lĩnh vực cần có nhân tài để phát triển, do đó đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng nhân tài du lịch. Các nội dung bồi dưỡng nhân tài du lịch gồm: nâng cao tố chất tư tưởng chính trị; nâng cao kiến thưc văn hoá, nghiệp vụ; bồi dưỡng năng lực công tác. Các tác giả cũng xác định 2 con đường chính để bồi dưỡng nhân tài du lịch là giáo dục chuyên nghiệp và huấn luyện.
3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài Luận án:
Những nghiên cứu kể trên mới dừng lại ở các nghiên cứu chung về nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô, hoặc chỉ đề cập đến một số khía cạnh của việc phát triển nguồn nhân lực, trong đó công tác đào tạo nguồn nhân lực được phân tích mổ xẻ kỹ lưỡng nhất. Chưa có một công trình nghiên cứu nào (kể cả trong các giáo trình của các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch và Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch) đề cập một cách có hệ thống về cơ sở lý luận của công tác phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.
Một khía cạnh khác ít được các công trình quan tâm nghiên cứu là nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Đây là một nội dung rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sự phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch nhưng các nghiên cứu hoặc chỉ đề cập đến công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục đào tạo hoặc quản lý nhà nước về du lịch.
Hệ thống các giải pháp của các nghiên cứu trên cũng dừng lại ở tầm
vĩ mô, phần lớn được đề xuất cho phát triển nguồn nhân lực nói chung,
nếu áp dụng cho ngành Du lịch thì sẽ rất khó phát huy hiệu quả.
Điều đáng nói nhất là chưa có những nghiên cứu cụ thể về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch cho các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên. Do đó, đề tài Luận án là hoàn toàn mới, có tính cấp thiết cao xét từ nhiều phương diện. Luận án này có nhiệm vụ hệ thống hoá, chọn lọc, phát triển
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 1
- Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 2
- Các Khái Niệm Cơ Bản Về Du Lịch:
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch:
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Nguồn Nhân Lực Lịch
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
những khái niệm và vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực du lịch; phân tích thực trạng phát triển và quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên; đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên đến năm 2020.
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH
1.1. Nguồn nhân lực ngành Du lịch
1.1.1. Nguồn nhân lực:
1.1.1.1. Khái niệm: Thuật ngữ nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế phát triển từ những năm 80 của thế kỷ XX với ý nghĩa là nguồn lực con người, phản ánh sự đánh giá lại vai trò yếu tố con người
trong quá trình phát triển. Sự xuất hiện của thuật ngữ “nguồn nhân lực”
thể hiện sự công nhận của phương thức quản lý mới trong việc sử dụng nguồn lực con người.
Khái niệm nguồn nhân lực có nguồn gốc từ bộ môn kinh tế học và kinh tế chính trị, được gọi một cách truyền thống là lao động - một trong bốn yếu tố của sản xuất.
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực. Có định nghĩa tiếp cận theo hướng coi nguồn nhân lực là nguồn lực với yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển chung của các tổ chức, với cách tiếp cận này nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người của các tổ chức có quy mô, loại hình, chức năng khác nhau,
có khả
năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ
chức
cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực và thế giới. Báo cáo đánh giá về những tác động của toàn cầu hoá đối với nguồn nhân lực của Liên hiệp quốc đã định nghĩa nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có và những năng lực tiềm tàng của con người. Cách tiếp cận này đánh giá cao tiềm năng của con người, đồng thời mở ra
khả
năng xây dựng các cơ
chế
thích hợp trong quản lý, sử
dụng nguồn
nhân lực.
Tuy có những định nghĩa khác nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận, nhưng các định nghĩa về nguồn nhân lực đều đề cập đến các đặc trưng chung là:
- Số lượng nguồn nhân lực, trả lời cho câu hỏi là có bao nhiêu người
và sẽ có thêm bao nhiêu nữa trong tương lai. Sự phát triển về số lượng
nguồn nhân lực dựa trên hai nhóm yếu tố bên trong, bao gồm nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tăng số lượng lao động; và các yếu tố bên ngoài của tổ chức như sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân.
- Chất lượng nhân lực, là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, năng lực thẩm mỹ,... của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
- Cơ cấu nguồn nhân lực: đây là yếu tố không thể thiếu khi xem xét
đánh giá về
nguồn nhân lực. Cơ
cấu nhân lực thể hiện trên các phương
diện khác nhau: cơ cấu về trình độ đào tạo, dân tộc, giới tính, độ tuổi,… Nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét
ở hai khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân. Với tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.
Với cách hiểu như vậy, nội hàm nguồn nhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng, mà còn chứa đựng các hàm ý rộng hơn, gồm toàn bộ trình độ chuyên
môn mà con người tích luỹ
được, có khả
năng đem lại thu nhập trong
tương lai. Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, con người được coi là phương tiện hữu hiệu cho việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững.
Nguồn nhân lực cũng được nhìn nhận về khía cạnh số lượng, không chỉ những người trong độ tuổi mà cả những người ngoài độ tuổi lao động. Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó; nguồn lực con người được thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con người (bao gồm thể lực, trí lực và năng lực phẩm chất), tức là không chỉ bao hàm số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực hiện tại, mà còn bao hàm của nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
Nguồn nhân lực được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò
khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn kiến thức, kỹ năng và sức người cần đầu tư vào công việc để đạt được thành công.
Từ những phân tích trên, trong Luận án này khái niệm nguồn nhân
lực được hiểu như sau: Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người cơ sở đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội.
Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng, có tính chất quyết định đến
sự thành bại của tổ chức. Bất kể một tổ chức nào dù mạnh hay yếu thì
yếu tố con người vẫn là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất. Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các thay đổi là cần thiết trong lực lượng lao động của mỗi quốc gia nhằm định hướng, giúp cho các nhà hoạch định chính sách,
các doanh nhân thấy được và định hướng sự phát triển nguồn nhân lực của mình và từ đó đáp ứng các cơ hội và thách thức do hội nhập quốc tế mang lại.
1.1.1.2. Thị trường lao động
Sức lao động được xem là một loại hàng hoá đặc biệt. Để loại “hàng hoá” này lưu thông, trao đổi cần có thị trường, đó chính là thị trường lao động. Thị trường lao động không chỉ là nơi giải quyết nhu cầu của người “mua” và người “bán” mà còn là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển nguồn nhân lực.
- Khái niệm thị trường lao động: Lao động, trong kinh tế học, được
hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dạng dịch vụ
hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Thị trường lao động là nơi cung và cầu về lao động gặp nhau. Ngày nay, ở
các nước có nền kinh tế kinh doanh, phát triển thị
chuyển đổi, song song với việc mở rộng tự do trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn và
chứng khoán, thì thị trường lao động cũng đang được hình thành.
Có nhiều khái niệm về thị trường lao động, mỗi một thị trường lao
động lại có những đặc điểm riêng của mình. Nói đến “thị trường lao
động”, trong các ấn phẩm khoa học và các phương tiện thông tin đại chúng có thể thấy có những cách diễn đạt khác nhau như: “thị trường lao động”, “thị trường sức lao động”, “thị trường dân số tích cực kinh tế”, “thị trường nguồn nhân lực”…
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền
công”. Khái niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công.
Khái niệm “thị trường lao động” có nhiều cách hiểu do xuất phát từ chính tính đa dạng và sự đặc biệt của bản thân thị trường lao động. Mỗi khái niệm nêu trên đều có những khía cạnh đúng, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, các phương pháp tiếp cận nêu trên cần có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết dựa vào những gì thị trường lao động tồn tại và nó hoạt động trong bối cảnh không gian nào để hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của thị trường lao động trong nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ sang quan hệ thị trường.
Thống nhất quan điểm với tác giả Phạm Đức Chính, chúng tôi cho rằng: Khái niệm “thị trường lao động” mà nhà khoa học kinh tế Nga Kostin
Leonit Alecxeevich đưa ra là tương đối đầy đủ: “Thị trường lao động là
một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau”. Hay nói chi tiết hơn, thị trường lao động là tập hợp những quan hệ kinh tế, pháp lý, xuất hiện giữa người sở hữu sức lao động (người lao động) và người sử dụng nó (người thuê lao động) về vấn đề chỗ làm việc cụ thể, nơi và hàng hóa và dịch vụ sẽ được làm ra. Quá trình sử dụng sức lao động, lao động sẽ được hình thành trong sản xuất chứ không phải trên thị trường.
- Bản chất của thị
trường lao động:
Thị
trường nói chung và thị
trường lao động nói riêng là một khái niệm rất tổng hợp, nhưng thường được xác định rất cụ thể đối tượng mua và bán. Đối tượng mua và bán của thị trường lao động là “lao động”, hoặc “sức lao động”. Nhà kinh tế người Mỹ Ronald Erenberg và Robert Smith khẳng định: trên thị trường lao động được mua và bán “dịch vụ lao động”.
Trong nền kinh tế
thị
trường, sức lao động là một loại hàng hóa,
được mua, được bán, có giá cả, giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng loại hàng này có những đặc điểm: Khi mua và bán giá trị của hàng hóa được thanh toán, còn giá trị sử dụng được trưng tập, mặt hàng đó được chuyển thành sở hữu của người mua. Tuy nhiên, người chủ sở hữu sức lao động vẫn là chủ sở hữu sức lao động của mình, sức lao động không bị tách rời và không thể bị tách rời. Vì vậy có hai loại ý kiến về vấn đề này. Một là, các nhà nghiên cứu theo lý thuyết kinh tế thị trường của C.Mác thì cho rằng, trên thị trường lao động chỉ có mua và bán sức lao động. Hai là, các nhà kinh tế theo trường phái “tổng hợp tân cổ điển hiện đại” đưa ra những khái niệm khác nhau về vấn đề này là sức lao động không bán được, mà là bán dịch vụ lao động; sức lao động không bán được, mà được cho thuê trong điều kiện các bên cùng có lợi; sức lao động không bán được, mà chỉ bán quyền sử dụng nó.
Khái niệm “sức lao động” liên quan tới không chỉ một người, mà cả cộng đồng người lao động. Cộng đồng đó khác hẳn với nguồn nhân lực và dân số tích cực kinh tế không chỉ về bản chất, mà cả về định lượng. Sức lao động chỉ là một phần của nguồn lao động, mà chính phần này được bán
trong thị trường lao động (hay còn gọi là lao động làm thuê), nếu xét về
mặt định lượng thì ít hơn phần dân số tích cực kinh tế ở các nước phát
triển, phần lao động làm thuê chiếm khoảng 80-85% dân số tích cực kinh
tế, phần còn lại là các nhà doanh nghiệp, chủ ngân hàng, chủ trang trại và những người hoạt động lao động cá thể.
Trên thị trường lao động, đối tượng để xem xét mua và bán là chỗ làm việc xác định, những điều kiện lao động kèm theo và tiền công được đặt ra, và cuối cùng là xác định người nào vào chỗ làm việc đó, vấn đề sẽ được người thuê lao động quyết định. Khi đó người thuê lao động luôn có thể không chấp nhận hoặc sa thải bất kỳ người công nhân nào mà anh ta