tạo nghề cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong làng nghề, ưu tiên trong cho thuê đất đối với các cơ sở sản xuất/doanh nghiệp có phương án đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng ít gây ô nhiễm. Giảm thuế cho các cơ sở sản xuất trong thời gian đầu áp dụng công nghệ mới. Bên cạnh đó cần thực hiện phát triển các hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp thông tin thị trường và dịch vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ bao gồm cung cấp thông tin giới thiệu về công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch hơn áp dụng cho sản xuất của làng nghề. Hỗ trợ các khoá đào tạo về sử dụng công nghệ mới. Tạo lập môi trường pháp lý cho sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học công nghệ với sản xuất kinh doanh. Cần ban hành và thực hiện cơ chế, chính sách, hệ thống các quy định đồng bộ nhằm khuyến khích các đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và các dự án chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh thực hiện chính sách khuyến công, chính quyền địa phương cần tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiến bộ vào sản xuất, khuyến khích các cơ sở/doanh nghiệp sản xuất làng nghề mạnh dạn đầu tư trang bị máy móc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dần thay thế các công đoạn thủ công, hướng đến sản xuất tự động hoá. Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chú trọng truyền nghề gắn với đào tạo lao động lành nghề có chuyên môn cao, hiểu biết về khoa học kỹ thuật.
4.4.4. iải pháp đổi mới sáng tạo
Doanh nghiệp cần phải đổi mới sáng tạo để tồn tại và phát triển, vì nếu không đổi mới sáng tạo thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển trong một môi trường biến động nhanh, linh hoạt và có tính cạnh tranh cao như hiện nay. Với đặc thù sản xuất sản phẩm đá mỹ nghệ, sản phẩm có yêu cầu cao về mẫu mã, chất lượng, thẩm mỹ nên sự đổi mới sáng tạo luôn song hành với quá trình phát triển của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề.
Từ thực tế hình hình đổi mới sáng tạo ở làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước cũng chỉ đạt ở mức trung bình với điểm đánh giá từ 2,60 ĐTB/5 đến 3,36 ĐTB/5 bởi làng nghề phần lớn là loại hình sản xuất kinh doanh hộ cá thể với quy
sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa nên khả năng đổi mới sáng tạo còn hạn chế. Do đó để nâng cao công tác đổi mới sáng tạo ở làng nghề thì cần các giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề cần phát huy năng lực đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, chú trọng công tác sáng tạo, sáng tác tác phẩm mới của người thợ, chú trọng trao đổi kinh nghiệm trong thiết kế mẫu mã và sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm mỹ nghệ.
Thứ hai, các chủ doanh nghiệp làng nghề cần tự nâng cao trình độ quản lý kinh doanh để thích ứng với thời đại công nghiệp lần thứ tư 4.0 để khai thác sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ này mang lại. Tiếp cận mỡ rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để phát triển
Thứ ba, nâng cao vai trò của các hội làng nghề trong đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề. Sự kết hợp giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề có nhu cầu đổi mới sáng tạo trong cùng lĩnh vực sẽ khắc phục được vấn đề hạn chế về nguồn lực của làng nghề truyền thống. Hội làng nghề nên là cầu nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong ngành để cùng nhau tiến hành các hoạt động R&D để phục vụ cho đổi mới sáng tạo trong làng nghề.
Thứ tư, chính quyền địa phương cần xây dựng Trung tâm Hỗ trợ thủ công mỹ nghệ làng nghề như bài học kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thành công để giúp đỡ doanh nghiệp về công nghệ, phương thức quản lý mới, ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại,..
Thứ năm, có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp làng nghề đổi mới phương thức sản xuất, trong đó đổi mới công nghệ sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng năng suất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. ể thực hiện được những mục tiêu này, thành phố cần triển khai nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề nói chung, trong đó chú trọng khuyến khích áp dụng công nghệ mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làng nghề, đẩy mạnh liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học để đặt hàng nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các công nghệ mới cho làng nghề; hỗ trợ vốn đầu tư, đào tạo lao động, mở rộng mặt bằng... để các hộ sản xuất,
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Lợi Thế Cạnh Tranh Trong Làng Nghề Hiện Nay
- Ma Trận Swot Cho Hình Thành Và Phát Triển Cụm Liên Kết Ngành Làng Nghề Truyền Thống Đá Mỹ Nghệ Non Nước
- Nâng Cao Lợi Thế Cạnh Tranh Cho Các Doanh Nghiệp/cơ Sở Sản Xuất Làng Nghề
- Iải Pháp Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Làng Nghề Với Du Lịch
- Đề Xuất Kiến Nghị Đối Với Ubnd Quận Ngũ Hành Sơn
- Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 27
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
doanh nghiệp làng nghề có điều kiện hoạt động tốt nhất.
Thứ sáu, có các chính sách đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước cho đổi mới, sáng tạo cần có địa chỉ ứng dụng cụ thể và cần được chuyển giao để các làng nghề ứng dụng. Nhà nước cần có định hướng những nghiên cứu phục vụ hoạt động đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề phù hợp với quy mô và nhu cầu của làng nghề. Tổ chức đào tạo ngắn hạn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại làng nghề phục vụ đổi mới sáng tạo. Những thành tựu có được từ kết quả chuyển giao sẽ tạo ra sự kích thích để làng nghề có động lực tập trung các nguồn lực tự thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh.
4.4.5. Giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý cho sự phát triển làng nghề
Cần tìm hiểu đầy đủ về các cơ chế, chính sách, các ưu đãi của nhà nước đối với làng nghề để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp.
Theo kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia về phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành thì có hai hình thức phát triển cụm liên kết ngành đó là từ dưới lên và từ trên xuống. Xét ở làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thì đã và đang phát triển theo hình thức từ trên xuống. Cụm công nghiệp làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước là minh chứng cho điều đó. Do đó, cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước phải được hình thành từ chủ trương của chính quyền địa phương thông qua việc quy hoạch lựa chọn địa điểm xây dựng, tập hợp doanh nghiệp vào cụm, thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp vào cụm và các tổ chức hữu quan. Việc thực hiện chủ trương xây dựng cụm công nghiệp làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước phản ánh nguyện vọng của các doanh nghiệp làng nghề, nhu cầu phát triển của địa phương và lịch sử đòi hỏi. Vì vậy, khi xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề đã có sự đồng tình cao và tham gia tích cực của doanh nghiệp nên đến nay phần lớn doanh nghiệp đã tham gia vào cụm công nghiệp làng nghề và đây là cơ sở vững chắc quan trọng để định hướng phát triển hình thành cụm liên kết ngành làng nghề bền vững.
Việc phát huy vai trò của nhà nước trong việc phát triển làng nghề truyền
thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành bễn vững cần thực hiện các nội dung sau đây:
Thứ nhất, xác định một cách cụ thể và nhất quán chủ trương phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành bền vững.
Thứ hai, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích và hỗ trợ hình thành và phát triển cụm liên kết ngành các làng nghề truyền thống. Bên cạnh các nội dung chung cho cụm liên kết ngành thì chính quyền địa phương nơi có làng nghề truyền thống cần ban hành các chính sách mang tính đặc thù cho làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.
Thứ ba, cần phân công và có sự phối hợp hợp lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong việc xây dựng và thực thi các chính sách về phát triển làng nghề, trong đó chú trọng đến định hướng cụm liên kết ngành làng nghề. Cấp trung ương, có sự phối hợp phân công cụ thể và phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế,…Đối với cấp thành phố và quận thì cần có sự phân công cụ thể và sự phối hợp chựt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các bên hữu quan. Cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc ban hành các quy định cụ thể nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư vào làng nghề để sớm hình thành và phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành bền vững.
Ngoài ra, trên cơ sở kết quả nghiên cứu những thuận lợi, hạn chế của cơ chế chính sách với các tiêu chí được cho điểm từ mức tốt, khá, trung bình đến yếu cụ thể: (1) Đánh giá về thực trạng tác động của pháp luật và các chính sách phát triển làng nghề ở thành phố Đà Nẵng với các chỉ tiêu tác động ở mức độ trung bình gồm: mức độ phù hợp và tác động của pháp luật, cơ chế chính sách chung của nhà nước đối với phát triển làng nghề; mức độ phù hợp và tác động của các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương đối với phát triển làng nghề; Chính sách về đất đai; chính sách về lao động và phát triển nhân lực; chính sách về đầu tư và huy động nguồn vốn; chính sách về công nghệ; chính sách phát triển cơ sở hạ tầng; chính sách về sản xuất sản phẩm làng nghề; chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề; chính sách về thị trường cung ứng nguyên vật liệu; (2) Đánh giá sự hỗ trợ của
nhà nước đối với sự phát triển của làng nghề ngoài các chỉ tiêu trung bình gồm: giải quyết các nhu cầu liên đới của nhiều doanh nghiệp trong làng nghề; đánh giá về cung cấp các dịch vụ công đối với các doanh nghiệp trong làng nghề; Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theo nhóm được cùng vào cụm liên kết ngành làng nghề; Sự hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa các sáng chế, phát minh; Sự Khuyến khích và tạo thuận lợi cho các liên kết sản xuất tại làng nghề. Ngoài ra tiêu chí về sự hỗ trợ về nhu cầu của doanh nghiệp về kết cấu hạ tầng chung của làng nghề được đánh giá ở mức độ khá . Đặc biệt tiêu chí về hỗ trợ các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành đổi mới-sáng tạo bằng cách thúc đẩy chuyển giao công nghệ có mức đánh giá thấp nhất với đánh giá là yếu; (3) Đánh giá sự liên kết phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng và thực thi các chính sách đối với làng nghề cụ thể như các tiêu chí được đánh giá ở mức trung nình gồm: tiêu chí đánh giá mức độ sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề; Tiêu chí đánh giá mức độ Sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách thu hút và phân bổ đầu tư cho làng nghề; tiêu chí đánh giá mức độ Sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ yếu liên quan làng nghề. Ngoài ra tiêu chí đánh giá mức độ của sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề được đánh giá ở mức khá.
Từ những thuận lợi khó khăn, hạn chế trên, nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao đổi mới cơ chế chính sách của nhà nước cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần thúc đẩy tăng cường hỗ trợ của chính phủ thông qua việc ban hành các chính sách về thuế, các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp làng nghề thông qua các hiệp hội và hợp tác xã. Những giải pháp này rất cấp thiết của các doanh nghiệp trong giai đoạn gần đây, do đó để khuyến khích mối liên kết bên trong làng nghề, cần có những hỗ trợ mang tính thực tế và thiết thực cho làng nghề.
Thứ hai, theo kinh nghiệm phát triển cụm liên kết ngành làng nghề ở các nước thì nhà nước có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và phát triển các cụm liên kết ngành làng nghề. Ở các nước được lựa chọn nghiên cứu nêu trên
như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề đều xuất phát từ sự chỉ đạo và hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách tổng hợp hay tạo ra một môi trường tốt nhất với hạ tầng cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực liên kết với nhau. Minh chứng cho điều này là cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trong thời gian qua đã được Nhà nước đầu tư về cơ bản để giúp làng nghề phát triển và qua đó giúp cho các doanh nghiệp làng nghề phát triển bền vững hơn thông qua các quan hệ liên kết được thiết lập của các doanh nghiệp trên một địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.
Thứ ba, đó là trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề là tiền đề cơ bản để hình thành nên cụm liên kết ngành bền vững. Việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và các quan hệ liên kết trong phát triển cụm công nghiệp làng nghề luôn là một trong những điều kiện để phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành bền vững.
Thứ tư, cần xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của thành phố Đà Nẵng. Giao cho Sở Công thương là đơn vị chủ trì phối hợp với các sở như Kế hoạch - Đầu tư, Tài Chính, Xây dựng, Du lịch, Văn hóa chịu trách nhiệm tham mưu UBND thành phố xây dựng các chính sách hỗ trợ làng nghề. Đảm bảo quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách phát triển làng nghề từ Trung ương tới địa phương được thông suốt, nhanh chóng, kịp thời.
Thứ năm, hoàn thiện các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển làng nghề trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và thành phố Đà Nẵng. Để thu hút mọi thành phần kinh tế trong và ngoài thành phố tham gia phát triển làng nghề, UBND thành phố cùng các cơ quan tham mưu xây dựng và đề xuất các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia vào sự hỗ trợ phát triển làng nghề.
Thứ sáu, để có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thực
hiện các chinh sách đối với làng nghề thì thành phố cần ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý làng nghề. Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, phương thức và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý làng nghề trên cơ sở đảm bảo tuân thủ đúng quy định của nhà nước đồng thời phát huy tính chủ động của cơ quan, đơn vị, đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ trong phối hợp thực hiện. Nội dung phối hợp gồm: (1) tham mưu thành phố thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với làng nghề; đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến hỗ trợ, quản lý làng nghề; (2) Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động làng nghề;
(3) Cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách về hỗ trợ và quản lý làng nghề; (4) Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt sản xuất kinh doanh tại làng nghề; (5) Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả công tác phối hợp, rút kinh nghiệm và kiến nghị, đề xuất (nếu có); (6) Báo cáo định kỳ việc thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công đối có liên quan đến làng nghề. Phương thức phối hợp: Ban quản lý làng nghề được UBND quận giao làm đầu mối theo dõi, giải quyết các công việc liên quan đến công tác phối hợp quản lý; xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động tại làng nghề; tham mưu UBND quận phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện các chính sách quản lý làng nghề. Các cơ quan có thể trao đổi thông tin qua hình thức trực tiếp gặp gỡ để trao đổi, qua văn bản hoặc bằng các phương tiện thông tin liên lạc để đảm bảo công tác phối hợp được kịp thời. Đối với từng chuyên đề, vụ việc cụ thể cần sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan thì đơn vị chủ trì có trách nhiệm: Bảo đảm tính pháp lý và trình tự, thủ tục đối với các chuyên đề, vụ việc; đảm bảo các điều kiện để đoàn hoạt động; báo cáo kết quả về UBND quận để xem xét quyết định.
Thứ bảy, hoàn thiện chính sách huy động vốn, tài chính và chính sách tín dụng cho làng nghề. Gồm (1) thực hiện huy động vốn chủ yếu là vốn xã hội hóa để thực hiện hỗ trợ vốn phát triển sản xuất nghề theo hướng linh hoạt như: vốn đầu tư của các doanh nghiệp làng nghề, vốn đóng góp từ các thành viê hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp cổ phần, vốn các hộ sản xuất kinh doanh, vốn vay từ các
chương trình và vốn đầu tư nước ngoài,.. và xem nguồn vốn ngoài ngân sách là nguồn vốn chủ yếu để phát triển làng nghề; (2) kết hợp vốn nhà nước và người dân, doanh nghiệp để đầu tư xây dựng, khai thác cơ sở hạ tầng chung cho làng nghề mà cụ thể là hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề hiện nay để phát triển bền vững; (3) chú trọng vốn tín dụng ưu đãi, vốn từ các chương trình kích cầu của nhà nước cho các cơ sở nghề, các doanh nghiệp nghề được vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất mặt hàng mới và mở rộng thị trường xuất khẩu; (4) Triển khai thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống và xem đây là công cụ chính sách quan trọng để đẩy nhanh tiến trình phát triển cụm liên kết làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.
Thứ tám, đó là xem xét thuế địa phương để hỗ trợ làng nghề như miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp làng nghề đang xây dựng nhà xưởng, đầu tư, cải tiến máy móc thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó chú trọng các chính sách hỗ trợ về nguyên liệu phục vụ làng nghề.
4.5. Các nhóm giải pháp khác
4.5.1. Giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
Bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển làng nghề đang là một vấn đề cấp bách đặt ra cho các cấp chính quyền và địa phương. Đối với làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước với đặc thù sản xuất điều khắc đá mỹ nghệ nên vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi đá, nước thải trong quá trình sản xuất luôn là bài toán nan giải cho địa phương. Để khắc phục tình trạng này, cần nhiều biện pháp khoa học và cụ thể như sau:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho các chủ cơ sở sản xuất/doanh nghiệp tại làng nghề thực hiện tốt các quy định về Luật bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường và giảm ô nhiễm môi trường làng nghề. Bên cạnh đó cần giải thích quyền lợi và trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ phụ trách môi trường tại các cơ quan có chức năng, cán bộ quản lý làng nghề để nâng cao trình độ nhận thức cũng như năng lực