Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 20


không chỉ là một điểm đến có thương hiệu du lịch quốc gia mà còn khẳng định thương hiệu trên thị trường du lịch quốc tế.

- “Hoa vàng cỏ xanh” là một thương hiệu du lịch mới của điểm đến Phú Yên; sản phẩm “Hoa vàng cỏ xanh” chưa khai thác tối đa các giá trị “xanh” đặc thù, tuyến du lịch này chỉ gắn với khu vực Bãi Xép trong khi yếu tố “xanh” còn trải dài từ đồng mía xanh mướt ở Sông Hinh cho đến bãi cỏ xanh rì ở Đầm Ô Loan và dòng nước xanh mát ở Đập Tam Giang - Đập Đồng Cam; chưa kể không gian xanh bao la ở Gành Đá Đĩa, xanh bất tận ở Mũi Đại Lãnh. Tất cả các điểm du lịch này cần được đưa vào tuyến tham quan để phát huy tối đa giá trị “xanh” khác biệt đã làm nên sản phẩm du lịch đặc thù “Hoa vàng cỏ xanh”.

- Giá trị về văn hóa ẩm thực của Phú Yên được du khách đánh giá rất cao. Du khách đi du lịch Phú Yên ngoài mục đích chính còn có nhu cầu thưởng thức các ẩm thực đặc sản địa phương. Qua khái quát món ăn và thức uống Phú Yên cho thấy, các đặc sản không chỉ thưởng thức tại chỗ mà còn có thể mua làm quà như: cá ngừ đại dương, mực - bò một nắng, bánh tráng, cà phê, rượu cá ngựa… Ẩm thực đặc sản địa phương cần được tiêu chuẩn hóa về hình thức và chất lượng để bất kì du khách nào đến khu ẩm thực dù là Đầm Ô Loan hay Vũng Rô hoặc Vịnh Xuân Đài… đều có cùng một cảm nhận ẩm thực “xứ Nẫu” cực kì độc đáo.

- Cần phải khai thác tối đa các lợi thế về tài nguyên du lịch khác biệt như Đền thờ Lương Văn Chánh, Gốm Quảng Đức và Hội đua ngựa Gò Thì Thùng cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên:

+ Bất kì nơi nào trên đất nước Việt Nam cũng đều coi trọng truyền thống “Hiếu học”; con cháu dòng họ Lương Văn Chánh Phú Yên xưa nay đa phần đều học rất giỏi và tỉnh đã thành lập trường PTTH chuyên Lương Văn Chánh (hơn 70 năm) với nhiều thành tích học tập nổi bật không chỉ trong phạm vi địa phương mà còn trên đấu trường quốc gia và quốc tế. Có thể nâng cấp Lễ dâng hương Đền thờ Lương Văn Chánh thành Lễ hội quốc gia kết hợp các hoạt động văn hóa - văn nghệ dân gian mang đặc trưng xứ Nẫu; trong đó, có tổ chức trao thưởng khuyến khích học tập cho con cháu họ Lương hoặc học sinh Lương Văn Chánh học giỏi, đỗ đạt. Việc này vừa góp phần nâng cao giá trị của Lễ hội Lương Văn Chánh vừa phát huy truyền thống hiếu học của người dân địa phương.


+ Gốm Quảng Đức là dòng gốm Chăm đặc sắc hiện đã bị thất truyền nhưng với các giá trị đặc thù vốn có cần được khôi phục cho hoạt động du lịch tham quan và trải nghiệm làng nghề của du khách. Sản phẩm gốm của làng nghề Quảng Đức sau khi được phục hồi sẽ có giá trị kinh tế - xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm và giúp nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân địa phương. Có thể học tập mô hình phát triển du lịch làng nghề gốm Bàu Trúc - Ninh Thuận trong việc bảo tồn và phát huy giá trị gốm phục vụ du lịch làng nghề địa phương.

+ Hội đua ngựa Gò Thì Thùng là sản phẩm lễ hội đặc sắc nằm trong hệ thống các loại hình lễ hội của tỉnh Phú Yên. Tính khác biệt của loại tài nguyên du lịch này cần được nâng cấp, phát triển qui mô hơn kết hợp các hoạt động văn hóa - văn nghệ nổi bật hơn. Gò Thì Thùng còn gắn với căn cứ cách mạng của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ là Địa đạo Gò Thì Thùng. Sự gắn kết về văn hóa - lịch sử sẽ tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn, ấn tượng.

• Phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ du lịch đặc biệt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Làm thế nào để khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên du lịch khác biệt là điều cần suy nghĩ và thực hiện đầu tiên khi phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Ngoài ra, những giá trị khác biệt của tài nguyên du lịch sẽ càng được nổi bật nếu phát triển đồng bộ hệ thống các dịch vụ du lịch đặc biệt bằng cách đầu tư kĩ thuật - công nghệ khai thác độc đáo tại điểm tài nguyên du lịch khác biệt, đào tạo để nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lí du lịch và bồi dưỡng nhân lực để phát huy tính văn hóa cộng đồng địa phương của điểm đến du lịch.

Có thể phát triển đồng bộ hệ thống các dịch vụ du lịch đặc biệt tại những điểm tài nguyên du lịch khác biệt để nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên như sau:

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 20

Đầu tư kĩ thuật - công nghệ khai thác độc đáo

- Tại điểm tài nguyên du lịch tự nhiên khác biệt

+ Bãi Xép không phải mùa nào đều xanh bao la, bất tận như thế; để duy trì sự tươi xanh thì cần sự đầu tư, chăm chút công phu cho cây cối, đồng cỏ, hoa lá…; nơi đây cần bổ sung một số dịch vụ trải nghiệm để du khách trở về với không gian hoài cổ, tìm lại kí ức tuổi thơ của một thời quá vãng như các cảnh quay thả diều, nhảy dây, đá cỏ gà… có trong phim.


+ Đảo Nhất Tự Sơn là điểm tài nguyên du lịch khác biệt hấp dẫn. Để đến Đảo Nhất Tự Sơn, nếu chỉ lội bộ hoặc đi thuyền thì chưa phù hợp lắm với đại đa số đối tượng du khách, đặc biệt du khách trẻ em và người lớn tuổi; vì vậy cần trang bị cầu vượt để có thể đi bộ hoặc di chuyển bằng xe đạp hay xe máy, tạo sự thuận lợi trong việc di chuyển của du khách từ bờ ra đảo và ngược lại.

+ Hòn Yến là tài nguyên du lịch khác biệt mới được tỉnh phân cấp/xếp hạng gần đây, nên việc khai thác giá trị khác biệt của tài nguyên còn mới mẻ. Trong khi du khách đổ về nhìn ngắm bãi san hô lộ thiên đa sắc màu dưới bình minh/hoàng hôn đã vô tình giẫm đạp, bẻ gãy san hô. Do vậy, rất cần nghiên cứu cách thức khai thác

- bảo tồn khác có tính độc đáo, hiệu quả hơn như thiết lập hệ thống quan sát từ xa hay qui hoạch một khu vực riêng biệt cho du khách tham quan, như vậy sẽ dễ dàng hơn trong bảo vệ quần thể san hô.

+ Gành Đá Đĩa là khu vực tham quan lí tưởng, du khách đến đây có thể ngắm cảnh, chụp ảnh, câu cá, tắm biển hoặc đứng trên hải đăng gành Đèn quan sát biển về đêm...; biết bao dịch vụ du lịch chưa được khai thác hiệu quả khi chưa có bất kì hệ thống cáp treo, cầu vượt nào để du khách có thể tham quan di tích từ xa như điểm tài nguyên du lịch tương đồng tại đảo Jeju (Hàn Quốc). Điều này khiến việc quan sát toàn cảnh gặp nhiều hạn chế, hoạt động giẫm đạp lên trên bề mặt đá của du khách về lâu về dài sẽ làm tổn hại đến di tích. Đồng thời, tỉnh nên xây dựng thước phim tư liệu về quá trình hình thành, phát triển của di tích này sau nhiều lần phun trào núi lửa ở các giai đoạn khác nhau để du khách hiểu rõ hơn và có ý thức gìn giữ tài nguyên quốc gia.

+ Mũi Đại Lãnh là điểm tài nguyên du lịch khác biệt thu hút đông du khách thứ 2 sau Gành Đá Đĩa. Giá trị tài nguyên đã được xác định, tỉnh cũng đã đầu tư các phương tiện khai thác khá tốt với nhiều điểm dừng chân để quan sát, ngắm cảnh và chụp ảnh thuận lợi; nhưng cần bổ sung thêm cơ sở lưu trú và ăn uống đảm bảo việc nghỉ đêm và ngắm bình minh.

+ Đầm Ô Loan với vẻ đẹp tổng thể quan sát từ trên cao (đèo Quán Cau) và khai thác nguồn lợi thủy hải sản đầm phục du du lịch ẩm thực đặc sản địa phương vẫn đang phát huy hiệu quả. Cách thưởng thức đặc sản tại bè nổi trên đầm tạo nên sự cộng hưởng thú vị về mặt nhìn ngắm cảnh quan, nghe tiếng sóng nước vỗ vào


mạn thuyền, ngửi mùi vị tươi ngon của thủy hải sản. Để có thể khai thác lâu dài thì cần có biện pháp bảo tồn, nhân giống thủy hải sản.

+ Vũng Rô gắn với di tích lịch sử hào hùng của dân tộc, nơi có cảng biển và cảng cá, có cảnh quan hùng vĩ và khu ẩm thực đặc sản địa phương lớn thứ 2 của Phú Yên sau Đầm Ô Loan. Vũng Rô khai thác du lịch tắm biển, lặn ngắm san hô; nước ngọt ở đây có 2 nguồn, 1 dòng xanh mát từ suối chảy xuống và 1 dòng ấm áp từ bờ đưa ra, tạo nên cảm giác thư thái qua 3 lần tắm. Cần trang bị thêm tàu thuyền lớn, nhỏ để ra, vào vũng thuận lợi hơn.

+ Vịnh Xuân Đài đang được đầu tư xây dựng thành khu du lịch quốc gia, là một tổng thể bao gồm các đảo/hòn và nhiều cảnh quan ngoạn mục. Chúng ta đang chờ đợi một nàng Xuân Đài sẽ khoác lên mình tấm áo mới lộng lẫy hơn và đẹp đẽ sau 10 năm nữa.

+ Núi Đá Bia từ lâu là điểm du lịch thể thao - mạo hiểm nổi tiếng của tỉnh Phú Yên với Giải leo núi chinh phục đỉnh Đá Bia tổ chức cuối tháng 3 hàng năm. Đường lên núi khá nguy hiểm nhưng trạm dừng chân nghỉ ngơi chưa có mái che và dịch vụ ẩm thực đảm bảo an toàn và sức khỏe du khách trong suốt hành trình; cần trang bị phương tiện, dụng cụ hỗ trợ leo núi, bổ sung hệ thống cáp treo vượt núi. Cách thức khai thác tài nguyên khác biệt quốc gia như hiện nay còn quá đơn điệu, nghèo nàn và chưa xứng tầm một di tích - danh thắng quốc gia.

- Tại điểm tài nguyên du lịch văn hóa khác biệt

+ Ở các điểm di tích tín ngưỡng Đền thờ Lương Văn Chánh, Chùa Đá Trắng du khách thường ngày đến đây thắp nhang, vãn bộ, ngắm cảnh và tự mình tìm hiểu lí lịch di tích qua các tấm bia dựng sẵn, hoạt động thuyết minh hạn chế. Chỉ khi có lễ hội Dâng hương Đền thờ Lương Văn Chánh, Lễ hội chùa Đá Trắng diễn ra thì đông đảo du khách và tăng ni Phật tử mới tề tựu về để cúng tế. Chủ yếu là phần lễ còn phần hội cũng hạn chế. Vào ngày giỗ ông Lương Văn Chánh hàng năm, Tộc Lương Văn trích góp quĩ để thưởng cho con cháu họ Lương học giỏi và đỗ đạt. Ở chùa Đá Trắng, mỗi khi xoài Đá Trắng đơm bông kết trái, sư trụ trì chùa cúng tế, khấn vái cho xoài tiến vua được nhân giống, bảo tồn kết quả. Nên nâng cấp 2 lễ hội này thành lễ hội quốc gia để thu hút du khách gần xa.


+ Ở điểm di tích tôn giáo Nhà thờ Mằng Lăng, Chùa Thanh Lương du khách thập phương thường ngày đến đây để cầu nguyện, vãn bộ, ngắm cảnh và tự mình tìm hiểu lí lịch di tích qua các tấm bia hay qua cha cố nhà thờ hoặc sư trụ trì chùa. Ở nhà thờ Mằng Lăng, du khách có thể tự do tham quan khu vực đồi nhân tạo và khu hầm giả, nếu có nhu cầu tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ thì liên hệ với cha cố nhà thờ để xem thêm. Ở chùa Thanh Lương, hoạt động cầu an, cầu tự tại khu vực thờ phụng Phật bà Quan Âm diễn ra thường xuyên; nhất là mùa đi biển, ngư dân các làng chài qui tụ về đây cúng tế, cầu an, cầu lộc cho vụ mùa bội thu. Nên bổ sung thêm công trình văn hóa có giá trị bên trong khuôn viên nhà thờ và chùa để gia tăng lượng du khách đến tham quan.

+ Đàn đá và kèn đá đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, hoạt động tham quan, bảo tồn và phát huy rất hạn chế. Việc sử dụng đàn đá và kèn đá trong các hoạt động văn hóa - văn nghệ quần chúng tổ chức hàng tuần, hàng tháng hay hàng năm dưới chân Tháp Nhạn, tại Gành Đá Đĩa hoặc trong khuôn viên Bảo tàng Phú Yên... chưa nhiều. Tiếng đàn đá và kèn đá cần hòa tấu ngân vang và xa hơn nữa để xứng tầm 2 bảo vật quốc gia.

+ Gốm Quảng Đức là một dòng gốm Chăm đặc sắc đang bị thất truyền, cần khôi phục nhanh chóng. Trước cơ hội gốm Chăm đang thu thập dữ liệu đăng trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, chúng ta cần có biện pháp khôi phục làng nghề gốm Quảng Đức sớm nhất để có điều kiện tốt nhất để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa độc đáo này. Việc học tập kinh nghiệm bảo tồn từ làng nghề gốm Chăm (Bàu Trúc - Ninh Thuận) là điều cần thiết.

+ Hội đua ngựa Gò Thì Thùng cần nâng cấp qui mô, mở rộng tầm ảnh hưởng và nhân rộng ra phạm vi toàn vùng. Khi đó, các chú ngựa sẽ được đầu tư, chăm sóc kĩ hơn và các kị sĩ có điều kiện chăm lo bản thân, gia đình. Hội đua ngựa nên được tổ chức nhiều ngày và trải qua nhiều vòng để giải thưởng được trao nâng cao giá trị.

+ Ẩm thực đặc sản địa phương khai thác tốt, đáp ứng nhu cầu/nguyện vọng và sở thích của nhiều du khách. Giá trị văn hóa ẩm thực địa phương cần giới thiệu khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế qua ngày hội ẩm thực, hội thi đầu bếp giỏi, đôi đũa vàng, chiếc muỗng vàng... tổ chức tại Đầm Ô Loan, Vũng Rô hay Vịnh Xuân Đài - nơi bảo tồn nguồn thủy hải sản.


Đào tạo nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lí du lịch

Quản lí du lịch chuyên nghiệp sẽ phát huy tối ưu các yếu tố để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù; khi đó, tài nguyên du lịch khác biệt của điểm đến sẽ được bảo tồn tốt, kĩ thuật - công nghệ khai thác sẽ có đầu tư hiệu quả, văn hóa cộng đồng địa phương sẽ được tôn vinh; từ đó, lan tỏa lợi ích kinh tế - xã hội du lịch đem lại, làm cho du khách hài lòng, tăng số lượng du khách quay trở lại và giới thiệu cho bạn bè, góp phần gìn giữ hình ảnh tích cực của điểm đến.

Trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên cần đội ngũ quản lí du lịch chuyên nghiệp, đem lại hiệu quả quản lí cao; trong đó, đòi hỏi lập ra kế hoạch quản lí, nâng cao ý thức trách nhiệm, phối hợp xử lí vấn đề phát sinh và công bằng trong chia sẻ lợi ích cộng đồng trách nhiệm. Trên thực tế, việc kết hợp công tác quản lí, bảo tồn tại điểm tài nguyên du lịch khác biệt địa phương chưa tốt; vai trò và năng lực quản lí chưa phát huy hiệu quả, còn lúng túng trong bổ sung và nâng cấp dịch vụ du lịch đặc biệt phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

Do vậy, công tác đào tạo nhà quản lí du lịch chuyên nghiệp cần phải được thực hiện thường xuyên nhằm nâng tầm nhà quản lí du lịch của điểm đến. Có thể đào tạo tại chỗ hoặc đưa ra nước ngoài học tập kinh nghiệm quản lí của một số nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới.

Bồi dưỡng phát huy tính văn hóa của cộng đồng địa phương

Phú Yên đang xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch hấp dẫn và thân thiện; sự hấp dẫn đến từ tài nguyên du lịch khác biệt, nét thân thiện đến từ dịch vụ du lịch đặc biệt với tính văn hóa cộng đồng địa phương. Người dân bản địa cần phát huy tính văn hóa và thân thiện trong giao tiếp với du khách đem lại sự cộng hưởng cao, tạo nên giá trị đặc thù của sản phẩm du lịch.

Người dân Phú Yên với đặc điểm chung là nhân nhậu, thật thà, thân thiện và giàu lòng mến khách góp phần đem lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách. Chất “nẫu” trong con người Phú Yên cần phải được phát huy sao cho nét “quê mùa” chính là một phần tạo nên sự độc đáo. Muốn như vậy, đội ngũ này cũng nên được bồi dưỡng để làm thế nào phát huy tốt nhất tính văn hóa cộng đồng địa phương vẫn đảm bảo phục vụ du khách như một nhà làm du lịch chuyên nghiệp.


• Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc thù

Sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm “Bình minh”

- Nâng cao tính hấp dẫn cho sản phẩm chính bằng cách kết hợp một số điểm du lịch lân cận trên lộ trình tham quan. Mỗi nơi giới thiệu nét đặc sắc của sản phẩm: Di tích Vũng Rô với huyền thoại con Tàu không số và đường Hồ Chí Minh trên biển trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1964-1965, Mũi Đại Lãnh với tọa độ điểm cực Đông của Việt Nam, Núi Đá Bia với bút tích của vua Lê Thánh Tông trong hành trình Nam tiến giai đoạn 1470-1471.

- Nâng cấp tuyến đường tham quan Vũng Rô - Mũi Đại Lãnh - Núi Đá Bia. Thiết kế những hệ thống cáp treo vượt biển từ Vũng Rô qua Bãi Môn và cáp treo vượt núi từ Đại Lãnh đến Đá Bia. Tu bổ đoạn đường từ Bãi Môn lên Mũi Đại Lãnh và các bãi khác dưới chân núi Đại Lãnh. Bổ sung cầu tre bắt qua dòng suối từ Mũi Đại Lãnh xuống Bãi Môn. Nâng cấp hải đăng Mũi Đại Lãnh, đài quan sát biển đảo và cột mốc phía Đông.

- Phát triển các lều trại cố định bên bãi biển để du khách cắm trại đêm và đón bình minh trên đất liền, thiết lập các không gian để tổ chức teambuilding và những hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời.

- Tăng cường bổ sung các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động câu cá, tắm biển, thể thao trên biển, leo núi... như các phương tiện đi câu, lều trại, giường phơi nắng, đồ bơi, nước ngọt, ca nô, ván trượt, dù bay... đồng thời bổ sung những trò chơi như câu cá có thưởng, đua ca nô tốc độ cao, lướt sóng..., tổ chức các hội thi leo núi lên Mũi Đại Lãnh đón bình minh sớm nhất, hội thi săn ảnh đẹp...

- Phát triển thêm những nhà hàng ẩm thực đặc sản địa phương như cá ngừ đại dương, tôm hùm, cua huỳnh đế, mực cơm, hàu sữa, sò huyết, ốc nhảy, sứa ... có kết hợp chế biến các món ăn từ sản vật mà du khách câu được, chế biến trước mặt du khách hoặc để du khách tự chế biến.

- Phát triển đa dạng làng nghề làm đồ trang sức, quà lưu niệm sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như dừa, vỏ ốc... khuyến khích những hộ dân làm các đặc sản từ quả đát như đát tươi, đát sấy, đát rim... nhằm tạo nhiều hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách. Có thể dùng cát tạo nên tranh cát Mũi Đại Lãnh


hay cảnh đẹp khác của Phú Yên hoặc in hình ảnh Mũi Đại Lãnh trên móc chìa khóa, ốp lưng điện thoại, miếng kê chuột máy tính...

- Sản phẩm này có thể phục vụ cho nhiều thị trường: du khách thuần túy tham quan, ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm; du khách đến câu cá, tắm biển, chơi các trò chơi thể thao trên biển, cắm trại đêm, leo núi và đón bình minh trên đất liền; du khách vẽ tranh cát, săn ảnh Mũi Đại Lãnh lúc bình minh. Do vậy cần bổ sung dịch vụ hỗ trợ vẽ tranh, chụp ảnh, thiết kế ki-ốt phục vụ sản phẩm tranh ảnh...)

Sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm “Hồn đá”

- Nâng cao tính hấp dẫn cho sản phẩm bằng cách giới thiệu giá trị đặc sắc của điểm tài nguyên du lịch khác biệt trên lộ trình tham quan. Mỗi nơi làm nổi bật lên nét đặc thù của sản phẩm như: Chùa Đá Trắng với cây di sản và câu chuyện về xoài tiến vua, Nhà thờ Mằng Lăng với cuốn sách in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta, Gành Đá Đĩa với đặc điểm kiến tạo địa chất và địa mạo có một không hai ở Việt Nam, Bãi Xép với phân cảnh phim “Hoa vàng cỏ xanh”, Chùa Thanh Lương với tượng Phật bà Quan Âm bằng gỗ.

- Nâng cấp các tuyến đường tham quan đến Chùa Đá Trắng, từ Nhà thờ Mằng Lăng đi Gành Đá Đĩa, Bãi Xép và Chùa Thanh Lương. Thiết kế tuyến đường dành cho xe chuyên dụng di chuyển từ Gành Đá Đĩa qua Gành Đèn. Khu vực nào không sử dụng được xe chuyên dụng phải có hệ thống cầu vượt hay thuyền thúng tham quan từ xa, tuyệt đối không giẫm đạp trực tiếp lên di tích. Xây dựng từng thước phim tư liệu cho mỗi địa điểm tham quan ứng với những giai đoạn kiến tạo nên gành Đá Đĩa. Hình thành hệ thống cáp treo vượt biển - núi từ Vũng Rô đi Mũi Đại Lãnh qua Bãi Môn đến Núi Đá Bia.

- Phát triển các homestay có thiết lập không gian văn hóa đá cho du khách trải nghiệm cuộc sống hoang sơ như ở nhà vách đá, ăn cơm nấu trên bếp đá..., thưởng thức nghệ thuật dân ca, bài chòi kết hợp với những nhạc cụ, nhạc khí đá... Vì vậy, cần tổ chức tập huấn để người dân địa phương hiểu được giá trị mà du lịch cộng đồng đem lại nhằm phục vụ tốt nhất và chuyên nghiệp nhất cho du khách.

- Tăng cường bổ sung dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động leo núi, tắm biển, câu cá như trang thiết bị leo núi, lều trại, giường phơi nắng, đồ bơi, nước ngọt, phương tiện đi câu... đồng thời bổ sung trò chơi đi tìm báu vật, câu cá có thưởng,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023