Phân Tích Swot, Phương Hướng Và Quan Điểm Phát Triển Nhân Lực Quản Trị Tại Các Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Của Hà Nội


- Triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện năng lực tài chính, năng lực quản trị, kỷ luật thị trường của DNLHQT.

- Chú trọng phát triển doanh nghiệp đặc biệt là DNLHQT, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tổ chức xúc tiến đầu tư, có cơ chế chính sách thông thoáng thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, chiến lược trong và ngoài nước; tăng cường đối thoại để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DNLHQT.

- Cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các DNLHQT hiện có phát triển, cần tiếp tục khuyến khích các DNLH nội địa chuyển đổi thành DNLHQT, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNLHQT phát triển cả về số lượng, quy mô lẫn chất lượng theo hướng bền vững, đa dạng hóa.

- Xây dựng đội ngũ DNLHQT uy tín, thế mạnh trở thành vai trò chủ lực trong việc khai thác thị trường mới.

4.2. Phân tích SWOT, phương hướng và quan điểm phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội

4.2.1. Phân tích SWOT đối với phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

4.2.1.1. Điểm mạnh

DNLHQT của Hà Nội hầu hết đã có kinh nghiệm trong quản trị hoạt động kinh doanh, trong đó có quản trị nhân lực. Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của nền kinh tế tri thức đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nhân lực nói chung và đội ngũ NLQT tại các DNLHQT nói riêng. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực ngày càng gay gắt hơn, quyết liệt hơn, do vậy lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là NLQT. Bởi vậy, công tác PTNLQT luôn được các DNLHQT của Hà Nội chú trọng.

So với các DNLHQT tại nhiều địa phương trong cả nước thì nhiều DNLHQT của Hà Nội cũng sẵn có tiềm lực và tiềm năng để khôi phục HĐKD cho nên điều kiện đãi ngộ nhân lực sẽ tốt hơn từ đó việc PTNLQT cũng sẽ thuận lợi hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

DNLHQT của Hà Nội nằm ở trung tâm du lịch trọng điểm, trung tâm đào tạo của cả nước, có nhiều thuận lợi trong việc thu hút NNL du lịch chất lượng cao. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các DNLHQT phải phát huy tối đa những nguồn lực hiện có, đặc biệt là NLQT. NLQT có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của các DNLHQT của Hà Nội, họ có tính


Phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội - 18

quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, các DNLHQT luôn tập trung đầu tư nâng cao chất lượng và chuẩn hóa NNL phục vụ KDL, trong đó ưu tiên công tác PTNLQT.

4.2.1.2. Điểm yếu

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều DNLHQT của Hà Nội đã phải dừng hoạt động một thời gian khá dài, một số NLQT cũng đã chuyển đổi công việc, do đó một số DNLHQT sẽ phải tuyển dụng một số vị trí quản lý mới và gây dựng bộ máy quản trị mới.

Một số DNLHQT nhỏ và vừa chưa có bề dày kinh nghiệm trong quản trị HĐKD, trong xử lý khủng hoảng có thể gặp khó khăn trong việc PTNLQT để thích nghi được với sự thay đổi về thị trường khách, xu hướng sản phẩm du lịch do tác động của đại dịch COVID-19.

4.2.1.3. Cơ hội

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và toàn diện, kinh nghiệm hội nhập và cạnh tranh được củng cố, cơ chế thị trường ngày càng phát huy tác dụng cùng với sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài kèm theo du nhập công nghệ và thị trường trong du lịch là cơ hội cho nhân lực du lịch phát triển và trưởng thành. Cơ hội hợp tác quốc tế và năng lực hội nhập của các cơ sở giáo dục du lịch cũng sẽ nâng cao.

Chu kỳ vòng đời của mỗi loại sản phẩm du lịch ngày càng ngắn lại, sản phẩm mới liên tục xuất hiện, khu vực dịch vụ du lịch phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn về giá trị giá tăng và việc làm. Tất cả những điều đó đòi hỏi trình độ và kỹ năng của NLQT phải không ngừng nâng lên và thường xuyên thay đổi để phù hợp và kịp bắt nhịp với những cái mới do tiến bộ khoa học - công nghệ đem lại.

Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm tới giáo dục nói chung và PTNL du lịch nói riêng, thể hiện trong các chính sách, đặc biệt là việc tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch PTNL du lịch, mở ra cơ hội triển khai một cách bài bản, hệ thống. Sự đầu tư nhiều mặt của Nhà nước và nguồn lực xã hội hóa những năm gần đây trong việc mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch, tăng cường năng lực cả phần cứng và phần mềm sẽ phát huy hiệu quả những năm tiếp theo; thế hệ giáo viên, giảng viên mới được hình thành đại diện cho thế hệ hiện đại với kiến thức, kỹ năng cập nhật, hội nhập và ngang tầm khu vực là cơ hội tốt để nâng cao chất lượng đào tạo du lịch.

Sau đại dịch COVID-19, ngành Du lịch mở ra những xu hướng mới cần các doanh nghiệp chuyển động để thích ứng, an toàn du lịch trở thành mối quan tâm hàng đầu của du khách cùng với xu hướng lựa chọn các điểm đến gần, du lịch ngắn


ngày theo các nhóm nhỏ và du lịch cá nhân. Trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát, nhưng tại thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và cả các nước trong khu vực, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, thị trường du lịch nội địa có khả năng phục hồi nhanh hơn, đây cũng là một trong những yếu tố có lợi cho quá trình hồi phục của du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, là thời cơ lớn để các DNLHQT của Hà Nội nâng cao chất lượng nhân sự, tổ chức lại bộ máy.

4.2.1.4. Thách thức

Phần lớn các DNLHQT đều nhỏ về quy mô, hạn hẹp về nguồn vốn, công nghệ thông tin, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp lữ hành, chủ yếu là dịch vụ nhỏ, lẻ. Vì vậy, khi hội nhập sẽ rất khó khăn không chỉ về chiếm lĩnh thị trường mà cả về liên doanh liên kết với các hãng lữ hành nước ngoài. Điều này là một thách thức lớn do chất lượng đội ngũ lao động trong các DNLH còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển của ngành trong bối cảnh kinh tế mới.

Các yếu tố để cho hoạt động lữ hành phát triển còn rất hạn chế. Đó là cơ chế, chính sách chưa thông thoáng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém đặc biệt là các cửa khẩu “cổng vào, cổng ra cho khách”, các yếu tố xây dựng các loại hình du lịch và chương trình du lịch như: xem gì, chơi gì, mua gì… còn rất nghèo nàn. Đây chính là tính thiếu đồng bộ trong quản lý và phát triển dẫn đến chưa phát huy được khả năng, năng lực của đội ngũ lao động trong lĩnh vực lữ hành.

Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phần lớn không có lý luận về nghiệp vụ, kỹ năng nghề chủ yếu thu nhận từ thực tế, ngoại ngữ yếu, công nghệ thông tin hạn chế. Nếu có kỹ năng nghề nghiệp và có ngoại ngữ thì hoặc là họ sẽ thành lập doanh nghiệp riêng hoặc sẽ đi làm thử cho các công ty nước ngoài trong lĩnh vực này.

Du lịch tăng trưởng tạo thêm nhiều việc làm và nhu cầu nhân lực ngày càng tăng, đòi hỏi nhân lực có trình độ kiến thức và kỹ năng cao. Nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng, đòi hỏi chất lượng sản phẩm, dịch vụ rất khắt khe đặt ra yêu cầu cao đối với nhân lực du lịch cần đào tạo. Nhiều kỹ năng hiếm, ngôn ngữ hiếm yêu cầu cần đáp ứng trong thời gian ngắn hạn là rất khó khăn, hoặc không thể được, dẫn tới hiện tượng giành giật nhân lực khi có khu du lịch mới, sản phẩm mới, thị trường mới.

Thu nhập của nghề du lịch có xu hướng giảm, hình ảnh nghề nghiệp có xu hướng mai một, không còn ở vị trí cao (danh giá) như giai đoạn đầu hội nhập nên kém hấp dẫn người học, khó thu hút được đầu vào; mức độ tận tâm, yêu nghề sẽ giảm; nguy cơ chuyển nghề, chuyển khỏi ngành Du lịch xu hướng tăng.


Sự thiếu hụt giáo viên, giảng viên giỏi cả trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy hiện đại tiếp tục là thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo du lịch trong các cơ sở đào tạo du lịch. Chi phí đào tạo cho NLQT cao. Hơn nữa, môi trường kinh doanh không lành mạnh dẫn tới sự khác biệt giữa nội dung đào tạo với việc áp dụng trong thực tế từ đó gây trở ngại sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc đào tạo thực hành; chuẩn mực kiến thức, kỹ năng cần đào tạo và sử dụng trong thực tế khác biệt nhau dẫn tới chất lượng nhân lực khó đảm bảo.

Hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ nên các DNLHQT chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố rủi ro như: môi trường, chiến tranh, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh… Dịch bệnh COVID-19 khiến mức độ tăng trưởng của ngành Du lịch bị sụt giảm nghiêm trọng, nhiều tour du lịch bị hủy ảnh hưởng đến các ngành liên quan như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, bán lẻ,... nhiều khách sạn đóng cửa, tỷ lệ người lao động thất nghiệp trong ngành dịch vụ tăng cao. Đây là khó khăn, thách thức rất lớn đối với các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

4.2.2. Phương hướng phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội

Để có được NLQT chất lượng cao đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển tại các DNLHQT của Hà Nội trong những năm tới, định hướng đến năm 2030. Phương hướng cơ bản PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội là:

Thứ nhất, PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội phải gắn liền với Quy hoạch phát triển ngành du lịch; Quy hoạch PTNL và nhiệm vụ phát triển KTXH của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Thứ hai, PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội phải đảm bảo phát triển toàn diện về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch, yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhâp quốc tế.

Về số lượng, NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội hiện nay mặc dù có sự gia tăng nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng lực lượng lao động trong ngành du lịch và tốc độ gia tăng chậm. Vì vậy, việc phát triển về số lượng là một trong những nội dung rất cần thiết trong quá trình PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội.

Về chất lượng, cần chú trọng nâng cao chất lượng, bao gồm nâng cao về: sức khỏe - thể lực; trí lực; nhân cách; tính năng động và thích ứng; văn hóa nghề.


Về cơ cấu, cùng với gia tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng cần quan tâm đến chuyển dịch về cơ cấu nhân lực quản trị tại các DNLHQT theo hướng tiến bộ là nội dung không thể thiếu trong phát triển NNL này

Thứ ba, PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả từ đào tạo đến sử dụng NNL này trong phát triển ngành du lịch của thành phố; ưu tiên đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo chất lượng cao, đào tạo các nhân lực có trình độ.

Thứ tư, tập trung PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội có khả năng thích ứng nhanh với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới, có năng lực chuyên môn giỏi và trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng nghề cao để phát triển nhanh và hiệu quả ngành du lịch góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa

- hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của thành phố.

4.2.3. Quan điểm phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội

Một là, PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội cần phù hợp với phương hướng PTNLQT trên cả ba khía cạnh: số lượng, cơ cấu, chất lượng và để hướng tới hoàn thành mục tiêu hoạt động KDLH quốc tế của Hà Nội. Thực tế cho thấy, NLQT tại các DNHQT Hà Nội không những thiếu về mặt số lượng, mà còn yếu về chuyên môn, cơ cấu phân bổ chưa hợp lý. Do đó, các DNLHQT của Hà Nội phải có biện pháp PTNLQT cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng, đáp ứng theo tiêu chuẩn VTOS; thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, nâng cao kỹ năng nghề du lịch, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho NLQT; nâng cao năng lực trong công tác quy hoạch, quản lý và phát triển lực lượng lao động của ngành Du lịch.

Hai là, PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội phải xem xét hài hòa yêu cầu phát triển DNLHQT và yêu cầu phát triển cá nhân của đội ngũ NLQT. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các DNLHQT phải phát huy tối đa những nguồn lực hiện có, đặc biệt là NLQT. NLQT có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của các DNLHQT, họ có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, PTNLQT là đòi hỏi tất yếu đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương và doanh nghiệp. Do đó, các DNLHQT của Hà Nội phải xem xét việc PTNLQT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp đồng thời thỏa mãn nhu cầu phát triển của cá nhân.


Ba là, PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội phải dựa vào tổng thể các hoạt động PTNLQT như quy hoạch, tuyển dụng, bố trí và sử dụng, đào tạo và đãi ngộ NLQT. Quy hoạch NLQT giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ NL kế cận trong tương lai. Nhằm đảm bảo NLQT đủ về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý thì cần thông qua công tác tuyển dụng. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNLHQT, cần chú trọng vào công tác bố trí và sử dụng NLQT, đào tạo NLQT, đãi ngộ NLQT. Bởi vậy, PTNLQT phải phải dựa vào tổng thể các hoạt động PTNLQT.

Bốn là, PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội phải cân nhắc cả yêu cầu trước mắt khi bị đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến ngành Du lịch và sự phát triển bền vững lâu dài của DNLHQT của Hà Nội. Quyết định số 1878/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ đề án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã khẳng định rõ: Chính phủ đang có chương trình chiến lược ưu tiên phát triển Hà Nội thành một Thủ đô có quy mô lớn, tầm cỡ quốc tế, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; Cùng với đó, ngành du lịch Thủ đô sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, công nghệ số trong ngành du lịch; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch; phát triển sản phẩm du lịch và quản lý chất lượng dịch vụ du lịch. Nhất là, trong điều kiện đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến ngành Du lịch và sự phát triển bền vững lâu dài của DNLHQT tại Hà Nội. Để phục hồi du lịch sau nhiều thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19, một trong những yếu tố then chốt là PTNLQT tại các DNLHQT trước những yêu cầu mới, với xu hướng lựa chọn sản phẩm, điểm đến của du khách có những thay đổi, cân nhắc mới, đòi hỏi ngành Du lịch mà trước hết là đội ngũ nhân lực của ngành cần có những thích ứng cần thiết.

4.3. Một số giải pháp phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội

Để đạt được mục tiêu và phương hướng PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong những năm tới, phù hợp với mục tiêu hoạt động KDLH quốc tế của Hà Nội, luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp chủ yếu cần thực hiện đồng bộ như sau:


4.3.1. Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về phát triển nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế

4.3.1.1. Nâng cao hoạt động quản lý nhà nước trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Đối với hệ thống quản lý chung của ngành Du lịch cần có sự phân cấp, phân quyền hợp lý tránh tình trạng chồng chéo, không phân định rõ trách nhiệm từng cá nhân, tập thể trong công tác quản lý và sử dụng nhân lực. Sớm xây dựng tiêu chuẩn chức danh các vị trí trong hệ thống quản lý và kinh doanh du lịch, thống nhất, ban hành các văn bản mang tính pháp lý liên quan đến tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Nhằm khắc phục thực trạng thiếu nhân lực du lịch, cơ quan quản lý các cấp cần chú trọng nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý, thu hút và sử dụng NLQT. Cụ thể, các nhà hoạch định chính sách cần xác định trước những dự báo về biến động NLQT, chiến lược phát triển du lịch và phát triển kinh tế chung cho từng giai đoạn để phân tích nhu cầu cung cầu nhân lực du lịch và xây dựng chính sách phù hợp.

UBND Thành phố Hà Nội cần tổ chức rà soát, xác định nhu cầu PTNL theo quy hoạch phát triển ngành Du lịch của cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng. Trong đó xác định rõ nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng NNL của Hà Nội. Sở Du lịch Hà Nội cần chủ động tiến hành điều tra, phân loại và đánh giá toàn bộ đội ngũ lao động làm du lịch mình quản lý, từ đó đưa ra những kế hoạch đào tạo cho từng cấp lao động chuyên ngành.

Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát về chất lượng nhân lực, chất lượng dịch vụ ở các DNLHQT, có chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng NNL. Các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các cơ quan truyền thông… cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau để nâng cao nhận thức cho các cơ quan, doanh nghiệp và người lao động về vị trí của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân và vai trò, vị trí của việc nâng cao chất lượng NNL du lịch Việt Nam.

4.3.1.2. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp trong phát triển nhân lực quản trị

Yếu tố “Nhận thức của doanh nghiệp về PTNLQT” được đánh giá là yếu tố có tác động mạnh thứ năm đến PTNLQT của các DNLHQT tại Hà Nội. Phần lớn doanh nghiệp không có chiến lược PTNL, hoặc việc lập quy hoạch NLQT chưa thực sự đảm bảo cơ cấu số lượng, chưa có quy hoạch cán bộ tầm chiến lược cũng như dài hạn, việc quy hoạch cán bộ thực sự chưa gắn kết với công tác đào tạo, bồi


dưỡng nguồn lực; việc xây dựng các chương trình, kế hoạch PTNLQT chưa hiệu quả, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Do đó, trong thời gian tới, các DNLHQT cần:

- Lãnh đạo tại các DNLHQT cần chú trọng hơn nữa trong vấn đề PTNLQT của doanh nghiệp mình. Cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng về việc phát triển năng lực tổng thể của cán bộ, nhân viên, phát hiện những năng lực tiềm ẩn để đầu tư đúng mức cho hoạt động phát triển.

- Lãnh đạo tại các DNLHQT cần phải xác định được nhân lực quản trị là tài sản quan trọng và quý giá đối với doanh nghiệp để tăng trưởng quy mô và nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế hội nhập.

- Lãnh đạo doanh nghiệp cần “nhìn rõ” những thách thức, khó khăn của mình và chủ động xây dựng kế hoạch PTNLQT với tầm nhìn ít nhất từ 5 - 10 năm. Sau đó, tùy năng lực, quy mô của doanh nghiệp mà xây dựng lộ trình thực hiện phù hợp, trong đó xây dựng từng giai đoạn để từ đó tiến hành đào tạo nhân lực quản trị có chất lượng cao; xây dựng chế độ lương thưởng có tính cạnh tranh so với doanh nghiệp khác, tạo môi trường thuận lợi để giữ nhân tài…

- Lãnh đạo doanh nghiệp phải trực tiếp tham gia, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch PTNLQT của doanh nghiệp mình.

- NLQT cần chủ động, tích cực học tập nâng cao trình độ có thể được thực hiện một cách đa dạng thông qua các khóa đào tạo quản lý trực tuyến; các khóa đào tạo ngắn hạn về quản lý; đào tạo qua giao việc, ủy quyền; huấn luyện, hướng dẫn trong công việc; đào tạo qua các cuộc họp; luân chuyển cán bộ, kiêm nhiệm công việc; tham gia các buổi hội thảo, hội nghị, các khóa tập huấn hoặc các buổi xúc tiến thương mại, các buổi tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

4.3.2. Xã hội hóa phát triển nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế

4.3.2.1. Đẩy mạnh hơn nữa khả năng liên kết, hợp tác trong đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch

Yếu tố “Cơ sở giáo dục và đào tạo” được đánh giá là yếu tố có tác động mạnh thứ ba đến PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội. Vấn đề PTNLQT là mối quan tâm hàng đầu tại các DNLHQT của Hà Nội, nhất là trong bối cảnh lực lượng lao động toàn ngành đang vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Hơn nữa, thực tiễn đã chứng minh, NNL được đào tạo tại các cơ sở giáo dục còn hạn chế về kỹ năng nghề và khả năng ngoại ngữ. Nguyên nhân chính của thực trạng này chính là sự thiếu cân xứng giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo. Để giải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023