Hệ Thống Chỉ Tiêu Đo Lường Kinh Tế Tri Thức Của Apec


59 chỉ tiêu này nhằm đo lường bốn mảng thiết yếu trong sự phát triển của kinh tế tri thức như sau (xem Phụ lục 1):

Thứ nhất, môi trường kinh tế và thể chế cung cấp nhiều sự khuyến khích đối với việc sử dụng có hiệu quả những tri thức hiện có và tri thức mới, thúc đẩy sự nẩy nở tinh thần kinh doanh;

Thứ hai, lực lượng lao động có giáo dục và có kỹ năng để sản xuất, chia sẻ và sử dụng tốt tri thức;

Thứ ba, kết cấu hạ tầng thông tin năng động tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc, truyền bá và xử lý hữu hiệu thông tin;

Thứ tư, hệ thống đổi mới có hiệu quả gồm các hãng, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các nhà tư vấn và các tổ chức khác để khai thác tri thức toàn cầu, cập nhật và đồng hóa chúng nhằm phục vụ cho những nhu cầu địa phương.

Ngoài ra KAM còn có thêm một số chỉ tiêu theo dõi thành tích chung của nền kinh tế. Những chỉ số này cho thấy một nền kinh tế đã thực sự sử dụng tốt tri thức như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Hệ thống các chỉ tiêu của KAM gồm 7 chỉ tiêu đo lường về thành tựu kinh tế, 8 chỉ tiêu đo lường về chế độ kinh tế, 7 chỉ tiêu đo lường chế độ thể chế, 14 chỉ tiêu đo lường nguồn lực con người, 12 chỉ tiêu đo lường hệ thống đổi mới và 11 chỉ tiêu đo lường kết cấu hạ tầng thông tin.

1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của APEC

Tổ chức APEC đã xây dựng hệ thống gồm 25 chỉ tiêu chính để đo lường và so sánh về trình độ phát triển kinh tế tri thức của các nền kinh tế. Hệ thống này chia ra thành 4 nhóm bao gồm: tám chỉ tiêu về môi trường kinh doanh; năm chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin liên lạc; sáu chỉ tiêu về phát triển nguồn nhân lực; sáu chỉ tiêu về hệ thống đổi mới. (xem Phụ lục 2)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

1.3.3 Hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của các nước OECD

Để đo lường sự phát triển của kinh tế tri thức ở các nước OECD mở rộng, trong báo cáo của tổ chức này năm 1999, các tác giả đã sử dụng một loạt các chỉ tiêu đặc trưng và có thể xếp vào bốn nhóm sau:

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 8

- Nhóm chỉ tiêu đo lường các đầu vào và đầu ra của Kinh tế tri thức.

- Nhóm chỉ tiêu đo lường sự truyền bá tri thức.

- Nhóm chỉ tiêu đo lường tri thức.

- Nhóm chỉ tiêu về vốn con người.


Theo quan điểm của OECD, những ngành dựa trên tri thức là những ngành chế tạo dùng công nghệ cao và các dịch vụ có chứa hàm lượng tri thức cao như tài chính, bảo hiểm, truyền thông. Tỷ trọng của các ngành này chiếm trên 50% GDP và tăng nhanh hơn mức tăng GDP. Việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), phần mềm, chi tiêu cho giáo dục hiện chiếm trên 10% chi tiêu chính phủ (Bảng 1.1). Chi phí cho đầu tư phát triển tăng nhanh không ngừng, trong khi số chi cho R&D của toàn cầu năm 1996 chỉ là 525 tỷ USD, thì con số này của năm 2007 ước đạt 1.100 tỷ USD. Riêng nước Mỹ đã 373 tỷ USD, châu Á chi 338 tỷ USD, châu Âu chi 263 tỷ USD. Dân số trong độ tuổi từ 25-64 thì có khoảng 60% đã học hết trung học và 13% có trình độ đại học (theo tính trung bình toàn OECD). [70]

1.3.4 Theo các tác giả chuyên đề “Nền kinh tế phi vật thể”

Theo chuyên đề tạp chí “Le Courrier de L’UNESCO” tháng 12/1998, có thể đánh giá trình độ phát triển của kinh tế tri thức thông qua bốn thành phần chính của nền kinh tế tri thức như sau:

- Trình độ công nghệ thông tin, kể cả Internet.

- Các thư viện và ngân hàng dữ liệu điện tử, các sản phẩm nghe nhìn.

- Công nghệ sinh học, các thư viện và ngân hàng dữ liệu truyền thống, công nghiệp dược phẩm.

- Sở hữu trí tuệ theo nghĩa rộng, bao gồm bằng sáng chế, quyền tác giả, tên gọi đã đăng ký, nhãn hiệu, quảng cáo, dịch vụ, tài chính, cố vấn xí nghiệp, thị trường tài chính, y tế, giáo dục.

1.3.5 Theo công trình của các nhà nghiên cứu Mỹ và Bồ Đào Nha (P.Conceicao, M.V. Heitor, D.V. Gibson, S.S Shariq, TFSC, 1998)

Theo công trình này thì có thể đánh giá sự phát triển của kinh tế tri thức thông qua việc xem xét các đặc trưng sau:

Một là, sự gia tăng của khu vực dịch vụ có hàm lượng tri thức cao hay nói cách khác là sự dịch chuyển của lực lượng lao động sang khu vực dịch vụ có hàm lượng tri thức cao.

Hai là, sự gia tăng kho tài sản vô hình đó là: tri thức, bằng sáng chế, bí mật thương mại, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu,….

Ba là, sự gia tăng của tổng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) [20, tr. 242]: là phần tăng thêm ngoài vốn và lao động trong tốc độ tăng GDP hàng năm của quốc gia. Sự gia tăng này phản ánh mức độ tích lũy tri thức và đổi mới công nghệ, các yếu tố này giúp kết hợp các nhân tố sản xuất truyền thống (vốn, lao động, nguyên liệu, năng lượng) theo


một cách có hiệu quả hơn, hay nói cách khác, đó là sự tiến bộ về sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức.

Bốn là, sự gia tăng khả năng có việc làm và tiền công cao của lao động có trình độ

chuyên môn cao hơn, nói cách khác, sự gia tăng thất nghiệp đối với lao động trình độ thấp.

1.3.6 Theo bảng chỉ số Gifford

Hiện nay bảng chỉ số Gifford 1999 (chỉ số xã hội thông tin) cũng được nhiều nước sử dụng. Ví dụ năm 2000 các chuyên gia New Zealand đã lập bảng tính cho một số nước. Tuy nhiên với những chỉ số nêu ra ở đây cần phải bổ xung thêm các chỉ tiêu về văn hóa, đạo đức của sự phát triển để đo lường chính xác hơn (xem Phụ lục 3).

Tóm lại, tuy có nhiều cách thức đo lường kinh tế tri thức và cũng không hoàn toàn đồng nhất nhưng hầu hết đều dựa trên cách tiếp cận bao trùm về kinh tế tri thức. Theo đó, kinh tế tri thức là môi trường kinh tế - xã hội mới có những đặc tính phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Trong môi trường đó tri thức trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế. Do đó cốt lõi của việc phát triển kinh tri thức không chỉ đơn thuần là phát triển khoa học - công nghệ mà còn phải là phát triển một nền văn hóa đổi mới.

Cho đến nay nước ta vẫn được xem như ở giai đoạn đầu của phát triển nền kinh tế tri thức, tuy vậy, dựa vào các cách thức đo lường sự phát triển kinh tế tri thức được trình bày ở trên, các nhà nghiên cứu về kinh tế tri thức của Việt Nam có thể đánh giá bước đầu về trình độ phát triển kinh tế tri thức.

1.4 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.4.1 Tác động của hội nhập đến phát triển kinh tế tri thức

1.4.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng tác động của kinh tế tri thức đến đời sống văn hóa - xã hội

Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng cho nhu cầu phát triển của ICT và ngược lại, ITC phát triển một cách mạnh mẽ đã làm cho hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Trong thời đại ICT phát triển với tốc độ chóng mặt, giao lưu văn hoá hết sức thuận lợi; bất kỳ một sản phẩm văn hoá nào mới ra đời cũng có thể được truyền bá rất nhanh đến mọi nơi trên thế giới, không gặp khó khăn gì đáng kể nếu xét về phương diện kỹ thuật và công nghệ. Công nghệ thông tin, internet tạo điều kiện cho mọi người được tiếp cận dễ dàng với tất cả các nền văn hoá trên thế giới. Điều đó dẫn đến một mâu thuẫn đó là, các quốc gia có thể tiếp thu những tinh hoa văn hoá riêng của thế giới, phát triển nền văn hoá của mình; Mặt khác, tất cả các nước đều phải đối phó lại nguy cơ nền văn hoá bị


pha tạp, lai căng, mất đi bản sắc dân tộc. Một nền văn hoá đã không còn bản sắc thì nền văn hoá đó không thể phát triển được và dân tộc sẽ không tránh khỏi suy vong. Đó là thách thức to lớn nhất đang đặt ra trong thời đại thông tin. Nhiều nước đã dùng các hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn, nhưng cũng khó mà kiểm soát và ngăn chặn được. Khối các nước ASEAN kiến nghị phải kết hợp hài hoà hai chính sách: tự do thông tin và kiểm soát thông tin có chọn lọc, sao cho việc kiểm soát không gây cản trở việc truy cập những thông tin có ích cho sự phát triển đang cần phải được khuyến khích mạnh mẽ. Điều quan trọng nhất là phải giáo dục nhân dân, nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời phải có chính sách gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phải ra sức xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nền văn hoá có sức đề kháng với mọi sự xâm thực ngoại lai bất lợi cho sự ổn định và phát triển.

1.4.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế tác động mạnh mẽ đến cơ cấu lao động xã hội, nhất là tầng lớp công nhân tri thức

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, sự tác động mạnh mẽ đến cơ cấu lao động của mỗi quốc gia nói riêng và toàn cầu nói chung, sự phát triển đó xuất phát từ nhu cầu nguồn nhân lực nội tại của quốc gia và dịch chuyển nguồn nhân lực của các quốc gia với nhau, kéo theo sự phát triển nhanh và mạnh của tầng lớp công nhân tri thức. Với nhu cầu nhân công kỹ thuật cao tăng cao trong khi không phải lúc nào đào tạo cũng đáp ứng được nhu cầu, vì lẽ đó, sự hứa hẹn thu nhập cao và chế độ nhập cư sẽ tạo ra luồng di chuyển nhân lực nhất là nhân lực kỹ thuật cao xem Hình 1.8 trang bên.

Theo phân tích của cơ quan thống kê Phần Lan, năng suất lao động (tính theo giá trị tạo ra trong một giờ lao động của công nhân) ở các nước OECD trong hai thập kỷ qua đã tăng gấp đôi; riêng Phần Lan tăng gấp ba lần. Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, ở các nước phát triển, nông dân chiếm đa số. Ngày nay, tỷ trọng dân số thuộc khu vực nông thôn chỉ còn dưới 1/5 tổng dân số - tức chỉ còn bằng 1/10 so với trước đây 80 năm. Nông dân trực tiếp sản xuất chỉ chiếm 2% lực lượng lao động và cũng không còn là người nông dân đúng theo nghĩa truyền thống nữa mà là những nhà “kinh doanh nông nghiệp”. Công nhân nói chung thì tăng lên nhưng công nhân áo xanh (những công nhân lao động chân tay trong các nhà máy, hầm mỏ) giảm đi, công nhân áo trắng (nhà quản lý, nhân viên các bộ phận, phòng ban chức năng…) tăng lên và đặc biệt là tăng nhanh công nhân tri thức.

Ở Mỹ, trong ngành chế tạo máy, tỷ lệ công nhân áo xanh trong các doanh nghiệp giảm dần qua các năm. (Nếu vào năm 1950 họ chiếm 35%, năm 1960 30%, năm 1980 20%, thì hiện nay là dưới 15%).



Hình 1.8 Thu nhập cao và sự dich chuyển nguồn nhân lực kỹ thuật cao giữa các quốc gia


Nguồn : Human Development Report 2009

Tính chung ở các nước phát triển, hiện nay công nhân áo xanh trong các ngành công nghiệp chỉ còn không quá 20%, công nhân tri thức chiếm hơn 40%. Hai mươi nước trên thế giới có tỷ lệ công nhân tri thức trong lực lượng lao động cao nhất gồm có: Hà Lan: 46,1%; Thuỵ Sĩ: 40,9%; Thuỵ Điển: 39,8%; Singapore: 39,8%; Canada: 39,2%; Bỉ:

39,2%; Đức: 38,1%; Đan Mạch: 37,6%; Niu Zilan: 37,2%; Liên bang Nga: 36,7%; Anh:

36,4%; Ôxtrâylia: 35,5%; Cộng hoà Séc: 34,4%; Aixơlen: 34,2%; Phần Lan: 34,0%; Mỹ:

33,6%; Ixraen: 32,7%; Na Uy: 32,4%; Áo: 30,9%; Hungari: 30,8% (Nguồn OECD 2007)

1.4.1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến sự thay đổi tư duy phát triển – tư duy hướng kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là hệ quả của quá trình đổi mới tư duy về sự phát triển và chính bản thân nó, với tác động ngày càng sâu rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng đang làm thay đổi mạnh mẽ tư duy của loài người ngày nay.

Một là, phát triển phải lấy con người là trung tâm. Thông thường phát triển có nghĩa là sự lớn lên về mọi mặt, cả về số lượng lẫn về chất lượng. Nói về sự phát triển của một quốc gia hay của một xã hội là nói sự phát triển mọi mặt của quốc gia hay xã hội đó:


phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội, phát triển con người, chất lượng cuộc sống, trình độ khoa học, công nghệ, trình độ văn minh...; trong đó phát triển con người là trung tâm. Phát triển con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Mục tiêu của phát triển là vì con người, vì việc cải thiện chất lượng sống của con người một cách bền vững, chứ không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế hay gia tăng của cải vật chất.

Phát triển con người có nghĩa là tạo được một môi trường lành mạnh, trong đó con người có tương đối đầy đủ điều kiện và cơ hội để phát triển mọi khả năng của mình, có cuộc sống phong phú theo nhu cầu và sự thích thú của mình. Con người là tài sản quí giá nhất của quốc gia. Như vậy, phát triển có nghĩa là làm tăng các khả năng lựa chọn của con người về một cuộc sống có giá trị đối với mình. Và, nhìn tổng quát, "phát triển có nghĩa rộng hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế; tăng trưởng kinh tế chỉ là một yếu tố - tuy là rất quan trọng - trong việc làm tăng khả năng lựa chọn của con người” [151]. Điều cơ bản nhất để làm tăng khả năng lựa chọn của con người là xây dựng năng lực con người; năng lực quan trọng nhất là có thể sống lâu và khoẻ mạnh, có tri thức, biết tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống và biết cách sống hoà hợp trong cộng đồng.

Hai là, sự phát triển càng ngày càng phải dựa nhiều hơn vào nguồn lực trí tuệ. Với sự vận dụng tri thức khoa học ngày càng nhiều, công cụ lao động không ngừng cải tiến, đối tượng lao động đa dạng hoá, ngành nghề mới xuất hiện, phân công lao động xã hội ngày càng cao, lực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh, xã hội loài người ngày càng phát triển. Quá trình phát triển ấy vừa có tuần tự vừa có nhảy vọt; ngày nay đang trong bước chuyển vĩ đại từ chỗ dựa chủ yếu vào nguồn lực vật chất sang dựa chủ yếu vào nguồn lực trí tuệ. Vốn tri thức đã trở thành nguồn vốn quan trọng nhất của sản xuất. Vốn tri thức có được là do nguồn nhân lực được đào tạo tốt, có khả năng truy cập vào tri thức toàn cầu, khả năng tạo ra tri thức mới, biến tri thức thành giá trị. Cho nên, vốn người là nguồn vốn quan trọng nhất và vốn người xét về năng lực trí tuệ gần như đồng nghĩa với vốn tri thức. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp đáng tin cậy để tính toán định lượng vốn tri thức, vốn người. Thông thường, người ta lấy tổng GDP được tạo ra trừ đi phần GDP do các nguồn vốn vật chất tạo ra, còn lại là GDP do vốn tri thức tạo ra [6]. Vốn người được ước tính bằng số năm học trung bình nhân với số lao động:

Vốn người = Số lao động x Số năm học bình quân

Hiện nay, hầu hết các nhà kinh tế đã chấp nhận quan niệm vốn người là nguồn vốn cơ bản nhất của nền kinh tế. Có thể khẳng định rằng, đầu tư vào vốn người là yếu tố đóng góp quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế. Điều đó lại càng đúng trong môi trường kinh


tế tri thức. Barrow Robert (Education Policy Analysis, Vol 32, 2000) đã chứng minh rằng, cứ tăng thêm một năm học bình quân cho một người dân, thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dài hạn tăng thêm 0,7%.

Gần đây, khi nói về phát triển, một số tác giả còn đưa ra khái niệm vốn xã hội. Bourdieu (1986) phân biệt ba loại vốn: kinh tế, văn hoá và xã hội. Ông không nói gì nhiều về vốn kinh tế, song phê phán rằng ý niệm này trong kinh tế học hiện nay là quá hạn hẹp, ở chỗ vốn ấy chỉ được xem như một cái gì đó có thể đổi ngay thành tiền, hoặc thể chế hoá thành quyền sở hữu. Vốn xã hội là một cách tiếp cận mới, một sự quan tâm nhiều hơn đến vai trò của văn hoá trong tiến trình phát triển và tăng trưởng kinh tế. Ở đây, văn hóa được hiểu rằng nó có liên hệ hết sức chặt chẽ với thể chế, tổ chức - một vấn đề cơ bản nhưng lại chưa được đề cập trong kinh tế học tân cổ điển. "Vốn xã hội" hàm ý những giá trị mà các nhà kinh tế tân cổ điển dù thừa nhận là quan trọng, song chưa có cách đưa vào phân tích định lượng. Như vậy, nếu "Vốn xã hội" là có thực, thì vai trò của nó trong tiến trình phát triển là hiển nhiên và cần thiết. Bởi lẽ, nếu là một loại vốn, như những loại vốn khác, thì sự tích lũy vốn xã hội là tối cần để phát triển. Làm sao để tích lũy nguồn vốn xã hội hoặc làm sao để không bị tiêu hao là một câu hỏi không thể lảng tránh.

Như vậy, tác động của kinh tế tri thức đến tư duy phát triển có thể hiểu trên hai khía cạnh sau:

Một là, khoảng cách về phát triển là do khoảng cách về tri thức, các nước đi sau phải thật sự coi kinh tế tri thức là thời cơ để phát triển nhanh, để cố gắng bắt kịp các nước phát triển. Phát triển vốn tri thức là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế tri thức. Để phát triển nhanh và bền vững, tất yếu phải dựa vào nguồn lực chủ yếu là tri thức, vốn trí tuệ. Tài nguyên thiên nhiên, lao động vốn dĩ là những yếu tố cơ bản không thể thiếu, tri thức không thay thế được cho tài nguyên thiên nhiên, nhưng phải coi tri thức là nguồn lực quan trọng, quyết định nhất. Với trình độ tri thức cao, tài nguyên thiên nhiên sẽ được phát huy, cho ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao và giá trị gia tăng cao.

Hai là, các nước đang phát triển phải có tư duy tổng thể toàn cầu, nhận rõ những biến chuyển mới của thời đại, phải chủ động và tích cực đổi mới chiến lược và chính sách phát triển để hướng thẳng vào kinh tế tri thức, hướng tới một xã hội thông tin; đó là một cuộc cách mạng không chỉ trong khoa học công nghệ, trong kinh tế mà cả trong tư duy, nhận thức; cách nghĩ, cách sản xuất kinh doanh, cách lãnh đạo và quản lý. Phải tham gia vào toàn cầu hoá, luôn so mình với các nước, biết mình đang ở đâu, làm gì để khai thác được kho tri thức toàn cầu, học tập kinh nghiệm các nước đi trước về các cách thức để phát triển, biết đấu tranh chống lại bất công, bất bình đẳng của toàn cầu hoá, tránh được


những rủi ro, hạn chế tối đa sự thua thiệt bởi các thiết chế toàn cầu hiện hành, nhất là về sở hữu trí tuệ, do các cường quốc áp đặt. Càng nghèo khó thì càng phải biết “thắt lưng buộc bụng” để đầu tư nhiều cho khoa học, giáo dục, nâng cao dân trí, nhân nhanh vốn tri thức, phát triển mạnh năng lực khoa học công nghệ. Chiến lược phát triển dựa trên tri thức phải là chiến lược cơ bản nhất của các quốc gia nói chung và nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam nói riêng.

1.4.1.4 Kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ đến quan hệ sản xuất

Kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ dưới hình thái tư bản chủ nghĩa, nhưng sự phát triển của nó lại đang bị giới hạn bởi hình thái ấy. Kinh tế tri thức đang khơi sâu những mâu thuẫn nan giải trong nền kinh tế toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy cuộc khủng hoảng dai dẳng về xã hội và chính trị trong lòng chủ nghĩa tư bản,cho đến khi kinh tế tri thức có được hình thái kinh tế - xã hội phù hợp hơn. Theo nghiên cứu của Nuala Beck & Associates Inc (Canađa, 2001). Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã và đang phải "đại điều chỉnh" quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, với ý đồ khắc phục các mâu thuẫn vốn có. Công nhân được hưởng lương cao hơn, thu nhập nhiều hơn, có trình độ học vấn khá hơn, có văn hoá hơn; được hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, được mua cổ phần, được tham gia quản lý, v.v... Phong trào đấu tranh của công nhân có vẻ dịu đi, nhưng chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt với mâu thuẫn nan giải: chủ nghĩa tư bản độc quyền với hệ thống kinh tế vì lợi nhuận tối đa đang làm gia tăng nhanh sự bất công xã hội, gây cản trở cho sự phát triển của khoa học công nghệ, lợi ích do cách mạng tri thức đưa lại khó có thể được chia sẻ hợp lý cho mọi người.

Trong nền kinh tế tri thức, trình độ xã hội hoá tư liệu sản xuất rất cao: thông tin, tri thức trở thành nguồn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế, mạng thông tin là cơ sở hạ tầng chung cho tất cả các hoạt động của xã hội. Nếu có một chế độ xã hội và thể chế chính trị phù hợp thì tri thức và công nghệ sẽ không ngừng phát triển và đem lại lợi ích to lớn cho toàn xã hội; thế nhưng, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa hiện nay, những tài sản chung đó vẫn đang bị chiếm hữu tư nhân vì lợi nhuận tối đa của một nhóm người; xã hội được hưởng một phần lợi ích chỉ khi lợi nhuận kếch sù của nhóm người nắm giữ độc quyền sở hữu những công nghệ cao được thực hiện.

Phần mềm máy tính - loại sản phẩm quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức bao giờ cũng là kết quả kế thừa và phát triển từ nhiều ý tưởng, nhiều phần mềm đã có của người khác; tác giả phần mềm có công đóng góp nhất định, dù xứng đáng được thụ hưởng kết quả sáng tạo, song không thể coi cả phần mềm đó là sở hữu riêng; thế nhưng dưới chủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024