cao mức độ hấp dẫn của sản phẩm lưu niệm Hà Nội, trong đó 1,3% khách nội địa cho rằng rất hấp dẫn và 6,6% cho rằng hấp dẫn. 37,2% khách nội địa đánh giá sức hấp dẫn của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội ở mức bình thường. Phần lớn khách nội địa (54,9%)


cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội kém hấp dẫn, trong đó có 7,5% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hoàn toàn không hấp dẫn.

Về tính phong phú, đa dạng, 46,5% khách du lịch nội địa đánh giá mức độ phong phú, đa dạng của sản phẩm Hà Nội ở mức bình thường, 42,9% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội kém phong phú, đa dạng. Và 10,2% khách nội địa cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phong phú, đa dạng (0,9% đánh giá rất phong phú đa dạng và 9,2% đánh giá phong phú đa dạng), 0,4% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hoàn toàn không phong phú đa dạng.

Về nét đặc trưng riêng của sản phẩm lưu niệm Hà Nội thì không có du khách nào cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội thể hiện rất rõ những nét đặc trưng của thành phố. Số khách cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội còn mờ nhạt chiếm tỷ lệ cao (42,5%) và 37,2% cho rằng sản phẩm hoàn toàn không thể hiện được tính đặc trưng. 18,1% đánh giá tính đặc trưng của sản phẩm ở mức bình thường, và chỉ có 2.2% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội thể hiện được tính đặc trưng riêng.

Về giá thành, phần lớn khách nội địa cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội có giá thành cao (chiếm 45,1%), 27,4% cho rằng giá thành sản phẩm lưu niệm của Hà Nội rất cao. 21,7% khách nội địa cho rằng mức giá hiện nay là phù hợp, và chỉ có 5,8% cho rằng giá rẻ.

Về mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với sản phẩm lưu niệm của Hà Nội: 18,1% cảm thấy hài lòng, chỉ có 1,8% cảm thấy rất hài lòng; 64,6% cảm thấy bình thường; 11,5% cảm thấy không hài lòng, và 4,0% cảm thấy thất vọng.

Qua bảng đánh giá 2.4, có thể thấy rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu, sở thích của khách du lịch nội địa, vì thế chưa tạo được sức hút, và chưa kích cầu mua sắm của khách nội địa.


Bảng 2.4. Thống kê mô tả đánh giá của khách nội địa về sản phẩm lưu niệm

của Hà Nội

(N= 226)


STT

Tiêu chí

Tỷ lệ (%)

1

Mức độ hấp dẫn

100,0


Rất hấp dẫn

1,3


Hấp dẫn

6,6


Khá hấp dẫn

37,2


Kém hấp dẫn

47,4


Hoàn toàn không hấp dẫn

7,5

2

Tính phong phú, đa dạng

100,0


Rất phong phú đa dạng

0,9


Khá phong phú đa dạng

9,3


Bình thường

46,5


Kém phong phú đa dạng

42,9


Hoàn toàn không phong phú đa dạng

0,4

3

Nét đặc trưng riêng trong các sản phẩm

100,0


Rất rõ nét

0,0


Rõ nét

2,2


Bình thường

18,1


Còn mờ nhạt

42,5


Không có nét đặc trưng so với nơi khác

37,2

4

Giá thành sản phẩm

100,0


Rất cao

27,4


Cao

45,1


Phù hợp

21,7


Thấp

5,8


Rất thấp

0,0

5

Mức độ hài lòng

100,0


Rất hài lòng

1,8


Hài lòng

18,1


Bình thường

64,6


Không hài lòng

11,5


Thất vọng

4,0

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả, Phụ lục 3)

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí