Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Mô Hình Trang Trại Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Hội Nhập Quốc Tế

31

Dựa vào nguồn số liệu điều tra của các trang trại chăn nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai trong năm 2015 để xác định kết quả hồi quy.

Hệ thống kiểm định: Để mô hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy, ta cần thực hiện các kiểm định sau:

Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã nêu tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án đã được nghiên cứu, trong đó đã rút ra được phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nội dung nghiên cứu cũng như những điểm đã làm được và những điểm mà các nghiên cứu này chưa đi sâu. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra được khoảng trống để luận án tiếp tục nghiên cứu và đây là cơ sở đó để có hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án.

Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu luận án bao gồm: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Các số liệu thứ cấp và sơ cấp được sử dụng trong nghiên cứu, trong đó số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn các trang trại chăn nuôi theo bảng hỏi thiết kế sẵn và nguồn số liệu này được sử dụng để phân tích các yếu tố tác động đến sản lượng chăn nuôi, mô hình các yếu tố tác động này đã được xây dựng dựa trên nền tảng các lý thuyết kinh tế học về phát triển, kỳ vọng dấu của các biến đã được đặt ra và kết quả nghiên cứu sẽ được kiểm định để đảm bảo sự tồn tại của mô hình nghiên cứu.

Sau khi thực hiện nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tìm ra khoảng trống nghiên cứu làm cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài, luận án tiếp tục việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về phát triển mô hình kinh tế trang trại và được thực hiện tiếp theo ở chương 2.

32

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO THEO HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nội dung của chương này đề cập đến những vấn đề lý luận về phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo theo hướng hội nhập quốc tế, làm nền tảng lý thuyết để đánh giá thực trạng phát triển của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai. Cụ thể là đề cập đến một số khái niệm về trang trại và phát triển kinh tế trang trại, vị trí và vai trò của các trang trại chăn nuôi heo; khung lý thuyết về sự phát triển của các trang trại chăn nuôi heo; những yêu cầu đặt ra đối với các trang trại chăn nuôi heo trong quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, kinh nghiệm thực tiễn phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo ở một số nước trên thế giới , một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Nai cũng được đề cập.

2.1 Một số vấn đề lý luận về mô hình, trang trại và kinh tế trang trại

Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo theo hướng hội nhập quốc tế ở Đồng Nai - 6

2.1.1. Khái niệm mô hình, trang trại , kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại

2.1.1.1. Khái niệm mô hình

Mô hình là một vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại nhiều, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu. (2) Hay mô hình là hình thức diễn đạt hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy. (3) Mô hình là mô tả về cách thức tổ chức hoạt động của đơn vị, cơ quan, tổ chức, cộng đồng 54,tr1

Mô hình: là một hệ thống các yếu tố vật chất hoặc ý niệm (tư duy) để biểu diễn, phản ánh hoặc tái tạo đối tượng cần nghiên cứu, nó đóng vai trò đại diện, thay thế đối tượng thực sao cho việc nghiên cứu mô hình cho ta những thông tin mới tương tự đối tượng thực 46,tr1.

Như vậy, mô hình là hình thức mô tả về cách thức tổ chức hoạt động của đơn vị, cơ quan, tổ chức, cộng đồng.

2.1.1.2 Khái niệm trang trại

Trang trại là một cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa nông lâm ngư nghiệp, có nguồn gốc hình thành và phát triển từ kinh tế nông hộ nhưng vào giai đoạn có trình độ tổ chức quản lý sản xuất hàng hóa cao hơn. Khai thác và sử dụng các nguồn lực kinh tế ở địa phương (đất đai, vốn, lao động, ứng dụng khoa học công nghệ). Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường

52, tr10.

33

Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Một số tác giả khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên thế giới cho rằng, các trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi từ bỏ sản xuất tự cung tự cấp khép kín, vươn lên sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh [1, tr 62].

Trang trại là cơ sở sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình nông dân. Các nội dung cùng những hoạt động của trang trại chính là những việc làm của người nông dân trên đồng ruộng, của người chủ hộ gia đình sản xuất kinh doanh nông nghiệp…[4, tr1].

Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường.…[4, tr2].

Hiện nay, trong các tài liệu nghiên cứu khoa học kinh tế, trang trại và kinh tế trang trại được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các học giả đều thống nhất quan điểm cho rằng, trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. 31, tr18

Ngoài mặt kinh tế, trang trại còn được nhìn nhận dưới góc độ xã hội và môi trường như sau: 52, tr12

Về mặt xã hội : trong trang trại có các quan hệ xã hội đan xen nhau như quan hệ chủ trang trại với người làm thuê, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chủ trang trại (với tư cách tế bào xã hội).

34

Về mặt môi trường : trang trại là không gian sinh sống, trong đó diễn ra các quan hệ sinh thái đa dạng.



Trang trại

Vị trí địa lý

Địa hình

Đặc điểm thời tiết khí hậu



Các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của trang trại


Quan hệ bên ngoài

Thị trường vốn

Thị trường lao động Thị trường TLSX Thị trường thông tin

Các cơ quan quản lý nhà

nước về kinh tế

Chính quyền địa phương

Tìm kiếm hiệu quả

hạn chế rủi ro

Liên kết các trang trại Quan hệ khách hàng, các tổ chức trung gian

Tìm kiếm thị trường, tiêu

thụ sản phẩm

Quan hệ bên trong

Đầu tư

Bố trí cơ cấu sản xuất Lợi ích chủ trang trại Lợi ích người lao động


Trang trại phải đồng thời giải quyết tất cả các quan hệ kinh tế trên một cách thỏa đáng, hài hòa

(Nguồn :31, tr20)

Sơ đồ 2.1 : Các quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại

Các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và phát triển của trang trại có thể tóm lược thành hai nhóm đó là quan hệ giữa trang trại với môi trường bên ngoài và quan hệ giữa trang trại với môi trường bên trong. Quan hệ giữa trang trại với môi trường bên ngoài bao gồm hai cấp độ, môi trường vĩ mô (cơ chế, chính sách chung của nhà nước,…) và môi trường vi mô (các đối tác, khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh,...). Các quan hệ nội tại bên trong trang trại rất đa dạng và phức tạp như các quan hệ về đầu tư, phân bổ nguồn lực cho các ngành, các bộ phận trong trang trại, các quan hệ lợi ích kinh tế liên quan đến việc phân phối kết quả làm ra, trong đó lợi ích của chủ trang trại với tư cách là người chủ sở hữu tư liệu sản xuất và lợi ích của người lao động làm thuê là rất quan

35

trọng. Để tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển thì các quan hệ về lợi ích phải được giải quyết một cách thỏa đáng 22, tr19. Các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tồn tại và phát triển của trang trại được tóm luợc ở sơ đồ 2.1

2.1.1.3 Khái niệm kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả vốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra một hoặc vài loại sản phẩm hàng hóa từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường. [1, tr.8]

Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. [52, tr.12]

Như vậy, tác giả cho rằng mô hình kinh tế trang trại là hình thức mô tả về cách thức tổ chức hoạt động của các trang trại với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa. Với qui mô đất đai, các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, có tổ chức và quản lý tiến bộ, mô hình kinh tế trang trại sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa với với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Từ đó cho thấy dưới góc độ vĩ mô, kinh tế trang trại được xem là một thành phần kinh tế trong số những thành phần kinh tế đang phát triển hiện nay. Và dưới góc độ vi mô, mô hình kinh tế trang trại được xem như một loại hình doanh nghiệp, đang tồn tại và phát triển trong nền kinh tế.

2.1.1.4. Khái niệm phát triển kinh tế, phát triển mô hình trang trại

Vấn đề cơ bản của lý thuyết phát triển: Có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo Raaman Weitz (1995), “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”. Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm phát triển với ý nghĩa rộng hơn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là “Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với nhà nước, với cộng đồng”. Nhìn chung các ý kiến đều nhất trí cho rằng mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân của mọi nguời dân.[31, tr.30]

36

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận phát triển kinh tế. Các nhà kinh tế đều thống nhất cho rằng, tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển: Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người,… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế – xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào phát triển kinh tế – xã hội.

Phát triển kinh tế hiểu một cách chung nhất là một quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội [31, tr.30]

Phát triển kinh tế trang trại là việc gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản lượng và sản lượng hàng hoá nông sản của các trang trại cho nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trò tiên phong của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại gắn với yêu cầu bền vững. [31, tr.31]

Trên cơ sở nghị quyết 06 Bộ Chính trị - Chính phủ có NQ 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000: Phát triển kinh tế trang trại là hoạt động nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, phân bố lại lao động dân cư, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Phát triển kinh tế trang trại là hình thức phát triển nông nghiệp hàng hóa. Phát triển kinh tế trang trại không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng các trang trại, bảo đảm sự phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hóa, ở

37

đó diễn ra sự phân công lao động mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng như bảo đảm việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. Phát triển kinh tế trang trại là phát triển nền nông nghiệp hợp lý, tiên tiến và hiện đại. [31, tr.33]

Như vậy, có thể hiểu rằng phát triển mô hình trang trại là hình thức phát triển về cách thức tổ chức hoạt động của các trang trại với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa. Phát triển mô hình trang trại không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng các trang trại, bảo đảm sự phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hóa, dựa trên qui mô đất đai, các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, có tổ chức và quản lý tiến bộ, mô hình kinh tế trang trại sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa với với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

2.1.2. Tiêu chí xác định trang trại

Theo thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN.TCTK ngày 23-6-2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Thống kê quy định tiêu chí kinh tế trang trại xác định như sau:

Về định tính căn cứ vào 3 đặc trưng :

(1) Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với quy mô lớn.

(2) Mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thủy sản hàng hóa.

(3) Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng khoa học kỹ thuật; tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.

Về định lượng căn cứ vào hai tiêu chí sau:

(1 ) Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm:

Đối với phía Bắc và duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.

(2) Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.

38

Đối với trang trại trồng trọt:

Thứ nhất, trang trại trồng cây hàng năm:

Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung. Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

Thứ hai, trang trại trồng cây lâu năm:

Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung. Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên

Thứ ba, Trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước

Đối với trang trại chăn nuôi:

Chăn nuôi đại gia súc: chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.

Chăn nuôi gia súc thường: chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu thịt từ 100 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên, dê thịt có từ 200 con trở lên.

Chăn nuôi gia cầm có thường xuyên từ 2.000 con trở lên.

Trang trại nuôi trồng thủy sản: diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có có từ 2 ha trở lên.

Theo Thông tư số 69/2000/TTLT kinh tế hộ được xác định là kinh tế trang trại phải hội đủ cả 2 tiêu chí giá trị sản xuất hàng hoá và quy mô trên.

Để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và khích thích phát triển kinh tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư số 74/2003/TT-BNN nhằm hướng dẫn phương pháp định lượng để xác định kinh tế trang trại như sau:

Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân một năm, hoặc về quy mô sản xuất của trang trại như đã trình bày ở trên.

Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lương dịch vụ bình quân năm 40 triệu đồng.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí