Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - 15

77


làm căn cứ và cơ sở cho các địa phương, trong đó có TP. HCM xây dựng chiến lược PTNNL ngành du lịch.

Phối hợp với các bộ ngành khác xây dựng, hoàn thiện Bộ Tiêu chuẩn về nghề du lịch, đảm bảo chất lượng NNL của ngành. Trên cơ sở các tiêu chí đó, các cơ cở đào tạo về du lịch sẽ xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy, giúp cho việc đào tạo NNLDL đạt hiệu quả tốt hơn.

Cần tiếp tục hoàn thiện Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) phù hợp với thực tiễn và thúc đẩy việc triển khai thực hiện tại các cơ sở kinh doanh du lịch.

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhâu trong ASEAN về nghề du lịch làm cho lao động ngành du lịch Việt Nam và các địa phương hiểu được cơ hội việc làm cũng như những yêu cầu mới đối với nghề nghiệp của mình, từ đó có kế hoạch nâng cao trình độ, năng lực và phát triển nghề nghiệp của bản thân.

Bộ cần xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn các chức danh của lao động ngành du lịch như: Giám đốc, phó giám đốc, HDV, thuyết minh viên, nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên phục vụ buồng... Các tiêu chuẩn này cần phù hợp với tiêu chuẩn nghề du lịch của khối ASEAN.

Bộ chủ quản cần thường xuyên kiểm tra hoạt động của các cơ sở đào tạo về du lịch để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm và nâng chất lượng đào tạo.

Nghiên cứu áp dụng văn bằng ngoại ngữ quốc tế đối với nhân lực ngành du

lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


Bộ Lao động, Thương binh và xã hội:

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế - 15

Thường xuyên tổ chức thi tay nghề quốc gia, tham gia thi tay nghề ASEAN liên

quan đến du lịch.

Tham mưu Chính phủ điều chỉnh chính sách quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với việc chu chuyển lao động trong khu vực và thực tiễn.

Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn nghề Quốc gia về du lịch và các điều kiện để thực hiện việc thẩm định nghề theo thỏa thuận chung của ASEAN.

3.4.3. Đối với Ủy ban nhân dân TP.HCM

Lập quy hoạch phát triển ngành du lịch TP từ nay đến năm 2030; có đề án phát triển NNLDL TP từ nay đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu HNQT.

Cần quy hoạch lại mạng lưới giáo dục và đào tạo NNL trên địa bàn TP, tránh sự phát triển chồng chéo, phân tán, không tập trung.

78


Hỗ trợ các nguồn lực cho đào tạo NNLDL TP như: huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, giao đất cho các cơ sở đào tạo, hỗ trợ một phần vốn đầu tư từ ngân sách của TP; hỗ trợ vốn từ chương trình kích cầu cho các trường trang bị thiết bị thực hành, có giải pháp hỗ trợ nâng cao trình độ ngoại ngữ cho NNLDL, đào tạo lại cho nhân lực trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, du lịch cộng đồng, hộ cá thể kinh doanh du lịch …

TP tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện thực hiện các liên kết trong đào tạo và PTNNL du lịch.

Có chính sách thu hút nhân tài trong và ngoài nước vào ngành du lịch TP đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và xu thế của HNQT. Bổ sung ngành du lịch vào chương trình đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ của TP, đưa du lịch vào “Đề án thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đối với lĩnh vực TP có nhu cầu giai đoạn 2018

– 2022”.

Tóm tắt chương 3

Trong chương này, tác giả đã trình bày định hướng phát triển ngành du lịch TP.HCM, những thời cơ và thách thức trong PTNNL ngành du lịch TP hiện nay. Đồng thời, trên cơ sở phân tích rõ thực trạng NNL ngành du lịch TP Hồ Chí Minh tại chương 2, tác giả đã đưa ra quan điểm và mục tiêu phát triển NNLDL TP từ nay đến năm 2030, đồng thời, để khắc phục những hạn chế và giải quyết những vấn đề đặt ra đối với NNLDL TP trong giai đoạn HNQT, tác giả đã đưa ra bảy nhóm giải pháp để phát triển NNLDL từ nay đến năm 2030, đáp ứng yêu cầu HNQT. Các nhóm giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp về đổi mới tư duy về phát triển du lịch và PTNNL du lịch; nhóm giải pháp về chính sách PTNNL du lịch; nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có; nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo; nhóm giải pháp về nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho NNLDL; nhóm giải pháp liên kết và hợp tác quốc tế để phát triển NNLDL TP và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các nhóm nhân lực ngành du lịch TP trong HNQT. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất những khuyến nghị đối với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và chính quyền TP để PTNNL đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và yêu cầu của HNQT.

Những giải pháp và khuyến nghị đã nêu, theo tác giả là phù hợp với thực tiễn của TP, nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần phát triển và nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch TP.

79


KẾT LUẬN

Với lợi thế là một TP có tiềm lực lớn về kinh tế, có cơ sở vật chất – kỹ thuật tương đối hiện đại, là đầu mối giao thương của các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các TP khác trong khu vực, TP.HCM có lợi thế phát triển về du lịch và nếu có các giải pháp tốt, du lịch TP.HCM có thể phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh với các TP khác trong khu vực ASEAN. Quá trình HNQT đã và đang mang đến nhiều cơ hội cho du lịch phát triển nhưng cũng không ít những thách thức. Trong đó, phải kể đến tác động của HNQT đến NNLDL, một trong những nguồn lực quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển của ngành du lịch TP.

Thời gian qua, TP.HCM là trung tâm du lịch lớn nhất nước, tốc độ tăng trưởng về lượng khách quốc tế, doanh thu du lịch luôn ở mức cao, năm sau cao hơn năm trước, đóng góp ngày càng cao cho GDP/GRDP của TP. Qui mô doanh nghiêp và các cơ sở, các hộ cá thể kinh doanh du lịch ngày càng nhiều thu hút một lượng lớn lao động. Các cơ sở đào tạo về du lịch của TP cũng gia tăng và tham gia cung ứng một số lượng lớn lao động đã qua đào tạo cho ngành du lịch TP. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, NNLDL TP vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Để ngành du lịch TP tiếp tục phát triển mạnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình HNQT theo đúng chủ trương và định hướng của TP đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp phù hợp nhằm PTNNL du lịch chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý bao gồm những nhà quản lý, những nhân viên du lịch lành nghề, những nhà khoa học du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ và có trách nhiệm cao đáp ứng cho sự phát triển của ngành và quá trình HNQT. Đây vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa lâu dài, có ý nghĩa quyết định tương lai phát triển của ngành du lịch. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ “PTNNL ngành du lịch TP Hồ Chí Minh trong HNQT”.

TP.HCM tuy có dân số đông, NNL dồi dào, nhưng NNL phục vụ cho phát triển du lịch của TP còn nhiều hạn chế. Dựa trên cơ sở phân tích rõ thực trạng NNLDL TP về số lượng, cơ cấu, tỷ lệ và chất lượng trên các nhóm nhân lực: nhân lực quản lý nhà nước, nhân lực thực hiện chức năng sự nghiệp về du lịch và nhân lực kinh doanh du lịch. Trong đó, đánh giá chất lượng NNL dựa trên Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) và Bộ tiêu chuẩn Năng lực chung ASEAN về Nghề Du lịch với các

80


tiêu chí: thể lực, trí lực (trình độ, kiến thức, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ), tâm lực (thái độ làm việc, đạo đức). Tác giả đã chỉ rõ mặt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết đối với NNLDL TP. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp và chính sách để PTNNLDL của TP bao gồm: nhóm giải pháp về đổi mới tư duy phát triển du lịch và NNLDL, nhóm các giải pháp về chính sách PTNNL, nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có; nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhóm giải pháp về nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân lực du lịch, nhóm giải pháp liên kết và hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực ngành du lịch và nhóm giải pháp cụ thể để phát triển các nhóm nhân lực của ngành du lịch TP. Những chính sách và giải pháp đưa ra, theo tác giả là phù hợp với thực tiễn của TP và có hiệu quả nhằm PTNNL ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu HNQT, góp phần đưa du lịch TP trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đúng theo định hướng./.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí