Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Của Tỉnh Thanh Hóa


nghiệp, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

Phát triển kinh tế trang trại gắn với nhu cầu thị trường; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thanh Hóa

3.1.2.1. Mục tiêu chung

Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất của các trang trạ i. Tập trung phát triển trang trại ở vùng gò đồi, vùng cát ven biển. Đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh trang trại nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Ứng dụng phải khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả, bền vững. Phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.

Tập trung khai thác và phát huy những thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hạ tầng kỹ thuật để phục vụ phát triển kinh tế trang trại của huyện theo hướng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm đặc trưng của các vùng miền trong huyện nhằm nâng cao giá trị sản xuất/ha đất canh tác, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp.

Tập trung ưu tiên phát triển những cây, con có lợi thế; phát triển lúa chất lượng cao; tăng sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, lao động và vốn đầu tư. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư; từng bước phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất giống. Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm canh, tăng nhanh năng suất, phát triển bền vững.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Theo Quyết định số 4833/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025:

- Giá trị sản xuất của trang trại chiếm 7,5% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.

Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 13


- Trên 70% trang trại tham gia các hình thức liên kết sản xuất, đăng ký nhãn hiệu; 10% trang trại xây dựng thương hiệu hàng hóa.

- 60% trang trại sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị;

- 10% trang trại ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

- 80% chủ trang trại được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành và quản lý trang trại.

- Gia tăng số lượng trang trại trên địa bàn huyện trên cơ sở những hộ quy mô lớn gần đủ tiêu chí trang trại và nhiều trang trại mới thành lập.

- Tăng nhanh diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Phát triển kinh tế trang trại gắn với hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh quy mô lớn: vùng rau sạch, lúa chất lượng cao, cây ăn quả, hoa, cây cảnh, vùng nuôi thủy sản và chăn nuôi tập trung. Nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

- Phát huy nội lực trong nông nghiệp và nông thôn, đồng thời thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho sự phát triển kinh tế trang trại, nhằm tạo bước phát triển mới của kinh tế trang trại ở địa phương.

- Từng bước củng cố, hoàn thiện, tạo điều kiện phát triển các trang trại hiện có, mở rộng và phát triển loại hình trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản là các loại hình tỏ ra có nhiều tiềm năng ở địa phương hiện nay. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất của một số trang trại kém hiệu quả hoặc đang gặp khó khăn trong sản xuất sang những loại hình kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của các trang trại trong thời gian tới.

- Phát triển kinh tế trang trại phải có sự quản lý của Nhà nước và địa phương, từ đó khẳng định kinh tế trang trại phát triển gắn liền với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, để từng bước góp phần đưa nền nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng bền vững.


3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển các loại hình trang trại

Tạo điều kiện cho chủ trang trại tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Quỹ đất để phát triển kinh tế trang trại có thể quy hoạch từ đất sông, ngòi và đất chưa sử dụng, đất trống đồi núi trọc, từ đất rừng sản xuất, quỹ đất công ích của xã…, hoặc có thể đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương tạo thành vùng tập trung để đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại. Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại phải ổn định ít nhất 10 - 15 năm; cụm trang trại chăn nuôi phải xa khu vực đông dân cư, gắn với xử lý môi trường. Khuyến khích các hộ chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất (mỗi hộ chỉ còn từ 1 – 2 thửa), khuyến khích chủ trang trại khai thác sử dụng đất trống, mặt nước để phát triển kinh tế trang trại. Hộ gia đình, cá nhân phi nông nghiệp hoặc ở các địa phương khác, các doanh nghiệp có nguyện vọng và khả năng lập nghiệp đầu tư vốn phát triển trang trại được UBND xã sở tại cho thuê đất sản xuất hoặc miễn phí thuê đất 5 - 10 năm đầu.

Chuyển trang trại nằm trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường đến vùng quy hoạch phát triển trang trại. Quy hoạch tổng thể phát triển các cụm, vùng trang trại để tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quy hoạch phát triển các cụm trang trại tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; ưu tiên đầu tư giống, công nghệ, khoa học, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; thuận lợi cho bao tiêu sản phẩm và xây dựng các nhà máy chế biến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Việc quy hoạch phân vùng phát triển kinh tế trang trại nhằm tạo điều kiện cho tất cả các vùng trên địa bàn huyện phát triển đồng đều

Xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển các cụm trang trại, các loại hình trang trại phù hợp gắn với tiệu thụ sản phẩm. Với nhiệm vụ là vùng kinh tế trọng điểm, bảo đảm an ninh lương thực cho cả huyện vì vậy cần phát triển các cụm, loại hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ ở vùng ven sông (tôm, cá, cua); Phát triển các


trang trại tổng hợp: trồng lúa, cây hàng năm kết hợp chăn nuôi lợn, gà, vịt, nuôi cá... Phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể các vùng như Yên Lâm, Định Tăng, Định Liên...

Tăng cường thực thi các chính sách hỗ trợ đầu tư cho phát triển trang trại, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng mạng lưới giao thông, thủy lợi, điện… để giảm thiểu chi phí cho các trang trại. Nâng cao khả năng dự báo thiên tai, cung cấp thông tin cũng như khả năng ứng phó với bão lũ để khắc phục được những hạn chế về hiện có, không gây ảnh hướng lớn đến sản xuất kinh doanh

Triển khai cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với số trang trại đạt tiêu chuẩn hiện có nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư và vay vốn sản xuất. Việc làm cấp thiết nhất hiện nay là rất cần thiết, tạo tư cách pháp nhân của trang trại để có cơ sở pháp lý cho thực hiện các quan hệ giao dịch vay vốn ngân hàng và đầu tư tín dụng và được hưởng các chính sách hỗ trợ.

3.2.2. Giải pháp về các chính sách đất đai sử dụng phát triển kinh tế trang trại

Hoàn chỉnh quy hoạch đất đai trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội của huyện cần khẳng định rõ các khu vực đất đai đô thị, khu công nghiệp, các vùng phát triển nông nghiệp bền vững. Từ đó hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng để định hình phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thích ứng. Các quy hoạch cần mang tính ổn định lâu dài. Đất đai có vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Đây là mối quan tâm lo lắng của những người làm kinh tế trang trại trên địa bàn huyện trong những năm qua. Vì vậy, chính sách đất đai của huyện thời gian đến cần dựa trên cơ sở khuyến khích sản xuất phát triển, bằng cách:

Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa, liên doanh liên kết bằng hình thức chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…, tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi cho phát triển kinh tế trang trại đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tạo các điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, các trang trại được giao đất, cho thuê đất, miễn giảm tiền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai và được hưởng các chính


sách ưu đãi đầu tư. Tạo các điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các dự án chế biến, dịch vụ và mở rộng diện tích cho các trang trại. Đối với phát triển kinh tế trang trại, trước hết từng xã cần tiến hành điều tra, khảo sát lại toàn bộ đất đai, hiện trạng sử dụng đất để xác định quỹ đất có thể cải tạo và phát triển trang trại

Để đẩy nhanh quá trình tập trung đất phục vụ phát triển kinh tế trang trại ở huyện Yên Định, ngoài việc thực hiện dồn điền, đổi thửa còn phải giải quyết vấn đề chuyển nhượng, cho thuê ruộng đất ở nông thôn. Khuyến khích các hộ chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất (mỗi hộ chỉ còn từ 1 – 2 thửa), khuyến khích chủ trang trại khai thác sử dụng đất trống, mặt nước để phát triển kinh tế trang trại. Hộ gia đình, cá nhân phi nông nghiệp hoặc ở các địa phương khác, các doanh nghiệp có nguyện vọng và khả năng lập nghiệp đầu tư vốn phát triển trang trại được UBND xã sở tại cho thuê đất sản xuất hoặc miễn phí thuê đất 5

- 10 năm đầu.

Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ không có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng phát triển kinh tế theo hướng trang trại. Tạo điều kiện để hộ nông dân thuận lợi phát triển kinh tế trang trại ở những vùng đồi núi chưa khai thác, vùng trọng điểm phát triển kinh tế trang trại, vùng giáp ranh với các huyện miền núi khác. Ưu tiên cho các hộ nông dân làm ăn giỏi, các chủ trang trại khai thác và sử dụng hiệu quả diện tích đất, mặt nước chưa sử dụng, đất xấu… bằng cách miễn giá thuê đất trong 5 năm đầu hoặc cho thuê thầu với giá thấp.

Đẩy nhanh tiến độ giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài (20 – 50 năm) để chủ trang trại được thực hiện các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp trong mối quan hệ tích tụ ruộng đất. Đây là cơ sở để các chủ trang trại hoàn thiện hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận trang trại. Triển khai cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với số trang trại đạt tiêu chuẩn hiện có nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư và vay vốn sản xuất. Việc làm cấp thiết nhất hiện nay là rất cần thiết, tạo tư cách pháp nhân của trang trại để có cơ sở pháp lý cho thực hiện các quan hệ giao dịch vay vốn ngân hàng và đầu tư tín dụng và được hưởng các chính sách hỗ trợ. .


Đẩy mạnh việc giao đất, tuyên truyền, hỗ trợ và tiếp tục thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất cho những chủ trang trại, chủ hộ có nguyện vọng sản xuất trang trại. Đối với vùng đất canh tác khó khăn và kém hiệu quả, không có người muốn nhận làm, nếu những cá nhân có nguyện vọng muốn làm trang trại, có khả năng về vốn, kinh nghiệm sản xuất và quản lý, thì cho họ nhận với những ưu đãi về thuế và phí hoặc miễn thuế, phí. Đối với vùng đất đai ít khó khăn, có nhiều người muốn nhận để sản xuất nông nghiệp, tùy theo diện tích đất đai và số người muốn nhận mà quyết định cụ thể. Vùng đất tương đối thuận lợi trong khai thác và sử dụng, có khả năng cho hiệu quả cao và nhiều người muốn nhận, có quỹ đất thì tổ chức đấu thầu.

3.2.3. Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư phát triển kinh tế trang trại

Để tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ ở nông thôn có ý nghĩa to lớn. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm nhiều yếu tố có những chức năng kinh tế - xã hội riêng, nhưng đối với việc phát triển kinh tế trang trại thì các yếu tố hạ tầng kinh tế có vai trò quan trọng là hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thúy lợi, hệ thống điện và hệ thống chợ nông thôn. Trong điều kiện cần như vậy, Nhà nước cần phải kết hợp được các mục tiêu hỗ trợ phát triển trang trại trong các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng hàng năm của Chính phủ. Cụ thể là, trong các kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng nông thôn trên phạm vi cả nước, cần xét ưu tiên cho các chương trình dự án có tác động trực tiếp đến sự phát triển các trang trại. Sự ưu tiên này thể hiện chủ yếu ở hai mặt: ưu tiên về thời gian triển khai thực hiện sớm hơn và dành tỷ lệ hỗ trợ cao hơn từ ngân sách Nhà nước.

Chính phủ cũng cần xem xét ưu tiên cho các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của trang trại. Bên cạnh đó cũng cần xem xét ưu tiên trong việc bố trí chiến lược đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung hàng năm. Cần tập trung một lượng vốn nhất định cho những vùng có khả năng phát triển mạnh nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn hiện đại,


tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các trang trại ở những vùng đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư nhiều hơn. Trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các cấp chính quyền Trung ương, Tỉnh, Huyện cần ưu tiên những công trình trọng điểm trong những vùng trọng điểm.

Cần thiện quy hoạch và nhanh chóng triển khai xây dựng các vùng quy hoạch để tránh tình trạng phát triển tự phát của kinh tế trang trại. thành các vùng rau, hoa, quả có giá trị cao gỉn với phát triển cơ sở bảo quản chế biến. Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đầu tư phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thúy sản, xây dựng vùng nuôi, trồng tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao theo phương thức tiên tiến, bảo vệ môi trường. Mặc dù hiện Chính phủ đã có quy hoạch tổng thể các vùng kinh tế cho cả nước nhưng từng địa phương còn chậm xây dựng quy hoạch chi tiết và chậm triển khai đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế trang trại theo quy hoạch

3.2.4. Giải pháp đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại

Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. Để kinh tế trang trại phát triển và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn đề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý cho các chủ trang trại và những người lao động trong các trang trại. Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động bằng cách liên kết với các Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tỉnh, các Trường dạy nghề tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật và chủ trang trại về các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế trang trại đã được ban hành; hướng dẫn tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh trong trang trại; định hướng phát triển kinh tế trang trại; hạch toán hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh, thông tin về thị trường, kỹ thuật sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới.


Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các chủ trại, hộ nông dân, hỗ trợ họ trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Về nội dung đào tạo bồi dưỡng cần hướng vào những vấn đề của kinh tế trang trại, xu hướng phát triển trang trại; các chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển kinh tế trang trại; đặc biệt là các kiến thức về tổ chức và quản trị kinh doanh trong các trang trại như xác định phương hướng kinh doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đào tạo bằng nhiều hình thức như mở lớp tại địa phương, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… với sự tổ chức hỗ trợ của các cơ quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân…

Tổ chức sơ kết, tổng kết thường niên về kinh tế trang trại để trao đổi kinh nghiệm. Khuyến khích và tạo điều kiện cho con em trên địa phương học các ngành nghề về kỹ thuật nông nghiệp về sản xuất và quản lý kinh tế trang trại để sau khi ra trường họ về phục vụ ngay chính tại các trang trại trên địa phương.

Đẩy mạnh tổ chức thị trường lao động nông thôn ở cơ sở. Hiện nay, lực lượng lao động trong các trang trại trên địa bàn huyện thường xuyên biến động, không ổn định, làm cho các chủ trang trại gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng lao động. Vì vậy, cần thiết phải tổ chức thị trường lao động ở nông thôn bằng cách thông qua các đoàn thể xã hội như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ … để làm nơi cung cấp thông tin về việc làm. Từ đó, tạo thuận lợi cho người lao động và chủ trang trại trong việc tìm kiếm việc làm và thuê mướn lao động, nhất là vào giai đoạn cao điểm như mùa thu hoạch.

Các chủ trang trại phải đảm bảo mọi quyền lợi cho lao động mà mình đã thuê, xây dựng các hợp đồng lao động có tính pháp lý giữa chủ sử dụng lao động với lao động làm thuê bằng văn bản để bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động. Dần nâng cao thu nhập cho lao động, đảm bảo cho các lao động trong trang trại có đủ quyền lợi theo luật lao động để gắn bó người lao động với các trang trại.

Đối với lao động làm thuê trong các trang trại cũng phải được đào tạo, bồi dường thành những lao động có kỷ luật, kỹ thuật và tay nghề vững vàng.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí