Chính quyền Thành Phố cần rà soát để bổ sung hoàn chỉnh những quy định quản lý tàu thuyền du lịch. Đối với những tàu du lịch quá hạn sử dụng cần phải đình chỉ hoạt động để sửa chữa nhằm đảm bảo sự an toàn cho du khách. Cần xây dựng những hoạt động du lịch mới cho du khách trên sông Sài Gòn như câu cá trên cano, chèo xuồng kayak. Cần phối hợp với người dân địa phương dọc theo sông Sài Gòn để khuyến khích họ tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên góp phần phát triển DLĐS.
Để đáp ứng nhu cầu của du khách ngày càng cao chính quyền Thành Phố cần có những biện pháp kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh SPDLĐS góp phần phát triển SPDL này. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu và tạo môi trường tốt để tăng cường thu hút đầu tư phát triển DLĐS. Khuyến khích các cá nhân, tập thể, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào DLĐS TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự đầu tư về cơ sở hạ tầng.
Qua khảo sát cho thấy tại những điểm du lịch hiện nay thì cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Vì vậy Thành Phố cần chú trọng đến việc đầu tư về các bến bãi, cầu tàu để phục vụ cho nhu cầu neo đậu của các tàu du lịch. Việc đầu tư về tàu thuyền du lịch hiện đại thay thế những tàu cũ không đáp ứng được sức chứa của du khách cũng rất quan trọng, cần phải triển khai và thực hiện nhanh chóng. Như thế sẽ phục vụ du khách được tốt hơn, thay đổi diện mạo của DLĐS Thành Phố và đưa Thành Phố trở thành nơi phát triển DLĐS tốt nhất của cả nước thu hút đông đảo du khách. Bên cạnh đó, cảnh quan tự nhiên hai bên bờ sông Sài Gòn cũng cần được quan tâm đầu tư: trồng nhiều loại cây xanh, xây dựng bờ kè. Quy hoạch hợp lý tại những đoạn kênh còn nhếch nhác do còn tồn tại những khu nhà sàn trên kênh gây tác động trực tiếp đến môi trường nước.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện nhân lực phục vụ cho du lịch đường sông
+ Đối với cán bộ quản lý: Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, con người phục vụ con người. Do đó nâng cao chất lượng nhân lực là giải pháp hiệu quả để phát triển ngành du lịch. Trong SPDLĐS cũng vậy để đáp ứng nhu cầu của du khách thật tốt cần phải quan tâm nâng cao chất lượng nhân lực. Vấn đề đầu tiên là cán bộ quản lý, đây là những người đầu tàu để đưa ra những chiến lược phát triển lâu dài, trực tiếp kiểm tra, giám sát các hoạt động của DLĐS. Đối với các cán bộ quản lý phải có trình độ và được đào tạo bài bản qua các lớp tập huấn chuyên cho cán bộ quản lý, phải hiểu biết nhiều về sông nước Thành Phố để đưa ra những chến lược phát triển đúng đắn. Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành do Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động vận tải đường thủy nội địa, xây dựng chương trình đào tạo bắt buộc với những người làm việc trên các tàu, thuyền vận tải khách du lịch tại một số điểm du lịch trọng điểm, tăng cường công tác kiểm tra cũng như công tác dự báo, tuyên truyền trong cộng đồng, xã hội.
Ban hành những quy định riêng, cụ thể, có tiêu chuẩn phù hợp về việc đăng kiểm phương tiện, tiêu chuẩn dịch vụ. Rà soát lại số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đường sông, số lượng phương tiện phục vụ khai thác, số lượng và chất lượng nhân viên phục vụ, tình hình khai thác, doanh thu của loại hình du lịch này.
+ Đối với đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp: Sông ngòi ở TP. Hồ Chí Minh khá dày đặc, lưu lượng thuyền bè qua lại khá đông, do đó việc di chuyển của những tàu phục vụ du lịch đòi hỏi tính chuyên nghiệp của đội ngũ thuyền viên rất cao. DLĐS ở Thành Phố phát triển không lâu nên những thuyền viên chủ yếu là những người lái tàu đã có giấy phép nhưng chưa được đào tạo chuyên về kiến thức du lịch nhiều, đây cũng là những khó khăn đang gặp phải. Để đảm bảo sự an toàn cho du khách, tránh những tai nạn trong giao thông đường thủy và đáp ứng nhu cầu cho du khách, cần có những lớp đào tạo chuyên
ngành kết hợp bồi dưỡng về kiến thức du lịch cho đội ngũ thuyền viên. Thông qua những lớp đào tạo này sẽ giúp cho họ nâng cao tay nghề và hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong công việc, học hỏi được nhiều kiến thức trong cách phục vụ trên tàu du lịch.
Đối với những nhân viên phục vụ trên những tàu du lịch, thường xuyên tiến hành đào tạo lại và tạo điều kiện học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Đào tạo và bổ sung về kiến thức về nhà hàng để nhân viên có thể phục vụ tốt cho du khách trên những tàu nhà hàng. Bên cạnh đó phải đảm bảo 100% nhân viên phải biết bơi và có những kỹ năng cứu hộ cần thiết khi xảy ra sự cố vì đây là DLĐS liên quan đến vấn đề sông nước. Đội ngũ hướng dẫn viên trên tàu phải thông thuộc địa hình sông nước trên các tuyến DLĐS Thành Phố, có kiến thức về tiểu sử các con sông, cây cầu và các điểm du lịch để thuyết minh cho du khách. Ngoại ngữ cũng là yếu tố quyết định của đội ngũ nhân viên để làm nên sự thành công cho mỗi cho mỗi chuyến tour vì khách du lịch đa số là khách nước ngoài. Do đó cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ những cho nhân viên phục vụ DLĐS. Có chế độ khen thưởng, phê bình kịp thời để khen thưởng và khuyến khích kịp thời các hoạt động, cá nhân tốt, ngăn chặn những biểu hiện xấu. Tăng cường các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng phục vụ giữa các đơn vị để nâng cao tay nghề cho nhân viên.
3.2.3. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Sẵn Sàng Phát Triển Spdlđs Tp. Hồ Chí Minh Của Các Công Ty Du Lịch.
- Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đường Sông Tp. Hồ Chí Minh
- Định Hướng Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đường Sông Theo Các Tiêu Chuẩn Du Lịch Bền Vững
- Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành Phố Hồ Chí Minh - 13
- Đây Là Lần Thứ Mấy Ông/bà Đến Với Sản Phẩm Du Lịch Đường Sông Tp. Hồ Chí Minh?
- Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành Phố Hồ Chí Minh - 15
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Trên cơ sở được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường sông để phát triển DLĐS, đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước. Đẩy mạnh hoạt động sữa chữa, nâng cấp hệ thống bến tàu, cầu phao ưu tiên cho những điểm đến có sức hấp dẫn cao trong nội đô như: bến Nhà Rồng, bến Bạch Đằng, khu du lịch Tân Cảng, khu du lịch Bình Quới và các điểm đến trong khu vực ngoại thành như khu du lịch nhà vườn Long Thuận, khu du lịch vườn cò quận
9 và rừng ngập mặn Cần Giờ. Những bến tàu ngoài chức năng là bến trung chuyển từ giao thông đường bộ xuống giao thông đường thủy chính là những trạm dừng cho những tour du lịch sông nước dài ngày. Theo tác giả một bến tàu có những thành phần sau:
- Bến tàu lên xuống khách
- Bến đậu tàu
- Bãi đậu xe
- Khu điều hành bến tàu và nhà chờ
- Công viên dọc bờ sông với nhiều cây xanh.
- Trung tâm điều hành du lịch
- Trạm hỗ trợ du khách
- Trung tâm thương mại và bán hàng lưu niệm.
- Khu nhà hàng ven sông phục vụ du khách những món ăn đặc sản của địa phương.
- Khu nhà nghỉ được bố trí gần bờ sông với lối trang trí theo kiến trúc dân dã
Bên cạnh đó những khu di tích lịch sử, đền chùa cũng cần được trùng tu, nhưng phải giữ bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc hiện có, bởi vì phần lớn những công trình này nằm gần bờ sông, là một trong những cơ sở phục vụ liên kết du lịch sông nước và du lịch lễ hội. Hiện nay Thành Phố cần đầu tư những loại tàu du lịch hiện đại hơn, an toàn hơn. Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch đường sông có phương án đóng tàu thuyền đặc thù, phù hợp với thực trạng độ tĩnh không của các cây cầu tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cần trang bị lại hệ thống máy tàu, giảm tiếng ồn, tăng tốc độ cho tàu. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong hoạt động khai thác du lịch nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của phương tiện giao thông đường thủy đến môi trường nước sông, phá hủy cảnh quan sông nước.
3.2.4. Giải pháp về đảm bảo an toàn cho du khách
DLĐS là loại hình du lịch có độ nguy hiểm cao, vì thế để đảm bảo an toàn cho du khách cần phải có những biện pháp hết sức khắc khe. Điều đầu tiên là phương tiện vận chuyển phải tốt, đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật khi vận chuyển hành khách trên sông. Do đó các doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định tại Sở Giao thông Vận tải. Hoạt động khai thác du lịch phải đảm bảo đúng tuyến, đúng điểm đã đăng ký. Các tuyến, điểm phải được khảo sát đầy đủ về tính an toàn, khả năng phục vụ du lịch đường sông. Trên phương tiện vận chuyển phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa tại những nơi dễ thấy, dễ lấy trên phương tiện. Phải trang bị đầy đủ số lượng áo phao cho du khách theo đúng số lượng đăng kiểm, năng suất phục vụ. Trang bị bình chữa cháy đầy đủ trên phương tiện vận chuyển DLĐS. Chú ý các yếu tố an toàn phòng cháy chữa cháy khi sử dụng nhiều vật dụng không có độ bền nhiệt cao. Niêm yết nội quy phương tiện (áp dụng cho hành khách), bảng hướng dẫn sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa tại những nơi dễ thấy trên phương tiện.
Nhân viên phục vụ trên tàu phải có bằng cấp, nghiệp vụ chuyên môn với chức danh tương đương; phải tham gia các lớp tập huấn về phòng cháy chữa cháy, nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ, có giấy chứng nhận của cơ quan tập huấn. Thường xuyên tổ chức diễn tập xử lý các tình huống tai nạn giả định trên phương tiện khai thác du lịch đường sông. Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ cũng cần phải chú trọng vì đối tượng du khách có cả người nước ngoài.
Đối với các phương tiện tàu vận chuyển khách du lịch có tổ chức lưu trú khách du lịch qua đêm trên tàu, yêu cầu doanh nghiệp chủ phương tiện phải đăng ký thẩm định cơ sở lưu trú qua đêm trên tàu tại Sở Du lịch. Đảm bảo công tác cứu hộ cứu nạn và trang bị thêm đèn cảnh báo tại các điểm đen trên khu vực sông; đảm bảo công tác an ninh trật tự, tuần tra kiểm soát dọc theo các tuyến sông có tàu du lịch. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ cảnh sát
giao thông đường thủy, thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn của các phương tiện, cơ sở khai thác kinh doanh du lịch đường sông. Đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, giáo dục việc chấp hành luật an toàn giao thông đường thủy nội địa đến các chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện và khách du lịch. Hiện nay, hệ thống thủy sinh (lộc bình) trên sông Sài Gòn và các con sông nhỏ trên địa bàn Thành Phố khá dày đặc gây cản trở cho hoạt động giao thông đường thủy nói chung và DLĐS nói riêng. Do đó chính quyền Thành Phố cần có biện pháp để vớt bỏ để tránh tình trạng kẹt vào chân vịt các tàu gây khó khăn cho việc di chuyển.
3.2.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch đường sông
Trong SPDLĐS, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái có vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định sự phát triển của DLĐS, vì môi trường nước bị ô nhiễm thì hoạt động DLĐS sẽ bị hạn chế. Do đó cần có những biện pháp thiết thực từ người dân và du khách, trong đó những nhà làm du lịch có sẽ giữ vai trò chủ đạo. Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho du khách và người dân thông qua các tờ rơi, brochure với những khẩu hiệu và thiết kế đơn giản phù hợp. Nội dung chủ yếu là thông tin ngắn gọn về việc sử dụng các sản phẩm trên tàu và các điểm đến.
Tăng cường các phương tiện truyền tin trên các tàu du lịch, điểm tham quan: biển báo, bảng chỉ dẫn, bảng thuyến minh môi trường… Tuyên truyền du khách bằng những hành động cụ thể: không xả rác, bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi nilong…bố trí nhiều thùng rác trên các tàu du lịch và các điểm tham quan. Tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức, vai trò của các nhà quản lý và nhân viên phục vụ để có thể tuyên truyền cho du khách và người dân một cách hiệu quả nhất. Khuyến khích các điểm tham quan sử dụng những sản phẩm và vật liệu địa phương, thân thiện với môi trường. Đồng thời cần phải áp dụng những công cụ kinh tế như là lệ phí tham quan, xử phạt… để có được nguồn thu phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường.
Trên sông Sài Gòn mật độ tàu thuyền lưu thông đông cho nên chất thải từ tàu (dầu thải, nước la canh) và rác thải sinh hoạt của người dân trên tàu khá nhiều gây ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy ngoài việc tuyên truyền cần tăng cường hoạt động thu gom rác thải trên sông, bảo vệ cảnh quan cũng như môi trường nước sông phục vụ DLĐS. Lượng nước thải và rác thải của các điểm du lịch và các nhà máy ven sông cần tập trung xử lý trước khi đưa ra môi trường, cần có cơ quan bảo vệ môi trường thường xuyên thanh tra giám sát hoạt động này trên các tuyến đường sông và các tuyến kênh nội đô. Các phương tiện kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông cần cải tiến, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhằm giảm thiểu các tác hại của động cơ đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường nước.
Bên cạnh đó việc tôn trọng và bảo vệ phong tục tập quán của người dân địa phương cũng hết sức quan trọng. Việc phát triển SPDLĐS phải đi đôi với lợi ích của người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Nâng cao hiệu quả kinh tế của người dân địa phương thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân kinh doanh các sản phẩm du lịch địa phương, các món ăn và các mặt hàng lưu niệm.
3.2.6. Giải pháp về quảng cáo, tiếp thị sản phẩm du lịch đường sông
Tích cực tham gia các sự kiện du lịch tại nước ngoài như: diễn đàn du lịch ASEAN tại Campuchia, Hội chợ du lịch Matka tại Phần Lan, tuần lễ văn hóa - du lịch tại Qatar, Road Show tại các nước Bắc Âu…để quảng bá du lịch Việt Nam nói chung và DLĐS Thành Phố nói riêng. Ngoài ra DLĐS cần được quảng bá ở thị trường trong nước thông qua các chuyến Fam Trip cho các hãng lữ hành, nhà báo quốc tế, phối hợp với các tỉnh, thành trong nước. Tổ chức tốt các sự kiện lễ hội ngay tại Thành Phố nhằm kích cầu du lịch nội địa như: lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ, ngày hội Du lịch, lễ hội trái cây Nam bộ, liên hoan ẩm thực Đất Phương Nam, liên hoan món ngon các nước. Quảng bá hình ảnh điểm đến, tạo cơ hội cho doanh nghiệp du lịch trong nước gặp gỡ,
liên kết, chào bán sản phẩm với các doanh nghiệp quốc tế như triển lãm du lịch quốc tế ITE. Cần đầu tư tổ chức lễ hội trên sông nhiều hơn như lễ hội đua thuyền, lễ hội “thuyền đăng” để thu hút du khách, bởi đây là nét đặc trưng văn hóa của người dân Thành Phố. Tổ chức các tour ngắm pháo hoa cho du khách vào những ngày lễ lớn nhằm làm đa dạng SPDLĐS Thành Phố.
Đầu tư mở rộng khu vực bến tàu du lịch Nhà Rồng, lắp các pano quảng cáo về du lịch đường sông tại khu vực này nhằm thu hút sự chú ý của du khách tại TP. Hồ Chí Minh. Đưa ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút những doanh nghiệp lữ hành khai thác, tổ chức, lồng ghép các chương trình du lịch đường sông vào chương trình du lịch của mình, thu hút sự quan tâm tham gia của du khách. Cần tăng cường quảng bá DLĐS Thành Phố thông qua việc phát hành các ấn phẩm, sách hướng dẫn du lịch, tờ rơi, tập gấp liên quan đến SPDLĐS cho du khách những thông tin tốt nhất. Các thông tin mô tả về giá tour, tuyến DLĐS, giá phòng khách sạn và các dịch vụ khác. Các công ty du lịch cần có những trang web dành riêng để quảng cáo DLĐS Thành Phố, cập nhật những chương trình hấp dẫn với giá tour tốt nhất. Thực hiện những chương trình quảng bá du lịch đường sông trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền hình: HTV7, HTV9 là những kênh có số lượng khán giả cao. Do đó, cần có những buổi ghi hình, giới thiệu sản phẩm du lịch đường sông đến công chúng. Thường xuyên điều tra ý kiến của du khách tham gia SPDLĐS để đánh giá những bất cập và hiểu được nhu cầu của du khách, tử đó có những giải pháp quảng bá và những điều chỉnh phù hợp.