Iải Pháp Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Làng Nghề Với Du Lịch

xử lý ô nhiễm do quá trình sản xuất của các cơ sở sản tại làng nghề gây ra.

Hai là, quy hoạch sắp xếp lại vị trí sản xuất của các cơ sở/doanh nghiệp làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hình thức liên kết, các cơ sở nhỏ có nhà xưởng với diện tích nhỏ có thể kết hợp thành tổ hợp tác, mỡ rộng nhà xưởng để bố trí máy móc thiết bị và người lao động hợp lý, khoa học để không ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất và tránh tình trạng đưa đá ra vỉa hè sản xuất.

Ba là, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp làng nghề áp dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại giảm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, cơ sở sản xuất/doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước tích cực phát minh, cải tiến, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao hiệu suất, giảm chi phí.

Bốn là, các cơ quan quản lý về môi trường tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, công tác kiểm tra môi trường làng nghề để kịp thời phát hiện những yếu tố gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dân, để có hướng xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, thành phố cần quan tâm khuyến khích xã hội hóa vấn đề bảo vệ môi trường trên cơ sở huy động vốn từ tư nhân, các tổ chức, doanh nghiệp có tiềm năng, điều kiện và kinh nghiệm về xử lý ô nhiễm môi trường để hợp tác xử lý môi trường tại làng nghề. Mặt khác nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để đầu tư để thực hiện các giải pháp, các đề án về môi trường tại làng nghề.

Năm là, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, có kế hoạch từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề. Trong quá trình sản xuất của các cơ sở sản xuất tại làng nghề thì tất yếu sẽ phát sinh ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân đã phân tích ở chương thực trạng như diện tích sản xuất nhỏ hẹp, công nghệ sản xuất lạc hậu, việc sử dụng hóa chất trong đánh bóng sản phẩm, chất phế thải sau quá trình sản xuất, ý thức bảo vệ môi trường của chủ cơ sở cũng như của người lao động còn kém, đặc thù nghề đá với tiếng ồn, bụi đá trong quá trình sản xuất là không tránh khỏi,…Do đó, việc cần thiết phải thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề. Khi đã có kết quả đánh giá hợp lý, phân loại ô nhiễm ở các mức độ khác nhau cũng như quy mô và hình thức ô nhiễm sẽ giúp cho các cơ sở sản xuất cũng như các cơ quan quản

lý có đánh giá chính xác. Trên cơ sở đó, có kế hoạch và giải pháp phù hợp với thực tế tình hình, từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề.

Sáu là, cần có chính sách cụ thể như các quy định thu phí bảo vệ môi trường và xem đây chế tài để xử phạt những người, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, cơ sở sản xuất thải chất thải bừa bãi không đúng quy định gây ảnh hưởng tới làng nghề, tới môi trường sống của khu dân cư xung quanh làng nghề.

Đối với doanh nghiệp làng nghề

Một là, doanh nghiệp làng nghề cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng nhà xưởng, bể thu gom nước thải nhiều ngăn thanh lọc trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom của làng nghề.

Hai là, đăng ký với công ty môi trường để vận chuyển phế thải sau quá trình sản xuất, đóng đầy đủ phí bảo vệ môi trường theo quy định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Ba là, từng bước thay thế máy móc, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm bằng các máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại ít ô nhiễm, cũng như thay đổi quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bốn là, tham quan, học hỏi các làng nghề trong nước để nâng cao hiểu biết cũng như kinh nghiệm bảo vệ môi trường của các làng nghề khác.

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 25

4.5.2. iải pháp về thương mại và thị trường

Về phía doanh nghiệp

Một là, cần nắm bắt nhu cầu thị trường, liên doanh liên kết với các đối tác ngoài làng nghề để phát triển, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu ra cho sản phẩm làng nghề. Các doanh nghiệp làng nghề cần tiếp cận thông tin thị trường một cách chủ động hơn, bởi hiện nay nhiều doanh nghiệp làng nghề đã tham gia vào xuất khẩu, song phần lớn doanh nghiệp tiếp cận kiến thức về thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng khá thụ động, nên nguồn thông tin thường không đầy đủ và không kịp thời.

Hai là, các doanh nghiệp làng nghề cần đẩy mạnh xây dựng chính sách sản phẩm, chú trọng bảo tồn các giá trị truyền thống để tạo ra các sản phẩm có tính đặc thù riêng của làng nghề và đồng thời xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm của

doanh nghiệp mình đang có ưu thế cao. Tăng cường khâu thiết kế để đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu dùng, sản xuất ra những gì mà thị trường cần, tránh gây tâm lý nhàm chán, mẫu mã quen thuộc

Ba là, các doanh nghiệp làng nghề chủ động nắm bắt cơ hội, xây dựng thương mại điện tử nhằm xúc tiến, tìm kiếm đơn đặt hàng; mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Theo kết quả đánh giá sản phẩm làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước bán qua mạng chiếm tỷ lệ 22,1% điều đó cũng thể hiện nhiều doanh nghiệp làng nghề có quan tâm đến hoạt động thương mại này để quảng bá và bán sản phẩm của doanh nghiệp mình. Do đó, hình thức thương mại điện tử cần được doanh nghiệp làng nghề quan tâm hơn nữa bởi đây là con đường ngắn nhất để quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm đi xa nhất, hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Một là, xây dựng chương trình hỗ trợ giới thiệu sản phẩm làng nghề thông qua hội chợ, triển lãm để qua đó khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, các nhà thương mại có điều kiện trao đổi và xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến các địa bàn khác nhau trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, có chính sách cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề như ưu đãi về tín dụng, chính sách khuyến khích và hỗ trợ thị trường cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề để giúp các cơ sở tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triễn lãm.

Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp làng nghề lên chợ điện tử, có chính sách hỗ trợ miễn phí mở gian hàng, miễn phí chương trình đào tạo bán hàng online, gói hỗ trợ về thiết kế hay thông tin, thủ tục xuất khẩu hàng hóa trên sàn thương mại điện tử quốc tế như Alibaba, Tmall… Đồng thời, đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu mối thành lập một làng nghề ảo trên chợ điện tử, trong đó mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề sẽ là một sản phẩm.

4.5.3. Chính sách về đất đai

Đối với chính sách đất đai thì nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau đây để hỗ trợ làng nghề phát triển:

Thực hiện giải pháp thu hồi đất của các cơ sở sản xuất đã bố trí cho thuê ở khu sản xuất làng nghề nhiều năm nhưng để trống, không tổ chức sản xuất trong khi nhiều cơ sở không có đất sản xuất hoặc có đất sản xuất nhỏ hẹp không thể bố trí máy móc, thiết bị và đá nguyên liệu để sản xuất.

Đầu tư mỡ rộng khu sản xuất hiện hữu để bố trí các cơ sở sản xuất chưa có đất còn sản xuất ở khu dân cư. Công khai chính sách về bố trí cho thuê đất sản xuất tại làng nghề. Bên cạnh đó, cần miễn giảm thuế cho các cơ sở thuê đất trong những năm đầu để hỗ trợ các cơ sở này về chi phí để xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc,..giảm bớt phần nào gánh nặng trong quá trình sản xuất làng nghề. Thực hiện chính sách ưu đãi về giá thuê đất đối với các cơ sở đã sản xuất kinh doanh ổn định tại khu sản xuất tập trung làng nghề để khuyến khích các cơ sở này mỡ rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

4.5.4. Phát huy vai trò của Hội làng nghề

Các cơ sở sản xuất/doanh nghiệp nên tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động của Hội làng nghề. Bởi nếu Hội làng nghề hoạt động tốt sẽ là cầu nối là đại diện để bảo vệ quyền lợi cho làng nghề.

Hội làng nghề đóng vai trò rất quan trọng đối với làng nghề, hỗ trợ hội viên trong quá trình sản xuất kinh doanh, thay mặt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề đối thoại với cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền lợi chính đánh cho hội viên; Hội làng nghề cần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động để giúp làng nghề phát triển. Hội làng nghề được thành lập 2006 đến nay, Hội làng nghề đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước. Tuy nhiện, trong thời gian qua vai trò của Hội làng nghề chưa phát huy hiệu quả hoạt động do đó cần phải đổi mới phương thức hoạt động trong thời gian tới như: xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm; thu hút đội ngũ trẻ, nghệ nhân trẻ có nhiệt huyết, có trình độ vào ban giúp việc cho hội làng nghề để tham mưu thực hiện các nội dung chương trình công tác của hội; Mở rộng và nâng cao công tác phổ biến, tuyên truyền cho các đơn vị hội viên, các chủ doanh nghiệp làng nghề về tầm quan trọng của cụm liên kết ngành làng nghề, các cơ chế chính sách ưu đãi khi các hội viên năm trong cụm liên kết ngành cũng như quyền lợi của các tổ chức khi tham gia

vào cụm liên kết ngành; tổng hợp ý kiến của hội viên làng nghề về xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách của nhà nước đối với việc phát triển làng nghề, các quyền lợi, ưu đãi mà nhà nước thực hiện đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong làng nghề; phát huy vai trò là cầu nối trung gian phản ánh tiếng nói của doanh nghiệp làng nghề đến với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hữu quan về những bất cập, khó khăn, những quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp làng nghề để các các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hữu quan phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làng nghề; Hội làng nghề cần xây dựng năng lực để cung cấp cho các hội viên các loại hình dịch vụ xúc tiến thương mại, tư vấn kinh doanh, các dịch vụ xây dựng và quảng bá thương hiệu, dịch vụ đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, tổ chức tham gia hội chợ - triển lãm trong nước và nhiều dịch vụ khác để cung cấp cho hội viên tìm kiếm các đối tác và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường. Nếu thực hiện hiệu quả cách làm này thì Hội làng nghề sẽ nâng cao uy tín, phát huy vai trò trong việc hỗ trợ, giúp hội viên làng nghề các nhu cầu cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh góp phần giúp làng nghề phát triển và sớm hình thành và cụm liên kết ngành bền vững.

4.5.5. iải pháp xây dựng chuỗi liên kết làng nghề với du lịch

Giải pháp xây dựng chuỗi liên kết làng nghề với du lịch cần có sự tham gia của các chủ thể nhà sản xuất-công ty du lịch, đơn vị quản lý khai thác du lịch, các tour tuyến du lịch, các đơn vị lữ hành để hình thành một chuỗi giá trị.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhỏ, hàng lưu niệm nhỏ, gọn thuận lợi cho du khách mang đi khi mua sắm tại làng nghề.

Bên cạnh đó thì thành phố cần quân tâm triển khai đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đá mỹ nghệ làng nghề, cán bộ quản lý du lịch tại địa phương và các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch làng nghề.

Để phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi liên kết làng nghề với du lịch thì cần thực hiện nhanh công tác phê duyệt và thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề gắn

với du lịch; Hỗ trợ đào tạo, nhân cấy nghề truyền thống; Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; Tổ chức các tour, tuyến du lịch làng nghề gắn với tham quan các di tích lịch sử văn hóa; Đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch làng nghề; Thúc đẩy quảng bá, xúc tiến du lịch làng nghề; Tăng cường sự hợp tác liên ngành và liên vùng trong phát triển du lịch làng nghề. Nếu phát huy được hiệu quả của làng nghề truyền thống gắn với du lịch thì lợi ích mang lại là rất lớn.

4.6. Tóm tắt chương 4

Với quan điểm phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành để giải quyết các vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạng quá trình phát triển làng nghề theo hướng hiện đại đảm bảo phù hợp với quá trình hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp khác nhau để phát triển bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành. Nhóm giải pháp chính tập trung vào việc thúc đẩy hình thành và phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành qua các điều kiện như thúc đẩy sự tích tụ doanh nghiệp, phát triển quan hệ liên kết, nâng cao lợi thế cạnh tranh, giải pháp đổi mới sáng tạo và cơ chế chính sách sự quản lý của nhà nước. Nhóm giải pháp khác về bảo vệ môi trường, giải pháp về thương mại thị trường, chính sách về đất đai và phát huy vai trò của hội làng nghề.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI

1. KẾT LUẬN

Làng nghề truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở Việt Nam, làng nghề tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như góp phần vào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ở địa phương. Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước có lịch sử hình thành và phát triển đến nay hơn 400 năm, hiện nay sản phẩm làng nghề đã có mặt trên cả nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Trong giai đoạn phát triển hiện nay làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đang đứng trước những cơ hôi, thách thức lớn. Vì vậy, việc tìm hướng đi mới để phát triển làng nghề trong thời gian đến là rất cấp thiết nhằm giúp làng nghề phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam với thế giới.

Là người con của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, bản thân luôn trăn trở trước những khó khăn hiện nay của làng nghề trong quá trình phát triển, những bất cập về hạ tầng, môi trường, những khó khăn trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu chưa ổn định, thị trường tiêu thụ sản phẩm cạnh trạnh ngày càng lớn, sự liên kết giữa các chủ thể trong làng nghề với nhau và vơi các bên hữu quan còn lỏng lẻo, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề còn nhiều bất cập. Bản thân luôn tha thiết tìm cách giúp đỡ làng nghề hiện nay và mai sau để làng nghề có hướng phát triển mới đảm bảo phát triển ổn định bền vững. Qua quá trình nghiên cứu đầy tâm huyết và nghiêm túc từ năm 2015 đến nay,

với việc tổ chức nhiều buổi hội thảo, thảo luận với các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến làng nghề, sưu tầm và tổng hợp nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về làng nghề, trên cơ sở đó tác giả đã tổng hợp, phân tích so sánh và nhận thấy rằng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành, tiếp cận liên kết theo chuỗi giá trị để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề. Thực hiện tốt liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề sẽ mang lại nhiều lợi ích và góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa

thủ công mỹ nghệ của làng nghề như: (1) điều chỉnh giá bán sản phẩm hàng thù công mỹ nghệ nếu thực hiện tốt khâu giảm chi phí sản xuất, dịch vụ (giá nguyên vật liệu, giá vận tải,…); (2) doanh nghiệp, cơ sở sản xuất liên kết tốt sẽ giúp đảm bảo nhận và đáp ứng các đơn hàng lớn của khách hàng và đối tác; (3) nếu có sự liên kết tốt sẽ giúp cho từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nắm bắt được thông tin kịp thời như thị trường, nguyên vật liệu, nhân lực, dịch vụ, chính sách mới,.. từ đó giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có giải pháp phù hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh; (4) liên kết tốt trong từng khâu của chuỗi giá trị sẽ giúp cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề tránh được các thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh; (5) gia tăng liên kết trong các khâu của chuỗi giá trị thì sẽ giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề giảm bớt thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển. Như vậy, chúng ta thấy rằng lợi ích của liên kết theo chuỗi giá trị rất quan trọng đối với làng nghề. Theo phân tích từ mô hình Kim cương của Porter thì doanh nghiệp đầu tàu đóng vai trò quan trọng trong liên kết theo cụm ngành bởi doanh nghiệp này có nhiều ưu điểm như kỹ năng quản lý, công nghệ, vốn, nhân lực,..có đủ khả năng làm đầu tàu hướng dẫn, tạo mối liên kết giữa các khâu của quá trình sản xuất tại làng nghề từ đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Do đó cần khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu đàn, các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã tại làng nghề phát triển sẽ giúp nâng cao được chuỗi giá trị cho làng nghề.

Mục tiêu trực tiếp của các khu sản xuất tập trung của làng nghề hiện nay mới chỉ là thu hút, tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, khắc phục ô nhiễm môi trường ở trong khu dân cư, ổn định cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sản xuất mà ít có sự liên kết hỗ trợ nhau trong chuỗi giá trị. Do vậy, Khu sản xuất tập trung của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước cần được củng cố, phát triển theo hướng cụm liên kết ngành với việc củng cố hạ tầng kỹ thuật và môi trường, tăng cường các liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề để tạo dựng và phát triển chuỗi giá trị. Cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước hình thành từ sự quần tụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đá mỹ nghệ và một số doanh nghiệp, tổ chức có liên quan chặt chẽ, do đó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023