Đã Tìm Hiểu Định Hướng Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù Tỉnh Phú Yên, Trong Đó:


hoạt động trải nghiệm như một ngày làm người rừng, một ngày làm ngư dân... để các du khách trải nghiệm cuộc sống hoang sơ, dân dã tại núi rừng, làng chài.

- Phát triển thêm những nhà hàng ẩm thực đặc sản địa phương như cá ngừ đại dương, cua huỳnh đế, tôm hùm, mực cơm, hàu sữa, sò huyết, ốc nhảy, sứa... có kết hợp chế biến các món ăn từ sản vật mà du khách câu được, chế biến trước mặt du khách hoặc để du khách tự chế biến.

- Phát triển đa dạng làng nghề làm đồ trang sức, quà lưu niệm sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như dừa, vỏ ốc... khuyến khích những hộ dân làm dược liệu từ dứa dại, tạo ra nhiều hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách. Có thể dùng các đá nhân tạo làm nên mô hình núi Đá Bia, gành Đá Đĩa, nhà thờ Mằng Lăng, chùa Đá Trắng, chùa Thanh Lương hoặc in hình ảnh các di sản đá trên móc chìa khóa, ốp điện thoại, miếng kê chuột máy tính...

- Sản phẩm này có thể phục vụ cho nhiều thị trường: du khách thuần túy tham quan, ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm; dòng khách thứ hai đến để leo núi, câu cá, tắm biển và tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống gắn liền người dân bản địa; dòng khách thứ ba tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu di sản văn hóa đá. Do vậy, cần tiến hành ngay dự án xây dựng công viên địa chất quốc gia và phim tư liệu về quá trình hình thành, kiến tạo nên gành Đá Đĩa qua nhiều lần phun trào núi lửa của cao nguyên Vân Hòa, tổ chức các tour du lịch mạo hiểm chinh phục núi Đá Bia. Việc này giúp du khách hiểu rõ hơn các giá trị của các di sản đá đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch đặc thù của quốc gia.

Đây là một sản phẩm du lịch đặc thù có qui mô, tầm vóc và có thể tạo nên thương hiệu du lịch đặc thù của điểm đến Phú Yên. Do đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân và du khách hiểu được tầm quan trọng cũng như giá trị của di sản văn hóa đá từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản đá cho hoạt động du lịch ở địa phương. Cụ thể:

- Tăng cường công tác quản lí, bảo vệ các di sản đá trên cơ sở tuân thủ và thực hiện đúng qui định pháp luật về di sản văn hóa, trong đó chú trọng phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và chính quyền địa phương các cấp nơi có di sản đá.

- Qui hoạch hệ thống di sản đá để đánh giá hiện trạng và xác định giá trị của từng di sản, từ đó đưa ra định hướng và kế hoạch đầu tư kinh phí bảo quản, tu bổ,


phục hồi, tôn tạo các di sản một cách hợp lí trên cơ sở qui hoạch phát triển du lịch của tỉnh nhằm phát huy giá trị các di sản phục vụ cho hoạt động du lịch một cách bền vững đồng thời đề xuất xây dựng hệ thống hạ tầng kĩ thuật cho việc bảo tồn các di sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

- Ưu tiên việc xây dựng qui hoạch riêng cho từng di sản đá trong các tuyến du lịch địa phương để có kế hoạch đầu tư kịp thời và thích đáng với sự tham gia của các ngành liên quan.

- Tăng cường công tác lập hồ sơ công nhận các di sản đối với đối tượng trong danh mục kiểm kê, lưu ý các di sản có giá trị tiêu biểu cho phát triển du lịch tại các địa phương sở hữu di sản.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 21

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ, tôn tạo nhằm huy động tối đa các nguồn lực vào việc bảo tồn di sản phục vụ hoạt động du lịch địa phương.

Sản phẩm du lịch đặc thù chuyên đề “Hoa vàng cỏ xanh”

- Nâng cao tính hấp dẫn cho sản phẩm chính bằng cách kết hợp một số điểm du lịch lân cận trên lộ trình tham quan. Mỗi nơi giới thiệu từng nét đặc sắc của các sản phẩm: Chùa Thanh Lương với bức tượng Phật bà Quan âm bằng gỗ trôi dạt từ đại dương vào biển Hòn Dứa, Bãi Xép với phân cảnh phim “Hoa vàng cỏ xanh”, Đồi Thơm với câu chuyện khai phá đồi dứa dại thành khu nghỉ dưỡng 5 sao cao cấp đầu tiên và duy nhất của tỉnh Phú Yên hiện nay...

- Nâng cấp tuyến đường tham quan từ Chùa Thanh Lương đi Bãi Xép và đến Đồi Thơm. Thiết kế tuyến đường chuyên đề “Hoa vàng cỏ xanh” với các phân cảnh phim đầy ắp không gian “xanh” bạt ngàn của đồng lúa, triền mía, đồi cỏ... hòa trong dòng nước, biển cả, cát trắng... mênh mông tạo nên màu xanh bất tận.

- Phát triển tổ hợp khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí cao cấp và khép kín phục vụ du khách sành điệu đồng thời thiết lập không gian “xanh” cho du khách hoài cổ trải nghiệm một số cảnh quay trong phim “Hoa vàng cỏ xanh” như việc đồng áng, câu cá, tắm biển, thả diều, nhảy dây, đá cỏ gà...

- Tăng cường bổ sung những dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động câu cá, tắm biển, thể thao trên biển như các phương tiện đi câu, lều trại, giường phơi nắng, đồ bơi, nước ngọt, ca nô, ván trượt, dù bay... đồng thời bổ sung những trò chơi như câu cá có thưởng, một ngày làm nông dân...; tổ chức các hội thi kéo co, thả diều, hội thi


săn ảnh đẹp...; xây dựng phòng chiếu phim giới thiệu với du khách về bộ phim “Hoa vàng cỏ xanh” và những bộ phim khác.

- Phát triển tổ hợp những khách sạn - nhà hàng cao cấp chuyên phục vụ chính khách, du khách hội nghị - hội thảo và tổ chức các sự kiện ẩm thực đặc sản địa phương với cá ngừ đại dương và vô số món ăn được chế biến từ thủy hải sản đặc trưng vùng miền như hàu sữa , sò huyết, ốc nhảy... kết hợp chế biến các món ăn từ các sản vật mà du khách câu được.

- Phát triển đa dạng làng nghề làm đồ trang sức, quà lưu niệm sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như dừa, vỏ ốc... khuyến khích những hộ dân đầu tư mạnh mẽ vào nuôi yến, cấy ngọc trai... để tạo ra nhiều hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của du khách.

- Sản phẩm này có thể phục vụ cho nhiều thị trường: du khách thuần túy tham quan, ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm; chính khách - thương gia, du khách hội nghị - hội thảo, du khách sành điệu đến khu nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí cao cấp; đặc biệt du khách hoài cổ đến không gian “xanh” để tận hưởng cảm giác yên bình ở một vùng quê bình dị như Phú Yên và trải nghiệm một số cảnh quay trong phim “Hoa vàng cỏ xanh”.

Sản phẩm du lịch đặc thù chuyên đề “Ẩm thực địa phương”

Mỗi đặc sản góp phần làm nên thương hiệu ẩm thực địa phương: độc đáo, ngon mà rẻ. Người ta nói: cảnh đẹp làm cho ta biết đến một vùng đất và các món ăn ngon sẽ khiến ta nhớ mãi về vùng đất ấy. Phú Yên vừa có cảnh đẹp vừa có các món ngon, là một lời mời chào thiết tha đến du khách thập phương. Sản phẩm ẩm thực phục vụ mọi đối tượng du khách, tùy vào sở thích của họ mà có các cách chế biến và thưởng thức riêng cho từng thị trường du khách.

Sự đặc biệt của ẩm thực địa phương không chỉ đến từ cách chế biến và thưởng thức món ăn, thức uống mà còn bởi cung cách giao tiếp, thái độ phục vụ của đội ngũ đầu bếp, nhân viên bàn - bar... Đội ngũ này cần được huấn luyện, đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao kĩ năng phục vụ, phát triển chuyên môn - nghề nghiệp để phục vụ du khách chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

• Kết nối hình thành chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù


Mỗi một sản phẩm du lịch đặc thù trên địa bàn tỉnh Phú Yên như Bình minh, Hồn đá, Hoa vàng cỏ xanh và Ẩm thực địa phương đều có một không gian tồn tại và những giá trị đặc thù khác nhau. Nếu như 2 sản phẩm du lịch đặc thù Hồn đá và Hoa vàng cỏ xanh phân bố đa số ở khu vực phía Bắc thì sản phẩm du lịch đặc thù Binh minh tập trung hoàn toàn khu vực phía Nam của tỉnh Phú Yên. Trong khi đó, sản phẩm du lịch đặc thù Ẩm thực địa phương lại có không gian phân bố rộng hơn và trải dài hầu như ở tất cả các vùng miền trong toàn tỉnh. Vậy làm thế nào kết nối những sản phẩm này để hình thành chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù?

Như phân tích ở chương 2, tài nguyên du lịch khác biệt Đảo Nhất Tự Sơn có thế nằm giống chữ “Nhất” trong Hán tự; ở đây có một con đường bộ vượt biển ra đảo tuy không phải là duy nhất nhưng chữ “Nhất” khiến ta liên tưởng đến nhiều cái “nhất” của vùng đất Phú Yên: nơi đón ánh bình minh sớm nhất (Mũi Đại Lãnh), có bãi san hô lộ thiên đẹp nhất (Hòn Yến), có gành đá độc nhất (Gành Đá Đĩa), có linga to nhất (Núi Đá Bia), có cây bồ đề to nhất (Đền thờ Lương Văn Chánh), có cuốn sách in bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam (Nhà thờ Mằng Lăng), có xoài Ngự ngon nhất (Chùa Đá Trắng), có kiến trúc độc nhất (Chùa Thanh Lương), có bộ bảo vật quốc gia duy nhất (Kèn đá), có sản phẩm gốm sứ độc nhất (Gốm Quảng Đức), có hội đua ngựa lạ nhất (Hội đua ngựa Gò Thì Thùng), có phim trường Hoa vàng cỏ xanh duy nhất (Bãi Xép) và có món sò huyết ngon nhất (Đầm Ô Loan).

Như vậy, địa phương có thể khai thác 4 sản phẩm du lịch đặc thù nói trên đồng thời có thể phát triển chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên gắn liền với chữ “Nhất”, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm du lịch đặc thù và kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách tại điểm đến để tìm hiểu và trải nghiệm về hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn của địa phương.


Tiểu kết chương 4


Chương 4 đã tìm hiểu định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên, trong đó:

Thứ nhất, đề cập đến những căn cứ cho việc định hướng bao gồm:

Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Phú Yên; đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta giai đoạn 2020 - 2030.

Nhu cầu thị trường sản phẩm du lịch giúp đề tài định hướng một số vấn đề cơ bản trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên sao cho sản phẩm du lịch có thể đáp ứng đa số thị trường du khách, mang đậm “thương hiệu” và “đặc thù” Phú Yên, tạo nên sự khác biệt của tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Thực trạng phát triển của một số sản phẩm du lịch hiện có ở địa phương là nền tảng để xây dựng, phát triển và khai thác, sử dụng sản phẩm du lịch đặc thù. Trên cơ sở nhận diện, phân tích và đánh giá giá trị khác biệt về tài nguyên du lịch kết hợp phát triển dịch vụ du lịch đặc biệt sẽ hình thành sản phẩm du lịch đặc thù không chỉ có ý nghĩa với địa phương mà còn có tầm quốc gia, quốc tế.

Thực trạng liên kết và hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù giữa tỉnh Phú Yên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên cho thấy sự cần thiết của việc liên kết, hợp tác cũng như một số tồn tại, hạn chế trong liên kết, hợp tác từ đó định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù thật sự khác biệt của địa phương so với các tỉnh, thành khác trong vùng nhằm tiến đến ổn định, bền vững và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương và toàn vùng.

Thứ hai, tập trung vào định hướng của Phú Yên về chiến lược và xu hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương. Việc sử dụng ma trận SWOT giúp định hướng những chiến lược khả thi có thể lựa chọn để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương. Đồng thời, xu hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh sẽ là một phần định hướng cho các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương.


Chương 4 đã nghiên cứu giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên, trong đó:

Thứ nhất, đưa ra một số giải pháp chung về:

Phát triển loại hình, sản phẩm du lịch với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, sản phẩm du lịch sinh thái, sản phẩm du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch làng nghề/du lịch cộng đồng/du lịch nông thôn, sản phẩm du lịch đô thị và một số sản phẩm du lịch khác; là cơ sở phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.

Phát triển tuyến, điểm du lịch với các tuyến du lịch nội tỉnh (nội thành, phía Nam, phía Bắc thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu); các tuyến du lịch liên tỉnh, khu vực, nội địa, quốc tế và các tuyến du lịch chuyên đề; là cơ sở để xây dựng các tuyến du lịch gắn với những điểm tài nguyên du lịch khác biệt nhằm hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Phú Yên.

Liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù giữa tỉnh Phú Yên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên với việc chú trọng đúng mức các công tác qui hoạch du lịch, quản lí, đầu tư theo qui hoạch; tập trung đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; nâng cao nhận thức các chủ thể trong hoạt động liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến du lịch; ban hành các cơ chế vận hành liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; tăng cường năng lực quản lí nhà nước về du lịch; tăng cường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về du lịch.

Thứ hai, đề xuất một số giải pháp cụ thể trong việc khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên du lịch khác biệt, phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ du lịch đặc biệt, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc thù, kết nối hình thành chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù với mục tiêu phát triển và hoàn thiện hệ thống các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Phú Yên, góp phần tạo nên thương hiệu đặc thù của điểm đến.

Kết quả nghiên cứu của đề tài ở chương 4 góp phần củng cố cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; khẳng định tính khả thi của những định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên sau khi làm rõ các điều kiện và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương; đã xây dựng, hình thành sản phẩm du lịch đặc thù của giai đoạn mới.


KẾT LUẬN


Một điểm đến đặc thù chắc chắn phải có sản phẩm du lịch đặc thù, tạo nên thương hiệu đặc thù của điểm đến đó. Sau khi nhận diện, xác định và phân tích, đánh giá tính khác biệt về tài nguyên du lịch cần nghĩ ngay tới việc phát triển các dịch vụ du lịch đặc biệt nào để có thể khai thác tối ưu giá trị các tài nguyên du lịch khác biệt nhằm hình thành sản phẩm du lịch đặc thù. Sản phẩm du lịch đặc thù chỉ được xây dựng và hoàn thiện nếu có cả hai yếu tố trên.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại điểm đến chính là động lực phát triển du lịch ở mỗi địa phương, vùng, khu vực và cả nước nhằm đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, thậm chí là mũi nhọn ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Phú Yên có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch khác biệt tương đối, địa phương chưa có hệ thống dịch vụ du lịch đặc biệt tương ứng nên ngành du lịch tỉnh phát triển chưa tương xứng như các địa phương khác của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên đảm bảo tính khả thi và cạnh tranh, đề tài đã thực hiện một số nội dung nghiên cứu có liên quan.

Khi nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập, phân tích và xử lí các tài liệu thứ cấp; trong đó đã kế thừa, vận dụng những khái niệm và nội dung liên quan đến việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; đồng thời cập nhật xu hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù hiện đại, trải nghiệm và chuyên đề của thế giới, Việt Nam làm tiền đề phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.

Khi nghiên cứu điều kiện và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên, đề tài đã sử dụng phương pháp khảo sát thực địa kết hợp với điều tra xã hội học có đối sánh số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên. Trên cơ sở thực tiễn du lịch ở Việt Nam, khái niệm và cơ cấu của sản phẩm du lịch đặc thù cũng như bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch, đề tài đã đưa ra bộ tiêu chí và thực hiện đánh giá các sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên; đồng thời qua thu thập ý kiến du khách và chuyên gia du lịch


về những vấn đề liên quan, đề tài đã nghiên cứu một số tài nguyên du lịch khác biệt có thể phát triển thành các sản phẩm du lịch đặc thù.

Kết quả phân tích SWOT, kết quả hoạt động du lịch và thực trạng liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù giữa tỉnh Phú Yên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên cho biết thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương cũng như một số tồn tại, hạn chế trong liên kết tạo sản phẩm du lịch liên vùng; trên cơ sở đó đưa ra định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.

Khi nghiên cứu định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên, đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia du lịch nhằm tìm hiểu những quan điểm, nhận định về sản phẩm du lịch đặc thù và vấn đề phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Phú Yên. Những giải pháp chung về loại hình, sản phẩm du lịch; về tuyến, điểm du lịch; về liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là nền tảng cơ bản cho những giải pháp cụ thể về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.

Từ những nghiên cứu trên, có thể khái quát một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, Phú Yên nằm trong qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của các địa phương, vùng và quốc gia với những dự án đầu tư du lịch trước mắt, lâu dài và là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch toàn diện trong thời gian tới.

Thứ hai, Phú Yên thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có các tiềm năng, thế mạnh về du lịch tự nhiên, văn hóa với các định hướng liên kết, hợp tác phát triển du lịch bền vững giữa địa phương trong vùng, giữa vùng và quốc gia.

Thứ ba, Phú Yên có điều kiện khá thuận lợi để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, bao gồm những điều kiện cần và đủ, trong đó không thể thiếu những yếu tố tài nguyên du lịch khác biệt và dịch vụ du lịch đặc biệt.

Việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù không chỉ là mối quan tâm riêng của ngành du lịch tỉnh Phú Yên mà cần có sự vào cuộc của tất cả các cơ quan và ban ngành địa phương trong mối liên kết phát triển du lịch bền vững cấp vùng và quốc gia. Đặc biệt tạo cơ chế, chính sách ưu tiên thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch; bảo tồn, tôn tạo di tích - danh thắng; đăng cai tổ chức sự kiện văn hóa - du lịch góp phần phát triển, hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023