Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 11

KẾT LUẬN


Phát triển nguồn nhân lực du lịch là công việc quan trọng đối với ngành Du lịch để phát triển du lịch bền vững. Đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.

Với việc lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, qua hệ thống hoá các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch; thu thập, tổng hợp xử lý các tài liệu sơ cấp và thứ cấp, Luận văn hy vọng đã có một số đóng góp cơ bản sau:

- Hình thành được cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo du lịch. Trên cơ sở đó đi vào đánh giá một cách có hệ thống về công tác phát triển đội ngũ giáo viên giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch tại Tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở khảo sát, tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các cơ sở đào tạo, dạy nghề và các số liệu thống kê, các tư liệu liên quan để từ đó tìm ra nguyên nhân điểm mạnh, điểm yếu của công tác phát triển đội ngũ giáo viên giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch tại Tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay;

- Từ cơ sở tìm hiểu lý luận, khảo sát thực trạng và đánh giá chỉ ra được điểm mạnh và nguyên nhân, những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch, luận văn đã đề ra các giải pháp cơ bản nhằm phát triển đội ngũ giáo viên giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch của tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn mới, bao gồm: Một là Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch; hai là Kiện toàn bộ máy, quy hoạch, tuyển chọn đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch; ba là Đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới phương pháp

và tăng cường công tác nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch; bốn là Tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch.

Các giải pháp luận văn đề xuất là một hệ thống, trong đó mỗi giải pháp là một thành tố. Các thành tố trong hệ thống có mối quan hệ hữu cơ với nhau, vận động trong sự ràng buộc lẫn nhau, đan xen vào nhau, kết nối với nhau tạo nên sự thống nhất trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên giảng viên ở các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch nói chung và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

Mỗi giải pháp có tính độc lập tương đối về vai trò, tính chất và vị trí. Khả năng phát huy trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể cũng khác nhau. Mặt khác, chúng cũng đòi hỏi một cơ chế phối hợp thống nhất, nhịp nhàng trong quá trình thực hiện mới có thể đem lại hiệu quả cao trên lộ trình hướng đích. Chính vì thế, luận văn đã đề xuất những kiến nghị với Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân Tỉnh Lâm Đồng và với các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn nghiên cứu tạo thêm các điều kiện để các giải pháp có thể khả thi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tìm hiểu Luật Giáo dục 2005, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực du lịch đến năm 2020

3. Bộ Lao động - Thương Binh và Xã Hội (2005), Tìm hiểu Luật Dạy nghề 2006, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương (2004), Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

5. Chính phủ (2003), Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước

6. Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam (2007), Quản lý nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp khách sạn, dịch từ cuốn “Human Resource Management in the Hospitality Industry” của Michael Boella và Steve Goss

7. D. Gvisianhi, V.Linishkin (1976), Khoa học dự báo, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Tổng hợp TP.HCM

9. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, NXBm Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học - một số vấn đề lí luận và thực tiễn,

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục và Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

15. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.

17. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

18. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị Nhân sự, Nxb Lao động – Xã hội

19. Trần Phương Trình (2006), Tạo động lực làm việc, Nxb Trẻ, TP.HCM

20. Trần Phương Trình (2007), Tuyển đúng người, Nxb Trẻ, TP.HCM

21. Từ điển Tiếng Việt (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Quốc Tuấn và CS (2006), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LĨNH VỰC ĐÀO TẠO DU LỊCH LÂM ĐỒNG

(Dành cho cán bộ quản lý)

Để có căn cứ khách quan, toàn diện về thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch nhằm góp phần xây dựng các giải pháp phát triển đội giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch trong các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch của tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay, xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách điền vào chỗ trống hoặc đánh dấu X vào ô tương ứng.

A. Những thông tin về bản thân:

1. Họ và tên (có thể không ghi): .....................................................................

2. Tuổi: ......................... Giới tính: Nam Nữ

3. Hiện đang công tác tại.............................................................

4. Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo:

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học

Chuyên ngành đào tạo: .........................................................................

5. Chức vụ quản lý hiện nay:

Hiệu trưởng P. Hiệu trưởng Trưởng phòng

P. trưởng phòng Trưởng khoa Phó trưởng khoa

6. Thâm niên công tác:

< 5 năm 5 - 10 năm 11 - 15 năm

16 - 20 năm > 20 năm

7. Thâm niên quản lý:

< 5 năm 5 - 10 năm 11 - 15 năm

16 - 20 năm > 20 năm

8. Thâm niên giảng dạy:

< 5 năm 5 - 10 năm 11 - 15 năm

16 - 20 năm > 20 năm

9. Tham gia lớp bồi dưỡng về công tác quản lý nhà nước:

Đã qua lớp bồi dưỡng Chưa qua lớp bồi dưỡng

10. Trình độ chính trị:

Cao cấp Trung cấp Sơ cấp

B. Ý kiến đánh giá

1. Tình hình công tác phát triển của nhà trường

a. Mở rộng quy mô đào tạo

Rất cần Cần thiết

Ít cần thiết Không cần thiế

b. Phát triển đội ngũ giảng dạy du lịch

Rất cần Cần thiết

Ít cần thiết Không cần thiế

c. Tăng cường cơ sở vật chất

Rất cần Cần thiết

Ít cần thiết Không cần thiế

2. Tình hình số lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch hiện nay của nhà trường

a. b. Vừa đủ

c. d. Vừa thừa, vừa thiế

3. Về cơ cấu của đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch hiện nay của nhà trường

a. Cơ cấu chuyên môn


Rất

Hợ

Ít hợ

Không hợ

b. Cơ cấu trình độ




Rất hợ

Hợ

Ít hợ

Không hợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 11


c. Cơ cấu độ tuổi




Rất

Hợ

Ít hợ

Không hợ

d. Cơ cấu giới tính




Rất hợ

Hợ

Ít hợ

Không hợ


4. Về chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch hiện nay của nhà trường

a. Phẩm chất

Tố Yế

b. Trình độchuyên môn

Tố Yế

c. Năng lực sư phạm

Tố Yế

d. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin

Tố Yế

e. Trình độ ngoại ngữ

Tố Yế

5. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường hiện nay phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch

a. d.

6. Nhận thức của quý thầy cô về việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch của tỉnh Lâm Đồng hiện nay: (chọn 1 trong các phương án sau)

Rất cần Cần thiết

Ít cần Không cần

7. Mức độ tham gia nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch của nhà trường

a. Rất tích cự b. Tích cự

c. Bình thường d. Không tích cự

8. Việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch của nhà trường

a. b. d.


Xin chân thành cảm ơn

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí