Giải Pháp Về Nghiên Cứu Thị Trường Và Định Hướng Các Dòng Sản Phẩm Lưu Niệm


gia giao lưu và học hỏi tại các hội trợ triển lãm trong và ngoài nước. Nghệ nhân mở các lớp truyền nghề, dạy nghề được thu học phí của học viên theo nguyên tắc thỏa thuận.

Chính sách đào tạo lao động: hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các đơn vị cần đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.

Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại: tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hỗ trợ tiền thuê gian hàng tại hội trợ, triển lãm; tổ chức đi nghiên cứu khảo sát thị trường khách trong và ngoài nước; định kỳ cung cấp thông tin về tình hình, công nghệ và giá cả của các thị trường sản phẩm lưu niệm quan trọng trong nước và trên thế giới; hỗ trợ kinh phí quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; miễn phí quảng bá sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử thành phố, website Sở Du lịch, website Sở Công Thương; hỗ trợ kinh phí xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm làng nghề; hỗ trợ xây dựng nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm lưu niệm đặc trưng ở làng nghề.

Chính sách khen thưởng: xem xét bình chọn các nghệ nhân, cá nhân, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc trong phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch Hà Nội để tuyên dương và khen thưởng.

Chính sách bảo vệ môi trường:

Một vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình sản xuất tại các làng nghề, đó là bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, ô nhiễm môi trường là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều làng nghề hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen sản xuất truyền thống, công nghệ lạc hậu, ý thức người dân về vấn đề môi trường còn thấp, các tác hại của ô nhiễm môi trường diễn ra từ từ, tích lũy dần, không bột phát ngay nên người dân còn chủ quan. Mặt khác việc bảo vệ môi trường có thể làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận nên cơ sở sản xuất bỏ qua các biện pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xảy ra ở các dạng phổ biến sau: ô nhiễm nước do các làng nghề thường chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông; ô nhiễm không khí gây bụi, mùi, tiếng ồn và nóng do sử dụng than, củi trong quá trình sản xuất; ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu

93


(giấy, nhựa, kim loại…) hoặc các loại rác thải thông thường như nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào [18, tr.180 - 185].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống được xác định là một vấn đề nghiêm trọng, rất khó khăn trong việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường, đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố như: tuyên truyền nội dung của pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề để nâng cao ý thức tự giác của người dân; thực hiện chức năng, vai trò quản lý nhà nước trong việc triển khai giám sát thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề; vấn đề đầu tư vốn, phương tiện xử lý chất thải; việc xác định mức độ vi phạm và các chế tài xử phạt, v.v.

Đây là vấn đề lớn liên quan đến chủ trương, chính sách của nhà nước đối với làng nghề. Để góp phấn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nhà nước và các địa phương có thể chú trọng một số giải pháp:

Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch - 13

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường đối với các làng nghề. Xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường tại các làng nghề, các quy chuẩn về khí thải, nước thải phù hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Thứ hai, quy hoạch, tổ chức, phân bố lại sản xuất tại các làng nghề cho phù hợp với tính chất đặc thù của từng loại hình làng nghề; Quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.

Thứ ba, đặc biệt chú ý gắn kết sản xuất với du lịch, cải thiện môi trường phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu và mua sắm tại làng nghề. Chỉ khi người dân ý thức được những lợi ích kinh tế, xã hội đến từ việc bảo vệ môi trường thì môi trường tại các làng nghề sẽ có cơ hội được cải thiện trong lành hơn, sinh kế của người dân sẽ có tính ổn định, bền vững hơn.

Thứ tư, Nhà nước cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ để các làng nghề sản xuất đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất thay thế dần công cụ thủ công lạc hậu. Khuyến


khích, hỗ trợ cho các làng nghề nghiên cứu các công nghệ sản xuất thủ công mới, nâng cao hiệu quả và đảm bảo cho môi trường hơn.

Thứ năm, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân làng nghề về bảo vệ môi trường gắn với bảo vệ lợi ích thiết thực và lâu dài cũng như sức khỏe của chính họ [18, tr.180 - 185].

3.2.2. Giải pháp về nghiên cứu thị trường và định hướng các dòng sản phẩm lưu niệm

Thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch với khoảng 200 làng nghề truyền thống với sản phẩm đa dạng như dệt may, thêu ren, sơn mài, khảm trai, gốm sứ, mây tre đan, mộc mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, kim hoàn, đúc đồng, tranh dân gian... Sự đa dạng này là cơ sở quan trọng để Hà Nội có thể phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.

Do nhu cầu và mong muốn của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian, thị trường là một môi trường vận động và thay đổi liên tục nên trước khi quyết định thâm nhập thị trường, tung ra sản phẩm mới, thực hiện một chiến dịch quảng bá, hay phát triển sản phẩm… cần thực hiện nghiên cứu thị trường, sau đó xây dựng kế hoạch chi tiết. Để khai thác tối đa những tiềm năng của Hà Nội, nghiên cứu thị trường là việc cần thiết đầu tiên và là xuất phát điểm để hoạch định chiến lược, giúp tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch, đánh giá quy mô thị trường, thị phần. Đối với sản phẩm ít có hiệu quả, nghiên cứu thị trường có thể phát hiện được nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Mỗi sản phẩm đặc thù có phương pháp nghiên cứu thị trường khác nhau, tuy nhiên quy trình nghiên cứu thị trường gồm có những bước cơ bản sau: Xác định mục tiêu nghiên cứu; Thiết kế nghiên cứu phù hợp với mục tiêu; Thu thập thông tin, dữ liệu; Kiểm tra chất lượng dữ liệu; Làm sạch, mã hóa số liệu; Xử lý và phân tích số liệu; Đánh giá thực trạng thị trường, năng lực hiện tại, nhân định xu hướng. Nghiên cứu thị trường đóng vai trò rất quan trọng và là cơ sở cho sự thành công của quá trình kinh doanh. Việc ra quyết định, hoạch định chiến lược phụ thuộc rất lớn


vào kết quả nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách. Do đó, Hà Nội cần quan tâm lựa chọn đối tác thực hiện nghiên cứu thị trường, có thể là các đơn vị, trường, chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm và cần định kỳ triển khai nghiên cứu thị trường để nắm bắt những thay đổi trên thị trường.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường và định hướng chiến lược phát triển du lịch tổng thể cũng như chiến lược phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, Sở Du lịch Hà Nội cần thống kê đầy đủ các làng nghề truyền thống, phân loại các dòng sản phẩm chủ yếu cũng như các làng nghề gắn với mỗi dòng sản phẩm, đánh giá, lựa chọn các làng nghề có tiềm lực sản xuất phục vụ du lịch. Để phục vụ du lịch, sản phẩm lưu niệm cần đảm bảo tính thẩm mỹ, hàm lượng văn hóa, tính tiện dụng trong vận chuyển, an toàn cho khách...

Cùng với đó, Sở Du lịch cần chủ trì phổ biến chiến lược đến với các làng nghề truyền thống trọng điểm, có thể thông qua hình thức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về từng dòng sản phẩm, có sự tham dự của đại diện hiệp hội nghề, các làng nghề truyền thống, nghệ nhân, doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp thương mại... qua đó, nhằm tạo sự đồng thuận của các làng nghề về chủ trương cần đổi mới, phát triển sản phẩm theo hướng phục vụ du lịch. Tổ chức các cuộc thi sáng tác ý tưởng về sản phẩm lưu niệm “phục vụ du lịch” với sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn như Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội, Tổng cục Du lịch, Cục Di sản văn hóa, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Dĩ nhiên, làng nghề nào cũng đã có các sản phẩm truyền thống, nhưng các cuộc thi này là cơ hội để các nghệ nhân tiếp tục nâng tầm sản phẩm với định hướng rõ ràng là “phục vụ du lịch” với những tiêu chí mới, nhưng vẫn chứa đựng các giá trị thẩm mỹ, văn hoá, lịch sử đặc sắc. Trong đó, các sản phẩm lưu niệm phải đáp ứng các điều kiện sau:

Về nội dung, ý nghĩa: Sản phẩm lưu niệm phải phản ánh được nét đặc trưng hoặc mang dấu ấn của Hà Nội như: Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, địa danh,


các loại hình văn hoá, nghệ thuật tiêu biểu, các vật dụng sinh hoạt, biểu tượng riêng hay nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt của người dân Hà Thành.

Về mẫu mã, chất liệu: sản phẩm lưu niệm phải đảm bảo tính sáng tạo, không trùng lắp ý tưởng, không thay đổi hay biến dạng theo sự thay đổi của khí hậu và thời tiết. Chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu, tuyệt đối không được sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để bán cho du khách.

Về tính thuận tiện: Các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch phải được thiết kế không quá nặng hay cồng kềnh, có phương án bảo vệ những đồ dễ vỡ, phải đảm bảo các điều kiện dễ cầm, dễ mang, dễ đóng gói, vận chuyển và bảo quản để khách du lịch tiện mang đi trong quá trình du lịch.

Về tính an toàn: Các sản phẩm lưu niệm dù làm theo phương thức thủ công hay dây chuyền hiện đại và bằng chất liệu gì cũng phải đảm bảo tính thân thiện với môi trường và an toàn đối với sức khoẻ của con người.

3.2.3. Giải pháp về sản xuất sản phẩm

Trên cơ sở ý tưởng thu được từ các cuộc thi sáng tác sản phẩm lưu niệm, Ban tổ chức cuộc thi mà ở đây vai trò chủ đạo là Sở Du lịch Hà Nội cần lựa chọn ra các ý tưởng tốt nhất, khả thi nhất, thống nhất với tác giả cũng như làng nghề, tham vấn các nhà nghiên cứu về văn hóa, mỹ thuật về phương án điều chỉnh, hoàn thiện để có thể phát triển thành sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.

Để có thể đưa vào sản xuất, cần chú ý rằng, đa số các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ là doanh nghiệp nhỏ, có quy mô và nguồn lực hạn chế. Do đó, ở đây vai trò hỗ trợ của Nhà nước là rất quan trọng. Sở Du lịch Hà Nội cần chủ trì xây dựng đề án hỗ trợ sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch với sự tham gia của các sở ban ngành, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có chương trình hỗ trợ cho các làng nghề, cơ sở sản xuất các sản phẩm đã được lựa chọn, có thể dưới hình thức miễn giảm thuế thuê đất, hỗ trợ vốn đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, hỗ trợ đào tạo nhân lực nâng cao chuyên môn sản xuất, kiến thức du lịch...



3.2.4. Giải pháp về kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm

Một trong những sai lầm phổ biến là các cơ sở làng nghề sản xuất thường ôm đồm cả việc kinh doanh, phân phối tiêu thụ. Với nguồn lực hạn chế, các làng nghề nên tập trung vào khâu sản xuất và để các doanh nghiệp chuyên về kinh doanh, thương mại tiến hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Ở đây rất cần có vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc kết nối giữa bên sản xuất là các làng nghề với bên phân phối là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Các làng nghề và doanh nghiệp cần ký kết chương trình hợp tác trong kinh doanh, phân phối sản phẩm lưu niệm, trong đó nêu rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên.

Sản phẩm lưu niệm được làm ra từ các làng nghề cần được phân phối rộng rãi qua nhiều kênh khác nhau, gồm có:

Các doanh nghiệp kinh doanh, thương mại bao tiêu sản phẩm;

Các cửa hàng trưng bày, bán sản phẩm ngay tại làng nghề phục vụ các đoàn khách du lịch đến tham quan mua sắm;

Các trung tâm thương mại;

Các điểm tham quan, vui chơi giải trí; Các cơ sở lưu trú;

Khu vực mua sắm tại sân bay, bến tàu, bến xe, cảng biển, cảng sông; Các cửa hàng mua sắm phục vụ du lịch, các điểm dừng chân.

Để tránh tình trạng làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai người ấy làm, các làng nghề cần thành lập hiệp hội nghề đại diện cho quyền lợi của mình, đứng ra tổ chức các hoạt động liên kết, trao đổi, hợp tác. Cần xây dựng chương trình phân phối sản phẩm một cách tổng thể thông qua các kênh phân phối như đã nêu ở trên, và làm việc cụ thể với từng nhóm đối tác để sản phẩm của làng nghề có thể đến được rộng rãi với khách du lịch và người tiêu dùng. Ở đây, Sở Du lịch Hà Nội và các sở ban ngành liên quan cần có sự định hướng, hỗ trợ các hiệp hội, làng nghề hiểu rõ được tầm quan trọng trong liên kết phát triển sản phẩm thông qua tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng


kiến thức. Đồng thời, cơ quan quản lý cần phát huy vai trò kết nối giữa làng nghề và doanh nghiệp, giám sát quá trình hợp tác, liên kết, bảo đảm hoạt động của hai bên diễn ra hợp pháp, lành mạnh, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên; kịp thời hỗ trợ, xử lý, điều chỉnh những bất cập khi có phát sinh.

Hà Nội cần mở rộng hệ thống kênh phân phối, bán hàng lưu niệm ở nhiều nơi, nhiều tuyến điểm. Thành phố nên khuyến khích các chương trình liên kết giữa các cơ sở sản xuất sản phẩm lưu niệm với các công ty lữ hành, khách sạn để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở sản xuất có thể thoả thuận với các công ty lữ hành, khách sạn lớn để ký gửi sản phẩm tại văn phòng của các công ty du lịch, tại sảnh lớn của khách sạn nhằm tăng khả năng đưa sản phẩm lưu niệm đến với khách du lịch, cũng như tạo cơ hội giới thiệu cho khách du lịch hiểu rõ hơn về ý nghĩa của những sản phẩm lưu niệm và truyền thống văn hóa của thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, Hà Nội cần phát triển và mở rộng thêm loại hình chương trình du lịch mua sắm. Trong đó, các công ty lữ hành có thể xây dựng các chương trình du lịch tham quan khu phố Cổ, chợ Đồng Xuân, hay các làng nghề truyền thống của thành phố. Tại đây, hướng dẫn viên du lịch có thể giới thiệu chi tiết về nguồn gốc ra đời, ý nghĩa của các sản phẩm nhằm giúp khách du lịch cảm nhận được những giá trị của sản phẩm và cảm thấy thú vị, hấp dẫn hơn.

Bên cạnh đó, phải chú ý đến việc trưng bày sản phẩm lưu niệm tại các cửa hàng, quầy bày bán hàng lưu niệm. Việc sắp xếp, trang trí, bày biện sản phẩm lưu niệm theo những cách thức riêng, độc đáo, sáng tạo sẽ thu hút sự quan tâm của khách du lịch và làm cho khách du lịch cảm thấy thích thú và ấn tượng sâu sắc hơn. Thêm vào đó, các chương trình khuyến mại, giảm giá, ưu đãi trong những dịp lễ lớn cũng sẽ tạo được sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

3.2.5. Giải pháp về truyền thông, tiếp thị

Nhìn chung ở Việt Nam công tác truyền thông và tiếp thị thường không được quan tâm đúng mức, điều này có thể dẫn đến hậu quả là mặc dù sản phẩm tốt nhưng

99


không được xã hội biết đến và sẽ thất bại về mặt kinh tế và về mặt tuyên truyền giới thiệu ý nghĩa, hàm lượng văn hóa của sản phẩm. Trong khi đó, trên thế giới, truyền thông và tiếp thị lại thường được quan tâm đặc biệt, được xây dựng thành một chiến dịch hoàn chỉnh, được phân thành các giai đoạn triển khai, các công cụ áp dụng, phân bổ ngân sách lớn dành cho hoạt động này.

Các kênh truyền thông và tiếp thị có thể sử dụng để giới thiệu sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch gồm có:

Quảng cáo trên các báo in, tạp chí dưới dạng bài viết, tin ngắn hoặc hình ảnh hấp dẫn giới thiệu về sản phẩm lưu niệm, đặc biệt là các hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống tại Hà Nội trong đó gắn liền với các chương trình du lịch tại Hà Nội. Đặc biệt chú ý đến các loại báo, tạp chí được phát trên các chuyến bay quốc tế và nội địa vốn được hành khách ưa chuộng và đọc trên các chuyến bay. Cùng với đó là các ấn phẩm báo, tạp chí chuyên tư vấn tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm, du lịch, mua sắm...

Thông qua các chương trình quảng cáo trên truyền hình, các phóng sự giới thiệu về điểm du lịch làng nghề. Mời các đoàn làm phim quốc tế đến làm phim về làng nghề truyền thống của Hà Nội.

Mời các đoàn doanh nghiệp, phóng viên báo chí đến làng nghề tham quan, tìm hiểu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, viết bài giới thiệu...

Tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế để quảng bá rộng hơn các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội cũng như của Việt Nam đến với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Một lần nữa cần phải nhắc đến vai trò hỗ trợ rất lớn của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong việc quan tâm tạo điều kiện cho các làng nghề có thể tiếp cận các sự kiện xúc tiến du lịch lớn ở trong và ngoài nước. Ở đây vai trò chính là Tổng cục Du lịch, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) là hai cơ quan chính trong quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch quốc gia. Bên cạnh đó, các sở ban ngành của Hà

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí