Nhóm Giải Pháp Huy Động Nguồn Lực Cho Phát Triển Nguồn Nhân


động. Tăng cường kiểm tra, giám sát cũng như hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Doanh nghiệp cần

Phối hợp với các trường phát triển mô hình đào tạo tại các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng. Cách này giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp lại đáp ứng đúng những gì doanh nghiệp cần, mang lại hiệu quả cao.

Tạo điều thuận lợi cho đội ngũ lao động tại đơn vị tham gia các khóa đào tạo, nâng cao trình độ và nghiệp vụ trong và ngoài nước để cập nhật những kiến thức mới, nắm bắt xu thế du lịch mới.

Liên kết với doanh nghiệp khác và các cơ sở đào tạo cùng phối hợp đào tạo; mở rộng quan hệ với các tổ chức, hiệp hội du lịch, tập đoàn khách sạn, tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ tham gia công tác giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập tại các cơ sở đào tạo.

Các doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên đến thực tập tại doanh nghiệp để cho sinh viên có được nhiều cơ hội trải nghiệm, thực tập thực tế. Thông qua các chương trình này doanh nghiệp cũng thu hút, nhận được các học viên, sinh viên giỏi vào làm cho doanh nghiệp mình. Ngòai ra, việc cấp học bổng tài năng trẻ cũng là cách để thu hút và giữ chân những sinh viên giỏi cho doanh nghiệp.

Các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch liên kết với nhau và với doanh nghiệp du lịch.

Tăng cường sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, dạy nghề để cùng nhau hợp tác trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng giáo trình, bồi dưỡng giáo viên, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Để giúp sinh viên bám sát thực tiễn, nắm được những gì doanh nghiệp cần, nhà trường cần liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn sinh viên đến doanh nghiệp thực tập song song với thời gian học tại trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Hợp tác với các tổ chức đào tạo du lịch và khách sạn của thế giới nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực.


Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 - 13

Liên kết, hợp tác, thiết lập mạng lưới chuyên gia du lịch, câu lạc bộ các đào tạo viên, … để phát huy hiệu quả việc chia sẻ và chuyển giao kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

3.4.3.2. Chú trọng hợp tác và hội nhập quốc tế

Vì du lịch là ngành nghề đặc biệt mở và luôn thay đổi, mới mẻ nên cần tăng cường chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thông qua hội nhập, hợp tác quốc tế sẽ học hỏi các kiến thức, kinh nghiệm, tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, huy động thêm nguồn tài chính, chuyển giao công nghệ đào tạo cho phát triển nguồn nhân lực, trước hết là phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý nhà nước và kinh doanh.

Cần tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch ở nước ngoài có uy tín như EU, ASEAN, Úc, Canada; chú trọng áp dụng các chuẩn quốc tế trong đào tạo ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ. Ký các cam kết hợp tác đa phương và song phương giữa Thành phố với các cơ sở đào tạo quốc tế hoặc Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch ASEAN, Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch Châu Á – Thái Bình Dương về đào tạo phát triển nhân lực ngành Du lịch.

Mời một số chuyên gia giỏi của nước ngòai về đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng đào tạo viên của các doanh nghiệp.

Song song đó, tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm về đào tạo du lịch và khách sạn nhằm trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch.

3.4.4. Nhóm giải pháp huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân

lực

Để việc phát triển nguồn nhân lực du lịch được bền vững, lâu dài, phải huy

động được sức mạnh và các nguồn lực trong xã hội.

- Tăng tỉ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển nguồn nhân lực du lịch để hiện đại hóa có trọng tâm, trọng điểm hệ thống đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.


- Xã hội hóa giáo dục và đào tạo: Trong khi vốn ngân sách nhà nước và của doanh nghiệp còn hạn hẹp thì việc huy động, thu hút vốn từ nhiều nguồn lực khác nhau cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch là cần thiết để có nguồn lực đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách lâu dài, bền vững.

+ UBND TP cần có cơ chế khuyến khích, huy động, thu hút các nguồn vốn ODA, FDI, viện trợ của các tổ chức nước ngoài; nguồn lực của các thành phần kinh tế, sự hỗ trợ tài chính của các tổ chức, định chế tài chính, các cơ sở giáo dục quốc tế... vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Phương thức đầu tư có thể là trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật xây dựng các cơ sở đào tạo đạt trình độ quốc tế; mở các cơ sở đào tạo ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; hay hình thức góp vốn, hình thành các loại quỹ khuyến học về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Mở rộng và phát triển mạnh hình thức tín dụng đào tạo cho sinh viên ngh o.

+ Pháp lý hóa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sự phát triển của nhân lực ngành du lịch Thành phố. UBND TP cần tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế tăng đầu tư kinh phí xây dựng, phát triển hệ thống dạy nghề du lịch trong doanh nghiệp để chuẩn hóa đội ngũ lao động trong ngành du lịch hoặc tăng nguồn kinh phí của doanh nghiệp cho đào tạo nhân lực để đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình.

3.4.5. Nhóm giải pháp phát triển thể lực

Để nâng cao thể lực, sức khỏe cho nguồn nhân lực ngành du lịch TP cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó chăm sóc sức khỏe và r n luyện thể dục thể thao là hai yếu tố quan trọng.

- Do đặc thù ngành du lịch, có những mùa cao điểm, lượng khách đi du lịch rất nhiều khiến áp lực công việc cao, do đó đòi hỏi phải có sự dẻo dai, sức khỏe tốt. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, phải có thể lực tốt mới có thể vừa di chuyển với lịch trình dày kín vừa phải bao quát, lo cho cả đòan khách. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần xây dựng tiêu chuẩn về thể lực, sức khỏe riêng


cho nhân viên ngành du lịch để có thể tuyển chọn hay khuyến khích người lao động tự r n luyện, nâng cao thể lực đáp ứng yêu cầu công việc.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên phát động các hội thao trong ngành, khuyến khích các phong trào thể dục thể thao phát triển để r n luyện, nâng cao sức khỏe.

- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ và đóng bảo hiểm y tế 100% cho cán bộ, công nhân viên, lao động trong ngành.

- Ngành du lịch là một ngành mở nên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền, mở các lớp tập huấn giáo dục về cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, cách phòng chống các dịch bệnh trong nước cũng như quốc tế cho lao động trong ngành.

- Ngành y tế TP cần:

+ Kiện toàn tổ chức ngành y tế, mở rộng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hoàn thiện và ổn định mô hình tổ chức hệ thống y tế các tuyến từ TP đến phường, xã. Củng cố, nâng cấp đồng bộ và phát triển hệ thống khám chữa bệnh kết hợp phát triển kỹ thuật cao, y tế chuyên sâu.

+ Tăng đầu tư NSNN cho y tế, tập trung nguồn vốn để nâng cấp trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh; tranh thủ gọi nguồn từ sự hợp tác việc trợ của tổ chức của các tổ chức quốc tế.

+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, r n luyện y đức, và có chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ y tế.

3.4.6. Nhóm Giải pháp về chính sách đãi ngộ

Hệ thống đãi ngộ hiệu quả sẽ là chất kết dính để người lao động gắn bó với tổ chức, là kim chỉ nam của ban lãnh đạo. Chính sách đãi ngộ cần chú trọng cả về vật chất và khuyến khích về tinh thần. Chính sách đãi ngộ nhân sự tốt thì đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được nâng cao và họ thấy được niềm vui, đam mê trong công việc. Từ đó tác động tạo động lực kích thích người lao động làm việc với hiệu quả cao nhất. Chính sách đãi ngộ là điều kiện đủ để nâng cao chất


lượng và góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn định, có chất lượng cho doanh nghiệp du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch

- Xây dựng một cơ chế thi tuyển có liên quan tới công việc cần tuyển chọn vừa đảm bảo được tính mở, công bằng cho tất cả mọi người vừa đảm bảo tìm kiếm được những người phù hợp với yêu cầu công việc.

- Cải cách tiền lương: Tiền lương là yếu tố quan trọng trong việc tái sản xuất sức lao động, thúc đẩy quá trình lao động, sáng tạo của con người. Chính sách tiền lương của cán bộ, công chức hiện nay còn lạc hậu, không khuyến khích được người làm việc có chất lượng, hiệu quả. Do đó, phải cải cách tiền lương công chức theo hướng: Tiền lương của công chức cần được trả bằng nhau cho các công việc như nhau và được thực hiện trong các điều kiện giống nhau; tương xứng với tiền công của khu vực ngoài nhà nước với những người cùng trình độ năng lực. Lương là một bộ phận chính trong thu nhập, lương người mới vào nghề cũng cần đảm bảo có thể đủ sống bằng lương. Ngoài lương cứng, phần lương mềm thưởng theo năng suất, hiệu quả công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó mới tạo động lực làm việc cho mọi người để đạt được mức lương cao nhất cũng như tạo nguồn để tăng lương thích đáng cho cán bộ, công chức.

- Tiếp tục thực hiện việc khoán quỹ lương theo biên chế để tinh giản bộ máy hành chính nhưng vẫn đảm bảo công việc được thực hiện tốt, đồng thời nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức.

- Định kì tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để trau dồi kĩ năng của cán bộ. Tăng cường ngân sách Nhà nước cho việc cử cán bộ, công chức đi học ở các nước có nền du lịch phát triển. Với những cán bộ mới tuyển dụng cần có những chính sách đề cử hay tạo điều kiện để họ được đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước.

- Tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, quy định rõ công việc, nhiệm vụ của từng người, tránh phân công công việc chồng chéo và có những chính sách nhằm khuyến khích những cá nhân làm việc xuất sắc.


- Cải cách công tác thi đua, khen thưởng để thúc đẩy phong trào thi đua một cách thực chất, khắc phục bệnh thành tích, hình thức. Việc khen thưởng phải được thực hiện kịp thời khi một cá nhân nào làm việc xuất sắc và xử lý kỷ luật nghiêm minh với những trường hợp vi phạm. Tránh cào bằng thi đua hay khen thưởng chủ yếu là lãnh đạo.

- Tạo điều kiện về nhà ở cho cán bộ, công chức bằng các hình thức mua nhà ở xã hội, vay ưu đãi từ quỹ Hỗ trợ Phát triển nhà ở TP để cán bộ công chức có chỗ ở ổn định, yên tâm, cống hiến hết mình cho công việc. Việc làm này cần được thực hiện công bằng cho cán bộ công chức ở tất cả các cấp, các ngành.

Đối với doanh nghiệp

- Xây dựng, tuyển chọn lao động theo tiêu chuẩn nghề du lịch, áp dụng chuẩn tiếng Anh vào quy trình tuyển dụng, đánh giá nhân viên để tuyển chọn được những nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc, bố trí và phân công lao động thích hợp.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá nhân viên rõ ràng để làm cơ sở trả lương và khen thưởng xứng đáng, có chính sách thăng tiến đề bạt nhân viên.

+ Xây dựng chế độ tiền lương cần căn cứ vào hiệu quả công việc, thâm niên. Đối với doanh nghiệp vui chơi giải trí trả lương, thưởng theo kết quả đánh giá thi đua. Doanh nghiệp lữ hành thì nên đánh giá dựa trên kết quả làm việc cá nhân. Trong ngành du lịch, thái độ và các đặc điểm cá nhân như hiếu khách, lịch sự, hòa nhã, thân thiện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, do đó cần đưa các tiêu chí này trong đánh giá nhân viên.

+ Chế độ khen thưởng cần đáp ứng hai yêu cầu: công nhận và thưởng cho nhân viên đạt thành tích cao hoặc thói quen tốt của người lao động, chủ yếu là dựa trên thành tích vì nếu nhân viên đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp đề ra trước, họ sẽ được thưởng. Thưởng theo danh hiệu thi đua cuối năm cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc theo Quy chế thi đua khen thưởng do Công ty ban hành. Ngoài những phần thưởng về vật chất cần sử dụng cách khích lệ tinh thần. Những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc sẽ được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp


thời, công khai. Những cá nhân được khách hàng khen ngợi cũng cần được khen thưởng kịp thời để nêu gương cho người khác. Hiệu quả mang lại đôi khi còn hơn cả phần thưởng vật chất vì người lao động thấy được sự công nhận của cấp trên về những nỗ lực của họ.

- Các doanh nghiệp cần hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động. Khen thưởng kịp thời để động viên nhân viên và các nhân viên khác học hỏi. Trong ngành du lịch, chỉ cần một sai sót của một cá nhân nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến tòan bộ chất lượng sản phẩm du lịch và sự hài lòng của du khách. Do đó, đối với những nhân viên vi phạm kỷ luật cần nghiêm khắc xử lý để họ tránh lặp lại vi phạm và đủ sức răn đe các nhân viên khác.

- Do đặc thù của nghề, mỗi cơ sở sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực cho mình trong ngắn và dài hạn gắn với chiến lược kinh doanh, chú trọng vào kỹ năng nghề, sát với nhu cầu công việc.

- Trong ngành Du lịch, độ tuổi những người lao động trực tiếp thường ở mức trung bình thấp, thời gian lao động tích cực ngắn, do đó các doanh nghiệp cần có

chính sách đào tạo lại để luân chuyển công việc cho người lao động, chuyển lên bộ phận tiếp thị, quản lý…

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần (quà tặng cưới hỏi, ốm đau, các ngày lễ, tết); tăng cường tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên công ty…

3.4.7. Nhóm giải pháp nâng cao đạo đức, tác phong làm việc

Thực tế hiện nay tại Thành phố, đội ngũ làm công tác du lịch được đánh giá năng động, nhiệt tình, vui vẻ, tôn trọng, mến khách. Thái độ, phong cách văn minh, lịch thiệp, niềm nở, hiếu khách, nhiệt tình tận tâm, yêu nghề, luôn ân cần gần gũi giúp đỡ khách; có thái độ tự tôn tự hào dân tộc trong đón tiếp phục vụ du khách. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên cũng cần nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.


- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục để đội ngũ lao động nhận thức sâu sắc về vai trò của mỗi người đến kết quả dịch vụ du lịch cũng như để mỗi cá nhân tự nhận thấy bản thân phải không ngừng trau dồi đạo đức, tác phong nghề nghiệp.

- Tổ chức các cuộc thi tôn vinh hướng dẫn viên, thuyết minh viên, đầu bếp giỏi... để họ có ý thức rèn luyện nâng cao năng lực, phẩm chất, lòng yêu nghề.

- Tổ chức các lớp về kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, … nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động du lịch.

- Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng: phát phiếu khảo sát độ hài lòng của khách hàng. Từ đó, khen thưởng kịp thời những cá nhân được khách hàng khen ngợi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Tạo điều kiện cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được tham gia học nâng cao trình độ chính trị để họ có một bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu và quán triệt những đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đến du khách được hiệu quả, chính xác, tránh hiểu sai lệch về đất nước và con người Việt Nam.

- Quán triệt về quan điểm chỉ đạo về tăng cường nội dung công tác giáo dục tư tưởng chính trị, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống có giá trị cho sinh viên vào trong chương trình giảng dạy của nhà trường, coi đây là một trong những nhiệm vụ then chốt của công tác giáo dục. Tập huấn cho giáo viên về phương pháp tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục chính trị tưởng, đạo đức lối sống và kỹ năng sống với các môn học khác.

- Tăng cường các hoạt động sinh hoạt Đoàn, hội, câu lạc bộ, đội, nhóm dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn sẽ giúp sinh viên hình thành kỹ năng sống và sự mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên, tập hợp, thu hút sinh viên vào các hoạt động bổ ích, thiết thực như tìm hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam và các nước trên thế giới, các danh lam thắng cảnh của đất nước…

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí