Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Đối Với Quá Trình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội.

và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền” [41.82].

Hệ thống các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, với phương hướng phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.

1.3. Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

1.3.1. Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế: điều tất yếu ngoài những nguồn lực cơ bản cho sự lớn lên, tăng lên về số lượng chất lượng sản phẩm thì nguồn lực con người không chỉ làm sống lại các yếu tố của quá trình sản xuất mà còn sáng tạo ra những tư liệu lao động trong đó nhân tố cốt lõi là công cụ lao động, những đối tượng lao động mới, những đối tượng lao động chưa từng có trong tự nhiên.

Nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra nghị quyết về “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”

Bàn về vai trò của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong sự phát triển kinh tế xã hội, thì vai trò của nguồn nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nguồn nhân lực đã trở thành nhân tố không chỉ quyết định đối với việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội cả trung và dài hạn, mà đối với một số nước, việc thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ giỏi còn trở thành lực cản đối với tiến trình đi tới những mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững “Trên thế giới hiện nay, việc thành công trong tăng trưởng kinh tế

không chỉ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, vào vốn vật chất, mà yếu tố ngày càng chiếm vị trí quan trọng là con người và quản lý” [25-287].

Có nhiều nhân tố cấu thành nguồn nội lực: nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống, trong đó năng lực con người Việt Nam với trí tuệ truyền thống dân tộc là trung tâm nội lực, là nguồn lực chính quyết định sự tăng trưởng kinh tế.

Khi phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng trong tiến trình tăng trưởng kinh tế giữa các yếu tố cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều đặc biệt cần lưu ý là trong các nguồn lực nội sinh; nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật thì nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh nhân tố đóng vai trò quyết định, chi phối các nhân tố khác trong quá trình tăng trưởng. Sở dĩ như vậy, bởi so với các nguồn lực khác thì đây là nguồn lực “sống” nó không chỉ làm sống lại các tư liệu sản xuất mà còn sáng tạo ra các tư liệu lao động và dối tượng lao động mới. Hơn thế với nguồn lực con người là trí tuệ chất xám nếu biết đào tạo, bồi dưỡng và vun đắp thì nguồn lực con người là nguồn lực vô tận, nó không có giới hạn không bị cạn kiệt như các nguồn tài nguyên khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Ngay cả các nhân tố liên quan đến tăng trưởng kinh tế, khoa học công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị... đều xuất phát từ nguồn lực con người. Nó là nguồn lực chính quyết định sự tăng trưởng bởi nguồn gốc của cải xã hội là do con người tạo ra.

1.3.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội.

Phát triển theo nghĩa đó phát triển kinh tế không chỉ là sự tăng lên về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm mà còn làm thay đổi cả cơ cấu kinh tế. Dưới góc độ đó, những nhân tố liên quan đến phát triển kinh tế có những đặc điểm riêng của nó. Nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế trước hết đó là phát triển lực lượng sản xuất trong đó nhân tố cốt lõi là nguồn lao động. V.I. Lênin cho rằng: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là người công nhân, là người lao động”.

Như vậy nguồn lực con người không chỉ có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế mà còn đóng vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế. Nguồn lực con người không chỉ có ý nghĩa trong việc kết hợp các yếu tố tự nhiên, mà còn cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải có ích cho con người và xã hội. Chính vì vậy sự phát triển của một quốc gia về kinh tế, chính trị, xã hội đều do con người và lấy con người là nhân tố trung tâm của sự phát triển nhanh và bền vững.

Nhân tố thứ hai liên quan đến phát triển kinh tế là quan hệ sản xuất. Như chúng ta biết quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất thể hiện tính chất tốt xấu về mặt xã hội của những quá trình sản xuất đó. Quan hệ sản xuất được thể hiện trên ba nội dung quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức quá trình sản xuất xã hội hay trao đổi kết quả lao động cho nhau và quan hệ phân phối sản phẩm. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan trọng nhất; sở dĩ như vậy vì khi tư liệu sản xuất nằm trong tay ai thì người đó trực tiếp tổ chức quá trình sản xuất và người đó trực tiếp chi phối sản phẩm.

Hơn thế, nguồn lực con người không chỉ là nhân tố quyết định về phát triển kinh tế mà còn quyết định cả về mặt xã hội. Như chúng ta đều biết tổng thể các mặt của quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế xã hội, nó quyết định mối quan hệ giữa người và người. Do vậy nguồn lực con người chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì ý thức xã hội càng phát triển, càng làm cho quan hệ giữa người càng tốt hơn thúc đẩy sự phát triển nhanh của xã hội.

Nhân tố thứ ba quyết định sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội thuộc về kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng có tác động đến sự phát triển kinh tế. Kiến trúc thượng tầng bao gồm nhiều bộ phận cấu thành mỗi một bộ phận có sự tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế. Các yếu tố thuộc về tư tưởng đạo đức có tác động gián tiếp đến phát triển kinh tế còn các nhân tố khác như thể chế, thiết chế, thể chế chính trị, pháp luật... lại có tác động trực tiếp thúc đẩy kinh tế, khi các chính sách kinh tế phù hợp và ngược lại.

Cũng cần lưu ý rằng sự tác động của kiến trúc thượng tầng đến sự phát triển kinh tế theo các chiều hướng khác nhau: sự tác động đó nếu phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, phát huy nội lực nền kinh tế phát triển nhanh và ngược lại. Trong thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế cho ta thấy rõ các chính sách kinh tế khi phù hợp sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và ngược lại.

1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế

giới.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Đài Loan cho thấy để tăng trưởng kinh tế cần

có sự đồng bộ trong tiến trình phát triển, sự đồng bộ trong các yếu tố, các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất, trong đó nhân tố quan trọng là nguồn nhân lực: “không một chính sách công nghệ nào có thể mang lại kết quả nếu không có chuyên gia làm chủ và áp dụng kỹ thuật mới” [29.78].

Chính vì lẽ đó trong xây dựng và phát triển kinh tế việc đào tạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phải đi trước một bước. Sự thiếu hụt trong lĩnh vực đào tạo nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật ắt hẳn sẽ không tiến kịp theo đà phát triển kinh tế. Ngay trong đào tạo theo quan điểm của họ tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau trong giai đoạn đầu cần phải chú trọng giảng dạy các kiến thức khoa học ứng dụng nhiều hơn các kiến thức khoa học cơ bản. Một con số mà chúng ta cần suy ngẫm ở Đài Loan nếu cấp tiểu học tỷ lệ đến trường là 100% thì trung học là 94%, đại học cao đẳng là 32%, tỷ lệ dân số đăng ký học các môn khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên và kỹ thuật Hàn Quốc đứng đầu sau đó là Đài Loan.

Ở Malaysia tiến trình công nghiệp hóa đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải phát triển tương ứng nhưng trong thực tiễn ở nước này đã không giải quyết được, vì vậy một loạt vấn đề đặt ra cần phải giải quyết về đào tạo nguồn nhân lực phát triển tương ứng. “Điểm yếu nhất của chúng ta là nguồn nhân lực ở mọi cấp” (Dato Ahmad Tadjudin Ali, Tổng Giám đốc SIRIM -Malaysia) [29.79].

Họ cho rằng sự thiếu hụt nhân công có trình độ cao là do hệ thống giáo dục kém, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao là do giáo dục bậc đại học. Ở Malaysia tỷ lệ bậc trung học là 72% so với bậc học phổ thông thì tỷ lệ nhập học bậc đại học chỉ còn 10% tính cả số sinh viên đang được đào tạo ở nước ngoài. Không chỉ tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ do lĩnh vực giáo dục đào tạo, mà cơ cấu ngành nghề được đào tạo đảm bảo cân đối cho sự phát triển kinh tế cũng là kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam trong đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật. “Ở Thái Lan văn học và sư phạm thu hút gần 2/3 số sinh viên; luật 24%, trong khi các ngành có nhu cầu khá nhiều như: chế tạo, cơ khí, nông học thì chỉ có khoảng 2 - 2,3% số sinh viên theo học. Ở Malaysia, tỷ lệ giữa sinh viên khối văn và sinh viên các khối khoa học khác cân đối ổn định khoảng 47%. Ngược lại với trình độ “chứng chỉ” ưu thế nghiêng hẳn về các môn khoa học và kỹ thuật là (15-85) trước đây và 40 - 60 trong các kế hoạch gần đây” [29. 79-80]

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản cho thấy đây là một nước có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực vững chắc có tác động quan trọng đến quá trình tạo dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực từ xa thông qua quá trình giáo dục từ tiền phổ thông cho đến khi thạo nghề làm ra sản phẩm. Cách giáo dục của họ đã tạo dựng nguồn nhân lực sự cần cù lòng kiên trì, bền bỉ, kỷ luật lao động nghiêm, trung thành tận tụy với công việc và gắn bó sống còn với tổ chức mà họ đang làm việc. “Ngay từ những ngày đầu bước chân vào trường tiểu học, người Nhật đã tạo cho trẻ thói quen kỹ thuật, tinh thần hợp tác trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Năm 1972, Nhật Bản thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc với khẩu hiệu: “Văn minh và khai hóa, làm giàu và bảo vệ đất nước, học tập văn minh và kỹ thuật Âu - Mỹ bảo trì truyền thống văn hóa đạo đức Nhật Bản” [29.82].

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản nhấn mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Thông thường hoạt động giáo dục đào tạo được chia

thành hai loại; đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài xí nghiệp. Trong đó dạng đào tạo tại chổ vừa học vừa làm giữ vai trò quan trọng nhất. Sở dĩ người Nhật Bản chú ý loại hình này vì họ cho rằng đây là dạng đào tạo ít tốn kém, người lao động học hỏi ngay trong quá trình làm việc, hơn nữa hoạt động đào tạo tại chỗ có tính linh hoạt cao, có thể điều chỉnh những hoạt động để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đặc điểm và năng lực của từng cá nhân. Hơn thế, đào tạo tại chỗ cho phép tập trung sự chú ý trực tiếp vào việc phát triển các tri thức và kỹ năng cần thiết ngay trong công việc thường ngày của đối tượng được đào tạo. “Nhật Bản đã mở rộng chế độ giáo dục phổ cập không mất tiền từ 6 năm thành 9 năm trong hệ thống giáo dục 12 năm… Các trường đại học kỹ thuật hệ 1 năm và 2 năm đào tạo các kỹ sư thực hành rất được chú ý phát triển” [25.387].

Chương 1, Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, nêu lên một số bài học kinh nghiệm của các nước về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội để vận dụng vào Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.

Chương 2.

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG

2.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội ở Kiên Giang ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực.

2.1.1. Những đặc điểm về tự nhiên.

Kiên Giang là một tỉnh ở cực Nam tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, có đường biên giới đất liền chung với Vương Quốc Campuchia dài 56,8 km, phía Bắc giáp Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau, phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 km; là một tỉnh giáp biển và vịnh Thái Lan tạo điều kiện giao lưu thuận lợi giữa các nước, có điều kiện thuận lợi để phát triển ngư nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch.

Về cơ cấu hành chính: toàn tỉnh chia thành 14 huyện, thị xã, thành phố bao gồm: 01 thành phố Rạch Giá trực thuộc tỉnh, 01 thị xã Hà Tiên, 10 huyện đất liền và 2 huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải, trải rộng trên 04 vùng sinh thái: vùng Tứ Giác Long xuyên, vùng Tây Sông Hậu, vùng Bán Đảo Cà Mau, vùng Biển và Hải Đảo, với tổng diện tích tự nhiên 6.346,1 km2. Vùng biển có hai huyện đảo với 140 hòn đảo lớn nhỏ.

Địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Riêng Bán Đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 đến 0,4m, một số nơi có độ cao dưới 0,0m so với mực nước biển. Phần hải đảo chủ yếu là địa hình đồi núi, xen kẽ đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cảnh quan thiên nhiên. Kiên Giang đựợc ví như một đất nước Việt Nam thu nhỏ, bởi vì Kiên Giang được hội đủ mọi cảnh quan thiên nhiên, có sông có biển, có tài nguyên khoáng sản, đặc biệt thiên nhiên ban tặng cho Hà tiên một cảnh quan đã đi vào thơ ca hiện tại là nơi có tiềm năng phát triển tốt về du lịch; một Phú Quốc giàu có và là nơi được Chính phủ phê duyệt quy họach trở thành khu du lịch sinh thái chất lượng cao và cũng là nơi hiện đang thu hút rất nhiều các dự án đầu tư.

Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang


Kiên Giang có hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho việc vận chuyển 1

Kiên Giang có hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho việc vận chuyển cũng như lưu thông hàng hóa bằng đường thủy. Ngoài ra, còn có các kinh, rạch dày đặc phục vụ phát triển ngành nông nghiệp, giao thông nông thôn, có tổng chiều dài 2.055 km.

Khí hậu Kiên Giang được chia thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, nhất là mùa khô rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành dịch vụ du lịch.

2.1.2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội.

Là một tỉnh đi lên từ nông nghiệp, trong những năm qua lực lượng lao động tập trung vào các ngành sau đây: Nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ, du lịch. Tổng sản phẩm xã hội năm 2001 là 6.881,77 triệu đồng, đến năm 2005 tăng lên 10.829,300 triệu đồng và đạt 11.916,500 triệu đồng vào năm 2006. Tốc độ tăng GDP chung của tỉnh từ 107,48% năm 2001 lên 110,04% vào năm 2006. Tỷ trọng phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ của tỉnh trong những năm qua như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023