Phân Bổ Phiếu Điều Tra Theo Loại Hình Trang Trại Chăn Nuôi Heo

23

Thứ hai, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai trên dựa trên lý thuyết kinh tế học giải thích về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các trang trại chăn nuôi làm nền tảng phân tích thực trạng phát triển của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai.

Thứ ba, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (phân tích ma trận SWOT) trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn. Đây là cơ sở để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai.

Thứ tư, phân tích khả năng đáp ứng yêu cầu hội nhập của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai dựa trên các tiêu chí đánh giá.

Thứ năm, trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai, luận án đề xuất các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm góp phần phát triển các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tóm lại, thông qua việc hệ thống hóa và khái quát hóa các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến sự phát triển của các trang trại chăn nuôi, tác giả đã xác định được khoảng trống của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai trong quá trình hội nhập quốc tế; phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai và đề xuất giải pháp khả thi góp phần pháp triển các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Điều này giúp cho tác giả tiếp tục nghiên cứu để hoàn thành luận án.

1.2. Nguồn số liệu và phương pháp nghi n cứu

1.2.1. Nguồn số liệu

1.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Trước hết là các thông tin về sản xuất nông nghiệp, về kinh tế trang trại chăn nuôi được thể hiện trong các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước cả ở cấp Trung ương và địa phương. Các thông tin từ các công trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, các bài báo, tạp chí của các tác giả trong và ngoài nước cũng được tham khảo một cách hệ thống. Các nguồn thông tin từ các báo cáo tổng kết, điều tra thống kê của các cơ quan khác nhau như Sở Nông nghiệp và Phát triển

24

nông thôn Đồng Nai, cục Thống kê tỉnh, số liệu thống kê các huyện, thị trong tỉnh, các số liệu nghiên cứu của các trường đại học,... là nguồn thông tin quý giá cho nghiên cứu này, cụ thể như sau:

Các số liệu thống kê về quy mô, số lượng và loại hình trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai qua các năm, số liệu về sản lượng thịt heo tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, số liệu về giá cả sản phẩm heo qua các năm, giá cả thức ăn công nghiệp, tình hình lao động,… được thu thập từ Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, Tập san khoa học và công nghệ Đồng Nai, các tạp chí chuyên ngành.

Các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Đồng Nai, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Nai của Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Các báo cáo liên quan đến ngành chăn nuôi Việt Nam và Đồng Nai và các chính sách liên quan đến sự phát triển của ngành chăn nuôi.

Các thông tin về tỉ giá hối đoái, lãi suất thị trường được cập nhật từ các phương tiện thông tin đại chúng

1.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các chủ trang trại chăn nuôi heo theo bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn. Phạm vi điều tra là các trang trại chăn nuôi heo trên phạm vi toàn tỉnh Đồng Nai. Với số phiếu điều tra (quy mô mẫu) được xác định như sau:

Áp dụng công thức xác định số mẫu điều tra:

n N

1 N (e)2


; với n: số mẫu điều tra, N số lượng tổng thể; e là sai số chuẩn.


Với tổng số trang trại chăn nuôi heo của Tỉnh Đồng Nai, N = 1.423 trang trại và độ chính xác là 93% (tức sai số cho phép là 7%) thì ta tính được n=178. Tác giả sẽ chọn n=200 phiếu điều tra nhằm loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu và sai sót. Việc chọn mẫu này có hạn chế vì trên thực tế điều tra thường chọn độ chính xác là 95% (tức sai số 5%). Tuy nhiên với độ chính xác này thì tính toán ta được n=312, số mẫu này quá lớn so với kinh phí hạn hẹp của tác giả. Nên tác giả chọn số phiếu điều tra là 200.

Mẫu điều tra được tiến hành thu thập theo phương pháp điều tra chọn mẫu, sau đó số mẫu được chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ đại diện cho các mô hình trang

25

trại chăn nuôi. Với cách thức điều tra là phỏng vấn trực tiếp các trang trại chăn nuôi nhằm thu thập thông tin theo bảng hỏi thiết kế sẵn. Cụ thể, căn cứ vào số liệu về trang trại chăn nuôi heo của từng huyện, từng loại hình trang trại do Sở NN&PTNT tỉnh cung cấp, tác giả tính toán phân bổ mẫu điều tra cho từng loại hình trang trại chăn nuôi và phân bổ điều tra tại các huyện theo tỷ lệ phù hợp. Sau đó, các mẫu điều tra được xác định ngẫu nhiên theo địa chỉ các trang trại được cung cấp từ Sở NN&PTNT tỉnh.

Trước khi điều tra chính thức, điều tra thử 5 mẫu nghiên cứu đã được tiến hành nhằm rút kinh nghiệm cho người phỏng vấn và điều chỉnh, bổ sung phiếu tra cho phù hợp với nghiên cứu.Phiếu điều tra cũng được góp ý kiến từ các chuyên gia bao gồm Phó giám đốc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai phụ trách về lĩnh vực chăn nuôi, Cục trưởng cục thú y Đồng Nai, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, Giảng viên hướng dẫn, đại diện công ty chăn nuôi CP, Nupark. Mục đích này nhằm tập trung vào những nội dung phù hợp cho việc điều tra. Trên cơ sở đó, điều chỉnh và bổ sung bảng hỏi cho phù hợp với thực tiễn.

Điều tra thông tin về trang trại chăn nuôi bao gồm thông tin về đặc điểm của hộ nông dân như giới tính, kinh nghiệm chăn nuôi, trình độ văn hóa, kiến thức nông nghiệp,… Các đầu vào bao gồm: Lao động, con giống, vốn, số lượng thức ăn, thuốc thú y, diện tích nuôi, mô hình chăn nuôi (chuồng lạnh, gia công, công nghiệp, bình thường), đầu ra bao gồm: Sản lượng chăn nuôi heo, lượng tăng trọng heo hơi/tháng nuôi/đầu heo, thu nhập trang trại, giá heo,…

Các trang trại điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên theo các mô hình trang trại chăn nuôi heo trên phạm vi toàn tỉnh. Các loại hình trang trại chăn nuôi hiện có ở tỉnh Đồng Nai bao gồm: chăn nuôi heo theo mô hình công nghiệp (chuồng kín) và chăn nuôi heo mô hình bình thường (chuồng hở). Các thành phần tham gia sản xuất kinh doanh của các trang trại là các doanh nghiệp FDI, các công ty cổ phần, các hợp tác xã, các hộ gia đình. Tỷ lệ mẫu điều tra trung bình là 14,4% và được phân bố theo một tỷ lệ hợp lý trên tất cả các loại hình trang trại chăn nuôi heo của Tỉnh.

Về loại hình trang trại chăn nuôi heo bao gồm trang trại chăn nuôi heo theo mô hình công nghiệp (chuồng kín, chuồng hở), trang trại chăn nuôi heo bình

26

thường (thông thường, kết hợp vườn ao chuồng) và thành phần tham gia sản xuất kinh doanh của các trang trại bao gồm: các doanh nghiệp FDI, các công ty cổ phần, các hộ gia đình. Việc xác định các trang trại điều tra căn cứu trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí xác định kinh tế trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê ban hành theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các báo cáo về tình hình kinh tế trang trại hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng xác định các loại hình chăn nuôi heo cơ bản này. Từ kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng về cơ bản ở tỉnh Đồng Nai có các loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi heo nêu trên.

Để xác định là một trang trại chăn nuôi heo ngoài việc xác định quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa từ 1tỷ đồng trở lên tính bình quân 1 năm, chúng tôi xác định số đầu con nuôi từ 100 con trở lên. Ngoài chăn nuôi ra, một số các trang trại (chủ yếu của nông hộ) còn có trồng thêm một số loại cây trồng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của trang trại và phục vụ cho chăn nuôi. Các loại sản phẩm sản xuất phụ thêm này có qui mô sản phẩm nhỏ, giá trị sản phẩm hàng hóa thấp. Còn đối với các trang trại phát triển sản xuất kinh doanh đa ngành (chăn nuôi kết hợp trồn trọt hay chế biến, công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu giá trị sản phẩm của loại hình trang trại này khá đa dạng, tỷ lệ giá trị từng loại sản phẩm không chênh lệch nhau nhiều, giá trị sản phẩm hàng hóa của các ngành cũng gần như tương đương nhau. Do đó, đối với loại hình này chúng tôi chỉ tiến hành điều tra khảo sát trên phạm vi chăn nuôi heo của các trang trại này.

Tình hình phân bổ các trang trại điều tra: Với phương pháp điều tra chọn mẫu đủ lớn và thuận tiện, số liệu được thu thập có thể đánh giá được tình hình phát triển và phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của các trang trại chăn nuôi heo của Tỉnh. Tiến hành điều tra 200 trang trại và từng loại hình trang trại chăn nuôi heo được phân bổ cho các thành phố, huyện thị của Tỉnh như sau: (Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 8 thị trấn, 29 phường và 136 xã)

27

Bảng 1.1. Phân bổ điều tra trang trại chăn nuôi heo



Đơn vị

Số lượng trang trại

Số mẫu điều tra

Tp Biên Hòa

49

8

Tân Phú

27

0

Định Quán

76

10

Vĩnh Cửu

85

12

Long Thành

151

23

Trảng Bom

269

36

Thống Nhất

320

48

Long Khánh

124

17

Nhơn Trạch

13

0

Xuân Lộc

131

20

Cẩm Mỹ

178

26

Tổng

1.423

200

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo theo hướng hội nhập quốc tế ở Đồng Nai - 5

(Nguồn: Số liệu về số trang trại chăn nuôi heo của Sở NN&PTNT Đồng Nai ; Số mẫu điều tra và khảo sát theo tính toán của tác giả, 2015)

Số trang trại chăn nuôi heo được tập trung điều tra nhiều ở các huyện Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, huyện Trảng Bom, huyện Vĩnh Cửu vì những địa phương này có ngành chăn nuôi heo tương đối phát triển và tập trung số lượng lớn các trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, việc điều tra còn được tiến hành theo tỷ lệ phù hợp giữa các trang trại chăn nuôi heo của các đơn vị tham gia như công ty có vốn FDI, HTX, Công ty cổ phần, Hộ gia đình với mô hình chăn nuôi theo kiểu chuồng kín và kiểu chuồng hở như sau:

Bảng 1.2: Phân bổ phiếu điều tra theo loại hình trang trại chăn nuôi heo


Số phiếu điều tra

Kiểu trại hở

Kiểu trại kín

Tổng

FDI

0

11

11

HTX

12

2

14

Công ty CP

2

2

4

Hộ gia đình

164

7

190

Tổng

178

22

200

(Nguồn: Tính toán của tác giả, 2015)

28

Kết quả 178 bảng câu hỏi được thu về từ 200 bảng câu hỏi phát ra. Sau khi loại bỏ các bảng câu hỏi không hợp lệ do có nhiều ô trống hoặc đáp viên chọn hơn một trả lời, 178 bảng câu hỏi sử dụng để phân tích và kiểm định, mẫu nghiên cứu được chọn đáp ứng được các tiêu chuẩn về số lượng và nội dung đã đề ra.

1.2.2. Phương pháp nghi n cứu

1.2.1.1. Phương pháp nghi n cứu định tính Phương pháp tổng hợp:

Lược khảo các tài liệu trong và ngoài nước để tìm ra khung phân tích về phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai.

Lược khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án nghiên cứu để để tìm ra những ưu điểm và những hạn chế của các nghiên cứu này và làm cơ sở cho hướng nghiên cứu của luận án.

Tổng hợp kinh nghiệm của các nước về phát triển mô hình chăn nuôi làm bài học kinh nghiệm cho địa bàn nghiên cứu và làm căn cứ xây dựng mô hình lý thuyết.

Tổng hợp các cơ sở lý thuyết, lựa chọn các lý thuyết kinh tế học phù hợp với đề tài nghiên cứu về phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai.

Phương pháp chuyên gia: đây là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về sự phát triển của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai. Cụ thể là xin ý kiến, nhận định của các chuyên gia về điểm mạnh, điểm yếu, cơ yếu, cơ hội, thách thức (phân tích SWOT) các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai. Phương pháp này được tiến hành qua các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn chuyên gia

Do lĩnh vực nghiên cứu của đề tài là các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nên tác giả lựa chọn các chuyên gia và các nhà khoa học hiện đang tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp mà cụ thể lĩnh vực chăn nuôi và hiện đang công tác tại các cơ quan trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Danh sách các chuyên gia được trình bày cụ thể ở phụ lục 3.

Bước 2: Trưng cầu ý kiến chuyên gia

Tác giả thực hiện điều tra lấy ý kiến các chuyên gia bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn (phụ lục 3)

29

Bước 3: Thu thập và xử lý, tổng hợp các đánh giá, nhận định của các chuyên gia thông qua bảng tổng hợp những điểm chung hay kết luận của các chuyên gia về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai (phụ lục 3)

Phương pháp phân tích và tổng hợp:

Được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận án. Tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá sự phát triển của các mô hình trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Trình bày và giải thích một cách khách quan và khoa học qua mô tả các sự kiện, các hoàn cảnh, các mối quan hệ của đề tài trên cơ sở đánh giá, mô tả được thực tế số lượng loại hình sản xuất, sự phân bố, tình hình sử dụng đất đai, sử dụng lao động, vốn và nguồn vốn, tình hình thu nhập, kết quả và hiệu quả của trang trại,... nhằm làm rõ nội dung và các yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai theo hướng hội nhập quốc tế.

Nêu và đánh giá những khuyến nghị của cá nhân.

Phương pháp so sánh đối chiếu: sử dụng trong việc đánh giá sự phát triển các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai so với cả nước; so sánh một số các chỉ tiêu kinh tế giữa các nhóm trang trại với nhau.

Phương pháp so sánh: chủ yếu được sử dụng trong việc so sánh các chỉ tiêu về các yếu tố đầu vào, kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra thu thập được trên các đơn vị thống kê theo các tiêu thức lựa chọn. Các chỉ tiêu giá trị được hiện tại hoá bằng đơn giá thống nhất theo giá hiện hành của năm điều tra. Sử dụng thống kê mô tả và so sánh, số tuyệt đối, số tương đối để phân tích đánh giá thực trạng kinh tế trang trại chăn nuôi heo của tỉnh.

Số liệu được xử lý bằng các chương trình phần mềm excel, eview

1.2.1.2. Phương pháp nghi n cứu định lượng

Sử dụng lý thuyết sản xuất, phương pháp OLS với hàm sản xuất Cobb - Douglas để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sản lượng

30

chăn nuôi của các trang trại. Thuận lợi của hàm này có thể dùng để ước lượng tác động của từng yếu tố đầu vào đến sản lượng chăn nuôi heo tại các trang trại nghiên cứu.

Mô hình các yếu tố đầu vào tác động đến yếu tố đầu ra dự kiến:

Y = F(Xi) = a.X11 * X22 * X33 * X44 * X55 * X66 *e(D) .

Trong đó : Y là biến phụ thuộc, với a là hằng số

X1, X2,X3, X4 , X5, là biến độc lập phản ánh nguyên nhân. D là biến giả định mang tính định tính

1, 2, 3, 4, n là hệ số của biến số X

là hệ số của D.

Sau đó chúng ta dựa trên phương pháp hàm năng suất tối đa (Maximum likelihood Estimation-MLE) và phương pháp bình phương tối thiểu (Ordiniary Least Squares-OLS) để xây dựng xây dựng mô hình kinh tế lượng để xác định nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi heo: Với cơ sở lý thuyết về mô hình như trên, hàm hồi quy tuyến tính dạng Logarith được sử dụng thể hiện mối tương quan giữa sản lượng chăn nuôi heo và các yếu tố ảnh hưởng:

Ln Y = a0+1LnX1+2LnX2+3LnX3+4LnX4+5LnX5+1D1+2D2

Với: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập (Xi) với biến phụ thuộc (Y)


Các biến

Định nghĩa

Kỳ vọng dấu

Y

X1

Biến phụ thuộc: sản lượng chăn nuôi (kg) Diện tích nuôi (m2)


+

X2

Quy mô của trang trại (số đầu con)

+

X3

Vốn sản xuất


X4

Chi phí đầu vào do công nghiệp cung cấp

+

X5

Lao động

+


Biến giả, Kiến thức nông nghiệp của chủ trang trại


D1

Dummy = 1 nếu chủ trang trại được đào tạo kiến thức

+


chuyên môn, ngược lại Dummy =0



Biến giả, công nghệ. Dummy=1 nếu trang trại sử


D2

dụng công nghệ tiến tiến (chuồng lạnh), Dummy=0

+


nếu ngược lại


Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí