Những Điểm Kế Thừa Và Hướng Nghi N Cứu Của Luận Án

15

tại đối với các trang trại chăn nuôi heo ở Trung Quốc là: áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ thấp, chủ trang trại thiếu kiến thức đào tạo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, tác động của bệnh truyển nhiễm đến các trang trại chăn nuôi heo, sự bất ổn về thị trường vacsin, thiếu đại diện ý kiến phản hồi từ các trang trại chăn nuôi

Các công trình nghiên cứu trên đều nghiên cứu trang trại chăn nuôi heo trong mối quan hệ chặt chẽ với thị trường, với việc sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, nêu cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu từ các tác giả khác và đưa ra mô hình kinh tế sử dụng trong nghiên cứu như các yếu tố đầu vào (giống, thức ăn, thuốc thú y, lao động, môi trường nuôi) ảnh hưởng đến đầu ra là năng suất, sản lượng chăn nuôi heo, nghiên cứu nhân tố giá bán ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu này còn chú trọng việc nghiên cứu các tác động môi trường, tác động xã hội của ngành chăn nuôi heo. Những nghiên cứu này cũng đề xuất các giải pháp phát triển ngành chăn nuôi heo dựa trên thực trạng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này cũng chưa có nghiên cứu nào đưa ra mô hình định lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại.

1.1.2 Tình hình nghi n cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hương, (2000). “Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”. Đây là công trình nghiên cứu công phu nhất về kinh tế trang trại ở Việt Nam trong giai đoạn này. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam trên các lĩnh vực về đất đai, về vốn, về nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, thị trường,… đã đánh giá những thành tựu và những hạn chế của kinh tế trang trại. Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp chung và giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về công nghệ, về hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghiệp chế biến nhằm phát triển kinh tế trang trại đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Nghiên cứu của Trương Thị Minh Sâm, (2002). “Nghiên cứu về kinh tế trang trại ở khu vực Nam Bộ: thực trạng và giải pháp”. Nghiên cứu đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phát triển kinh tế trang trại trên thế giới và Việt Nam. Thông qua phân tích thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế

16

trang trại ở Nam Bộ, tác giả đã nhấn mạnh hiệu quả kinh tế và những tác động tích cực về môi trường và xã hội khi phát triển kinh tế trang trại ở địa phương này. Nghiên cứu cũng phân tích khó khăn cản trở sự phát triển của mô hình này chính là thói quen, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của nông dân, trình độ dân trí chưa cao ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân vùng nông thôn. Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển vững mạnh và đúng hướng. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá được loại hình trang trại nào là hiệu quả nhất ở Nam Bộ để nhân rộng mô hình.

Nghiên cứu của Lê Thanh Hải, (2008) nghiên cứu về “ Chăn nuôi trang trại và một số giải pháp sản xuất lợn hàng hoá bền vững” đăng trên tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 7/2008. Nghiên cứu đã đánh giá hiện trạng ngành chăn nuôi Việt Nam thông qua những số liệu minh họa phong phú về tổng số hộ nuôi, quy mô đàn, số lượng trang trại chăn nuôi, sản lượng thịt ngành chăn nuôi cung cấp cho thị trường,... Nghiên cứu cũng cho thấy Phát triển chăn nuôi bền vững, nhất là chăn nuôi lợn hàng hóa như thế nào trong hoàn cảnh cuộc sống của phần lớn các hộ nông dân còn chật vật khó khăn, đại bộ phận người dân chăn nuôi theo kinh nghiệm; thiếu kiến thức chuyên môn, ít quan tâm về thông tin thị trường, nếu có thì thiếu cụ thể; hiểu biết về sản xuất hàng hóa chưa trở thành tiềm thức; kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng,... là những rào cản trong phát triển chăn nuôi lợn hàng hóa hiện nay. Trên cơ sở đó nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp góp phần phát triển chăn nuôi trang trại bao gồm: các giải pháp quy hoạch, giải pháp thú y, giải pháp huấn luyện kỹ thuật cho nông dân, giải pháp về giống, về chuồng trại, giải pháp về tổ chức ngành hàng trong chăn nuôi lợn hàng hóa.

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Xuân và Nguyễn Hữu Ngoan, (2014). “Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn tập trung theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGap) của các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội”. Nghiên cứu cho thấy chăn nuôi lợn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) là phương thức chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Hộ nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội đã và đang áp dụng qui trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt tập trung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

17

theo tiêu chuẩn VietGAP. Nghiên cứu đưa ra các khoản chi phí cụ thể của mô hình chăn nuôi lợn VietGap và so sánh chi phí mô hình này với mô hình chăn nuôi thông thường. Nghiên cứu cũng đã tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi VietGap theo các chỉ tiêu và theo từng nhóm. Nghiên cứu đã nêu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn tập trung theo hướng VietGAP bao gồm: nhận thức của người dân, công tác quy hoạch khu vực chăn nuôi (xa khu dân cư), quy trình nuôi chặt chẽ (chọn giống, thức ăn, thú y, chuồng trại), thương hiệu cho sản phẩm, các chính sách về phát triển chăn nuôi và các chính sách chống nhập lậu, công tác phòng chống dịch bệnh. Qua đó, nghiên cứu cũng đề xuất 4 giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế theo mô hình chăn nuôi lợn tập trung Vietgap. Tuy nhiên nghiên cứu này còn hạn chế là chưa có mô hình đánh giá cụ thể từng nhân tố tác động hiệu quả chăn nuôi mà chỉ nêu lên thực trạng.

Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo theo hướng hội nhập quốc tế ở Đồng Nai - 4

Nghiên cứu của Huỳnh Minh Trí, (2014) nghiên cứu về “Tác động của TPP đối với ngành chăn nuôi Việt Nam” Tạp chí Hội nhập và phát triển, số 18/2014. Nghiên cứu đã giới thiệu sơ lược về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các quốc gia tham gia Hiệp định này. Cơ hội và thách thức đối với ngành chăn nuôi khi ưu đãi thuế quan trong TPP. Ngành chăn nuôi Việt Nam được đánh giá sức cạnh tranh rất yếu có thể thua ngay trên thị trường Việt Nam. Đáng lo hơn, sau khi tham gia TPP, mức thuế nhập khẩu bò, thịt gà, heo vào nước ta sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%, tức giá thành sản phẩm nhập khẩu sẽ còn giảm xuống. Đây chính là một thách thức rất lớn cho các lĩnh vực chăn nuôi của ta khi năng suất thấp, hiệu quả thấp và giá thành quá cao như hiện nay. Sau 4 năm triển khai mô hình trang trại, từ năm 2011, nhờ phong trào phát động, kinh tế trang trại thu hút các nhà đầu tư khiến mô hình này cực kỳ phát triển và đến năm 2012 bước vào tình trạng “dư thừa mạnh mẽ”. Đến nay, kinh tế trang trại đã bị lỗ

57.000 tỷ đồng. Nghiên cứu cũng đưa ra hàm ý phát triển ngành chăn nuôi khi Việt Nam gia nhập TPP. Nghiên cứu này còn hạn chế vì chỉ nêu lên được thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam thông qua những số liệu minh họa cụ thể. Chẳng hạn như số lượng vật nuôi, sản lượng thịt xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu thức ăn,... để so sánh khi Việt Nam gia nhập TPP thì các chỉ tiêu này như thế nào,...

18

Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hoàn (2014) nghiên cứu về “Thực trạng sản xuất hàng hóa của các trang trại ở Thừa Thiên Huế” Tạp chí NN&PTNT, số 55/2005 . Nghiên cứu đã nêu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại, phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại bao gồm nhân tố thị trường và nhân tố nội tại; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố nội tại đến kết quả kinh doanh của trang trại bằng hàm sản xuất Cobb-Douglas. Nghiên cứu nêu cụ thể phương pháp nghiên cứu, nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp qua khảo sát thực tế, hệ thống các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu còn nêu định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này chưa nêu cơ sở lý thuyết về phát triển trang trại và cơ sở đề xuất giải pháp.

Nghiên cứu của Hoàng Thị Bích Hằng (2015) “Đánh giá lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Tạp chí NN&PTNT, số 23/2005. Nghiên cứu đã sử dụng số liệu điều tra 249 hộ gồm: 59 hộ chăn nuôi lợn thịt qui mô trang trại, 172 hộ chăn nuôi lợn thịt qui mô nhỏ lẻ và 18 cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan. Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí (Benefit – Cost Analysis) để phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi, đồng thời sử dụng phương pháp ma trận phân tích chính sách (policy analysis matrix - PAM) để phân tích tác động của chính sách của Chính phủ đến ngành chăn nuôi lợn thịt. Kết quả phân tích cho thấy: Chăn nuôi lợn thịt qui mô trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi qui mô nhỏ lẻ, cụ thể: hộ chăn nuôi lợn qui mô trang trại tạo ra giá trị sản phẩm, giá trị gia tăng, lãi gộp và lãi ròng, thu nhập trên ngày công cao hơn hộ chăn nuôi lợn qui mô nhỏ lẻ. Chính sách hiện hành của Chính phủ Việt Nam là bảo hộ, trợ giúp cho ngành chăn nuôi lợn thịt (NPC>1, EPC >1, SRP >0). Ngành chăn nuôi lợn thịt có lợi thế so sánh, có thể cạnh tranh với các ngành hàng khác ( (DRC <1).

Nghiên cứu của Lê Quang Vĩnh, Bùi Đức Công (2016) về “Phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” Tạp chí NN&PTNT, số 5/2016. Đề tài thực hiện các phương pháp mô tả thống kê, hạch toán kinh tế, đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và phân tích SWOT với các chỉ tiêu

19

phân tích tương ứng để đánh giá tình hình phát triển trang trại trên địa bàn Trà Sơn. Nghiên cứu cho thấy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn Trà Sơn thuận lợi cho phát triển trang trại đa dạng với nhiều loại hình (lâm nghiệp, trồng trọt, tổng hợp và chăn nuôi). Diện tích đất của các trang trại phần lớn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được sử dụng phát triển khá đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Các chủ trang trại có trình độ chuyên môn từ trung cấp đến đại học chiếm tỷ lệ thấp (23%) và hầu hết chưa được đào tạo chính quy về quản lý, chuyên ngành kỹ thuật trong trang trại. Các trang trại sử dụng lao động trong gia đình là chính (70,4%), lao động làm thuê chiếm tỷ lệ thấp (29,6%). Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có, vốn vay có sự hỗ trợ của Nhà nước thường hạn chế, nên các chủ trang trại khó mở rộng sản xuất. Sản phẩm do trang trại làm ra còn nhiều chủng loại nhỏ lẻ, chưa đủ số lượng lớn tạo thành vùng nguyên liệu tập trung cho nhà máy chế biến. Các loại cam, bưởi đã trở thành đặc sản của Trà Sơn, nhưng chưa được xây dựng thương hiệu nên thị trường không ổn định và giá bán không cao. Sản phẩm của các trang trại chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội tỉnh và phần lớn được bán cho tư thương nên dễ bị ép giá, chỉ có một số ít có hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm với các công ty trên địa bàn. Tổng doanh thu bình quân của các trang trại ở địa bàn Trà Sơn là khá cao, nhưng so với tiêu chí đề ra thì giá trị sản phẩm hàng hóa ở phần lớn các trang trại chưa đáp ứng được. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển trang trại gồm: vấn đề giao đất, vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, trình độ của các chủ trang trại và mối liên kết giữa các doanh nghiệp và nhà nông; do vậy trên địa bàn Trà Sơn cần bổ sung các giải pháp giải quyết các vấn đề đã nêu để tạo điều kiện cho các trang trại phát triển thuận lợi

Tóm lại, các công trình, mô hình nghiên cứu trên ở Việt Nam đã đóng góp những vấn đề lý luận về ngành chăn nuôi trang trại, đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi trang trại của Việt Nam và một số địa phương. Nêu những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tế phát triển kinh tế trang trại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thông qua đó rút ra những thành công và hạn chế và các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển của kinh tế trang trại; đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triển kinh tế trang trại, đề nghị những chính sách vĩ mô và vi mô để thúc

20

đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và một số địa phương. Các nghiên cứu này cũng đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính lẫn phương pháp định lượng để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại. Trong đó đã sử dụng nguồn dữ liệu phong phú cả dữ liệu thứ cấp lẫn dữ liệu sơ cấp từ điều tra khảo sát trực tiếp các trang trại để sử dụng trong phân tích, đánh giá. Các nghiên cứu này cũng đã phân tích các yếu tố tác động đến năng suất, sản lượng trong chăn nuôi của trang trại thường gồm các biến thức ăn, trình độ lao động, thuốc thú y, đào tạo, kinh nghiệm để đưa ra giải pháp nhằm phát triển các trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn hạn chế khi chưa có nghiên cứu nào đề cập đến lý thuyết kinh tế học giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các trang trại chăn nuôi, cũng như chưa quan tâm đến nghiên cứu hình thức chăn nuôi nào có hiệu quả nhất, chưa phân tích cụ thể và chi tiết những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các trang trại chăn nuôi và đặc biệt là chưa đánh giá sự phát triển của các trang trại chăn nuôi trong quá trình hội nhập quốc tế, đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu hội nhập của các trang trại chăn nuôi để có cơ sở đề xuất giải pháp khả thi. Đây chính là lỗ hổng của các nghiên cứu này. Trong đó, đáng chú ý là ở tỉnh Đồng Nai là một đơn vị phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi heo ở nước ta hiện nay nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình trang trại chăn nuôi heo theo hướng hội nhập quốc tế đặc biệt là ở Đồng Nai nên đây là vấn đề cần quan tâm và có những hướng nghiên cứu tiếp theo.

1.1.3. Những điểm kế thừa và hướng nghi n cứu của luận án

Như vậy, thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp tác giả có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành những hiểu biết chung, giúp tiếp cận và đi sâu nghiên cứu vấn đề. Với sự phát triển của mạnh mẽ của kinh tế trang trại chăn nuôi heo hiện nay đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế -xã hội của các địa phương và quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay các trang trại chăn nuôi heo phát triển như thế nào và những nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến sự phát triển của các trang trại đặc biệt là các trang trại chăn nuôi heo đã đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế hay chưa. Từ đó, luận án xin trình bày những điểm kế thừa và hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

21

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển trang trại chăn nuôi heo. Đây là điểm mà luận án sẽ kế thừa khi trình bày những vấn đề lý luận chung về kinh tế trang trại và sự phát triển của kinh tế trang trại. Các công trình nghiên cứu cũng đã khẳng định vai trò và ý nghĩa của các trang trại chăn nuôi heo đối với sự phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo trên cơ sở kết hợp của các yếu tố trong quá trình sản xuất bao gồm vốn, lao động, các yếu tố đầu vào do công nghiệp cung cấp,… và đặc biệt là yếu tố công nghệ đã được đưa vào sản xuất của các trang trại chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thứ hai, các phương pháp nghiên cứu đã được trình bày cụ thể bao gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, trong đó nguồn số liệu sử dụng để phân tích, đánh giá khá phong phú bao gồm cả dữ liệu thứ cấp thu thập từ các cơ quan ban ngành và nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập từ điều tra, khảo sát trực tiếp các trang trại chăn nuôi. Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng trong việc phân tích các yếu tố như đất đai, lao động, thuốc thú ý, con giống,… ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là sản lượng hay năng suất của các trang trại chăn nuôi. Trong đó, xác định những yếu tố nào tác động mạnh nhất cũng như không tác động đến sản lượng hay năng suất của các trang trại chăn nuôi để làm cơ sở đề xuất giải pháp khả thi. Luận án cũng đã kế thừa các phương pháp nghiên cứu này, vừa sử dụng nguồn số liệu thứ cấp lẫn số liệu sơ cấp từ điều tra khảo sát trực tiếp các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn nghiên cứu để có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của các trang trại.

Thứ ba, các mô hình nghiên cứu cụ thể đã làm nền tảng cho nghiên cứu của tác giả. Nghiên cứu của Key Nigel, McBride W đã sử dụng mô hình hàm tuyến tính là: y = Xi +CiXi + i. Với biến phụ thuộc là năng suất chăn nuôi heo, biến độc lập là trình độ chuyên môn (bao gồm tuổi của nông hộ, trình độ, kinh nghiệm chăn nuôi), quy mô chăn nuôi (<1000 con, 1000-2000 con, 2000-5000 con, 5000-10.000 con, >10.000 con), vùng chăn nuôi (các địa phương), tổng chi phí đầu vào (khấu hao chuồng trại, thức ăn, giống, thuốc thú y, lao động, khác; hay nghiên cứu của Faizal Adams and K. Ohene-Yankyera cũng sử dụng hàm

22

tuyến tính với biến phụ thuộc là sản lượng gia súc, biến độc lập là diện tích chăn nuôi trang trại, tuổi, giới tính, trình độ của chủ trang trại, chi phí chăn nuôi, tín dụng. Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hoàn (2014) đã sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas Y = A X11 X22 X33 edĐ +Ui

Hay LnY = LnA + 1LnX1 + 2 LnX2 + 3 LnX3 + dĐ + Ui

Trong đó:

Y là thu nhập của trang trại (triệu đồng) A là hằng số

X1 : Diện tích đất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước NTTS) đưa vào sử dụng (ha)

X2 : Tổng lao động của trang trại (người)

X3 : Tổng vốn trang trại đưa vào sản xuất kinh doanh (triệu đồng)

Đ: Biến giả thể hiện trình độ chuyên môn của chủ trang trại

d : Hệ số biến giả (d = 0 chưa qua đào tạo; d = 1 đã qua đào tạo)

i (i = 1 - 3) là hệ số ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc

Như vậy, về mô hình định lượng tác giả cũng đã học hỏi được việc sử dụng hàm tuyến tính hay hàm sản xuất Cobb-Douglas để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng hay năng suất của các trang trại là hợp lý.

Thứ tư, trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của các trang trại chăn nuôi, các nghiên cứu cũng đã đưa ra kết luận và hàm ý chính sách để phát triển các trang trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở đó, luận án cũng tiến hành đánh giá đúng thực trạng phát triển của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các trang trại làm cơ sở đề xuất giải pháp khả thi.

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy được vị trí, vai trò quan trọng của các trang trại chăn nuôi heo đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ở tỉnh Đồng Nai nói riêng. Trên cơ sở đó luận án xác định được hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

Thứ nhất, tiếp tục kế thừa và nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến sự phát triển của kinh tế trang trại đặc biệt là sự phát triển của kinh tế trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023