Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bình Dương từ 2011 đến năm 2020 - 2

3.4.3 Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực ...78

3.4.4 Chính sách huy động các nguồn nhân lực trong xã hội cho phát triển nguồn nhân lực. 80

3.4.5 Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài 81

3.4.6 Thiết lập và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp 82

3.4.7 Đa dạng hoá hoạt động dạy nghề và học nghề 83

3.4.8 Cần qui định rõ vai trò và trách nhiệm của các cấp 84

3.5 Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ, UBND tỉnh Bình Dương.

3.6.1 Đối với Nhà nước và Chính phủ 84

3.6.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bình Dương 85

3.6.3 Đối với UBND các huyện 86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Tóm tắt chương 3. 88

KẾT LUẬN 89

Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bình Dương từ 2011 đến năm 2020 - 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO. DANH MỤC PHỤ LỤC.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong toàn bộ các nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, nhân tố nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Từ ngày xưa nguồn nhân lực hay nguồn vốn con người được xem là “nguyên khí quốc gia ”, là trung tâm, là hạt nhân của mọi sự tiến bộ. Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với sự giao thoa ngày càng chặt chẽ và khăng khít của đời sống xã hội giữa các nước trên thế giới thì vấn đề nguồn nhân lực không chỉ mang tính chiến lược, tính thời sự mà thật sự trở thành vấn đề thành bại sống còn trên con đường CNH, HĐH của đất nước.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra những yêu cầu cơ bản trước mắt và lâu dài trong việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả nhất, khai thác tiềm năng trí tuệ. Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng với việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nguồn nhân lực, coi chất lượng nguồn nhân lực là một tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước.

Các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đặt con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người và nguồn nhân lực là những nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Con người Việt Nam có trình độ công nghệ tiên tiến hướng tới nền kinh tế tri thức với hàm lượng chất xám (trí lực) cao và hiệu quả là tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi tổ chức, mỗi tỉnh thành và mỗi quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chiến lược phát triển


nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt các yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài của mình.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu rõ: “Phát triển, năng cao nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”.[6 .tr.41].

Bình Dương là một trong những tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất nước và đang chuyển dịch mạnh mẽ nền kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 15,5% /năm. Tính đến cuối năm 2009 cơ cấu công nghiệp tương ứng 62,3%, nông nghiệp 5,3% dịch vụ 32,4%, GDP bình quân đầu người 21,5 triệu đồng. So với mặt bằng chung của cả nước tỉnh Bình Dương đã trở thành một trong các tỉnh thành phố có tốc độ phát triển nhanh và toàn diện về lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó trọng tâm là chiến lược phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng khu đô thị mới. Do vậy, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương trong quá trình CNH, HĐH định hướng đến 2020 là một tỉnh công nghiệp và đây là những vấn đề cấp bách cần thiết phải thực hiện. Chính sức lôi cuốn thực tiễn ấy của tiềm năng chưa được đánh thức, đã thúc đẩy tác giả chọn đề tài: Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bình Dương từ 2011 đến năm 2020” làm luận văn cao học kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:


Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, hội thảo, các bài viết đăng tải trên trên nhiều tạp chí khác nhau như: “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, của Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân; “Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” của TS. Trương Thị Minh Sâm,


Viện Khoa học và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS. Nguyễn Thanh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. “Những quan điểm khác nhau về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đặc điểm, nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”. Cảnh Chí Hoàng “Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến 2015”. Và nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác....

Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định trong việc cung cấp lý luận về phát triển nguồn nhân lực nói chung trên các lĩnh vực, các ngành, các vùng của nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước.

Song đối với tỉnh Bình Dương chưa có công trình nghiên cứu nào về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH. Vì vậy, tác giả chọn: “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH tỉnh Bình Dương từ 2011 đến 2020 ” làm luận văn cao học kinh tế là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng.

3. Mục đích và nhiệm vụ:

3.1. Mục đích:

Thông qua việc nghiên cứu nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương nói riêng, mục đích của đề tài là:

Thứ nhất, đánh giá, nhận dạng thực trạng phát triển nhân lực về số lượng và chất lượng, xác định rõ những thế mạnh, những điểm yếu của nhân lực trong quá trình CNH, HĐH của tỉnh Bình Dương và so sánh với các tỉnh, thành phố lớn trong nước.

Thứ hai, phân tích thực trạng những điều kiện phát triển nhân lực của tỉnh Bình Dương về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống các cơ chế, chính sách phát triển, đào tạo, sử dụng nhân lực, đãi ngộ, thu hút nhân tài,... từ đó đúc kết những yếu tố tác động tích cực, những vấn đề còn hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm và phương hướng khắc phục.


Thứ ba, dự báo nhu cầu, xác định phương hướng và luận chứng hệ thống các giải pháp phát triển nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 để có nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển quá trình CNH, HĐH.

3.2. Nhiệm vụ:

Một là, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản, cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bài học kinh nghiệm về quá trình phát triển nguồn nhân lực vận dụng trong việc phát triển nguồn nhân lực.

Hai là, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH tỉnh Bình Dương thông qua các chỉ số phát triển trên các mặt: số lượng, chất lượng gắn với cơ sở vật chất năng lực đào tạo, mức độ đáp ứng… Trên cơ sở đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ thực trạng của nó trong thời gian qua.

Ba là, vạch ra những quan điểm và giải pháp cơ bản về nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu CNH, HĐH tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương nói riêng. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực rất rộng liên quan đến tất cả các ngành của nền kinh tế tỉnh Bình Dương. Vì vậy, trong luận văn này chỉ tập trung đi vào nghiên cứu vào trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật,... và những nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH hóa của tỉnh Bình Dương.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong quá

trình công nghiêp

hóa, hiên

đaị hó a của tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và định

hướng 2011 đến 2020, các giải pháp để thực hiện mục tiêu CNH, HĐH phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương.

5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu:


5.1. Cơ sở lý luận:

Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Các nguyên lý của kinh tế chính trị Mác - Lênin.

5.2. Nguồn tài liệu tham khảo:

Các tác phẩm của C. Mác, V.I. Lênin về nguồn nhân lực; kinh tế chính trị Mác – Lênin, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tư liệu của Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo của Ủy ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương và các luận văn thạc sĩ liên quan đến phát triển nguồn nhân lực.......

5.3. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp luận cơ bản, chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu là phép biện chứng duy vật. Vận dụng phương pháp luận chung, phương pháp cụ thể là logic lịch sử, phân tích và tổng hợp so sánh, theo dõi, thống kê, mô hình hóa.

6. Đóng góp mới của luận văn:

Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực nói chung ở Việt Nam và tỉnh Bình Dương nói riêng.

Hai là, bằng các số liệu chứng minh, luận văn phân tích và làm sáng tỏ thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bình Dương; qua đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển nguồn nhân lực quan trọng của tỉnh trong quá trình CNH, HĐH.

Ba là, vạch ra quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu CNH, HĐH của tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

Bốn là, cung cấp số liệu thực tế dùng làm tài liệu để triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là một số cơ quan: Sở Kế hoạch và


Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn….

7. Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và các bảng biểu, luận văn chia làm 3 chương:

Chương 1: Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH.

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.

Chương 3: Quan điểm, định hướng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương từ 2011 đến năm 2020.


CHƯƠNG 1

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ.

1.1. Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.

1.1.1. Các khái niệm về nguồn nhân lực.

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực:

Theo Từ điển thuật ngữ của Pháp: Nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm. Như vậy theo quan điểm này thì những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không muốn có việc làm thì không được xếp vào nguồn nhân lực xã hội.

Theo Liên Hợp quốc: Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức năng lực, toàn bộ cuộc sống của con người hiện có, thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng .[8,tr.99]. Quan điểm trên của Liên hiệp quốc chưa toàn diện vì nó mới chỉ đề cập đến mặt chất lượng của nguồn nhân lực trên phương diện trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực lao động, song lại thiếu các yếu tố khác như phong cách, đạo đức, lối sống của người lao động.

Theo quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam: “ Nguồn lực con người là quí báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn nhân lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp” đó là:“ Người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi nền giáo dục tiên tiến gắn liền với nền khoa học hiện đại ” [5,tr.126]. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam đã phản ánh một cách tổng quát khái niệm nguồn nhân lực trên cả ba phương diện: trí lực, thể lực và nhân cách. Cùng với cơ sở khoa học cho sự phát triển các yếu tố đó là nền giáo dục tiên tiến gắn liền với khoa học hiện đại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023